Đặc điểm riêng và mô hình tổ chức hạch toán kế toán của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư IMEXIN - Pdf 64

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
LỜI MỞ ĐẦU
T rong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh là vấn đề nóng bỏng
và nan giải đối với từng doanh nghiệp. Chỉ sau một thời gian dài hoạt
động trong cơ chế bao cấp, khi chuyển sang cơ chế thị trường với chế
độ hạch toán kinh doanh độc lập đã có không ít các đơn vị kinh doanh
không thích ứng được với điều kiện kinh doanh mới, làm ăn thua lỗ. Do
trong thời bao cấp không có sự cạnh tranh kinh doanh, thua lỗ thì nhà
nước chịu thiệt hại, còn trong cơ chế thị trường cạnh tranh tự do đòi hỏi
sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành thấp hơn, dịch vụ bán tốt
hơn và nhiều yếu tố khác. Ngoài những khó khăn trên, cơ chế thị trường
mới cũng tạo ra nhiều thuận lợi đặc biệt cho công ty, doanh nghiệp có
thực lực. Cơ chế thị trường đã gạt bỏ những hạn chế kinh doanh trước
đây của công ty như: chỉ được phép mua bán với khách hàng do nhà
nước chỉ định và hàng hoá được tiêu thụ trên thị trường với giá cả do
nhà nước qui định. Hàng hoá trên thị trường do không có cạnh tranh
nên mọi sản phẩm hàng hoá hầu như chất lượng kém hơn nhiều so với
sản phẩm của các nước khác. Công ty chỉ quan hệ xuất nhập khẩu với
các nước xã hội chủ nghĩa và quan hệ này cũng do nhà nước chỉ định.
Do không thông thương với các nước khác nên trình độ quản lý và sản
xuất kinh doanh thấp làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh không có
hiệu quả thực sự. Những công ty hoạt động kém thì dựa dẫm vào nhà
nước, công ty hoạt động tốt thì không thể đi lên. Khi chuyển sang cơ chế
thị trường hoạt động kinh doanh được mở rộng và phạm vi kinh doanh
cũng lớn hơn tạo thuận lợi cho một số công ty đặc biệt là các công ty
kinh doanh xuất nhập khẩu. Với một thị trường rộng lớn hơn bao gồm
thị trường trong nước và thị trường ngoài nước với các mặt hàng ngày
càng đa dạng hơn và chất lượng cũng tốt hơn do điều kiện cạnh tranh
giúp cho công ty hoạt động năng động hơn và có hiệu quả, trình độ sản

: 6.280.688
Phần thứ I:
ĐẶC ĐIỂM RIÊNG VÀ MÔ HÌNH HẠCH TOÁN
KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ IMEXIN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ IMEXIN:
- Công ty thành lập ngày 20 -4 -1970 theo quyết định số 204/HTNT của
Bộ ngoại thương. Tên lúc đó là Công ty tổng hợp cấp I.
- Năm 1975→ 1978: Công ty hoạt động trên cả nước và đến năm 1978
được đổi tên thành công ty tổng hợp I.
- Năm 1988: đổi tên thành công ty kinh doanh tổng hợp Hợp tác xã
mua và bán miền Bắc, địa bàn lúc đó hoạt động chủ yếu ở miền Bắc.
- Ngày 29-12-1994 đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư
theo quyết định số 4286/QTQĐ và có tên giao dịch quốc tế là “The
Import Export and Investment” viết tắt là IMEXIN, trên cơ sở đăng ký
thành lập từ Công ty kinh doanh tổng hợp - hợp tác xã mua và bán miền
Bắc trực thuộc Ban quản lý hợp tác xã Việt Nam.
- Trụ sở chính của Công ty tại 62 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Từ khi thành lập lại vốn của Công ty xác định là:
Vốn pháp định của Công ty 30-6-1997 là: 1.132.897.337 đồng.
Trong đó:
+ Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 663.474.605 đồng.
+ Vốn do ngân sách cấp: 469.422.732 đồng.
Vốn pháp định của công ty tới 30-11-1997: 2.787.093.000 đồng.
Trong đó:
+ Vốn do ngân sách cấp: 469.422.732 đồng.
+ Vốn do nghành cấp: 1.000.000.000 đồng.
+ Vốn doanh nghiệp tự bổ sung:1.317.616.268 đồng.
4

vật tư hoá chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, hàng
tiểu thủ công nghiệp ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Tổ chức kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp theo luật pháp nước
Việt Nam. Các thiết bị hàng hoá, vật tư v.v...theo đăng ký.
+ Tổ chức liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong nước và
ngoài nước để kinh doanh tiêu thụ hàng hoá và các hoạt động dịch vụ.
5
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
+ Xây dựng, tổ chức, tiếp nhận và thực hiện các dự án đầu tư của khách
hàng trong và ngoài nước.
+ Tổ chức các đại lý mua bán hàng hoá và các hoạt động dịch vụ.
+ Trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng do Công ty kinh doanh và do liên
doanh liên kết tạo ra. Công ty được phép uỷ thác xuất nhập khẩu và
nhận uỷ thác xuất nhập khẩu những mặt hàng thuộc phạm vi kinh
doanh của Công ty.
+ Trực tiếp nhập khẩu các loại hàng hoá, vật tư, nguyên vật liệu, máy
móc v.v...phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty phục vụ sản xuất và
tiêu dùng trong nước.
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
- Chức năng:
Là một doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán kế toán độc
lập. Công ty có chức năng chính là kinh doanh ngoại thương, nội
thương, tổ chức sản xuất và làm các dịch vụ phục vụ cho kinh doanh
trong nước và ngoài nước. Với chức năng như vậy Công ty thực hiện
các nghiệp vụ và quyền hạn sau (một cách nghiêm ngặt):
- Nhiệm vụ:
+ Kinh doanh đúng nghành nghề qui định và mục đích thành lập.
+ Bảo toàn và sử dụng tài sản được giao theo đúng chế độ Nhà nướcqui

mối quan hệ với khách hàng, gây thiện cảm và tín nhiệm với khách
hàng trong và ngoài nước.
+ Quản lý, sử dụng vốn kinh doanh và lực lượng lao động một cách
hiệu quả nhất nhưng vẫn tuân thủ theo đúng chế độ chính sách của Nhà
nước.
- Quyền hạn:
+ Công ty được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị kinh
tế trong và ngoài nước, dự hội chợ triển lãm quảng cáo trong và ngoài
nước phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, mời
khách nước ngoài hoặc cử cán bộ ra nước ngoài để đàm phán ký kết
hợp đồng, khảo sát thị trường và thay đổi nghiệp vụ kỹ thuật.
+ Công ty được quyền đặt ra các đại diện, chi nhánh ở trong và ngoài
nước theo qui định của Nhà nước Việt Nam và nhà nước ở sở tại, thu
nhập các thông tin kinh tế về thị trường thế giới.
+ Công ty được mở tài khoản tiền vay tại ngân hàng Việt Nam hoặc tổ
chức ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và huy động vốn theo đúng
luật.
+ Công ty được trích lập và sử dụng các quỹ theo chế độ và luật qui
định.
7
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
+ Công ty được tố tụng, khiếu nại trước cơ quan pháp luật đối với
những cá nhân, pháp nhân vi phạm hợp đồng kinh tế lao động và các
hợp đồng khác gây thiệt hại đến tài sản, danh dự của Công ty.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
IMEXIN:
- Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư IMEXIN được Nhà nước cho
phép kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng theo điều lệ đã được

: 6.280.688
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY:
Đứng đầu Công ty là giám đốc Công ty, là đại diện pháp nhân của
Công ty, chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và cấp trên về mọi
hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc được giao một số công tác do giám đốc uỷ nhiệm.
1) Các bộ phận chức năng:
a) - Phòng tổ chức hành chính:
+ Làm các công việc tổ chức cán bộ; giúp giám đốc tiếp nhận, điều
động, nâng lương, đề bạt và làm các thủ tục thành lập, giải thể các đơn
vị trực thuộc.
+ Xây dựng các đề án về tổ chức.
+ Làm các chế độ về bảo hiểm xã hội.
- Hành chính quản trị:
+ làm các công việc hành chính, văn thư, đánh máy, mua sắm trang
thiết bị phục vụ cho làm việc.
+ Các công việc về tạp vụ, lái xe.
b) Phòng kế toán tài chính:
- Làm công việc quản lý, kế toán thống kê.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về công tác tài chính kế toán.
c) Phòng kinh doanh : trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh.
- Phòng kinh doanh số 1: chủ yếu kinh doanh nội địa và nhập hàng hoá,
mặt hàng chủ yếu là thực phẩm công nghệ, mì chính, đường sữa.
- Phòng kinh doanh số 2: kinh doanh nội địa tổng hợp.
- Phòng kinh doanh xuất nhập số 3: kinh doanh phụ tùng máy móc,
thiết bị phục vụ cho sản xuất công nông nghiệp.
d) Phòng xuất nhập khẩu : hướng dẫn các đơn vị về công tác tổng hợp
và tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Trực tiếp thực hiện
việc xuất nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp.
e) Phòng dịch vụ đầu tư và du lịch : chuyên du lịch lữ hành nội địa.

uỷ Đống Đa và một công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn nghành
thương mại du lịch Việt Nam.

10


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status