MÔ HÌNH HÀM SẢN XUẤT BIÊN NGẪU NHIÊN ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MỘT NGÀNH SẢN XUẤT - Pdf 62

MÔ HÌNH HÀM SẢN XUẤT BIÊN NGẪU NHIÊN ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MỘT NGÀNH SẢN XUẤT
1. Mô tả hiệu quả kỹ thuật và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kỹ thuật
1.1 Mô tả hiệu quả kỹ thuật
Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là mục tiêu của mọi quốc gia trong
các thời kỳ phát triển. Thành phần cơ bản của của tăng trưởng kinh tế là tăng
trưởng năng suất tổng hợp với hai thành phần cơ bản là tiến bộ công nghệ và
hiệu quả kỹ thuật. Xem xét dưới góc độ vi mô, hiệu quả sản xuất của một ngành
cũng chịu tác động của hai nhân tố trên. Do đó việc ước lượng, phân tích hiệu
quả kỹ thuật và những ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất là một vấn đề
đáng quan tâm.
Xét một quá trình sản xuất đơn giản trong đó có một đầu vào duy nhất (X)
được sử dụng để sản xuất ra một đầu ra duy nhất (Y). Đường OF chính là
đường giới hạn biểu thị mức sản lượng tối đa có thể đạt được tại mỗi mức đầu
vào. Do đó nó phản ánh trạng thái hiện tại công nghệ trong ngành. Các doanh
nghiệp trong ngành sẽ sản xuất tại đường giới hạn nếu doanh nghiệp đạt được
hiệu quả về mặt kỹ thuật. Điểm A tượng trưng cho một điểm không hiệu quả
trong khi điểm B và điểm C là những điểm hiệu quả.
FÁp dụng
O
Y
A
B
C
XÁp dụng
Đường giới hạn khả năng sản xuất được mô tả như sau (Đồ thị 1)
Một doanh nghiệp đang hoạt động tại điểm A là không hiệu quả bởi vì xét
về mặt công nghệ doanh nghiệp có thể tăng sản lượng đến mức tương đương
với điểm B trên đồ thị mà không cần có thêm đầu vào ( hoặc có thể sản xuất ra
một mức sản lượng như vậy nhưng cần ít đầu vào hơn tại điểm C trên đường

phát sinh trong quản lý nhưng các yếu tố của bản thân doanh nghiệp có tác
động đến tính hiệu quả của sản xuất thường ít được tính đến, trong khi các
doanh nghiệp có thể chủ động quyết định các yếu tố của bản thân bản thân
hơn đối với môi trường. Do đó doanh nghiệp cần xác định các đặc điểm cụ thể
của bản thân để từ đó có những hướng điều chỉnh thích hợp nhằm tăng hiệu
quả của quá trình sản xuất.
(1) Qui mô: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính hiệu quả của công
nghệ có liên quan đến qui mô và sự phân bổ qui mô của các doanh nghiệp
ở các nước đang phát triển. Một số nhà nghiên cứu chủ trương ủng hộ và
thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp có qui mô nhỏ dựa trên luận
cứ về kinh tế và phúc lợi (You, 1995). Mặt khác nghiên cứu về mô hình
tăng trưởng của Jovanavic(1982) lại đi đến kết luận là các hãng có qui
mô lớn hơn thì hoạt động có hiệu quả hơn so với hãng có qui mô nhỏ. Các
lý thuyết này chủ yếu dựa vào khái niệm về sự chuyển động của thị
trường với các hãng mới liên tục tham gia thị trường và đẩy các hãng
khác ra khỏi ngành. Các hãng chỉ nhận biết được “năng suất thực” của họ
khi quan sát kết quả của mình so với toàn ngành, và sẽ rời khỏi ngành nếu
năng suất thập hơn một mức độ giới hạn nào đó. Các hãng có năng suất
cao hơn giới hạn đó sẽ tồn tại và phát triển. Sự khác biết về mức hiệu quả
ở các qui mô khác nhau của doanh nghiệp còn có thể do vấn đề đo lường
(Page, 1984). Có vài lý do mà các doanh nghiệp có qui mô khác nhau có sự
khác biệt về hiệu quả. Tính chất của các đầu vào có thể khác nhau cho các
doanh nghiệp có qui mô khác nhau như trang bị vốn và lao động, hoạt
động tổ chức và quá trình sản xuất của các doanh nghiệp lớn sẽ hợp lý
hơn so với doanh nghiệp nhỏ. Về mặt thực nghiệm, Pitt và Lee (1981) thấy
rằng có mối liên hệ dương giữa qui mô doanh nghiệp và hiệu quả kỹ thuật
ở 50 doanh nghiệp ngành giầy dép của Indonesia, kết quả này cũng được
minh chứng khi Page (1984) áp dụng cho ngành giầy dép Ân Độ. Các
nghiên cứu về mặt thực nghiệm đã cho thấy có một mối quan hệ khăng
khít giữa qui mô và hiệu quả, tác động của qui mô tới hiệu quả là thuận

sát đối với nguồn vốn bên ngoài cũng như tỉ trọng của nguồn vốn này có
tác động rõ rệt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(4) Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D): Nhiều nhà kinh tế cho
rằng các hoạt động R&D có tác động mạnh đến việc gia tăng năng suất,
và họ cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa R&D và tốc độ tăng năng suất. Vốn
được coi là một nhân tố khó đo lường. Khó khăn này bắt nguồn từ tính
phức tạp trong mối quan hệ giữa R&D và năng suất. Theo Perelman
(1995), năng lực sản xuất của hãng sẽ gia tăng cùng với các hoạt động
R&D vì nó nâng cao đường giới hạn khả năng sản xuất. Nếu đường giới
hạn khả năng sản xuất dịch lên trên mà hãng không có khả năng ứng
dụng công nghệ mới thì khoảng cách giữa đường giới hạn và sản lượng
thực tế sẽ tăng lên ( tính phi hiệu quả kỹ thuật tăng). Các khoản đầu tư
lớn vào R&D nhằm tạo ra đổi mới về công nghệ. Tuy nhiên điều này không
hẳn là đúng trong trường hợp các khoản đầu tư có qui mô nhỏ, và được
cho là không đủ để nâng được giới hạn khả năng sản xuất lên. Hơn nữa
có một thực tế là với các dự án nghiên cứu khoa học ứng dụng sản xuất có
qui mô nhỏ thì khó có thể tạo ra được những thay đổi trong công nghệ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status