Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng về sử dụng vốn và những giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay" - Pdf 67



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thực trạng về sử dụng vốn và
những giải pháp sử dụng vốn
có hiệu quả để phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
nước ta hiện nay

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn đầu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước việc đẩy mạnh và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khẳng
định đó là bước đi hợp với qui luật đối với nước ta, điều này đã được thể
hiện trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong
hơn m
ười năm qua.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là công cụ góp phần khai thác toàn diện mọi
nguồn lực kinh tế, đặc biệt những loại nguồn lực tiềm tàng sẵn có với khả
năng có hạn ở mỗi người, mỗi miền của Tổ quốc. Các loại doanh nghiệp
này nếu được phát triển, chắc chắn sẽ có tác dụng to lớn trong việc giải
quyết mối quan hệ mà quốc gia nào trên th
ế giới cũng phải quan tâm chú ý
đến đó là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và kiềm
chế lạm phát.
Nhưng để phát triển được doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đòi hỏi
chúng ta phải giải quyết hàng loạt những khó khăn mà các doanh nghiệp
này đang gặp phải, như: Thiếu vốn kinh doanh, thị trường tiêu thụ, môi
trường pháp lý, mặt bằng s

Khoá luậ
n sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử kết hợp với điều tra phân tích, đánh giá để đưa ra những luận cứ
khoa học cho những giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả.
5. Những đóng góp của khoá luận.
- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam.
- Khẳng định vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát
triển kinh tế ở nước ta.
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp.
- Hệ thống hoá được tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
nước ta trong thời gian qua.
- Đánh giá sát thực về tình trạng sử dụng vốn để phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ khu vự
c kinh tế tư nhân và nguyên nhân chủ yếu doanh
nghiệp dẫn đến thực trạng đó.

3
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam.
6. Kết luận của khoá luận.
Tên đề tài: “Thực trạng về sử dụng vốn và những giải pháp sử dụng vốn có
hiệu quả để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay”. Khoá
luận gồm 80 trang, nội dung gồm 3 chương:
- Chươ
ng I: Sử dụng có hiệu quả vốn với sự phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
- Chương II: Thực trạng về sử dụng vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

nhỏ, giữ một vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân về nhiều mặt: Làm ra
của cải vật chất, phân phối lưu thông và dịch vụ, đồng thời giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động...
Theo số liệu do các nhà nghiên cứ
u kinh tế thế giới tổng kết, trung
bình tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức ... các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tạo nên khoảng 51% kim ngạch xuất khẩu, số người làm việc trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 79% tổng số người làm việc trong
toàn bộ các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
Vì lẽ đó Chính phủ nhiều nước công nghiệp phát triển đã rất coi trọng
hoạt
động của loại hình doanh nghiệp này, và tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng phát triển. Ngay như nước Mỹ, xứ sở của những khổng lồ công
nghiệp như General Motors, General Electric, MicroSoft ...vẫn có một uỷ
ban về các doanh nghiệp nhỏ trong Thượng viện.
Tại các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực Đông Nam Á,
bên cạnh việc xây dựng nhiều doanh nghiệp lớn, họ cũng khuyến khích
nhiều thành phầ
n xã hội khuyếch trương các doanh nghiệp vừa và nhỏ để
đáp ứng cho các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước, làm vệ
tinh cho các công ty lớn và tham gia xuất khẩu.
Ở nước ta, doanh nghiệp vừa và nhỏ càng đặc biệt có vai trò to lớn
thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trước hết vì
phát triển loại hình doanh nghiệp này không những có khả năng khai thác

5
tiềm năng vốn có trong dân phát huy nội lực, mở rộng ngành nghề, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần
tạo việc làm tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo mà còn góp phần đáng kể
vào tăng thu ngân sách Nhà nước hàng năm. Chính vì vậy trong nhiều năm

6
nghiệp vừa và nhỏ cũng như những đặc điểm chủ yếu của chúng trong qúa
trình kinh doanh. 1.1-2 Tiêu chuẩn xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Có lẽ do số liệu thống kê, mà mỗi khi nói đến doanh nghiệp vừa và
nhỏ là người ta lại nghĩ ngay đến doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tập trung ở khu vực tư nhân
là chính. Điều đó âu cũng là hợp với qui luật tự nhiên, các doanh nghiệp tư
nhân thường khởi sự
công việc kinh doanh của mình từ nhỏ tới lớn. Họ có
thể ra đời rất nhiều, nhưng cũng bị phá sản không ít trên bước đường phấn
đấu để trở thành những doanh nghiệp lớn.
Tiêu chí để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang rất khác
nhau. Phân tích số liệu của 22 quốc gia, nhóm quốc gia và vùng lãnh thổ,
kể cả các nước phát triển, đang phát triển và đang chuyển đổi nền kinh t
ế
cho thấy, chỉ tiêu về lao động được sử dụng 21 lượt, chỉ tiêu về tài sản và
vốn được sử dụng 7 lượt, chỉ tiêu về doanh thu được sử dụng 5 lượt. Một
loạt các quốc gia chỉ sử dụng duy nhất một chỉ tiêu về số lượng lao động.
Tuy rằng định lượng về lao động cho các ngành cũng rất khác nhau, nhưng
thường là tỷ lệ thuận v
ới trình độ phát triển. Nước có trình độ phát triển cao
nhất là Mỹ, số lao động theo tiêu chí về doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng lớn
nhất doanh nghiệp dưới 500 người và được áp dụng cho tất cả các ngành.
Ngành nào có trình độ phát triển cao hơn, ngành đó có tiêu chí lao động đối
với loại doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cao hơn, chẳng hạn ngành chế tác,
công nghiệp, xây dựng.
Dù có phân loại hay không, nhưng tất cả các quốc gia đề

doanh nghiệp, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá X thông qua tại kỳ họp thứ 5, ngày 12 tháng 6 năm 1999, Chương I,
Điều 3 nêu rõ: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Như vậy
doanh nghiệp phải có tên, có tài sản, có trụ sở giao d
ịch ổn định và tất yếu
phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

8
Như vậy, nếu theo quy định của Luật doanh nghiệp, thì các hộ kinh
doanh cá thể, trong trường hợp không đăng ký kinh doanh, không được gọi
là doanh nghiệp, cho dù số hộ này vẫn thực hiện các hoạt động sản xuất,
kinh doanh hợp pháp, nghĩa là họ thuộc thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ
và được sự khuyến khích của Nhà nước đối với kinh tế hộ, nhất là trong
nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài ra, cũng cần thống nh
ất quan điểm đối với Công ty là thành
viên của Tổng Công ty Nhà nước có qui mô lớn. Qui mô của các Công ty
thành viên có thể thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng vì là đơn vị
trực thuộc một Tổng Công ty có qui mô lớn nên các Công ty thành viên
không thể coi là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tính đến cuối năm 2002, số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta là
54.723 doanh nghiệp, với tổng số vốn là 72.000 tỷ đồng, thu hút 3,2 triệu
lao động. (Theo số li
ệu tổng điều tra cơ sở kinh tế lần thứ hai)
Việc nhận diện doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như
đưa ra các tiêu chuẩn để qui định doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và
nhỏ, không phải chỉ đơn thuần là xác định xem ở nước ta có nhiều doanh
nghiệp quy mô vừa và nhỏ, mà điều quan trọng bậc nhất là để Nhà nước có

hiểu sâu về loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta, chúng ta cần xem
xét đến đặc điểm của việc phát tri
ển loại hình doanh nghiệp này.
Việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta có những đặc
điểm cơ bản sau:
a. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thường khởi đầu với xuất phát
điểm thấp:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thường khởi đầu với những
khả năng có hạn. Vốn ban đầu để thành lập doanh nghiệp vừ
a và nhỏ là vốn
tự có của cá nhân hay một số cá nhân hoặc tổ chức do đó thường là hạn
hẹp. Do hạn chế về vốn nên bước khởi xướng ban đầu của doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở nước ta gặp nhiều khó khăn về máy móc thiết bị, lao động có
tay nghề hạn chế. Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp lại thiếu kiến thức về
quản lý và công nghệ
, cộng với thị trường hạn hẹp là những bất lợi quan
trọng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

10
b. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khó có khả năng tiếp cận với
nguồn vốn tín dụng:
Đây là đặc điểm có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất hay
dịch vụ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì nó hạn chế năng lực của họ để
có được những dịch vụ cần thiết cho doanh nghiệp hoạt động.
Tr
ở ngại của doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là doanh nghiệp nhỏ là
ít khi được sự quan tâm của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng biết được
nhu cầu của doanh nghiệp. Trong khi đó thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thường là không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn đặt ra của ngân hàng
và các tổ chức tín dụng. Theo một kết quả điều tra về vốn của các doanh

o, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, trình độ văn
hoá thấp, khoảng 74% người lao động chưa học hết phổ thông. Ngoại trừ
một số doanh nghiệp có thể trả lương cao để thu hút một số thợ lành nghề,
còn nhìn chung trình độ tay nghề của lao động trong các doanh nghiệp vừa
và nhỏ đều thấp hơn mức bình quân chung trong nền kinh tế.
Năng lực quản lý và kinh doanh, trình độ hiểu biết pháp luậ
t của
phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều
hạn chế, thiếu kinh nghiệm về thương trường. Theo một số tài liệu nghiên
cứu thì có khoảng 30% số chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa qua
trường lớp đào tạo nào, chỉ có 31,2% số chủ doanh nghiệp có trình độ đại
học trở lên, và tập trung chủ yếu ở công ty cổ phần và công ty trách nhiệ
m
hữu hạn.
e. Khả năng thích nghi nhanh trong môi trường kinh doanh:
Đây là sức mạnh tự nhiên của doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức mạnh này bao
gồm:
- Khả năng thoả mãn những yêu cầu có hạn trong những thị trường
chuyên môn hoá, một khuynh hướng về sức mạnh lao động và trình độ
khéo léo trong công việc từ thấp đến vừa và chuyển biến thích nghi nhanh
chóng đối với sự thay đổi những yêu c
ầu và những điều kiện.
- Khả năng về chuyển hoá doanh nghiệp đễ doanh nghiệp càng nhanh
chóng hơn các công nghệ mới thành cơ hội làm ăn.
- Khả năng thích ứng linh hoạt của nền kinh tế trong nước trước những
biến động liên tục của nền kinh tế thế giới.

12
- Khả năng đem lại những dịch vụ sản phẩm mới.
Trên đây là những đặc điểm chủ yếu của những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1995 1996 1997 1998
Chỉ tiêu
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Tổng số 229.512 100 272.636 100 313.623 100 361.468 100
Kinh tế nhà nước 91.997 40,08 108.634 39,85 126.970 40,48 144.841 40,07
Kinh tế tập thể 23.620 10,29 27.271 10,00 27.946 8,91 31.906 8,83
Kinh tế tư nhân 7.139 3,11 9.103 3,34 10.590 3,38 12.281 3,40
Kinh tế cá thể 82.447 35,92 95.896 35,17 107.632 34,32 122.655 33,93
Kinh tế hỗn hợp 9.881 4,31 11.626 4,26 12.035 3,84 13.189 3,65
Kinh tế có vốn
ĐTNN
14.428 6,29 20.106 7,37 28.450 9,07 36.596 10,12
(Nguồn: VCCI)
Khu vực doanh nghiệp Nhà nước: Trong tổng số 40% GDP thuộc về
khu vực Nhà nước thì có khoảng 12% GDP là dịch vụ hành chính nhà

14
nước, như vậy khoảng 28% là của khu vực doanh nghiệp, và trong tổng số
các doanh nghiệp Nhà nước thì có tới 86% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

tỷ lệ này vào khoảng 25-26%.

15
1.1-4.2 Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
Hàng năm có khoảng một triệu người đến tuổi lao động, trong khi đó
những năm gần đây khả năng thu hút lao động mới của khu vực doanh
nghiệp nhà nước rất hạn chế. Ngoài ra thực hiện chủ trương tinh giảm biên
chế các cơ quan hành chính, cũng như chương trình cải cách doanh nghiệp
nhà nước nên một bộ phận khá lớn lao độ
ng trong khu vực này bị mất việc
làm. Chính khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mà chủ yếu là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc thu hút
một lượng khá lớn lao động xã hội, kể cả số người mới đến tuổi lao động,
cũng như số lao động bị mất việc làm từ khu vực nhà nước, các quân nhân
trở về địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự...
Theo số li
ệu tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp lần
thứ hai (kết thúc 1/7/2002) thì số lượng lao động phân bố tại các doanh
nghiệp như sau:
Biểu số 2: Tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp tính đến
tháng 7/2002

Số cơ sở Số lao động
I. Cơ sở sản xuất kinh doanh 2.682.481 11.219.853
A. Doanh nghiệp 56.737 3.840.701
Doanh nghiệp Nhà nước 5.231 1.846.209
- Trung ương 1.903 1.107.707
- Địa phương 3.328 738.502
Doanh nghiệp tập thể 3.853 140.770
Doanh nghiệp tư nhân 24.903 304.785

và đang được cổ phần hoá là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu
của Uỷ ban chứng khoán nhà nước, trong tổng số 227 công ty
đã cổ phần
hoá chỉ có bốn công ty có đủ điều kiện về mức vốn điều lệ 10 tỷ đồng để
phát hành chứng khoán lần đầu.
Mặt khác, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/1999/NĐ-CP về
giao bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp nhà nước trên sổ sách kế toán
doanh nghiệp dưới 5 tỷ đồng, nhằm mục đích sắp xếp và đổi mới các doanh
nghiệp nhà nước có qui mô nhỏ, thua lỗ kéo dài, hoặ
c không cần duy trì sở
hữu nhà nước. Thông qua chủ trương này sẽ thu hút vốn đầu tư vào sản
xuất kinh doanh của khu vực dân cư.
Đối với khu vực ngoài quốc doanh, trong những năm qua khu vực
doanh nghiệp này phát triển khá nhanh về số lượng, trừ khu vực có vốn đầu

17
tư nước ngoài, còn lại hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều có qui mô
vừa và nhỏ. Chẳng hạn trong 9 tháng đầu năm 1999, trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai có 110 doanh nghiệp được thành lập, thì toàn bộ các doanh nghiệp
thuộc loại vừa và nhỏ với tổng vốn điều lệ 117 tỷ đồng, và chủ yếu là vốn
của tư nhân đầu tư.
Như vậy, thông qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã huy độ
ng được
các nguồn lực dân cư vào mục đích đầu tư sản xuất kinh doanh. Tính riêng
năm 1998, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khu vực tư nhân là 20.500
tỷ đồng chiếm 21,3% trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nền
kinh tế, và xấp xỉ bằng nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.
Mặt khác, chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thông qua các mối
quan hệ cộng đồng, huyết tộc, nên họ có nhiều thuận lợi trong việc huy

kinh tế cũng như cơ cấu vùng kinh tế.
Xuất phát từ những vai trò hết sức quan trọng nói trên của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ta thấy rằng: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một hình thức
kinh doanh không những thích hợp với nền kinh tế của những nước đang
phát triển mà nó còn thích hợp cả với những nước công nghiệp phát triển.
Chính vì vậ
y, mà việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một tất
yếu khách quan đối với nền kinh tế nước ta. Nhưng để thúc đẩy sự phát
triển nhanh chóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi chúng ta phải thực
hiện hàng loạt các giải pháp để hỗ trợ chúng phát triển.
Trong hàng loạt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát
triển thì giải pháp sử dụng có hiệu quả vốn, giữ vai trò hế
t sức quan trọng
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này đã được Nghị quyết Hội
nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm khoá VI của Đảng chỉ rõ: "Để công
nghiệp hoá, hiện đại hoá cần huy động nhiều nguồn vốn, gắn với sử dụng
vốn có hiệu quả".
1.2 SỬ DỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ.
Huy động và sử dụng vốn là hai bộ phận hợp thành của quá trình chu
chuyển vốn trong nền kinh tế. Huy động vốn là quá trình tập trung, phân
phối lại các nguồn vốn trong nền sản xuất xã hội. Nếu xét theo chu kỳ tái
sản xuất xã hội thì việc huy động vốn gắn liền với quá trình phân phối và
phân phối lại các sản phẩm của xã hội được tạo ra trong quá trình sản xuất,

19
còn việc sử dụng vốn gắn liền với quá trình sử dụng các sản phẩm đã được
phân phối và phân phối lại thông qua công tác huy động vốn, nó gắn liền
với quá trình sản xuất để tái tạo ra giá trị sản phẩm mới. Huy động vốn có
đạt hiệu quả cao thì mới bảo đảm đáp ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế,


20
sản xuất kinh doanh - người ta đã nói vốn là số tiền phải được ứng trước
cho kinh doanh. Song khác với một số quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp,
vốn kinh doanh sau khi ứng ra, được sử dụng vào kinh doanh và sau một
chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho chu kỳ hoạt động sau.
Vốn kinh doanh không thể bị tiêu mất đi như một số quỹ khác trong doanh
nghiệp. Mất vố
n đối với doanh nghiệp đồng nghĩa với nguy cơ phá sản.
Ở đây cần có sự phân biệt giữa tiền và vốn - muốn có vốn thì thường
phải có tiền, song có tiền, thậm chí có những khoản tiền rất lớn cũng không
phải là vốn. Tiền được gọi là vốn phải đồng thời thoả mãn các điều kiện
sau:
Một là
: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định, hay nói một
cách khác tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực.
Hai là:
Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Sự
tích tụ tập trung và tập trung một lượng tiền đến một hạn độ nào đó mới
làm cho nó đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh, cho dù là nhỏ nhất.
Vì thế, một doanh nghiệp dù ở mức độ quy mô nào muốn khởi nghiệp thì
nhất thiết phải có một lượng vốn pháp định
đủ lớn.
Ba là:
Khi đã có đủ về lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh
lời. Cách vận động và phương thức vận động của tiền lại do phương thức
đầu tư kinh doanh quyết định.
Trên góc độ của kinh tế thị trường, giá trị thực của doanh nghiệp
không chỉ là phép tính cộng giản đơn của các loại vốn cố định và vốn lưu
độ

đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, vì đây là khâu cuối
cùng của quyết định tài chính. Trong khâu này, người quản lý phải tìm
được lời giải của hàng loạt các bài toán, các phương án như: Cân đối các
nguồn vốn hiện có, nếu thiếu vốn thì phải khai thác từ những nguồn nào,
bằng phương thức nào; việc bố trí vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo tỷ
lệ nào là hợp lý, các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn ...Điều quan trọ
ng
có tính nguyên tắc trong việc lựa chọn một quyết định trong đầu tư là độ an
toàn của dự án và mức doanh lợi có khả năng thu được, hay nói cách khác
là phải xác định được hiệu quả khả thi của dự án. Để xác định được hiệu
quả khả thi của dự án đầu tư, người quản lý phải luôn so sánh giữa lợi
nhuận thu được với các yếu tố chi phí như giá mua vốn (lãi suấ
t) và thuế

22
phải nộp, trong đó yếu tố giá mua vốn trong đầu tư được coi là yếu tố quan
trọng nhất. Nhờ có sự so sánh này mà bằng bằng các phương pháp kỹ thuật
tính toán như: Lãi suất kép, hiện tại hoá giá trị của một khoản đầu tư trong
tương lai, phân tích điểm hoà vốn...sẽ là cơ sở cho phép người quản lý có
thể lựa chọn phương án sử dụng vốn cụ thể nh
ư: Đầu tư vào bên trong hay
ra bên ngoài, đầu tư theo laọi hình nào hoặc nên khai thác vốn đầu tư từ
nguồn nào để có hiệu quả.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, thông thường có hai hướng đầu tư
chủ yếu là đầu tư vào bên trong hay đầu tư ra bên ngoài ...
- Đầu tư vào bên trong là những khoản đầu tư vốn để mua sắm các
yếu tố của quá trình sản xuất khi khởi nghiệp doanh nghiệp như
; Xây dựng,
mua sắm tài sản cố định, mua nguyên vật liệu, tiền thuê nhân công và các
chi phí về thủ tục kinh doanh như: thuế trước bạ, chi phí khai trương doanh

- Cuối cùng là tổng hợp nhu cầu vốn cần được đầu tư.
Đầu tư vốn là hành động chủ quan có cân nhắc của người quản lý
trong việc bỏ vốn vào mục tiêu kinh doanh nào đó với hy vọng là sẽ đưa lại
hi
ệu quả kinh tế cao. Đó là thu nhập ròng hay còn gọi là phần giá trị tăng
sau khi đã hoàn đủ số vốn bỏ vào đầu tư. Thu nhập ròng này càng lớn thì
sức thu hút vào đầu tư càng mạnh. Thu nhập ròng chính là yếu tố của sự
tăng trưởng về vốn của nhà đầu tư, xét trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế,
thì sự tăng trưởng cá biệt đó dẫn tới tăng trưởng chung. Song ở
đây, vấn đề
có phức tạp hơn, không thể coi tăng trưởng chung là tổng của sự tăng
trưởng cá biệt. Bởi lẽ, một sự tăng trưởng cá biệt có thể không phù hợp với
yêu cầu của nền kinh tế, thậm chí còn gây thiệt hại cho nền kinh tế, nhất là
đứng trên góc độ chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược cơ cấu kinh tế.
Chính vì vậy, ta cần phân bi
ệt hai loại ảnh hưởng của kết quả đầu tư là đầu
tư tăng trưởng và đầu tư phát triển.
Đầu tư tăng trưởng là đầu tư mang lại kết quả làm tăng giá trị sản
lượng hàng hoá, dịch vụ của một ngành, một lĩnh vực và do đó cũng làm
tăng giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ của một quốc gia kéo theo mức thu
nhậ
p bình quân đầu người của quốc gia đó cũng tăng lên.
Đầu tư phát triển cũng có kết quả làm tăng giá trị sản lượng hàng
hoá, dịch vụ nhưng ý nghĩa của nó làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của

24
quốc gia. Nói cách khác, đầu tư phát triển là quá trình đầu tư làm tăng
trưởng kinh tế song song với thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội.
1.2-3 Nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Sẽ là sai lầm trong công tác đầu tư sử dụng vốn kinh doanh, nếu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status