Tư tưởng Hồ Chí Minh về kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay - Pdf 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

__ ***___

NGUYỀN THANH HUYÊN

Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾ THỪA, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂI
HOÁ DÂN TỘC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Đ ố l VỚI VIỆC XÂY DựNG

NỀN VĂN HOÁ MỚI ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC s ĩ CAO HỌC TRIẾT HỌC

Chuyên ngành

: Triết học

M ã sô

: 60 .22.80

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Duyên
1HOC Q U O C
TP ) N ' ;

T-r.-

\/
HÀ NỘI - 2006


1.2 Một số nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về kế thừa và phát huy
truyền văn hoá dân tộc
1.2.1 Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước Việt Nam
1.2.2 Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy truyền thống nhân văn Việt Nam
Chương 2. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về kê thừa, phát huy bản
sắc văn hoá Việt Nam trong xây dựng nền văn hoá mới ở nước ta
hiện nay
2.1 Đảng Cộng Sản Việt Nam kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới
2.1.1 Những kết quả và thành tựu của Đảng cộng sản Việt Nam trong
việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
2.1.2 Những hạn chế và nguyên nhàn của Đảng cộng sản Việt Nam
trong việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
2.2 Những giải pháp nhằm kê thừa và phát huy giá trị truyền thống vãn
hoá dân tộc để xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam hiện nay
2.2.1 Tinh hình mới và yêu cầu đặt ra đối với việc kế thừa và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc
2.2.2 Giải pháp về nhận thức lý luận
2.2.3 Giải pháp về hoạt động thực tiễn

Kết luận
Tài liệu tham khảo


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một di sản tư tướng
vô cùng to lớn và sâu sắc. Tư tưởng của Người đã trở thành nền tảng, kim chỉ nam
cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam. Việc nghiên cứu tư tưởng

trong những nhiệm vụ quan trọng. Điều đó, đòi hỏi phải nhận thức đúng đăn vấn đê
kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tạo tiền đề cho việc
xây dựng giá trị văn hoá mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy,
việc nghiên cứu vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống văn hoá dân
tộc có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công việc xây dựng nền văn hoá mới
của đất nước. Khi đề cập đến việc xây dựng nền văn hoá vô sản, Lênin đã từng chi
"Không phải là nghĩ ra một thứ văn hoá vô sản mới là phát triển
những kiểu mẫu ưu tú, những kết quả tốt nhất của nền vãn hoá hiện
tồn, xét theo quan điểm thế giới quan của chủ nghĩa Mác và những
điều kiện của đời sống và của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong
thời đại chuyên chính vô sản". [49, 548].
Kế thừa và phát triển là quy luật vận động chung của mọi sự vật hiện tượng
trên thế giới trong đó có văn hóa. Không thể có sự phát triển từ cái hư vô, mà phải
trên cơ sở kế thừa những di sản của quá khứ, từ đó nâng nó lẻn một tầm cao mới. đó
mới là sự phát triển đúng đắn hợp quy luật. Do vậy, chúng ta cần chống lại những tư
tưởng muốn xóa bỏ tất cả những giá trị văn hóa của quá khứ, tiếp thu vãn hóa
phương Tây một cách không chọn lọc. Điều đó sẽ làm chúng ta mất đi bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam.
Ngược lại cũng cần phải khắc phục những tư tưởng bảo thủ, muốn bảo tổn.
giữ lại toàn bộ những cái gì của quá khứ, khước từ không tiếp nhận tất cả những gì
là thành tựu của văn minh nhân loại. Điều đó sẽ cản trở sự hội nhập quốc tê của Việt
Nam và cũng hạn chế sự phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong quá trình
hội nhập . Vãn hóa Việt Nam truyền thống được sản sinh trong quá trình dựng nước
và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gắn với một nền sản xuất nhỏ lao động thú còng,
với một lối sống khép kín. Do vậy, hiện nay vãn hóa truyền thống Việt Nam có
những điều phù hợp và không phù hợp. Điều không phù hợp cần được loại bỏ. Đổne
thời chúng ta phải biết tiếp thu những cái tinh hoa của vãn hóa các dân tộc khác.
Muốn kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc một cách đúng đắn đòi hỏi
chúng ta phải nghiên cứu một cách nghiêm túc tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực
này. Vì vậy, tôi chọn đề tài luận vãn: " Tư tưởng Hồ Chí Minh về kế thừa, phát huy

dân tộc trong tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh, thông qua những tác phẩm cúa
Người và những tác giả khác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dãn tộc và ý
nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền văn hoá Việt nam hiện nay” là một đề tài có
tính lý luận sâu sắc, cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và khoa
học. Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một sô nội dung
tư tưởng Hồ Chí Minh vể kế thừa phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và ý nghĩa của
nó đối với việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt
Nam hiện nay.
5. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý, quan điểm cơ bản của chủ
nghiã Mác - Lênin.
- Luận vãn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: kết hợp lịch sứ
với logic, phân tích với tổng hợp, so sánh với hệ thống.

4


6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.

- Về lý luận: Làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về kế thừa và phát huy bản
sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và sự tiếp thu tinh
hoa văn hoá nhân loại. Từ đó luận văn cũng làm rõ ý nghĩa của tư tưởng này
trong xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Thực tiễn: Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những người
nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực có liên quan, là tài liệu nghiên cứú cho

kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí
tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người”[40,19].
Tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập tới khái niệm văn hóa. Quan niệm về văn hóa
đã hình thành từ rất sớm ở các nước Đông Á. Văn hóa được hiểu như một hình thức
điều hành xã hội bằng “văn trị” để giáo hóa con người, đối lập với những biện pháp
tàn bạo. Theo tiếng Latinh, từ văn hoá là Cultura có nghĩa là vun xới, trổng trọt,
luyện tập. Trong cuốn văn hóa nguyên thủy, xuất bản năm 1871, EB Taylor nẻu
quan niệm “ Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng nghệ

6


thuật phong tục và cả năng lực thói quen mà con người đạt đuợc trong xã hội”
[113,65].

c. Mác và Ảngghen cho rằng, văn hóa là sản phẩm của lịch sử, của điều kiện
tự nhiên, điều kiện xã hội. v ề văn hóa, các ông khẳng định: “Căn cứ vào mức độ tự
nhiên được con người biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con
người khai thác, cải tạo thì có thể xét được trình độ văn hóa chung của con người"
[56,587],
Chủ tịch Hồ Chí Minh là học trò xuất sắc của C.Mác, Ph.Ảngghen và Lênin,
có quan niệm về văn hóa rất rộng, gắn liền hoạt động sống của cá nhân và cộng
đồng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới,
dân tộc và nhân loại: Theo Người
"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi

lý, lịch sử, lòng yêu nước, yêu tự do, từ sức sống nội sinh, từ lao động và sức sản
sinh của mình, từ lối sống, phong tục, tập quán của mình. Tính chất dân tộc là điều
kiện tồn vong của mọi nền văn hóa. Dân tộc ta đã từng trải qua những thời kỳ bị
nước ngoài thống trị với mưu toan đồng hoá, nhưng tinh thần, cốt cách của dân tộc
vẫn được giữ vững. Đó là nhờ tính chất dân tộc của văn hóa, nhờ máu thịt dân tộc
của văn hóa, nhờ sự bền vững vô song của các truyền thống dân tộc.
Như vậy, bản sắc văn hóa chính là tính đặc thù dân tộc của nền văn hóa.
Bản sắc dân tộc được thể hiện, lưu giữ trong văn hóa, định hướng cho sự phát triển
của nền văn hóa dân tộc.
Bản sắc dân tộc của văn hóa là gì? Đó là những yếu tố độc đáo, yếu tô đặc
sắc của một nền văn hóa biểu hiện "đặc tính dân tộc", "cốt cách dân tộc". Chúng
tạo nên sức mạnh cố kết, duy trì và phát triển đời sống một cộng đồng với tư cách
là dân tộc, là bộ "gien bảo tồn dân tộc".
Để trả lời bản sắc văn hoá dân tộc là gì? Trước hết chúng ta cần làm rõ bản
sắc dân tộc.
“ Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh
huớng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sáng tạo văn hoá của một
dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho
dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất
quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển” [6,125].
Từ bản sắc dân tộc được thể hiện trong văn hoá, chúng ta có thể nêu định
nghĩa “ Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng hoà các khuynh hướng cơ bản trong sáng
tạo văn hoácủa một dân tộc vốn được hình thành trong mối liên hệ thường xuyên
với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tư tưởng, trong quá
trình vận động không ngừng của dân tộc đó” [114,25 ]
Nói tới bản sắc văn hoá dân tộc trước tiên chúng ta nói đến truyền thống
dân tộc, vì “ Truyền thống là một bộ phận của văn hoá. Truyền thống của một dân
tộc nói lên bản sắc văn hoá của dân tộc ấy” [ 44,70].

9

quy luật kế thừa và quy luật giao lưu.
Nhìn chung, xã hội loài người và văn hoá của nó sẽ là sự phát triển đi lên.
Sự phát triển của văn hoá sẽ không thực hiện được nếu không có sự kế thừa. Sự
phồn vinh của một quốc gia, một thời đại lịch sử bao giờ cũng dựa trên nền tảng

10


vững chắc của những giá trị văn hoá mà cộng đồng nhân loại, cộng đồng dân tộc
đã đạt được trước đó. Vì vậy, việc phát huy những di sản văn hoá truyền thống và
sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới là vấn đề đặt ra với mọi quốc gia, mọi dân
tộc ở mọi thời kỳ lịch sử.
Kế thừa văn hoá là một biểu hiện cụ thể của quá trình phủ định biện chứng
diễn ra trên lĩnh vực văn hoá. Thuật ngữ "succession" (kế thừa) được dùng để diễn
đạt quá trình biến đổi, phát triển của các sự vật, hiện tượng văn hoá, các nền văn
hoá diễn ra theo trục thời gian. Quá trình ấy trải qua nhiều giai đoạn, giai đoạn sau
liên tiếp phủ định biện chứng giai đoạn trước để làm nên sự biến đổi, phát triển của
các hiện tượng văn hoá, các nền văn hoá. Kế thừa là quy luật của sự phát triển và
tiến bộ văn hoá.
K ế thừa văn hoá là một quy luật cơ bản của sự phát triển văn hoá. Nó biểu
hiện mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới, giữa giai đoạn trước và giai đoạn sau của
quá trình phát triển văn hoá trong mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc cũng như toàn
nhân loại.
Là một quy luật khách quan, trong lịch sử phát triển bình thường của các
nền văn hoá, kế thừa văn hoá luôn luôn được thực hiện một cách tự phát hoặc tự
giác. Nhờ vậy, dù trong thời kỳ trình độ tư duy của loài người còn thấp, chưa nhận
thức được quy luật, song trong đời sống vẫn diễn ra tiến bộ văn hoá một cách tự
phát. Việc nhận thức được quy luật khiến cho con người thực hiện việc kế thừa vãn
hoá một cách tự giác và tránh được những sai lầm do ấu trĩ, thiếu hiểu biết gây
nên.

sáng tạo ra lịch sử, sáng tạo văn hoá, cũng thường tích luỹ bảo tồn và phát triển
văn hoá dàn tộc. Bởi không bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc thì cũng không
giành được độc lập, tự do, không củng cố được nền độc lập giành được bằng xương
máu.
Ý thức một cách sâu sắc về truyền thống văn hoá dân tộc, Hồ Chí Minh đã
nâng truyền thống của cha ông lên một tầm cao hơn. Người đã kết hợp một cách
sáng tạo truyền thống của dân tộc với tinh hoa của nhân loại để xây dựng cho dân
tộc mình những đuờng lối sáng suốt tạo thành sức mạnh mới trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc. Vì thế đã hình thành ở Hồ Chí Minh những
quan điểm về sự cần thiết phải kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong
sự nghiệp cách mạng.
Thứ nhất: Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là yêu cầu khách
quan của sự nghiệp cách mạng, của quá trình đấu tranh cách mạng và quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa đế quốc không chỉ dùng sức mạnh quân sự
để xâm lược các dân tộc, họ còn dùng văn hóa để nô dịch các dân tộc lạc hậu,
nhằm làm cho các dân tộc đó cam chịu kiếp người nô lệ.

12


Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam được che đậy dưới danh nghĩa đưa văn
minh cho dân tộc Việt Nam, họ truyền bá chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Rằng
những người da trắng là nhữngngười văn minh, những dân tộc thượng đẳng, còn
những người damàu là dân tộc hạ đẳng. Do vậy, người da trắng cai trị người da
mầu là đương nhiên. Thực dân Pháp còn dùng rượu cồn, thuốc phiện để đầu độc
dân tộc Việt Nam, hòng lôi kéo thanh niên Việt Nam vào con đường ăn chơi
hưởng lạc, truyền bá văn hóa Pháp, nhằm làm mất bản sắc văn hóa Việt Nam. Khi
nói về chính sách thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc đã chỉ rõ:
"Xứ Đông Dương bị chủ nghĩa tư bản Pháp bóc lột, để làm giàu cho

chính nhất, nó đặt ra vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc
đã kêu gọi sự đoàn kết thống nhất phong trào đấu tranh giữa công nhân ở các nước
chính quốc với phong trào đấu tranh của nhân dân ở các nước thuộc địa. Người nêu
mối quan hệ giữa cách mạng ở chính quốc và cách mạng thuộc địa như đôi cánh
của con chim, v ề chủ nghĩa đế quốc như con đỉa hai vòi, một vòi hút máu ở chính
quốc, một vòi hút máu ở thuộc địa. Sự gắn kết giữa cách mạng ở các nước chính
quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một sự tất yếu
“Công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc là một bộ phận khăng khít. Do đó
mà trước hết nảy ra khả năng sự cần thiết phải có liên minh chiến đấu chặt chẽ
giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản ở các nước đế quốc để thắng kẻ thù
chung”. [68,567],
Tinh thần tự cường dân tộc ở Việt Nam cũng đã được Nguyễn Ái Quốc
khơi dậy. Một mặt người kêu gọi tình đoàn kết giữa các dân tộc, giữa giai cấp công
nhân thế giới, mặt khác người lại kêu gọi tinh thần “tự lực cánh sinh dựa vào sức
mình là chính”. Người chỉ ra “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ
dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” [67, 522].
Thứ hai\ Kế thừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là yêu cầu khách quan
của sự phát triển bền vững.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra, sự phát triển của lịch sử nhân loại là sự
tiếp nối các hình thái kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa xã hội ra đời từ chủ nghĩa bản nó
không vất bỏ tất cả những di sản của quá khứ mà chỉ loại bỏ tất cả những gì không
phù hợp những cái gì mang tính chất tư bản chủ nghĩa, còn những gì là phù hợp
chúng ta phải tiếp thu. Ví dụ như những thành tựu khoa học công nghệ những
phương pháp quản lý hiện đại. Trong tác phẩm “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”
V.I. Lênin đã chỉ ra: “Nếu không hiểu rõ rằng chỉ có sự hiểu biết chính xác về văn
hóa được sáng tạo ra trong toàn bộ quá trình phát triển của loài người và việc cải
tạo nền vãn hóa đó mới có thể xây dựng được nền văn hóa vô sản...” [49,361],

14


lại sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, khi nhấn mạnh tác động của văn hóa đối
với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Muôn
xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, “Vãn

15


hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài mà ở trong
kinh tế và chính trị”. [ 67, 368 - 369]. Do vậy, “để phục vụ cho sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về
hình thức” [70, 60].
Đất nước ta còn nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, do vậy
chúng ta phải biết phát huy những truyền thống quý báu trong văn hóa dân tộc
Việt Nam, biến nó thành sức mạnh vật chất để vượt qua những khó khăn hạn chê
đó. Vì vậy, để kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thì chúng ta phải nhận
thức được những nguyên tắc kế thừa và phát huy trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.1.2. Một số nguyên tắc kế thừa, phát huy bản sác văn hóa dân tộc trong
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tính chất dân tộc của nền văn hoá mới thực chất
là vấn đề kế thừa truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, kết hợp chặt chẽ với việc
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Nghiên cứu tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, chúng ta có thể hiểu tính chất dân
tộc, hay đặc tính, cốt cách dân tộc của văn hoá Việt Nam, như Người đã nói, là tính
chất riêng, là cái tinh tuý bên trong, tạo nên những nét khác biệt của văn hoá Việt
Nam so với các nền văn hoá khác; đó cũng là những nét khác biệt của dân tộc Việt
Nam so với các dân tộc khác. Nó được thể hiện trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn,
tính cách, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán, trong các loại hình văn học nghệ
thuật, trong toàn bộ đòi sống tinh thần của dân tộc; và tập trung nhất là trong những
truyền thống tốt đẹp của văn hoá Việt Nam, tạo nên những giá trị tinh thần bền

về văn hoá quá khứ. Khuynh hướng sai lầm ấy hoàn toàn trái ngược với quy luật
phát triển của văn hoá, của xã hội loài người. Khi đã giành được chính quyền, giai
cấp vô sản không thể xây dựng được nền văn hoá mới nếu không xuất phát từ những
gì mà văn hoá quá khứ để lại, cũng như không thể có chủ nghĩa Mác, nếu nó không
bắt nguồn từ triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và chủ nghĩa
xã hội không tưởng Pháp.
Hồ Chí Minh còn gọi những truyền thống tốt đẹp của cha ông là những "vốn
củ quỷ báu của dân tộc". Người nhấn mạnh đến những gì là tốt đẹp, là quý báu
trong truyền thống, trong vốn cũ để phân biệt với những gì lạc hậu, lỗi thời mà vốn
cũ còn để lại. Chúng ta phải biết trân trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy những cái
gì tốt đẹp, quý báu, đồng thời phải biết loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời của vốn
cũ, của truyền thống cũ. Người đã chỉ ra cho những người làm công tác văn hoá ràng
việc giữ gìn, kế thừa vốn cũ không phải là "phục cổ một cách máy móc" mà "cái gì
tốt thì ta nên khôi phục và phát triển, còn cái xấu thì ta phải bỏ đi" cái gì không xấu
nhưng phiền phức thì ta phải sửa đổi lại cho hợpiỷ [67, Q4] Dây chính là quan điếm
AI H O C Q U
uỐ
o rC. G
C.IA
A i
^O
OAI
I A HA m
NỘI

IPUNG TẨM THÔNG TIN Ĩ H I I \ / ! f rj

17



nghĩa của những cái gì đang được kế thừa.

18


Trong văn hoá, có cả hai mặt: phát triển những truyền thống tốt đẹp và loại
bỏ những truyền thống lạc hậu, khắc phục những cái lỗi thòi của quá khứ đều rất
khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, đó là những vấn đề thuộc về nhận thức tư tưởng, tập quán
và kiến thức của con người, những vấn đề đã đi sâu vào thói quen, tâm lý, lối sống
không phải chỉ của một sô' người, mà là của cả cộng đồng xã hội rộng lớn. Vì vậy,
thường xuyên đẩy mạnh cả hai mặt đó là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn
hoá mới.
Trân trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đề cao tính chất
dân tộc của văn hoá không có nghĩa là làm cho văn hoá thu mình trong chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi, thiển cận, "đóng cửa" cự tuyệt tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại,
kỳ thị văn hoá của các dân tộc khác. Trong tư tuởng văn hoá Hồ Chí Minh, chúng ta
thấy có sự thống nhất biện chứng giữa tính dân tộc và tính nhân loại, cũng như sự
thống nhất biện chứng giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản - nét
đặc trưng nổi bật trong tư tưởng chính trị của Người.
Nguyên tắc thứ hai, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống là gắn liền với phát triển nâng nó
lên một trình độ và chất lượng mới, nhằm đáp ứng trình độ văn hoá ngày càng tăng
của nhân dân. Nói đến bản sắc văn hoá dân tộc là nói đến nét đậm đà, sâu sắc nhất,
và mang tính phát triển. Bản sắc văn hoá dân tộc nếu không được bổ sung, phát
triển, thì dù có hàm chứa những giá trị cao đẹp đến mấy cũng không thể trở thành
sức mạnh lâu bển của dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ là giá trị quá khứ
vĩnh hằng, mà còn là thực tại và hướng về tương lai. Vì thế, kế thừa văn hóa truyền
thống dân tộc không phải là tự hạn chế mình trong vốn cũ, thoả mãn với bài học cũ,
hoặc cứ rủ nhau đi nguợc về cội nguồn, tìm về quá khứ. Vì thế vãn hoá dân tộc cần
phải tiếp thu, học tập tinh hoa của văn hoá nhân loại. Chính những giá trị tiến bộ của


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status