Tiểu luận: đánh giá thực trạng và đề ra những biện pháp cho sản xuất nguyên liệu chè công ty chè Yên Bái - Pdf 67

Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
Mục lục
I. MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Những vấn đề chung
1.1.2. Một số nét của công ty chè Yên Bái
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
1.3.2.2. Phạm vi không gian
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
II. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận của sản xuất nguyên liệu chè
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.2. Vị trí, vai trò của sản xuất nguyên liệu chè
2.1.3. Một số đặc điểm của sản xuất nguyên liệu chè
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nguyên liệu chè
2.1.4.1. Yếu tố tự nhiên
2.1.4.2. Yếu tố kinh tế- xã hội
2.1.4.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật
1
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
2.2. Cơ sở thực tiễn của sản xuất nguyên liệu chè
2.2.1. Tình hình sản xuất trên chè thế giới
2.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

Cây chè có thể phân bố rộng ở nhiều nơi nhưng tập chung chủ yếu ở
vùng trung du và miền núi. Đây cũng chính là vùng dân cư thưa thớt, cơ sở hạ
tầng kém phát triển, giao thông, thông tin, trình độ dân trí thấp, đời sống còn
nhiều khó khăn. Nhưng chè là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh kế cao
nên việc phát triển cây chè sẽ góp phần giải quyết hàng loạt những vấn đề khó
khăn đó cho đời sống đồng bào miền núi, trung du, dân tộc thiểu số, mang lại
thu nhập ổn định cho người dân.
Cây chè phát triển chủ yếu ở những địa bàn cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ
thuật khó khăn. Chính vì thế sản xuất chè gặp nhiều khó khăn, sản lượng,
năng xuất thấp. Việc này gây ảnh hưởng đến kinh tế– xã hội của một quốc
gia.
Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp mới chỉ đươc sử dụng khoảng
50%, diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu ở vùng trung du và miền núi, vùng
khó khăn. Việc phát triển sản xuất chè sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, giải quyết
khó khăn cho nông dân.
Việt Nam là một nước có đời sống văn hóa, tinh thần gắn liền với văn
hóa chè. Đã từ lâu người dân Việt Nam đã sử dụng chè làm đồ uống, dược
3
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
liệu tốt cho sức khỏe. Sản xuất chè phục vụ xuất khẩu và trong nước cũng
đóng góp phần lớn vào GDP của cả nước.
1.1.2– Một số nét về công ty chè Yên Bái
Công ty chè Yên Bái là một trong những công ty sản xuất chè của tỉnh
Yên Bái, một tỉnh sản xuất chè cho sản lượng lớn ở nước ta. Đây cũng là một
công ty thuộc tổng công ty chè Việt Nam.
Công ty đang nằm trên một vùng có diện tích và sản lượng chè lớn
nhất nhì cả nước, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu…tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển sản xuất nguyên liệu chè. Hiện nay, trình độ quản lý, trình độ
chuyên môn, khoa học công nghệ… cho sản xuất chè nguyên liệu đang dần
được cải tiến và phát triển góp phần làm cho sản xuất chè kinh doanh ngày

công ty chè Yên Bái chuyển giao diện tích đất trồng chè.
Nghiên cứu về tình hình hoạt động sản xuất, chế biến, quản lý của các
doanh nghiệp, nhà máy thuộc công ty chè Yên Bái.
1.3.2– Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1– Phạm vi nội dung
Tình hình sản xuất và những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nguyên
liệu chè cho công ty.
1.3.2.2– Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu về công ty chè Yên Bái thuộc tỉnh Yên Bái.
1.3.2.3– Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu về sản xuất nguyên liệu chè từ năm 1995 đến nay.
II. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
2.1– Cơ sở lý luận của sản xuất nguyên liệu chè
2.1.1– Một số khái niệm
Cây chè là cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt đới, họ Chè. Lá và
ngọn, hạt được dùng làm đồ uống. Cây cổ thụ cao 15- 20m, nhưng chè thường
được tỉa thành cây nhỡ. Lá mọc cách, có răng cưa. Hoa đều, lưỡng tính, màu
trắng, mọc 1- 3 hoa ở kẽ lá. Quả nang có ba ngăn, mỗi ngăn có một hạt không
phôi nhũ.
5
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
Cây chè là là cây công nghiệp lâu năm, có giá trị kinh tế cao, là sản
phẩm xuất khẩu sản lượng lớn. Cây chè có thể cho thu hái búp từ 30- 50 năm,
có thể cho thu hoạch liên tục 10 tháng trong năm.
Sản xuất là hoạt động kết hợp đầu vào các yếu tố như lao động, tư bản,
đất đai… để sản xuất ra hàng hoa và dịch vụ.
Sản xuất nguyên liệu là hoạt động kết hợp đầu vào các yếu tố như lao
động, tư bản, đất đai, kỹ thuật để sản xuất ra nguyên liệu phục vụ cho ngành
chế biến, công nghiệp khác.
2.1.2. Vị trí, vai trò của sản xuất nguyên liệu chè

chất dinh dưỡng, tỷ lệ và nồng độ NPK hợp lý, nhất là đạm. kết cấu đất tơi
xốp, giữ nước cũng như thoát nước.
Chè có thể phân bố ở nhiều nơi, nhưng thích nghi với từng vùng nhất
định, thường là trung du và miền núi. Vì thế, phát triển ngành chè sẽ nâng cao
và giải quyết được nhiều kinh tế xã hội cho nhân dân vùng chè.
Địa hình của các vùng trồng chè thường là đồi núi cao, dốc; nơi đây
dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin… đều khó khăn. Điều
này dẫn đến sự phân bố sản xuất chè thường xa nơi cung ứng vật tư, nơi chế
biến sản phẩm làm cho chi phí sản xuất tăng lên.
Chè là cây công nghiệp dài ngày, cho thu hoạch sản phẩm là chè búp
tươi, có thể thu hoạch suốt 10 tháng trong năm. Chu kỳ kinh tế của sản xuất
chè kéo dài và trải qua hai thời kỳ:kiến thiết cơ bản và kinh doanh. Vì vậy,
vốn đầu tư cho sản xuất nguyên liệu chè thường tập trung lớn ngay từ giai
đoạn trồng mới và kiến thiết cơ bản, cần phải có vốn lớn ngay từ đầu mới có
thể sản xuất được.
Chè là cây trồng dễ tính, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế khác nhau mà
sản xuất chè cần đầu tư thâm canh khác nhau. Mỗi mức đầu tư cho sản xuất
khác nhau sẽ mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau.
Sản xuất chè cần đầu tư nhiều lao động trong thời kỳ thu hoạch vì sản
phẩm chè có tính thời vụ cao, nên cần áp dụng các biện pháp làm giảm tính
căng thẳng thời vụ và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Lao
động trong sản xuất là lao động tương đối ổn định, mang tính chuyên môn
hóa cao, do vậy có điều kiện để tăng năng suất lao động, đặc biệt là trong
khâu thu hái.
Chè búp tươi thu hái yêu cầu phải được chế biến ngay (dưới 10h sau
khi thu hoạch), chất lượng của yếu tố nguyên liệu ảnh hưởng lớn đến chất
lượng của sản phẩm chế biến. Do vậy, các công ty chè có vùng nguyên liệu
thường đi đôi với các cơ sở chế biến.
2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nguyên liệu chè
7

vùng chè. Nhưng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn gặp
nhiều khó khăn do điều kiện địa hình, vốn, cơ sở vật chất và trình độ.
8
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Cây chè là cây nông sản tập trung nhiều ở Châu Á, Châu Phi và Châu
Mỹ La Tinh. Hiện nay, chè được sản xuất ở 39 nước thuộc 5 châu lục với
tổng diện tích đạt 2,32 triệu ha năm 1995, tăng lên 2,404 triệu ha năm 2004,
tổng sản lượng chế biến chè khô tưong ứng đạt 2,615 triệu tấn và trên 3,21
triệu tấn. Trên thị trường chè thế giới, nhiều năm qua, cung vượt cầu khoảng
10.000 tấn mỗi năm, chủ yếu là các loại chè kém chất lượng, không an toàn.
Hình 1:Tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu chè ở các nước sản xuất chính,
giai đoạn 1996- 2000
Source: FAOStat 2004.
Chè đã được trồng ở 58 nước trên khắp châu lục, từ 33
0
vĩ Bắc 49
0

Nam , trong đó vùng thích hợp nhất là 16 vĩ Nam-20vĩ Bắc (theo Đỗ Ngọc
Quý- Nguyễn Khánh Phong).
Diện tích chè trên thế giới năm 1934 là 89,97 vạn ha, năm 1990 là
250,31 vạn ha. Châu Á có 20 nước trồng chè, chiếm 80,7% diện tích thế giới.
9
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
Các nước có diện tích chè lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Indonesia,
Bangladesh, Việt Nam. Châu Phi có 21 nước chiếm 13,8% diện tích chè thế
giới như các nước Kênia, Malavi, Tangzania, Burundi, Uganda, Mozambich.
Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương có 17 nước chiếm 6,5% diện tích như

tấn. Trong đó, hơn 70% sản lượng là sản phẩm chè đen. Diện tích trồng chè
đạt khoảng 108.000 ha. Tuy nhiên, sản phẩm chè xuất khẩu Việt Nam còn có
nhiều điểm yếu như chất lượng chưa cao, còn có nhiều khuyết tật và chưa có
uy tín trên thị trường thế giới. Giá bán chè đen của Việt Nam bình quân chỉ
đạt 1,0 - 1,2 USD/ kg, trong khi giá bán bình quân của các nước khác từ 1,4 -
1,8 USD/ kg. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị hàng hoá là việc làm
cấp bách của Ngành chè Việt Nam.
Sản lượng chè Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong thập niên 90,
mặc dù phần lớn là do việc mở rộng diện tích trồng chè hơn là tăng trưởng về
năng suất. Trong giai đoạn 1990-2003, sản lượng chè đã tăng bình quân
7%/năm, trong khi diện tích và năng suất chỉ tăng lần lượt 3,5%/năm và
3,1%/năm. Sản lượng giảm mạnh trong năm 2003 khi thị trường sụp đổ vì
cuộc chiến ở Irắc. Tuy nhiên, dự kiến sản lượng sẽ đạt mức cao trở lại vào
năm 2004. [ Hình 2 ]
Việt nam sản xuất 3 loại chè chế biến là chè đen orthodox (60%), chè
đen CTC (7%) và chè xanh (33%).
Hiện nay, Việt Nam là một nước xuất khẩu chè đứng thứ 8 trong tổng
số 34 quốc gia xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản lượng, thứ 5 về diện tích chè.
11


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status