Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo bộ tiêu chí nông thôn mới tại xã quang phong, huyện na rì, tỉnh bắc kạn - Pdf 62

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ THANH LAM
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY
NHANH TỐC ĐỘ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ
HẠ TẦNG THEO BỘ TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI TẠI
XÃ QUANG PHONG, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Định hướng đề tài:

Hướng nghiên cứu

Chuyên nghành:

Phát triển nông thôn

Khoa:

Kinh tế và Phát triển nông thôn

Khóa học:

2015 - 2019


Khóa học:

2015 - 2019

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Dương Thị Thu Hoài

Cán bộ cơ sở hướng dẫn: Hoàng Văn Dinh

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất kỳ một công
trình nào nghiên cứu nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được khi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 03 năm 2019
Sinh viên

Hoàng Thị Thanh Lam


ii


Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã qua 3 năm 2016 - 2018
Bảng 4.2: Tình hình sản xuất chăn nuôi giao đoạn 2016 - 2018
Bảng 4.3: Hiện trạng dân số và lao động giai đoạn 2016 - 2018
Bảng 4.4: Tổng hợp hiện trạng dân số theo dân tộc xã Quang Phong năm
2016 - 2018
Bảng 4.5: Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của xã
Quang Phong
Bảng 4.6: Thực trạng xây dựng NTM năm 2018
Bảng 4.7: Thực trạng xây dựng CSHT nông thôn tại xã Quang Phong
Bảng 4.8: Tình hình giao thông tại xã Quang Phong
Bảng 4.9: Tình hình thủy lợi và điện trên địa bàn xã Quang Phong
Bảng 4.10: Tình hình trường học tại xã Quang Phong
Bảng 4.11: Tình hình cơ sở vật chất hóa tại xã Quang Phong
Bảng 4.12: Tình hình cơ sở hạ tầng thương mại và thông tin truyền thông tại
xã Quang Phong
Bảng 4.13: Tình hình nhà ở dân cư tại xã Quang Phong
Bảng 4.14: Hiện trạng các công trình công cộng xã Quang Phong
Bảng 4.15: Bảng thông tin chung về các hộ điều tra
Bảng 4.16: Các hình thức triển khai, tuyên truyền, phổ biến thông tin đến
người dân
Bảng 4.17: Đánh giá của cán bộ về mức độ ảnh hưởng của chính sách nhà
nước đến tốc độ triển khai xây dựng CSHT nông thôn
Bảng 4.18: Nội dung tuyên truyền, phổ biến thông tin đến người dân
Bảng 4.19: Sự đóng góp, ủng hộ ngày công lao động của người dân trong xây
dựng CSHT NTM
Bảng 4.20: Mức độ đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ địa phương


iv



CHQS

Chỉ huy quân sự

5

DQTV

Dân quân tự vệ

6

KH

Kế hoạch

7

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

8

MTQG

Mục tiêu quốc gia

9

14

PTKTXH

Phát triển kinh tế xã hội

15

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

16

UBND

Uỷ ban nhân dân

17

XD NTM

Xây dựng nông thôn mới


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12
2.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới .................................. 12
2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở trong nước ................................. 14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN....17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 17
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................. 18
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 18
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ................................................. 18
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 19
3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 19
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 21
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Quang Phong ................................ 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................................... 21
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 25
4.2. Thực trạng và các công trình CSHT tại xã Quang Phong........................ 34
4.2.1. Thực trạng xây dựng NTM năm 2018 tại xã Quang Phong ................. 34
4.2.2. Thực trạng xây dựng CSHT nông thôn tại xã Quang Phong ................ 36
4.2.2.1. Giao thông
4.2.2.2. Thủy lợi và điện
4.2.2.3. Trường học
4.2.2.4. Cơ sở vật chất hóa
4.2.2.5. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và thông tin truyền thông


vii

4.2.2.6. Nhà ở dân cư

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong
những năm qua nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có sự phát triển mạnh
mẽ đạt được những kết quả quan trọng trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa,
đời sống cộng đồng góp phần vào nâng cao vai trò, vị trí và sức cạnh tranh
của nên kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn cả nước, tạo
tiền đề để tăng tốc độ phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện
đại hóa.
Hạ tầng nông thôn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội nông
thôn, trình độ kinh tế xã hội nông thôn ở mức nào thì cơ sở hạ tầng cũng
tương ứng với mức độ nào đó. Nơi nào có cơ sở hạ tầng được đầu tư xây
dựng tốt thì điều kiện kinh tế xã hội cũng phát triến, đời sống tinh thần của
người dân được nâng cao có điều kiện đầu tư cho sự phát triển của cơ sở hạ
tầng. Trong đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng là một hướng đi đúng và mang
lại nhiều lợi ích cho đời sống xã hội của người dân. Đồng thời cũng thúc đẩy
các hoạt động sản xuất hàng hóa, giúp người dân tiếp cận với xã hội và nền
kinh tế thị trường bên ngoài. Vì vậy, cơ sở hạ tầng nông thôn được coi là một
điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi các hoạt động kinh tế - xã hội của
xã Quang Phong. Xuất phát từ những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tốc độ triển khai
các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn xã Quang Phong, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”.
Với mong muốn có cái nhìn khách quan về những thành tựu đã đạt được
trong thời gian qua của địa phương. Từ đó, đề ra phương án nhằm xây dựng


2

cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với xu thế hội nhập, góp phần cho sự phát

- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập.
1.3.2. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bám sát mục tiêu, nhận diện được
những thành công, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện tiêu chí cơ sở
hạ tầng trong phát triển nông thôn tại xã Quang Phong, huyện Na Rì, tỉnh Bắc
Kạn trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần nâng
cao hiệu quả trong việc triển khai thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng trên địa bàn
xã. Vì vậy đây là luận cứ khoa học cho sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quản lý
của xã trong việc thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng trong phát triển nông thôn.
Đề tài góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực trạng, đề xuất các giải pháp
có cơ sở khoa học để đẩy nhanh tốc độ triển khai thực hiện tiêu chí cơ sở hạ
tầng trong phát triển nông thôn trên địa bàn xã Quang Phong một cách hiệu
quả và bền vững.
- Tích lũy thêm những kiến thức mới cho bản thân nhằm phục vụ cho
công tác sau này. Ngoài ra đề tài còn là cơ hội để em được nghiên cứu tìm
hiểu về tình hình kinh tế xã hội phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại địa
phương. Từ đó có được cơ sở để so sánh sự phát triển của địa phương với các
xã khác trong khu vực theo tiêu chuẩn nông thôn mới.
- Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnh
quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương trong giai đoạn
“công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn” hiện nay.
1.3.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Nhận thức được những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra
những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án CSHT theo bộ
tiêu chí NTM.
- Là tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau có cùng hướng
nghiên cứu.


4

thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự
xã hội.[8]
2.1.3. Khái niệm xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.


6

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích
cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,
dân chủ, văn minh.[8]
2.1.4. Mục tiêu xây dựng NTM
- Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản
xuất tiên tiến;
- Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch;
gắn phát triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch; từng bước thực hiện công
nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;
- Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng
cao.[12]

- Là cụ thể hóa đặc tính của xã NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.
- Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng NTM, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19
tiêu chí nông thôn mới.
- Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của
các địa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt
nông thôn mới; đánh giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã
trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.


8

b) Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia Nông thôn mới:
Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐTTg, ngày 16/4/2009 gồm 5 nhóm tiêu chí, cụ thể như sau:
Tiêu chí “Xã nông thôn mới”: Gồm 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực được quy
định tại Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Các tiêu chí gồm 5 nhóm:
+ Nhóm 1: Quy hoạch (1 tiêu chí)
+ Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí)
+ Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí)
+ Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Môi trường (4 tiêu chí)
+ Nhóm 5: Hệ thống chính trị (2 tiêu chí)
- 19 tiêu chí là: 1. Quy hoạch; 2. Giao thông; 3. Thủy lợi; 4. Điện; 5.
Trường học; 6. Cơ sở vật chất văn hóa; 7. Chợ; 8. Bưu điện; 9. Nhà ở dân cư;
10. Thu nhập; 11. Tỷ lệ hộ nghèo; 12. Cơ cấu lao động; 13. Hình thức tổ chức
sản xuất; 14. Giáo dục; 15. Y tế; 16. Văn hóa; 17. Môi trường; 18. Hệ thống
tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; 19. An ninh, trật tự xã hội.
(Chi tiết xem phần phụ lục đính kèm: 19 Tiêu chí xây dựng Nông thôn
mới cấp xã theo quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 14/6/2010 của Thủ tướng

Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất
- kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật
chất - kỹ thuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và rong
các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát
triển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nội dung tổng quát của cơ sở hạ tầng nông thôn có thể bao gồm những
hệ thống cấu trúc, thiết bị và công trình chủ yếu sau:


10

+ Hệ thống và các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, phòng chống thiên tai,
bảo vệ và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường trong nông nghiệp nông thôn
như: đê điều, kè đập, cầu cống và kênh mương thuỷ lợi, các trạm bơm…
+ Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong nông thôn: cầu
cống, đường xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng
hoá, giao lưu đi lại của dân cư.
+ Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin
liên lạc…
+ Những công trình xử lý, khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho
dân cư nông thôn.
+ Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vât tư, nguyên vật
liệu,…mà chủ yếu là những công trình chợ búa và tụ điểm giao lưu buôn bán.
+ Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuyển giao công nghệ kỹ
thuật; trạm trại sản xuất và cung ứng giao giống vật nuôi cây trồng.
Nội dung của cơ sở hạ tầng trong nông thôn cũng như sự phân bố, cấu
trúc trình độ phát triển của nó có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc
gia cũng như giữa các địa phương, vùng lãnh thổ của đất nước. Tại các nước
phát triển , cơ sở hạ tầng nông thôn còn bao gồm cả các hệ thống, công trình
cung cấp gas, khí đốt, xử lý và làm sạch nguồn nước tưới tiêu nông nghiệp,

xuất và dịch vụ công cộng này không thể chỉ lấy danh lợi của xí nghiệp làm
đầu, mà còn phải coi trọng tính phục vụ và ý nghĩa phúc lợi cho toàn xã hội.
- Tính vùng (địa lý): Các ngành sản xuất và dịch vụ cấu trúc hạ tầng
cũng như nhiều ngành sản xuất và dịch vụ khác thường mang tính địa lý (tính
vùng), chịu ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố tự nhiên (tài nguyên, môi trường,
địa hình, đất đai…) và các yếu tố kinh tế xã hội của từng vùng. Vì thế kết cấu
hạ tầng của các vùng có vị trí địa lý khác nhau sẽ khác nhau.[1]


12

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới
Người nông dân ở mỗi quốc gia đều trải qua quá trình phát triển khác
nhau, phụ thuộc vào điều kiện của loại hình canh tác và bối cảnh lịch sử của
mỗi khu vực cũng như phụ thuộc vào sự phát triển của môi trường sinh thái.
Năng suất và sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào chính sách quốc gia, sự
tiến bộ khoa học kỹ thuật, giáo dục, thông tin và văn hóa khu vực. Dưới đây
là một số khía cạnh xây dựng nông thôn mới ứng dụng ở một số quốc gia tiêu
biểu trên thế giới, cụ thể như sau:
 Xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản
Nông thôn Nhật Bản giành thắng lợi từ chương trình “Mỗi làng một sản
phẩm” Từ thập niên 70, tỉnh Oita miền tây nam Nhật Bản đã hình thành và
phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”. Trải qua gần 30 năm hình
thành và phát triển, Phong trào đã có nhiều thắng lợi. Sự thành công của
phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm của nhiều địa phương.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được
những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều
người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển
nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất

Trung Quốc xuất phát từ một nước nông nghiệp, người lao động sống
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Cải cách nông thôn là sự đột phá quan
trọng trong cuộc cải cách kinh tế từ đầu những năm 80 của thế kỉ 20. Trung
Quốc chọn hướng phát triển nông thôn bằng cách phát huy những công xưởng
nông thôn, thừa kế được của các công xã nhân dân trước đây. Thay đổi sở hữu
và phương thức quản lý để phát triển mô hình: công nghiệp hưng trấn, chế
biến nông lâm sản, hàng công nghiệp nhẹ, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất
nông nghiệp... ngày càng được đẩy mạnh.
Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp


14

thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu chỉ đường. Chính phủ
hỗ trợ nông dân xây dựng. Với mục tiêu: “ly nông bất ly hương”, Trung Quốc
đồng thời thực hiện 3 chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Chương trình đốm lửa: Trang bị cho hàng triệu nông dân các tư tưởng
tiến bộ khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân. Sau
15 năm thực hiện, chương trình đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông
thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo động lực thúc đẩy nông
thôn phát triển, theo kịp so với thành thị.
Chương trình được mùa: Chương trình này giúp đại bộ phận nông dân áp
dụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã
tăng lên 3 lần so với những năm đầu 70. Mục tiêu phát triển nông nghiệp là
sản xuất các nông sản chuyên dụng, phát triển chất lượng tăng cường chế biến
nông sản.
Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu là nâng cao sức sống của
các vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, mở rộng ứng dụng thành tựu
khoa học tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng khoa

quán triệt, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ được làm đồng
bộ, quyết liệt nhưng không nóng vội. Theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ đến năm 2020 sẽ có 50% xã đạt chuẩn và trong 5 năm chỉ là 20% xã đạt
chuẩn… vì vậy đây là một quá trình dài và triển khai từng bước và đồng bộ.
Đến khi xây dựng thành công nông thôn mới thì bộ tiêu chí này sẽ vẫn được
hoàn thiện vì chúng ta sẽ không ngừng xây dựng nông thôn mới.”
Phát biểu chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới ở VN mới đây, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ: “Việc xây dựng nông thôn mới
vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp
bách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp
cách mạng mang tính nhân văn của sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân VN.


16

Qua đó tạo được sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của các hệ thống chính
trị, sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện xây dựng
nông thôn mới. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng đề án với lộ
trình, bước đi, giải pháp cụ thể để phù hợp về xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn.
Nông thôn mới Việt nam trong tương lai sẽ là nơi sản xuất ra các sản
phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng
hoá, là nơi giữ gìn văn hoá truyền thống của các dân tộc, là nơi bảo đảm hài
hoà mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên… Với những quyết sách của
Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ,
ban, ngành ở Trung ương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng nông
thôn mới ở Việt Nam đang trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất
nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, phục vụ đắc lực cho công cuộc hội nhập của Việt Nam.[11]


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status