Đánh giá hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn nông thôn mới của xã thượng lâm, huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang - Pdf 63

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN BẢO KHANH
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
THEO CHUẨN NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ THƯỢNG LÂM
HUYỆN LÂM BÌNH TỈNH TUYÊN QUANG
GIAI ĐOẠN 2015 - 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Định hướng đề tài:
Chuyên nghành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Hướng nghiên cứu
Phát triển nông thôn
Kinh tế và PTNT
2015 - 2019

Thái nguyên – năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm học đi đôi với hành lý thuyết gắn với thực tiễn
của các trường chuyên nghiệp nói chung và trương Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là bước quan trọng của sinh viên cuối
khóa. Đây là giai đoạn rất quan trọng nhằm củng cố kiến thức đã học trên ghế
nhà trường đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành. Được sự nhất trí của
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát
triển nông thô, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng hệ
thống cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn nông thôn mới của xã Thượng Lâm –
huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn và đặc biệt là sự giúp
đỡ nhiệt tình của giảng viên ThS. Bùi Thị Minh Hà, cùng sự giúp đỡ tận tình
của anh Quan Văn Sơn đã tạo mọi điều kiện và cung cấp các số liệu cần thiết
để tôi hoàn thành bài báo cáo này. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc tới các thầy cô giáo cùng toàn thể các cán bộ UBND xã Thượng Lâm. Với
khả năng và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của tôi không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô để bản đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1

2.3.3. Xây dựng nông thôn mới ở An Giang................................................... 18
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....20
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 20
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 20
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 20
3.1.3 Thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................................. 20
3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 20
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 20
3.3.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin ....................................... 22
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 23
4.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu ................................................. 23
4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 23
4.1.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên .......................................................... 25
4.1.3 Môi trường ............................................................................................. 26
4.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 27
4.1.5. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của xã Thượng
Lâm.................................................................................................................. 32
4.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Thượng Lâm ........................ 34
4.2.1. Cơ sở của việc xây dựng xây dựng NTM tại xã Thượng Lâm ............. 34
4.2.2. Thực trạng của hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Thượng
Lâm huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang ....................................................... 41
4.2.3 Hiện trạng các công trình công cộng tại địa phương ............................. 51
4.3. Thực trạng triển khai xây dựng CSHT theo tiêu chí NTM ...................... 53
4.3.1. Thông tin chung về hộ điều tra ............................................................. 53


iv

4.3.2. Thông tin chung về cán bộ được phỏng vấn ......................................... 55


Diễn giải

1

VHTT&DL

Văn hóa thể thao và du lịch

2

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa hiện đại hóa

3

CSHT

Cơ sở hạ tầng

4

NTM

Nông thôn mới

5

NN&PTNT


Số lượng

11

CC

Cơ cấu

12

GTNT

Giao thông nông thôn

13

CN-TTCN

Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

14

TH&THCS

Tiểu học và trung học cơ sở

15

THPT

Bảng 4.5: Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của xã
Thượng Lâm.................................................................................... 32
Bảng 4.6: Thực trạng xây dựng CSHT nông thôn tại xã Thượng Lâm .......... 42
Bảng 4.7: Tình hình giao thông tại xã Thượng Lâm ...................................... 43
Bảng 4.8: Tình hình thủy lợi trên địa bàn xã Thượng Lâm ............................ 44
Bảng 4.9. Tình hình hệ thống điện trên địa bàn xã Thượng Lâm ................... 45
Bảng 4.10: Tình hình trường học tại xã Thượng Lâm .................................... 46
Bảng 4.11: Tình hình cơ sở vật chất hóa tại xã Thượng Lâm ........................ 47
Bảng 4.12.Tình hình hiện trạng cơ sở hạ tầng thương mại xã Thượng Lâm . 48
Bảng 4.13: Tình hình cơ sở hạ tầng thương mại và thông tin truyền thông tại
xã Thượng Lâm ............................................................................... 49
Bảng 4.14 Tình hình hiện trạng nhà ở dân cư của xã Thượng Lâm ............... 50
Bảng 4.15: Hiện trạng các công trình công cộng xã Thượng Lâm ................. 51
Bảng 4.16: Bảng thông tin chung về các hộ điều tra ...................................... 54
Bảng 4.17. Bảng thông tin chung về cán bộ phỏng vấn ................................. 55
Bảng 4.18: Các hình thức triển khai, tuyên truyền, phổ biến thông tin đến
người dân ........................................................................................ 55
Bảng 4.19: Đánh giá của cán bộ về mức độ ảnh hưởng của Chính sách Nhà
Nước đến tốc độ triển khai xây dựng CSHT nông thôn ................. 56
Bảng 4.20: Nội dung tuyên truyền, phổ biến thông tin đến người dân........... 58
Bảng 4.21: Mức độ đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ địa phương ...... 59


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với gần 70% dân số sống ở nông
thôn, nông thôn là địa bàn kinh tế xã hội quan trọng của đất nước.Công cuộc
đổi mới làm cho dân giàu nước mạnh không thể rời khỏi việc mở mang phát

điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin, góp phần nâng cao hiểu
biết thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, phát triển
kinh tế xã hội. Đây là nhân tố quan trọng hướng tới sự phát triển bền vững.
Việc củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn đi theo hướng
CNH-HĐH, dần tiến tới liên kết nông thôn – thành thị, liên kết giữa các vùng
với nhau là điều cần thiết. Vì vậy mạng lưới, kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn
phải mang tính đồng bộ và được thực hiện theo quy hoạch tổng thể nhất.
Trên tình thần đó chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới và dự thảo văn kiện đại hội XI đã đề ra mục tiêu số xã đạt chuẩn
nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí – bao quát rộng trên nhiều mặt, nhiều lĩnh
vực từ quy hoạch đến hoàn thiện cơ sở hạ tầng cứng (Điện, đường, trường,
trạm, chợ, bưu điện…), hạ tầng mềm (cơ chế, chính sách, thông tin gắn liền
với trí tuệ con người…).
Trong nhiều năm qua cùng với các địa phương trên cả nước xã Thượng
Lâm đã triển khai đẩy mạnh công tác sản suất, nâng cao năng suất, thực hiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, củng cố quan hệ sản xuất, xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ cơ
sở, thực hiện nếp sống văn minh. Tuy nhiên những thành tựu đã đạt được thì
ta cũng nhìn nhận rằng, trước những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và


3
yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, nông nghiệp nông thôn của xã
Thượng Lâm cần tập chung giải quyết, đặc biệt là sự kém phát triển của cơ sở
hạ tâng nông thôn.
Từ những vấn đề trên cùng với sự hướng dẫn của ThS Bùi Thị Minh Hà
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng
theo tiêu chuẩn nông thôn mới của xã Thượng Lâm – huyện Lâm Bình –
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2018”.
Với mong muốn có cái nhìn khách quan về những thành tựu đã đạt

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những nghiên cứu của việc thực hiện đề tài là cơ sở để chính quyền của
địa phương xã Thượng Lâm – huyện Lâm Bình và các cơ quan ban ngành tỉnh
Tuyên Quang, các nhà hoạch định chính sách, các ban tổ chức cá nhân đầu tư
trong và ngoài nước định hướng, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nói chung
và của người dân nói riêng, nâng cao trình độ dân trí, văn hóa cho người dân
nông thôn giai đoạn tiếp theo.


5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm nông thôn
Đến nay, khái niêm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là ủy ban nhân dân xã".
2.1.2. Khái niệm nông thôn mới
Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người
dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và
thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có
bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý
giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ
thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự
xã hội.

- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
- Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.
- Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống
chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.


7
- Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
2.1.6. Sự cần thiết để xây dựng mô hình nông thôn mới
Để hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trở thành
quốc gia phát triển giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo; Nhà nước cần quan
tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn.Nông sản là sản phẩm thiết yếu cho
toàn xã hội và ở Việt Nam khu vực nông thôn chiếm đến 70% dân số. Thực
hiện đường lối mới của Đảng và Nhà nước trong chính sách phát triển nông
thôn, nông nghiệp được xem như mặt trận hàng đầu, chú trọng đến các
chương trình lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát
triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn,
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở… Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đã và đang đưa nền
nông nghiệp tự túc sang nền công nghiệp hàng hóa.
2.1.7. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
2.1.7.1 Ý nghĩa của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
- Là cụ thể hóa đặc tính của xã NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.
- Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng NTM, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19
tiêu chí nông thôn mới.
- Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của

hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá…


9
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật
và kiến trúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế, xã hội
được diễn ra một cách bình thường.
Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm:
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ như nhu cầu sinh hoạt: hạ tầng kết cấu gồm
giao thông, cấp nước, thoát nước, điện, điện thoại…
+ Cơ sở hạ tầng kinh tế là những công trình phục vụ sản xuất như hệ thống
thủy nông, tưới tiêu, hệ thống trang trại, chợ, hệ thống các cửa hàng dịch vụ.
+ Cơ sở hạ tầng xã hội là toàn bộ các cơ sở thiết bị và công trình phục vụ
cho hoạt động văn hóa, nâng cao dân trí, văn hoá tinh thần của dân cư như
trường học, trạm xá, bệnh viện, công viên, các nơi vui chơi giải trí…[9]
2.1.9. Khái niệm cơ sở hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất
- kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật
chất - kỹ thuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và rong
các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát
triển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nội dung tổng quát của cơ sở hạ tầng nông thôn có thể bao gồm những
hệ thống cấu trúc, thiết bị và công trình chủ yếu sau:
+ Hệ thống và các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, phòng chống thiên tai,
bảo vệ và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường trong nông nghiệp nông thôn
như: đê điều, kè đập, cầu cống và kênh mương thuỷ lợi, các trạm bơm…
+ Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong nông thôn: cầu
cống, đường xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng
hoá, giao lưu đi lại của dân cư.
+ Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin

khác. Sự phát triển cơ sở hạ tầng về quy mô, chất lượng, trình độ tiến độ kỹ


11
thuật là những tín hiệu cho người ta thấy định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của một nước hay một vùng đó.Tính tiên phong của hệ thống cơ sở hạ
tầng còn thể hiện ở chỗ nó luôn đón sự phát triển kinh tế - xã hội, mở đường
chó các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển thuận lợi.
Tính tương hỗ: Các bộ phận trong kết cấu hạ tầng tác động qua lại với
nhau. Sự phát triển của bộ phận này có thể tạo thuận lợi cho bộ phận kia và
ngược lại, các bộ phận có thể tương tác, lợi dụng lẫn nhau.
Tính công cộng: Các ngành sản xuất và dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng
tạo ra những sản phẩm là những hàng hoa công cộng, đường xá cầu cống,
công viên, mạng lưới điện, nước, thông tin… Lưu ý rằng trong lĩnh vực sản
xuất và dịch vụ công cộng này không thể chỉ lấy danh lợi của xí nghiệp làm
đầu, mà còn phải coi trọng tính phục vụ và ý nghĩa phúc lợi cho toàn xã hội.
Tính vùng (địa lý): Các ngành sản xuất và dịch vụ cấu trúc hạ tầng cũng
như nhiều ngành sản xuất và dịch vụ khác thường mang tính địa lý (tính
vùng), chịu ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố tự nhiên (tài nguyên, môi trường,
địa hình, đất đai…) và các yếu tố kinh tế xã hội của từng vùng. Vì thế kết cấu
hạ tầng của các vùng có vị trí địa lý khác nhau sẽ khác nhau.[1]
2.2 Mô hình xây dựng nông thôn mới của một số quốc gia trên thế giới.
2.2.1 Mỹ: phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp”
Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông
nghiệp. Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới.
Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước
ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa.
Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động
có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ.
Điều kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi:

cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi. Và gần 60% trong số nông dân còn lại


13
đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại; thời
gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm
thu nhập cho mình.
Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng
đô thị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh
đồng, phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh.Tuy nhiên, để duy trì
“trang trại gia đình” và phong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức.
2.2.2 Nhật Bản: “Mỗi làng một sản phẩm”
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản)
đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục
tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự
phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và
phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều
thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm
không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu
vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển
nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng
một sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được
những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều
người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển
nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất
nước mình.
2.2.3 Hàn Quốc: Phong trào Làng mới “Saemaulundong”
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn

đến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy


15
vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp,
áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà
kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp,
tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.
2.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương trên cả nước
2.3.1. Xây dựng nông thôn mới ở Nam Định
Tới nay, toàn tỉnh Nam Định đã có 200/209 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM
(96%); có 6 huyện (Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao
Thuỷ và Mỹ Lộc) và thành phố Nam Định có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Bộ
mặt nông thôn của tỉnh khang trang hơn trước, phát triển nhiều mô hình chuỗi
sản xuất nông nghiệp- thuỷ hải sản, xử lý rác thải khu vực nông thôn, nâng
thu nhập người dân khu vực nông thôn gấp 3 lần so với khi Nam Định bắt đầu
xây dựng NTM (trung bình gấp 2 lần cả nước).
Với việc phát huy truyền thống và nỗ lực thực hiện của cấp uỷ, chính
quyền, nhân dân trong tỉnh, Nam Định trở thành địa phương dẫn đầu cả nước
trong xây dựng NTM.
Từ năm 2015, huyện Hải Hậu là huyện thứ 4 của cả nước đạt chuẩn
huyện NTM. Theo Bộ VHTT&DL, với truyền thống “Mỹ tục khả phongThiện tục khả phong” được các triều đại phong kiến ban tặng, trong thời đại
Hồ Chí Minh, huyện Hải Hậu luôn là ngọn cờ đầu trong xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở, từ năm 1978 đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là
“Điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước” và trong 20 năm liền (19781998), Hải Hậu được công nhận là mô hình điển hình văn hóa cấp huyện.
Điểm sáng này cũng là lợi thế để Hải Hậu một lần nữa khẳng định
quyết tâm xây dựng NTM (là một trong những huyện đầu tiên trong cả nước
được công nhận huyện đạt chuẩn NTM). Bằng những kết quả nổi bật đó, Hải



Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của xã chỉ đạt 12,7 triệu
đồng, đến khi hoàn thành xây dựng NTM năm 2013 đã tăng lên 23,36 triệu
đồng. Hiện nay, địa phương luôn chú trọng duy trì và nâng cao các tiêu chí,
trong đó ưu tiên thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm
tỷ lệ hộ nghèo. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 36,3 triệu
đồng/năm.
Không chỉ Nam Thắng, những cách làm hay, kinh nghiệm sáng tạo
trong xây dựng NTM ở các địa phương trong tỉnh đã góp phần đẩy nhanh kết
quả NTM của huyện, của tỉnh.
Cuối năm 2015, Hưng Hà là huyện đầu tiên của tỉnh về đích NTM
trong niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân nơi đây. Thời kỳ đầu triển khai
xây dựng NTM, Hưng Hà cũng gặp nhiều thách thức lớn nhưng huyện đã biết
khơi dậy và phát huy niềm tự hào của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân về
một vùng quê giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, từ đó tạo chuyển biến
tích cực trong nhận thức, hành động của mỗi người.
Nghị quyết số 05-NQ/ĐH ngày 25/9/2015 Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XIX đề ra mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 75% trở lên số xã đạt tiêu chí
NTM, các xã còn lại đạt 15 tiêu chí trở lên.
Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn, thách thức mới, tiến độ xây
dựng NTM đang có dấu hiệu chững lại, nếu không có sự vào cuộc quyết liệt
thì rất khó về đích đúng kế hoạch. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp
căn cơ, tháo gỡ “nút thắt”.
Với mục tiêu xây dựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân; có kết cấu hạ tầng - xã hội phù hợp; tiếp tục nâng cao chất
lượng, hiệu quả các tiêu chí NTM; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý; cơ cấu lại nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn và
xây dựng NTM; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status