Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam những vấn đề đặt ra để phát triển - Pdf 67

MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân trên 8%/năm. Để đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy, thì yếu tố nguồn vốn phục vụ cho
việc phát triển kinh tế chiếm giữ vai trò quan trọng.
Việc huy động nguồn vốn trong và ngoài nước của Việt Nam đã đạt được kết quả hết sức
khả quan. Nếu như nguồn vốn trong nước, gồm nguồn vốn huy động từ dân cư, cá tổ chức kinh
tế,... giữ vai trò chủ đạo thì nguồn vốn nước ngoài, gồm vốn FDI, ODA, FPI,... là động lực và cơ
sở để thay đổi công nghệ. Điều này thể hiện chính sách, thể chế, luật pháp của Đảng và Nhà
nước ta đã có những đổi mới kịp thời nhằm phù hợp hơn với xu thế quốc tế hóa. Tuy nhiên, việc
huy động vốn trong nước cũng chưa thật sự phát triển mạnh, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn.
Do đó, để đẩy nhanh việc huy động nguồn huy động dài hạn thì việc phát triển thị trường
vốn trong thời gian sắp tới là rất cần thiết. Đặc biệt là phát triển thị trường chứng khoán, đây là
kênh dẫn vốn quan trọng để phát triển nhanh nền kinh tế đất nước.
Vừa qua, thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô và
chất lượng hàng hóa trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay chỉ tập trung phát triển thị trường cổ
phiếu mà chưa đặc biệt quan tâm đến việc phát triển thị trường trái phiếu. Do vậy, thị trường trái
phiếu là thị trường hết sức tiềm năng, cần có cơ chế, chính sách để đẩy mạnh phát triển thị
trường này trong tương lai.
Với tính cấp thiết của việc phát triển thị trường trái phiếu mà nhóm em chọn đề tài “Giải
pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam” nhằm đưa ra những giải pháp có tính chất định
hướng trong ngắn hạn và dài hạn.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
I. Tổng quan về trái phiếu
1. Khái niệm
Trái phiếu (TP) là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu (Trái chủ) đốivới một phần vốn nợ của tổ chức phát hành, gồm Chính phủ,
Chính quyền địa phương và doanh nghiệp.
2. Đặc trưng:
Một trái phiếu thường có những đặc trưng sau:
2.1. Mệnh giá:

bằng với mệnh giá trái phiếu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu:
+ Kỳ hạn của trái phiếu: kỳ hạn càng dài, tính biến động của trái phiếu càng lớn trước sự
biến động của lãi suất thị trường.
+ Lãi suất tín dụng dài hạn: khi lãi suất này hạ thấp thì nhiều nhà đầu tư mua TP làm cho
cầu TP tăng và giá TP tăng và ngược lại
+ Tình hình lạm phát: khi nhà đầu tư mua TP các công ty phát hành cam kết sẽ trả một lãi
suất cố định trong suốt kỳ hạn của TP. Do đó khi lạm phát xảy ra, giá TP sẽ giảm.
+ Tình hình kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp phát hành
+ Rủi ro về tỷ giá
+ Rủi ro thanh lý: rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàng một TP
mới.
+ Rủi ro do biến cố bất ngờ
+ Rủi ro TD: nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn, tức là không
có khả năng chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn
2.4. Thời hạn:
Thời hạn của trái phiếu là số năm theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những điều
kiện của nghĩa vụ.
Kỳ hạn trái phiếu có ý nghĩa quan trọng vì lợi tức trái phiếu phụ thuộc vào thời hạn của
nó.
2.5. Quyền mua lại:
Đối với loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu
hồi trái phiếu và hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Tổ chức phát
hành sử dụng quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ vay.
Tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu khi tỷ lệ lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất của
trái phiếu của tổ chức phát hành đã phát hành trước đó và có thể phát hành trái phiếu mới với tỷ
lệ lãi suất thấp hơn.
3. Phân loại trái phiếu
3.1. Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng:
- Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như

cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể.
+ Trái phiếu không bảo đảm: Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà
được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu
này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ động. Các trái phiếu
tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu
thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất
cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định.
Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo
những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó. Cụ thể là:
+ Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo
hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư,
nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn.
+ Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái
phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường hợp này
thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu
khác có cùng thời hạn.
+ Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu
thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của
công ty. Loại trái phiếu này thuộc vào nhóm hàng hoá chứng khoán có thể chuyển đổi được đề
cập tới dưới đây.
3.3. Theo thời gian đáo hạn:
+ Tp ngắn hạn: thời hạn 1 đến 5 năm:
+ TP trung hạn: thời hạn 5 đến 15 năm
+ TP dài hạn: trên 15 năm.
+ TP vô hạn: không ghi ngày đáo hạn
3.4. Căn cứ theo phương thức trả lãi
+ Tp lợi tức
+ Tp chiết khấu
3.5. Căn cứ theo phạm vi lưu thông
+ Tp quốc nội

trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền san dạng vốn dài hạn.
Đặc điểm của thị trường sơ cấp
- Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các trái phiếu đem lại vốn cho người phát hành. Là
trhị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời cũng tạo ra hàng hóa cho thị trường giao
dịch. Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư.
- Những người bán trái phiếu trên thị trường sơ cấp được xác định thường là Kho bạc,
Ngân hàng Nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành,...
- Thị trường sơ cấp chỉ được tổ chức một lần cho một loại chứng khoán nhất định, trong
thời gian hạn định.
2.2. Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ
cấp. Là thị trường chuyển nhượng quyền nhượng quyền sở hữu trái phiếu. Thị trường thứ cấp
đảm bảo tính thanh khoản cho các trái phiếu đã phát hành.
Đặc điểm thị trường thứ cấp
- Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán trái phiếu thuộc về các nhà
đầu tư và các nhà kinh doanh trái phiếu chứ không thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác, các
luồng vốn không chảy vào những người phát hành trái phiếu mà vận chuyển giữa những người
đầu tư trái phiếu trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường
trái phiếu, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp.
- Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ảnh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá trái phiếu
trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định.
- Thị trường thứ cấp là một thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và
bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp.
2.3. Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường thứ
cấp vì đó là nơi cung cấp hàng hóa trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Không có thị trườngsơ cấp
thì không thể có sự xuất hiện của thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp là một lọai thị trường
đặc biệt, nó không thể ra đời chừng nào vẫn chưa có một thị trường sơ cấp rộng rãi, vững chắc
với nhiều loại trái phiếu đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhiều nhà đầu và công chúng đến bỏ vốn
ra để đầu tư trái phiếu.

xây dựng các công trình cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương của mình, chủ yếu phát hành thông
qua công chúng của chính địa phương đó thông qua KBNN.
- Ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu nhằm huy động
vốn trung dài hạn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, cho vay tín dụng của ngân hàng.
- Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp tham gia thị trường vói tư cách là nhà phát hành trái
phiếu trên thị trường sơ cấp, doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn, đáp ứng nhu
cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
2.2. Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu VN hiện nay
- Trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước: Hàng hoá giao dịch trên thị
trường trái phiếu chủ yếu là Trái phiếu Chính phủ nên chưa tạo được sức hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Trong khi thị trường CP có nhiều phát triển vượt bậc thì thị trường TP đang "bò đi" từng
bước. Nhiều đợt đấu giá TP CP gần đây mặc dù khối lượng đăng ký đấu thầu tương đối cao, bình
quân gấp 3 lần khối lượng gọi thầu, nhưng tỉ lệ thành công lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể,
quý I/2007 tỉ lệ thành công đạt 99%; quý II/2007 giảm xuống 82,46% và đến cuối quý III/2007
giảm còn 58,39%. Nguyên nhân chủ yếu do việc đưa ra mức lãi suất trần thấp, chỉ 7,05 -
7,8%/năm (có đợt chỉ là 6,5%/năm) đối với TP kỳ hạn 5 năm; 7,95% - 8,6%/năm đối với TP kỳ
hạn 10 năm; 8 - 8,8%/năm đối với TP kỳ hạn 15 năm, trong khi kỳ vọng về lãi suất của NĐT
ngày một cao, xuất phát từ việc tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10%.Cùng với sự ra đời của hai
trung tâm giao dịch chứng khoán là tại Tp.HCM và Hà Nội, các trái phiếu chính phủ phát hành
bằng đồng nội tệ cũng bắt đầu được giao dịch một cách rộng rãi hơn so với trước đây nhưng vẫn
chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư có tổ chức, do đó, khối lượng giao dịch rất
ít.Điều này có thể bắt nguồn từ quy mô của thị trường, cơ sở vừa yếu vừa thiếu của hạ tầng thanh
toán trong hệ thống tài chính Việt Nam. Cụ thể bao gồm một số điểm sau:Trước hết, quy mô của
trái phiếu nói chung và trái phiếu chính phủ nói riêng hiện chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng tài sản
tài chính cả nước với chỉ bằng 8% so với GDP, con số này khoảng 5 tỷ USD rất nhỏ bé nếu so
với mức đủ để đạt tính thanh khoản 100-200 tỷ USD.Huy động vốn thông qua loại hình trái
phiếu hiện chưa phải là kênh phổ biến mà chủ yếu là thông qua hệ thống ngân hàng với tổng tài
sản chiếm đến 80% cơ cấu tài sản tài chính. Điều này tạo sự bất cân xứng trong kỳ hạn huy động
vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng, thiếu một kênh huy động vốn dài hạn để phục vụ cho
các mục tiêu phát triển lâu dài. Cả hai yếu tố này đều góp phần làm tăng chi phí vốn cho nền

tư thích đáng hơn cho thị trường này.
Trên thị trường trái phiếu Chính phủ hiện nay, được chào đón và thu hút nhiều nhất các
nhà đầu tư là trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ trên thị trường quốc tế.VN đã tăng gấp rưỡi
lượng trái phiếu phát hành, lên 750 triệu USD trị giá trái phiếu thay vì 500 triệu USD như dự tính
ban đầu được giao dịch ở thị trường này. Lãi suất trái phiếu Chính phủ trong đợt phát hành này
đã được điều chỉnh giảm xuống mức 7,125%, thay cho mức dự tính ban đầu là 7,250%. Lãi suất
này cao hơn so với Trái phiếu kho bạc Mỹ là 4,561%/trái phiếu 10 năm.Đây là bước đầu tiên
giúp VN bước chân vào thị trường tài chính quốc tế. Điều đáng mừng là cầu trái phiếu này cao
hơn mong đợi rất nhiều. Các nhà đầu tư quốc tế đã đưa ra các đề nghị đặt mua với tổng số lên tới
4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào, để dành quyền mua số trái phiếu nói trên.Theo thống kê
ban đầu của Ngân hàng Credit Suisse First Boston, các nhà đầu tư đặt mua lớn trái phiếu VN chủ
yếu đến từ châu Á, châu Âu và tại nước Mỹ. Một nửa trong số đó là các hãng quản lý tài sản.
Các ngân hàng và hãng bảo hiểm cũng chiếm phần lớn.Sự đón nhận nhiệt tình đến bất ngờ đó
được nhận định là do nhiều nguyên nhân từ chính VN. Thứ nhất, các nhà đầu tư quốc tế tin
tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế VN sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới vừa
qua. Đến nay, hầu như toàn thế giới biết đến công cuộc cải cách đổi mới ở VN. UNDP còn coi
VN là một trong những ví dụ thành công nhất về chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại, đổi
mới làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt của cuộc sống kinh tế. Thứ hai, các nhà đầu tư tỏ ra lạc
quan với việc VN được coi là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai châu Á,
chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh đó, phải kể đến việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với trái
phiếu cùng loại của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế chính trị các nước này thời gian
qua không ổn định lắm.Thứ ba, việc các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế như gần đây liên
tiếp nâng mức xếp hạng của VN cũng là một nguyên nhân quan trọng. S&P đã nâng mức tín
nhiệm của VN từ BB- lên BB. Moody cũng nâng lên mức Ba3 trong khi một tổ chức định mức
tín nhiệm quốc tế nổi tiếng khác là Fitch cũng xếp VN hạng BB-.
Số tiền thu được sẽ được bơm thêm vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh với tốc độ
trung bình từ 7 – 8% của Việt Nam, cùng với việc đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh tại đây.
- Trái Phiếu chính quyền địa phương: Chủ yếu cho các địa phương huy động vốn phục
vụ cho việc xây dựng các công trình cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương của mình, chủ yếu
phát hành thông qua công chúng của chính địa phương đó thông qua KBNN.

lãi suất trả cho trái chủ hàng năm được tính như một khoản chi phí của DN (trong chi phí thuế),
nên DN sẽ giảm được áp lực về chi phí vốn trong quá trình điều hành.
Mặt khác, phát hành CP thường gây hiệu ứng pha loãng làm giảm thị giá CP, vì vậy huy
động vốn thông qua phát hành TP sẽ được nhiều Cty lựa chọn như một phương pháp vẹn cả đôi
đường. Không chỉ là kênh huy động vốn có chi phí trả lãi thấp, phát hành TP còn đòi hỏi thời
gian ít hơn so với thời gian đi vay hoặc phát hành CP.
Hiện nay Nhà nước rất ưu ái trong việc phát hành TP DN nên chỉ mất khoảng 6 đến 8
tuần DN có thể hoàn tất hồ sơ phát hành. Tuy nhiên, nếu đi vay NH hay phát hành CP, DN sẽ

Trích đoạn Khuyến khích hình thành tổ chức định mức tín nhiệm trong và ngoài nước Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status