ẢNH HƯỞNG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY - Pdf 56

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ TÂM

ẢNH HƯỞNG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO
VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ TÂM

ẢNH HƯỞNG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO
VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến
luận án và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Quan niệm của Nho giáo về gia đình
2.2. Vấn đề xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay
2.3. Phương thức ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc
xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Trang
1
5
5

18

25
27
31
31
61
71

76
76



130
154
157
158


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và nhà nước ta đặc biệt đề cao vai trò của gia đình, coi đó là tế bào của
của xã hội. Đồng thời, Đảng và nhà nước cũng đưa ra nhiều chủ trương, chính sách
để xây dựng gia đình văn hóa nhằm góp phần vào sự phát triển đất nước. Gia đình
văn hóa là môi trường đầu tiên và tốt nhất hình thành nhân cách con người đồng
thời là tế bào quan trọng để xây dựng xã hội bởi gia đình là xuất phát điểm cho sự
triển khai các quy phạm luân lý theo hướng mở rộng từ nội ra ngoại. Một người có
thể tự giác tuân thủ các chuẩn mực hành vi đạo đức, thực hiện bổn phận, trách
nhiệm của mình đối với người khác và đối với xã hội hay không phải bắt nguồn từ
gia đình. Quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam chịu sự tác động mạnh
mẽ của văn hóa truyền thống đặc biệt là Nho giáo.
Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của người Việt như trong
cuốn sách Nho giáo xưa và nay do tác giả Vũ Khiêu chủ biên viết: “Ở Việt Nam,
những mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, bè bạn, anh em trong một thời
gian hàng nghìn năm đều rập khuôn theo Nho giáo” [72, tr.379]. Hiện nay, một
trong những giá trị còn lại và ảnh hưởng sâu sắc nhất của Nho giáo đối với xã hội
Việt Nam đó là đạo đức gia đình. Đạo đức gia đình của Nho giáo đã được người
Việt tiếp nhận và cải biến đi để trở thành văn hóa gia truyền thống đặc trưng của
mình. Chính điều đó đã tạo nên một số khác biệt giữa Nho giáo Việt Nam và Nho
giáo Trung Quốc về vấn đề gia đình.
Đồng bằng sông Hồng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước

buông trôi cho sự phục hồi những nhân tố tiêu cực của Nho giáo, đồng thời sẽ lãng
phí những nhân tố tích cực mà Nho giáo còn có thể đóng góp vào sự nghiệp của đất
nước ta hôm nay” [75, tr.40]. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác
giả đã lựa chọn vấn đề “Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với
việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay”
làm đề tài luận án tiến sĩ triết học.
2. Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực trạng ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo
về gia đình đến việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng
hiện nay, luận án đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực góp phần xây dựng gia đình văn
hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng.


3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, tổng quan lại hệ thống các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài
- Thứ hai, trình bày có hệ thống một số vấn đề lý luận liên quan đến quan
niệm của Nho giáo về gia đình và vấn đề xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam
hiện nay.
- Thứ ba, phân tích, làm rõ thực trạng ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về
gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng
hiện nay và một số vấn đề đặt ra.
- Thứ tư, đề xuất nguyên tắc và một số giải pháp chủ yếu phát huy ảnh hưởng
tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với
việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

du nhập, biến đổi của các quan niệm này ở Việt Nam. Đồng thời, luận án làm rõ
một số nội dung cơ bản về xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với
việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Đồng
thời, luận án phân tích một số vấn đề đặt ra từ những ảnh hưởng ấy.
- Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng
tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với
việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần vào việc tìm hiểu quan niệm của Nho giáo Trung Quốc
và Nho giáo Việt Nam về gia đình và ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia
đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. Từ đó, luận án đề ra các nguyên
tắc và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
quan niệm Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn
đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu,
giảng dạy và học tập ở các trường học viện, đại học, cao đẳng hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên
quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.


5
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUAN NIỆM
CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY


nghiên cứu Khổng giáo thì mới biết rõ địa vị và công dụng của nó trong
lịch sử được [1, tr.1].
Cuốn sách Khổng học đăng của Phan Bội Châu [19]. Trong tác phẩm này,
tác giả đã chỉ ra cái hay, tích cực đồng thời phê phán những tiêu cực có liên quan
đến Nho giáo. Phan Bội Châu thấy được giá trị cao quý của đạo Khổng nên trước
việc nhiều người không đánh giá đúng đạo Khổng ông đã viết cuốn sách này nhằm
gửi lại cho các thế hệ sau nhận thức đúng về những giá trị của Nho giáo.
Cuốn sách Nho giáo của Trần Trọng Kim [79]. Tác giả muốn tìm hiểu quá
trình tồn tại, phát triển của Nho giáo và cái người ta đã vận dụng Nho giáo như thế
nào để hiểu rõ phần tinh túy của Nho giáo cũng như biết được tại sao mà “thành ra
hư hỏng”. Khi bàn về gia đình, Trần Trọng Kim cũng nhấn mạnh nhiều về đức hiếu.
Tác giả đề cao vai trò của hiếu và giảng giải thực hành hiếu như thế nào theo tinh
thần của Khổng Tử. Theo tác giả “Chữ hiếu trong Khổng giáo quan trọng như thế,
cho nên người đi học phải xét cho kỹ, chớ nên vội vàng phán đoán nông nổi mà
hiểu sai lầm” [79, tr.152].
Cuốn sách Nho giáo xưa và nay của Quang Đạm [34]. Tác giả giải thích
những nội dung cơ bản của Nho giáo, đó là: tam tài, đạo đức và chính trị, nhà, nước,
thiên hạ, vấn đề học tập Nho giáo. Trái ngược với hai thái độ cực đoan (ca ngợi hay
phủ nhận) của các nhà Nho khác, Quang Đạm cho rằng “Nho giáo vốn đã có những
mặt hạn chế và tiêu cực nhất định cả đối với đương thời” [34, tr.464] nên nhiệm vụ
của chúng ta là “Cái chính là phải nhìn phải nhìn rõ những hậu quả xấu xa, tệ hại
của nó trong xã hội mới chúng ta để xóa bỏ cho triệt để và cũng phải nhìn rõ mặt
tích cực cơ bản của nó để giữ gìn và phát huy nhằm thúc đẩy sự nghiệp chúng ta
tiến lên” [34, tr.469].
Bài viết “Nền giáo dục theo tinh thần Nho giáo” của Đặng Đức Siêu được
trình bày trong cuốn sách Nho giáo xưa và nay do Vũ Khiêu chủ biên. Đặng Đức
Siêu đã trình bày mục đích, nội dung giáo dục và đưa ra những đánh giá tích cực
và hạn chế về nền giáo dục Nho giáo: “Nền giáo dục học thuật kéo dài qua hàng
trăm thế hệ ấy đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa, trong tâm
thế ứng xử của người Việt Nam” [72, tr.213]. Những di sản của Khổng giáo vẫn

tưởng về hiếu và các biện pháp báo hiếu, tư tưởng trọng nam khinh nữ…, tất cả đều
nhằm mục đích “thống trị cả nước, cả thiên hạ bằng bộ máy gia tộc” [34, tr.189] và
“bảo vệ trước hết quyền lợi của gia tộc cầm quyền thống trị” [34, tr.191].
Cuốn sách Nho giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [32]. Tác
giả chỉ rõ những nội dung cơ bản trong xây dựng gia đình Nho giáo. Đó là: thứ


8
nhất, Nho giáo xây dựng gia đình theo nội dung hiếu đễ; thứ hai, Nho giáo rất mực
đề cao gia giáo; thứ ba, gia đình Nho giáo tuyệt đối phụ quyền gia trưởng. Về phần
đạo hiếu tác giả khẳng định:
Nho giáo đề cao chữ hiếu, cái hay là thực sự dạy con người thương yêu
kính trọng cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng, gây dựng nên cơ nghiệp
cho con cái. Còn cái dở là đồng nghĩa tình yêu thương cha mẹ với yêu
thương ngai vàng nhà vua, nước của vua. Chấp nhận sự tước đoạt của
nhà vua như sự phụng dưỡng cha mẹ mình [32, tr.145].
Cuốn sách Văn hóa gia đình Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh [70]. Tác giả đã
trình bày rất đầy đủ về các vấn đề liên quan đến gia đình đó là: nền nếp và tập tục
và thực trạng của gia đình hiện nay. Tác giả chia ra ba loại gia đình trong xã hội
truyền thống Việt Nam, đó là: loại gia đình nhà Nho nghiêm túc; loại gia đình theo
Nho giáo một cách nệ cổ, máy móc áp dụng nguyên tắc hà khắc của Nho giáo; loại
gia đình bình dân. Cuối cùng tác giả kết luận: “Đã rõ là hầu hết gia đình Việt Nam
xưa (ngày nay thì ảnh hưởng cũng còn nhiều) đều theo Nho giáo” [70, tr.141].
Cuốn sách Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ của Nguyễn Tài Thư
[158]. Trong cuốn sách này ngoài việc phân tích xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu
- Chiến Quốc, quan niệm của các nhà Nho về vấn đề tính người thì tác giả tập trung
phân tích mối quan hệ của con người với các quan hệ tự nhiên và xã hội, đặc biệt
tác giả đề cập nhiều về các quan hệ trong gia đình. Trong đó, tác giả nhấn mạnh:
“hai phía của một mối quan hệ đều có nghĩa vụ với nhau và đều làm tiền đề cho đối
phương phải có thái độ thích hợp với mình” [158, tr.96-97].

Khiêu đăng trong cuốn sách Nho giáo tại Việt Nam do Lê Sĩ Thắng chủ biên
[136]. Trong bài viết này, tác giả Vũ Khiêu chỉ ra điểm khác biệt trong quan niệm
về đạo vợ chồng và địa vị của người phụ nữ của Nho giáo Việt Nam so với Nho
giáo Trung Quốc. Theo tác giả, mối quan hệ vợ chồng Việt Nam bình đẳng hơn so
với Trung Quốc và người phụ nữ Việt Nam có địa vị cao hơn so với người phụ nữ
Trung Quốc. Cùng chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhưng nhân dân ta có thái độ
“phản ứng lại” trong quá trình tiếp nhận Tam cương Ngũ thường. Theo tác giả:
“Về quan hệ cha con, chồng vợ, truyền thống của dân tộc ta cũng rất khác với đạo
lý của Khổng Tử. Dân tộc ta từ lâu đời đã xây dựng những tình cảm sâu sắc và
thủy chung giữa cha mẹ với con cái và tình nghĩa vợ chồng, anh em, bè bạn. Đó là
những tình cảm tự nhiên bình đẳng, lành mạnh. Tình cảm ấy không giống như chữ
hiếu của Khổng Tử” [136, tr.269].
Cuốn sách Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam của Phan Đại Doãn [28].
Trong nội dung này, tác giả trình bày sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với gia đình


10
truyền thống Việt Nam ở các vấn đề: nhà nước với gia đình, làng xã với gia đình,
dòng họ với gia đình. Nét đặc sắc trong cuốn sách này là tác giả đã chỉ ra điểm khác
biệt giữa địa vị của người phụ nữ Việt Nam: “Người vợ trong gia đình Việt Nam,
nhìn chung có vị trí cao hơn trong gia đình ở Trung Quốc và Nhật Bản. Đó là quan
hệ tương đối bình đẳng” [28, tr.172]. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra những nhận xét về
gia huấn- thơ ca giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam theo tinh thần Nho giáo.
Cuốn sách Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam, tập 3 của Nguyễn Khắc
Thuần [160]. Tác giả trình bày rõ ba mối quan hệ cơ bản trong gia đình của Nho
giáo Việt Nam. Về đạo hiếu, tác giả khẳng định: “Xã hội nước ta xưa kia tuy có
mượn những khái niệm của Đạo hiếu mà Nho gia đã nêu ra để xây dựng và củng cố
gia giáo, nhưng, Đạo hiếu của tổ tiên ta thoáng hơn, công bằng và cảm động hơn”
[160, tr.242]. Về đạo vợ chồng, tác giả có những đánh giá rất xác thực và tinh tế khi
nhận định: “Mối quan hệ vợ chồng trong Đạo vợ chồng của Nho gia là mối quan hệ

Với thái độ phê phán khách quan khoa học được phổ biến rộng rãi từ sau phong trào
văn hóa mới tại Trung Quốc, tác giả không phủ nhận những giá trị tích cực của đạo
đức Nho giáo nhưng tác giả cho rằng, phải chỉ rõ những hạn chế chủ yếu của nó
như: sự hiểu biết nông cạn về cuộc sống hay căn bệnh về đạo hiếu; chỉ khi nghiên
cứu và chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của đạo đức Nho giáo mới giúp cho thế hệ
trẻ tránh khỏi những suy tưởng phiến diện về Nho giáo và để khắc phục những ảnh
hưởng không tốt của những quan điểm lạc hậu trong Nho giáo đối với sự phát triển
chung của đời sống xã hội Trung Quốc hiện đại. Đây cũng là bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam trong cách khai thác các giá trị của Nho giáo.
Bên cạnh các cuốn sách nghiên cứu về Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối
với đời sống xã hội Việt Nam còn có các bài viết: Quá trình du nhập và phát triển
của Nho giáo Việt Nam từ thời kỳ Bắc thuộc đến triều Lý của Trần Việt Thắng
[137], Đạo đức Nho giáo trong đời sống Việt Nam của Nguyễn Thế Kiệt [78], Đặc
điểm của Nho Việt của Nguyễn Hùng Hậu [52]...
Nghiên cứu quan niệm của Nho giáo về gia đình có các bài báo: Lễ giáo
Nho gia phong kiến kìm hãm bước tiến lên của phụ nữ Việt Nam hiện nay của Lê
Văn Quán [119], Thử bàn về đạo“hiếu” của Nho gia của Lê Văn Quán [120], Nho
giáo và văn hóa ứng xử của người Việt bình dân trong quan hệ hôn nhân và gia
đình của Nguyễn Thị Kim Loan [89], Quan niệm của nhà Nho và người nông dân
về gia đình của Nguyễn Xuân Kính [80],… Bên cạnh việc khẳng định sự ảnh
hưởng sâu sắc của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với đời sống gia đình của


12
người Việt thì các tác giả đều thừa nhận sự biến đổi của những chuẩn mực đạo
đức gia đình Nho giáo Việt Nam so với Nho giáo Trung Quốc. Trong đó:
Tác giả Nguyễn Thị Kim Loan đưa ra sự so sánh: Trong quan hệ cha- con,
Nho giáo chủ trương tinh thần áp đặt “Cha có thể không nhân từ, nhưng con
không thể không có hiếu - Cha muốn con chết mà con không chết là bất hiếu” thì
người Việt bình dân lại “Trẻ cậy cha, già cậy con - Con đâu, cha mẹ đấy”. Trong

nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về gia đình văn hóa. Trong đó:
Cuốn sách Gia đình học của Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý chủ biên[68].
Đây là một công trình nghiên cứu khoa học công phu về vấn đề gia đình bao gồm
cả lý luận và kết quả thực tiễn mà các tác giả trực tiếp khảo sát. Đặc biệt, các tác giả
đã chỉ ra sự khác biệt của văn hóa gia đình người Việt với văn hóa gia đình Nho
giáo, đó là gia đình Trung Hoa chú trọng nhiều tới mối quan hệ họ hàng, nghiêng về
bổn phận, trách nhiệm còn gia đình người Việt thì mang sắc thái xã hội, nghiêng
nhiều tới mối quan hệ tình cảm. Đồng thời các tác giả nhấn mạnh, chính văn hóa
phương Tây đã buộc văn hóa gia đình Việt Nam phải thức tỉnh: “những quan điểm
bảo thủ, cổ lỗ của gia đình Việt Nam vốn được che đậy cũng bộc lộ ngày càng rõ
nét hơn” [68, tr.126]. Mặt khác, chính văn hóa phương Tây cũng làm cho văn hóa
gia đình Việt Nam biến dạng theo nghĩa tiêu cực: “sự khủng hoảng của gia đình, sự
sai lệch trong định hướng giá trị về gia đình trước sức ép của thị trường hàng hóa và
đồng tiền, những vấn đề về tệ nạn xã hội, mại dâm, cờ bạc…, cũng là kết quả của sự
tiếp xúc văn hóa gia đình phương Tây” [68, tr.132]. Từ thực tiễn của văn hóa gia
đình Việt Nam, các tác giả đã xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao văn
hóa gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cuốn sách Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh của Nguyễn Hữu Minh chủ biên [108].
Công trình này đã tập hợp các bài viết phân tích đánh giá thực trạng đạo đức gia
đình, những biến đổi về gia đình và đưa ra những yêu cầu cần được khắc phục,
tiêu biểu:
Bài viết Gia đình Việt Nam và một số vấn đề đặt ra hiện nay của Nguyễn
Hữu Minh. Tác giả đã phân tích sự biến đổi văn hóa gia đình hiện nay: sự gia tăng
của gia đình quốc tế - cô dâu Việt lấy chồng nước ngoài qua môi giới; sự xuất hiện
nhiều hơn các gia đình gồm những người sống chung nhưng không kết hôn (tập
trung nhiều ở giới trẻ, khu công nhân), gia đình bố mẹ đi làm ăn xa lâu ngày mới về
để con cái cho ông bà chăm sóc… Tất cả những gia đình kiểu này đều không hợp
với gia đình truyền thống Nho giáo và đang bộc lộ nhiều mặt hạn chế, tiêu cực của
nó. Từ đó, tác giả yêu cầu loại gia đình này rất cần được quan tâm nghiên cứu.

Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện gia đình và Giới, Quỹ nhi đồng Liên
hợp quốc (UNICEF) xuất bản [16]. Đây là một công trình nghiên cứu đồ sộ và toàn
diện về gia đình Việt Nam với một số nội dung cơ bản như sau: một là, về quan hệ
gia đình, trong đó công trình tập trung vào nghiên cứu quan hệ hôn nhân, quan hệ


15
giữa vợ và chồng; cha mẹ và con cái; hai là, về vị thành niên và người cao tuổi
trong gia đình; ba là, về mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình; bốn là, về điều
kiện sống và phúc lợi gia đình… Đó là bức tranh cung cấp cho tác giả luận án
những thông tin về tình hình gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách Quản lý nhà nước về gia đình, lý luận và thực tiễn của Lê Thị
Quý [128]. Đây là nguồn tài liệu bổ ích cung cấp kiến thức quản lý nhà nước về gia
đình phục vụ cho nghiên cứu gia đình trong giai đoạn hiện nay. Theo các tác giả,
hiện nay gia đình Việt Nam bên cạnh những bước phát triển mới, tiến bộ cũng phải
đối diện với rất nhiều thách thức và đang xuất hiện những dấu hiệu của sự khủng
hoảng, tan vỡ. Từ đó, các tác giả chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
trong đó phần quan trọng thuộc về sự nhận thức của người dân, quản lý nhà nước về
gia đình còn yếu kém và nhiều gia đình còn xem nhẹ việc chăm sóc, giáo dục, bảo
vệ con cái. Sau đó, các tác giả đi đến kết luận: “các gia đình nếu không được hỗ trợ,
không được chuẩn bị đầy đủ về vật chất, tinh thần và nhận thức, sẽ không đủ năng
lực đối phó với những biến động và sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội và
không làm tròn được chức năng của mình” [128, tr.7].
Cuốn sách Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới của Trần Hữu
Tòng, Trương Thìn [163]. Đây là công trình tập hợp nhiều bài viết của các nhà
nghiên cứu về vấn đề xây dựng gia đình văn hóa. Nội dung của cuốn sách được chia
làm ba phần cơ bản. Trong đó: phần một là các bài viết giới thiệu một số quan điểm
của Đảng và Nhà nước về xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ đổi mới; phần
hai là các bài viết về vấn đề gia đình và gia đình văn hóa với những tiêu chuẩn cụ
thể; phần ba là những bài viết chỉ ra kinh nghiệm và định hướng cuộc vận động xây

tích vấn đề: bối cảnh xã hội, thực trạng bạo lực gia đình, tác động của bạo lực do
chồng hoặc bạn tình gây ra đối với người phụ nữ với những số liệu hoàn toàn mới.
Từ đó các tác giả đưa ra những khuyến nghị nhằm hạn chế và khắc phục hậu quả
của bạo lực gia đình đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh những cuốn sách trên còn rất nhiều bài báo liên quan đến việc xây
dựng gia đình, xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ đổi mới. Trong đó:
Bài viết “Quá trình phát triển nhận thức của Đảng - Nhà nước về hôn nhân
gia đình và xây dựng gia đình văn hóa” của Nguyễn Thị Hà [42]. Tác giả đã đi
sâu phân tích quá trình chuyển biến nhận thức của Đảng và nước ta về hôn nhân,
gia đình và xây dựng gia đình văn hóa từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa và qua các kỳ đại hội của Đảng. Bài báo khẳng định vai trò quan trọng
của việc xây dựng gia đình văn hóa trong nhận thức của Đảng. Đây là những tiền


17
đề lý luận giúp tác giả luận án tiếp thu và kế thừa nội dung nghiên cứu, những
quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước ta.
Bài viết “Mấy vấn đề đặt ra trong xây dựng gia đình văn hóa thời kỳ đổi
mới” của Bùi Thị Ngọc Lan [81]. Trước tiên tác giả đưa ra những yếu tố tác động
đến quá trình xây dựng gia đình văn hóa hiện nay. Trong đó, tác giả khẳng định
nhân tố truyền thống tác động đến xây dựng gia đình văn hóa trên cả hai mặt tích
cực và tiêu cực. Đồng thời, tác giả đưa ra một số vấn đề liên quan đến xây dựng
gia đình văn hóa cần giải quyết. Đó là mâu thuẫn giữa tính đa dạng phong phú của
các loại hình gia đình với những tiêu chuẩn chung có tính thống nhất trong việc
xây dựng gia đình văn hóa; công tác tuyên truyền xây dựng gia đình văn hóa chưa
được làm tốt; công tác giám sát kiểm tra việc thực hiện xây dựng gia đình văn hóa
chưa được tiến hành thường xuyên.
Trong bài viết Văn hóa gia đình Việt Nam: Các giá trị truyền thống và hiện
đại tác giả Đào Thị Mai Ngọc [111] đã đưa ra lý luận tổng quát về gia đình, chức
năng của văn hóa gia đình. Tác giả cho rằng: “Hệ thống giá trị văn hóa của gia

1.2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đặc điểm của gia đình
ở nông thôn đồng bằng sông Hồng
Đặc điểm của gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng được trình bày
thành nội dung nhỏ trong các công trình nghiên cứu Việt Nam văn hóa sử cương
của Đào Duy Anh [2], Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc [113], Cơ sở văn
hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm [138], Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Quốc
Vượng [189]… Các công trình này đều phân tích những nét sinh hoạt văn hóa gia
đình đặc trưng ở khu vực Bắc Bộ và điểm chung là các tác giả đều khẳng định sự
ảnh hưởng khá rõ nét của Nho giáo đối với gia đình ở khu vực này. Ngoài những
tác phẩm trên còn có nhiều bài viết trình bày rõ vấn đề này như:
Bài viết Một đặc trưng về cơ cấu và chức năng gia đình Việt Nam ở đồng
bằng sông Hồng của Mai Huy Bích [10, tr.52-53]. Khi bàn luận về đặc trưng của
gia đình ở khu vực đồng bằng sông Hồng tác giả khẳng định: “mang nhiều nét độc
đáo, đặc thù Á Đông, có những độ chênh nhất định so với lý thuyết và quan niệm
của xã hội học gia đình phương Tây” [10, tr.52]. Những đặc trưng đó là: tính cộng
đồng, tư tưởng dòng dõi, tính huyết thống, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Tư tưởng
dòng dõi thể hiện ở nhu cầu của người dân muốn có và phải có bằng được con trai
để nối dõi tông đường. Nói về điều này, tác giả mượn lời của học giả nước ngoài
khi nói về đặc trưng của gia đình nơi đây: “tầm quan trọng của việc có con trai được
nhấn mạnh hơn ở Thái Lan hay Miến Điện” [10, tr.53].


19
Bài viết Nơi cư trú sau hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng của Mai Huy Bích
[12, tr.33-42]. Tác giả chỉ ra cách hiểu sao cho đúng về thuật ngữ “về nhà chồng” đó không chỉ là về ở vị trí không gian mà còn là học nếp sinh hoạt của nhà chồng.
Điều này thể hiện rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ. Tác giả còn
chỉ ra nếp sống sinh hoạt đặc trưng trong gia đình của người dân đó là: đề cao đạo
đức, lòng hiếu thảo, sự sinh hoạt sum vầy theo tinh thần của Nho giáo. Mượn lời
nhà nghiên cứu Castillo về gia đình Việt Nam là “cư trú trong hình thái hạt nhân,
nhưng về chức năng lại là gia đình mở rộng”, tác giả nhận xét: “nên lưu ý là dù chỉ

Cuốn sách Nho giáo và phát triển ở Việt Nam của Vũ Khiêu [74]. Tác giả đã
phân tích sự du nhập và phát triển của Nho giáo vào nước ta và sự thất bại đầy bi
kịch của Nho giáo trước sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Bên cạnh đó, tác giả
còn chỉ ra những bài học kinh nghiệm của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo
khi vận dụng Nho giáo. Tác giả dành một chương để bàn về Vấn đề Nho giáo trong
gia đình Việt Nam hiện nay. Bên cạnh việc chỉ ra mặt tích cực của sự ảnh hưởng
của Nho giáo đối với gia đình hiện nay thì tác giả cũng chỉ trích sự ảnh hưởng tiêu
cực: “Chủ nghĩa gia đình, căn bệnh bén rễ, ăn sâu trong xã hội cũ, tạo ra xích mích
giữa các gia đình và dòng họ, dẫn đến sự ganh đua đố kỵ, thậm chí thù ghét và tiêu
diệt lẫn nhau” [74, tr.149]. Cuối cùng tác giả kết luận:
Trong xã hội ta hôm nay và ngày mai, gia đình vẫn tiếp tục giữ một vai
trò quan trọng trong sự nghiệp chung của đất nước. Nho giáo sẽ tiếp tục
đem lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích, nhưng chúng ta không thể tiếp
thu toàn bộ quy tắc sinh hoạt của Nho giáo cũng không thể bắt chước
nước này hay nước khác ở cách đã tiếp thu như thế nào những quan điểm
Nho giáo về gia đình để phục vụ cho chế độ xã hội của họ [74, tr.157].
Cuốn sách Văn hóa gia đình của Vũ Ngọc Khánh [70]. Mặc dù cũng chỉ ra
sự ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đối với gia đình đó là nó cổ súy cho quyền gia
trưởng, làm suy giảm giá trị và ý thức của cá nhân nhưng Vũ Ngọc Khánh cũng
khẳng định vai trò tích cực của Nho giáo đối với gia đình:
Nét đặc sắc nữa của Nho giáo trong vấn đề gia đình là đưa con người
vào hoàn cảnh thiết thực, không cần ảo tưởng, không phải trông cậy gì
ở những chuyện huyền bí duy tâm. Không cần phải tìm đến thiên
đường hay nát bàn nào cả. Con người có thể làm nên hạnh phúc đó là
hạnh phúc của gia đình. Khổng giáo khác với Phật, Đạo hay Gia tô là ở
đó [70, tr.130].
Cuốn sách Nho giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [32]. Sau
khi chỉ ra đặc điểm và những ảnh hưởng của Nho giáo đối với gia đình thì tác giả
cũng đưa ra những nhận xét về gia đình Nho giáo như: nó tự bộc lộ những mâu


giá trị về tính nhân văn và nhân đạo những mặt tích cực nó cũng có những “cái
nhọt”, những “cục thịt thừa” mà nói như Lỗ Tấn nếu cắt bỏ đi lại tốt hơn” [106,
tr.161]. Đây là công trình khoa học có giá trị giúp tác giả luận án kế thừa và phát



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status