Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội - Pdf 64

Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì ảnh hưởng đến
quản lý sử dụng đất nông nghiệp.
1.1 Điều kiện tự nhiên;
Huyện Thanh Trì là một huyện nằm cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Nằm ở vị
trí toạ độ từ 20
0
50’ đến 21
0
00’ vĩ độ bắc, 105
0
45’ đến 105
0
56’ kinh đông, về
phía nam của thủ đô Hà Nội.Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường quan
trọng chạy qua như: quốc lộ 1A, 1B, tuyến đường sắt bắc – nam…,,huyện
Thanh Trì giáp với quận Hoàng Mai về phía bắc, phiá nam giáp huyện
Thường Tín và huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây, phía tây là sông Hồng, giáp
quận Thanh Xuân, thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây. Với vị trí địa lý này huyện
Thanh Trì có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hoá, kinh tế, thông
thương với các huyện khác lân cận và với cả nước, Một lợi thế lớn của huyện
là ở trên địa bàn thành phố Hà Nội trái tim của cả nước nơi được xem như
vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc của cả nước.
► Nếu tính theo hướng bắc nam thì huyện Thanh Trì có chiều dài là
8 Km gồm 15 xã và một thị trấn (thị trấn Văn Điển) với diện tích đất tự
nhiện vào khoảng 6292,71 ha.
► Địa hình của huyện Thanh Trì là một vùng đất trũng nằm ven đê
sông Hồng, độ cao trung bình của huyện đạt từ 4,5 – 5,5 m, độ dốc nghiêng
theo chiều từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, Phía tây của huyện là
dòng sông Hồng giàu phù sa màu mỡ bồi đắp, nên chủ yếu đất đai của

đa số nguồn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp chỉ một phần nhỏ
làm việc trong ngành công nghiệp (26,7 % ) lao động trong ngành dịch vụ là
12,5 % (chiếm tỷ lệ ít nhất). Mặc dù đang trong bước đường chuyển mình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang thương mại, dịch vụ - công nghiệp – nông
nghiệp nhưng tỷ trọng người lao động tham gia vào ngành thương mại- dịch
vụ và công nghiệp còn thấp, chủ yếu nền kinh tế của huyện phần lớn vẫn dựa
vào sản xuất nông nghiệp là chính. Nền nông nghiệp của huyện thời gian qua
có nhiều bước phát triển nhưng chưa thoát khỏi được chế độ canh tác thô sơ,
việc áp dụng công nghệ khoa học còn rất chậm chạp, mô hình nông nghiệp
sinh thái, chuyên canh cây trồng, rau sạch mới hình thành chưa có cơ cấu rõ
ràng.
Trong giai đoạn 2001 – 2005 nguồn lao động của huyện Thanh Trì tăng
bình quân khoảng 2,9 %/năm chủ yếu là do luồng di dân từ những nơi khác
đến, do luồng nhập cư từ các tỉnh đến Hà Nội học tập, lao động, tìm kiếm cơ
hội việc làm…
Toàn huyện có 44,6% số lao động dưới 35 tuổi do vậy nguồn nhân lực lao
động của huyện còn khá trẻ đòi hỏi một sự cải cách lớn trong công tác quản
lý để giải quyết việc làm cho lao động. Một mặt biết phát huy sức trẻ của đội
ngũ lao động một mặt tăng cường sự đào tạo tạo nên những con người trẻ có
tay nghề, phục vụ cho đời sống sản xuất.
1.2.2 Văn hoá:
Là một huyện nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội – trung tâm văn hoá
của cả nước huyện Thanh Trì có nhiều lợi thế để giao lưu học hỏi, tiếp thu
những nét đẹp truyền thống cũng như những nét tốt đẹp của đời sống văn
minh.
Người dân của huyên là những người chịu thương chịu khó, không ngại
khổ, ngại khó, không lùi bước trước khó khăn. Giàu truyền thống yêu nước,
giàu tinh thần dân tộc, tinh thần học hỏi, chịu thương, chịu khó, đây chính là
những điểm mạnh để huyện phát huy tinh thần tập thể cộng đồng, làng xã
đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương.

thống thoát nước chống úng cũng bị hạn chế.
► Thông tin liên lạc của toàn huyện có 2 tổng đài điều khiển, 100% xã, cơ
quan, trường học, bệnh viện,, đều trang bị thiết bị liên lạc đây là một điểm
mạnh của huyện. Tỷ lệ phủ máy điện thoại trên đầu người của huyện được
xếp vào hàng khá cao. Mong rằng trong thời gian tới huyện sẽ tận dụng triệt
để được những lợi thế này.
► Hạ tầng xã hội: trên địa bàn huyện có hệ thống bệnh viện, trường
học như: Viện 103, Bệnh viện Y học cổ truyền,…cùng các cơ sở điều trị,
khám chữa bệnh ở các xã phường… Tạo điều kiện cho công tác chăm sóc
sức khoẻ người dân ngay từ những tuyến cơ sở.
1.2.4 Điều kiện kinh tế:
Huyện Thanh Trì đang trong giai đoạn chuyển mình, chuẩn bị cho sự
phát triển, Nền kinh tế huyện có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai
đoan 2001 – 2005 là 5,26 % cao nhất là ngành dịch vụ 6,84%, ngành xây
dựng đạt 5,39% nông nghiệp 2,56% đạt tỷ lệ thấp nhất.
Bảng 1: Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (2001- 2005)
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 tốc độ tăng trưởng
bq/năm
Tổng giá trị sản xuất 1371 1422 1441 1362 1683 5,26
1 CN &XD 1176 1225 1236 1,140 1,451 5,39
2 Dịch vụ 82 81 87 100 107 6,84
3 Nông nghiệp 113 116 118 122 125 2,56
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì)
Bảng: giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Thanh Trì ( 2001- 2005) cho
ta thấy tăng trưởng kinh tế của huyện còn thấp, nông nghiệp sau 5 năm chỉ
tăng lên 12 tỷ đồng. Hầu hết các lĩnh vực khác như xây dựng, dịch vụ có
tăng nhưng còn rất chậm mỗi năm tăng với tỷ lệ rất nhỏ. Như năm 2000 –
2004 chỉ tăng lên 18 tỷ đồng… Cần có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa
trong các sản xuất, khai thác để nâng cao hơn giá trị của các ngành sản xuất

mát, thư giãn xanh cho khách du lịch phục vụ nội thành thành phố Hà Nội và
các tỉnh thành khác. Song song với nó là việc khôi phục lại một số làng
nghề truyền thống lâu đời vốn rất nổi tiếng của huyện như: mây tre đan, làm
bánh cuốn Thanh Trì, vải lụa tơ tằm…Dựa vào những nền tảng có sẵn và
định hướng phát triển mới, Tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp và
dịch vụ ngày càng tăng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện một cách căn bản
theo hướng công nghiệp - dịch vụ.
Với đà phát triển nhanh chóng của các ngành khác, ngành nông nghiệp
cũng có sự thay đổi lớn. Diện tích đất nông nghiệp của huyện đã giảm đi 251
ha so với năm 2001 để chuyển đối sang mục đích sử dụng khác. Để đảm bảo
được nền anh ninh lương thực của huyện, huyện đã đẩy mạnh nhiều chính
sách đầu tư phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích
sử dụng như tiến hành thực hiện dự án cánh đồng 50 triệu, giá trị tăng dần
theo các năm từ 40,7 triệu đồng/ha/năm (2000) lên 55 triệu đồng/ha/năm
(2005), dự án xây dựng nền nông nghiệp sạch, trồng rau sạch phục vụ cho
nội thành thành phố Hà Nội.
Bên cạnh những thành tựu của công tác sử dụng và quản lý sử dụng đất
huyện còn có một số tồn tại như:
- Chưa khai thác hết tiềm năng đất đai của huyện.
- Chưa có được mức đầu tư thoả đáng, kịp thời để khắc phục hệ thống tưới
tiêu, thoát nước.
- Một số vùng chuyên canh rau sạch, xây dựng mô hình du lịch sinh thái
nhưng không có được sự đầu tư thoả đáng làm cho dự án bị chậm trễ và
không hiệu quả.
1.3 Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
tới công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.
Như đã nghiên cứu ở trên các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội…
đều có tác động đến sông tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, Tác động
có thể theo hai hướng khác nhau.
► Thứ nhất theo hướng tích cực.

luôn có nhiều chính sách để đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ lao
động bằng việc mở các lớp đào tạo về kinh nghiệm sản xuất, lớp học
nghề, …Huyện tiến hành giao đất cho các đối tượng để các đối tượng có
công ăn việc làm ổn định. Công tác giao đất cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời để người dân an tâm sản
xuất.
► Thứ hai theo hướng tiêu cực:
- Huyện nằm gần trung tâm thành phố chịu nhiều nước thải của nội thành,
nguồn nước bị ô nhiễm. Nền sản xuất nông nghiệp của huyện bị ảnh
hưởng khá nhiều. Công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp vì thế
mà vất vả hơn. Vừa chống sâu bệnh, vừa chống ô nhiễm. Huyện đã phải
thanh tra, giải quyết nhiều trường hợp làm ô nhiễm đất đai sản xuất nông
nghiệp. Những vụ việc này rất vất vả và kéo dài thời gian, công việc quản
lý vì thể cũng vất vả hơn.
- Nằm ở độ cao thấp hơn các vùng lân cận khác nên bị ứ đọng nước, công
tác thoát nước gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng bị ứ đọng lâu, Hiện tại
huyện đang có nhiều chinh sách đầu tư kinh phí thoát nước cho huyện.
Vào mùa mưa công tác quản lý vấp phải nhiều trở ngại lớn.
Đánh giá những khó khăn, phức tạp cũng như thuận lợi, tích cực của các
yếu tố trên tới công tác quản lý Nhà nước để thấy được thời cơ và thách thức
của huyện biết tận dụng những điểm mạnh và hạn chế, triệt tiêu những hạn
chế vững vàng phát triển đi lên.
2 Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Thanh
Trì thành phố Hà Nội.
Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp dựa trên các nội
dung của công tác quản lý nhà nước theo luật định ta có
2.1 Về ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý sử dụng đất nông nghiệp.
Đây là một công tác mà chính quyền huyện luôn quan tâm chú ý,
Dựa trên luật đất đai 1993, 2003 và nghị định hướng dẫn của UBND thành
phố Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì, phòng Tài nguyên và Môi trường đã

+ Công văn số 01/QLNS – PTC ngày 03/01/2006 của phòng tài chính huyện
về sử dụng kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Công văn số 106/CV – UB ngày 22/02/2006 của UBND huyện ban hành
kê họach xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố Hà
Nội.
+ Báo cáo số 104/BC – UB của UBND huyện báo cáo kết qủa thực hiện
chính sách pháp luật và các văn bản quy định của UBND thành phố trong
giải quyết thủ tục hành chính. Bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở từng
bước được hoàn thiện, củng cố nâng cao chất lượng hiệu quả. Thực hiện
nghị định 172/2004/NĐ – CP ngày 29/04/2004 của chính phủ về việc tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã và quy định
của UBND thành phố, huyện đã thành lập Phòng Tư pháp, Phòng Tài
nguyên và Môi trường và phòng xây dựng đô thị những phòng này sẽ chịu
trách nhiệm trong công tác quản lý được phân công đáp ứng cho nhu cầu
quản lý của huyện, có nhiệm vụ báo cáo lên cấp trên những nội dung của
công tác quản lý để nắm được tình hình sử dụng, quản lý đất đai nói chung.
+ Báo cáo số 128/BC – UB của UBND huyện báo cáo kết quả thực thi chính
sách pháp luật, thủ tục hành chính.
(Trích Bản lưu Công văn đến và Công văn đi của huyện Thanh Trì)
Đây là một số văn bản pháp luật mà phòng Tài nguyên và Môi trường đã
ban hành và thực thi. Nhờ hệ thống văn bản này mà công tác quản lý Nhà
nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đã thu được rất nhiều
kết quả. Công tác ban hành văn bản phải được tiến hành tích cực bổ sung
đầy đủ các văn bản còn thiếu, hướng dẫn cụ thể cho các cá nhân, tổ chức, hộ
gia đình, cũng như cơ quan nhà nước có trách nhiệm.
2.2 . Hiện trạng đo đạc, khảo sát, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp.
Đây là một nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Có làm tốt
công tác này thì các cơ quan nhà nước mới có được thông tin thực tế của đất


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status