SKKN một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT - Pdf 57

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
------ooOoo--------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
NHẰM NÂNG CAO HIỆU CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Ở TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Chủ nhiệm

1
THANH HOÁ, NĂM 2019


MỤC LỤC
1. Mở đầu………………………………………………………… Trang 2
1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………………..

2

1.2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………. .

3

1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………..

3


2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay tình trạng bạo lực học đường đã và đang xảy ra trên phạm vi rộng với
nhiều lứa tuổi, đối tượng hoàn cảnh khác nhau: từ nông thôn tới thành thị, từ mầm
non tới THPT, từ những đứa con trong gia đình khó khăn đến gia đình giàu có đều
có thể mắc phải. Hiện tượng học sinh đánh nhau, đánh hội đồng vì một lý do nào
đó không can ngăn mà còn quay clip tung lên mạng với sự hả hê thích thú, cho đến
việc lôi kéo người thân bạn bè đánh đối phương hoặc như việc cô giáo tát học sinh
vài chục cái, thầy giáo ấu dâm học sinh không còn là chuyện hiếm
Trước thực trạng này nghị quyết Trung Ương 8 khóa IX về đổi mới căn bản toàn
diện về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã ra đời. Trong đó quan
điểm chỉ đạo của đảng trong đổi mới giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức là
chủ yếu sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung
tâm của quá trình giáo dục.
Để thực hiện chủ trương của Đảng có hiệu quả, ngành giáo dục không chỉ đổi
mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn thay đổi quan niệm nhận thức hành vi
trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trong đó có việc thực hiện các biện pháp kỷ
luật tích cực.
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường giao nhiệm vụ chủ nhiệm một lớp
học sinh liên tục trong hai năm từ lớp 11 đến lớp 12 nên việc giải quyết các tình
huống trong và ngoài nhà trường liên quan đến các em là điều không hề dễ trong
hoàn cảnh hiện nay, bên cạnh đó tài liệu để học tập, nghiên cứu, áp dụng cũng rất
ít, tìm hiểu trên mạng thì phần lớn là những clip phản cảm nhố nhăng, không có
tính giáo dục mà chỉ gây tò mò ăn theo, lôi kéo một bộ phận không nhỏ trong giới
học sinh từ những em ngoan đến những em chưa ngoan đi theo để áp dụng trên

trong trường.
- Phương pháp thử nghiệm
Thử áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực ở lớp 12A2 năm học từ
2018 - 2019 trường THPT Đặng Thai Mai - Quảng Xương Thanh Hóa
1.5.Thời gian thực hiện:
Bắt đầu từ tháng 9 năm 2018 đến 15 tháng 5 năm 2019
1.6. Những điểm mới của SKKN
- Thay đổi quan niệm, nhận thức về giáo dục kỷ luật như: sũy nghĩ sâu sắc
về nghề dạy học, quan tâm chăm sóc bản thân, luôn tạo niềm vui cho bản
thân, suy ngẫm về những điều mình đã trải qua tự đặt mình
- Thay đổi cách cư xử trong lớp học, quy tắc nhất quán, khuyến khích động
viên, áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng, quan tâm đến
hoàn cảnh của học sinh, giám sát nội quy lớp học, xây dựng tập thể thân
thiện, gắn bó.
2. NỘI DUNG
4


2.1. Cơ sở lí luận
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội trong thời kì hội nhập, sự bùng nổ
của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0. Sự phát triển mạnh mẽ của các thành
phần kinh tế xã hội, nhu cầu kết bạn, giao lưu, ảnh hưởng theo trào lưu văn hóa
ngày càng đa dạng, phức tạp nhưng việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ cá
nhân ngày càng khó khăn nên nảy sinh nhiều bất đồng về quan điểm, cách sống
cũng như sự kết nối tập thể và giữa các tập thể không giống nhau nên các em học
sinh nhất là lưa tuổi trung học phổ thông có xu thế tự khẳng định mình mà phá bỏ
mọi không gian giới hạn cho phép để phát triển theo nhiều hướng khác nhau dẫn
đến một số học sinh nếu không ngăn chặn kịp thời và đúng cách sẽ xảy ra mâu
thuẫn đánh nhau vi phạm pháp luật và cao nhất là tự tử ở cả đối tượng học sinh
ngoan học giỏi, con nhà gia giáo nề nếp, có điều kiện kinh tế.

2.2.1 Thuận lợi
Bản thân tôi đã có nhiều năm công tác trong nghành và cũng có nhiều năm làm
công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về công
tác chủ nhiệm lớp. Có long yêu nghề, mến học sinh và luôn học hỏi những đồng
nghiệp để đưa các mặt chất lượng của lớp lên cao và quan trọng nhất là kết nói để
tạo nên một tập thể đoàn kết, chia sẻ,giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau.
- Bản thân tôi đã chủ nhiệm năm lớp 11 nên năm học này giữa giáo viên và
học sinh đã phần nào hiểu nhau
- Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức
- Học sinh trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp
- Giữa Giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp
chặt chẽ trong công tác giáo dục
2.2.2 Khó khăn
- Trường Đặng Thai Mai khi mới thành lập là một trường bán công và sau
khi trở thành trường công lập cho đến nay đã có nhiều thành tích đáng kể
trong công tác dạy - học nhưng trong tiềm thức của một số phụ huynh,
học sinh vẫn là trường chưa phải là lựa chọn của đại bộ phận học sinh
khá, giỏi trên địa bàn toàn huyện.
Trong lớp học đa số là con em nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (như
Mai Ngọc Đạt, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Khắc Trí), một số có bố, mẹ đi làm
ăn xa nhiều năm không về mà gửi con cho người thân chăm nom (em
Nguyễn Hữu Dân, em Nguyễn Khắc Trí), không có bố, mẹ lập gia đình mới,
ở với bà ngoại từ bé đến giờ em Lê Nhật Hạ), em bị khuyết tật về mắt( Lê
Trung Kiên), bố mẹ ly hôn ở với bố trong hoàn cảnh nghèo túng(em Nguyễn
Văn Dũng)
- Có nhiều học sinh sống ở địa bàn xa trường tới 13km (em Nguyễn Văn
Dũng), 14 km (em Phạm Văn Trung)
- Vào đầu năm lớp 11 đã có nhiều cuộc gây gỗ đánh nhau trong lớp do chưa
quen chưa hiểu tính nết của nhau, cái tôi cá nhân quá cao (em Lê Đình
Chiến, Lê Văn Trường) tinh thần tập thể yếu, thụ động ( em Mai Ngọc

+ Quy tắc cần cân bằng giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân
+ Đề cập đến những giá trị cơ bản: an toàn, tôn trọng, lẫn nhau, lòng
nhân ái và trung thực.
- Ví dụ: Họp lớp thống nhất nội quy chi Đoàn
+ Cả lớp cùng hát bài: nối vòng tay lớn.
+ Chọn thư kí: bạn Phạm Thị Hương ( chuyên trách giữ sổ đầu bài)
+ Chủ tọa: lớp trưởng
+Các phát biểu và đóng góp ý kiến sau đó thống nhất nội quy chung:
* Xếp hạnh kiểm theo tổng điểm thi đua được xây dựng theo 4 loại: tốt,
khá, trung bình, yếu.
* Phân chia tổ, cử tổ trưởng theo dõi, ghi chép rõ rang cuối tuần báo cáo
kết quả và thống nhất điều chỉnh hợp lí những điều chưa phù hợp với thực
tiễn, hoàn cảnh xảy ra.
7


+ Đi học chậm, sai đồng phục, vắng học có phép trừ :2 điểm.
+ Nghỉ học không lí do, mặc sai đồng phục, không học bài cũ, làm trực nhật
muộn, không làm đủ bài tập về nhà trừ 5 điểm.
+ Nếu vi phạm 2 lần trở lên phải viết bản kiểm điểm và cam kết có ý kiến
của gia đình.
+ Đánh bạn, gây gổ làm mất đoàn kết, ăn trộm tiền mặt, đồ đạc trừ 20 điểm
+ Làm việc tốt như nhặt được của rơi trả lại người mất được cộng 20 điểm
+ Giúp đỡ bạn khi gặp hoàn cảnh khó khăn: 20 điểm
+ Vô lễ với thầy cô giáo, xúc phạm nhân phẩm của người giáo viên: họp xét
kỉ luật trên lớp và đưa ra hội đồng kỉ luật của nhà trường.
+ Tham gia tích cực các phong trào thể dục, thể thao, văn nghê, văn hóa của
lớp, trường và đoàn trường tổ chức: 10 điểm
+ Mỗi tổ có một sổ theo dõi riêng và tổng hợp xếp loại vào tiết sinh hoạt
hàng tuần, hàng tháng và cuối kỳ

việc làm nhỏ nhưng tạo ra giá trị lớn.
- Ví dụ: Khen thưởng học sinh tiêu biểu của tuần:
+ Em Nguyễn Khắc Trí ở xã Quảng Khê thường xuyên đi muộn do bố,
mẹ đi làm ăn xa chỉ có hai anh em tự bao ban nhausau đó lớp họp lại và thống
nhất đề xuất là cử một bạn gần nhà, có thói quen dậy sớm, rất nhanh nhẹn là
8


em Nguyễn Thị Duyên đến rủ bạn đi cùng giúp Trí đỡ tủi thân và khắc phục
được thói quen đi học muộn.
+ Cuối tuần sinh hoạt lớp tuyên dương bạn Duyên vì tinh thần đồng đội
và bạn Trí hết đi học muộn bằng một tràng pháo tay thật to của các bạn trong
cho đôi bạn cùng tiến.
• Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và nhất
quán
- Mục đích: Cho học sinh thấy được ảnh hưởng không tốt khi không
tuân thủ nội quy lớp học.
- Lưu ý:
+ Các hình phạt nhằm mục đích dạy các em biết cách cư xử chứ không
nhằm đưa ra lời nhận xét về các em
+ Tuyệt đối không đưa ra hình phạt mang tính bạo lực.
+ Cần công bằng, khoan dung, tránh căng thẳng, đối đầu
+ Cần tìm hiểu nguyên nhân và phải xem xét bối cảnh, không phạt học
sinh vì những điều chưa quy định.
- Ví dụ:Xin lỗi những người bị xúc phạm sau khi được giáo viên gặp gỡ
riêng sau giờ học để giải thích về nguyên nhân sai phạm và biện pháp sữa
chữa.
+ Khi em Lê Văn Trường và Lê Đình Chiến có đánh nhau vì Trường báo
cáo cô giáo về việc Chiến đi chậm thì bạn ấy cho là mách lẻo sau đó lời qua
tiếng lại đến mức cả hai bạn đều không đủ kiên nhẫn và xông vào đánh nhau

nhanh chóng đưa ra lời chỉ trích. Có thể chủ động tìm kiếm sự hỗ
trợ từ phía nhà trường.
* Ví dụ: Tronglớp có những em học sinh đặc biệt là em Mai Ngọc
Đạt, Lê Trung Kiên, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Khắc Trí.
+ Mai Ngọc Đạt là học sinh nhà nghèo nhất xã Quảng Chính, nhà
có ba anh chị em nhưng có chị gái 22 tuổi và em trai 12 tuổi bị bại
não, gia đình rất nghèo, bố làm thợ xây, mẹ bán rau ngoài chợ
nhưng không đủ trang trải cuộc sống. Đến lớp rất ít nói, ngại giao
tiếp vì tự ti, quần áo đi học hạn chế, không có xe đạp đi học, mùa
đông đến không có giầy để đi.
10


+ Giữa cuối năm học lớp 11 tập thể lớp đã đến thăm và biết được
hoàn cảnh khó khăn của gia đình, lớp đã kịp thời động viên bạn ấy
bằng cách hỏi ý kiến và kêu gọi các bạn trong lớp. Cả lớp đã thống
nhất ủng hộ bạn bằng những món quà đặc biệt mà bạn không từ
chối được: nhân dịp tết đến xuân về, cô giáo chủ nhiệm và các bạn
trong lớp đã góp nhau ủng hộ gia đình bạn món quà hơn hai triệu
đồng, một số bạn tặng quần áo, bạn lớp trưởng Nguyễn Xuân Ý
tặng 1 đôi giày.

Ảnh: Lớp trưởng Nguyễn Xuân Ý (măc bộ quần áo thể dục)
tặng giày cho bạn Mai Ngọc Đạt
+ Các bạn như Nguyễn Khắc Trí và Nguyễn Văn Dũng cũng là hai
em có hoàn cảnh khó khăn được các bạn và cô giáo chủ nhiệm quyên
góp động viên các em mỗi khi tết đến, xuân về bằng một món quà nhỏ
nhưng nghĩa cử rất lớn.

11

không bằng bạo lực.
+ Vai trò của giáo viên: Định hướng, dẫn dắt, giải quyết tốt mối
quan hệ trong lớp, xây dựng môi trường lớp học thân thiện, lắng
nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh đồng thời là tấm gương sáng
cho học sinh noi theo
+ Vai trò của học sinh: Tự giác xây dựng và thực hiện nội quy,
thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm với hành vi
của mình, biết cách giải quyết các mâu thuẫn, có ý thức hợp tác
nhóm, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, biết thực hiện quyền và bổn
phận của mình.
2.3.3.1. Cách tiến hành
- Xây dựng các hoạt động tập thể lớp: bằng cách tạo ra những
khoảnh khắc vui vẻ bên nhau như dã ngoại, trò chơi ngoài giờ học,
tham gia văn nghệ, thể thao do đoàn trường phát động, hoặc tổ
chức đi thăm gia đình có hoàn cảnh khó khăn…
13


+ Ví dụ: thông qua việc hàng tháng đi thăm một số gia đình theo kế
hoạch đầu năm hoặc đột xuất sẽ cùng một nhóm học sinh từ 10 -15
bạn trong đó có ban cán sự lớp.Đã nắm bắt được tình hình thực tế,
hoành cảnh của từng gia đình, từ đó giúp các em biết, hiểu, thông cảm
và chia sẻ giúp đỡ nhau từ đó có thêm thiện cảm và tinh thần tương
thân, tương ái gắn kết nhau
+ Tham gia tích cực các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao của lớp,
trường do đoàn phát động

Ảnh: Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11
+ Ủng hộ nhiệt tình các hoạt động thiện nguyện do các tổ chức trong
nhà trường phát động hoặc thăm các gia đình có những biến cố đặc

điền vào
Suy nghĩ của em về lớp học
ST
T

Câu hỏi

1

Em có thấy vui khi đến lớp
không?

2

Thây/cô có đối xử công bằng với
em không?

3

Em có tích cực tham gia các
hoạt động của lớp không?

4

Em có lắng nghe ý kiến của các
bạn không?

5

Em có được giúp đỡ khi cần

khi

Khôn
g bao
giờ

Dựa vào bảng này giáo viên có thể nắm bắt được trang thái tinh thần,
tình hình học tập của học sinh và có biện pháp can thiệp kịp thời
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
17


- Trong năm học vừa qua, tập thể lớp đã có những thành tích hơn hẳn
năm ngoái.
Năm học

Năm học: 2017–2018

Năm học: 2018 – 2019

Học lực

1/36=2,7% học sinh giỏi 5/36 = 13,9% học sinh giỏi
22/36 = 61,2% học tăng 11,2%
25/36 = 69,4% học sinh tiên
sinh tiên tiến
12/36 =33,3% học sinh tiến tăng 8,2%
6/36 = 16,6% giảm 16,7%
trung bình
học sinh trung bình

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hương

18




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status