CƠ sở lý LUẬN NGHIÊN cứu về HUY ĐỘNG các lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục GIÁ TRỊ SỐNG CHO học SINH THCS dân tộc THIỂU số - Pdf 55

CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ HUY ĐỘNG CÁC
LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
SỐNG CHO HỌC SINH THCS DÂN TỘC THIỂU SỐ


Khái quát một số công trình nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu về GD GTS cho học sinh nói chung và học
sinh dân tộc thiểu số nói riêng đã có nhiều tác giả trong và
ngoài nước đề cập đến. Sau đây chúng tôi xin được khái quát
một số công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình
trên thế giới và ở Việt Nam.
Trên thế giới
Trên thế giới, có nhiều công trình đã nghiên cứu về GTS
và GD GTS cho học sinh. các tác giả Soren Kierkegaard,
Martin Heiddeger, Jean Paul Sartre đã đưa ra các chỉ số “giá
trị sống” được rất nhiều quốc gia quan tâm. Quỹ nhi đồng liên
hiệp quốc (UNICEF) đã tổ chức Hội thảo bàn về GD GTS
(Living Values Education, viết tắt là LVE) với sự tham gia của
20 nhà GD nổi tiếng. Từ thành công của Hội thảo, năm 1998
một số nhà tâm lý giáo dục và đã tổ chức một số hoạt động
GD GTS chotiểu học và trung học cơ sở . Hội nghị lần thứ 10
(2005) và lần thứ 11 (2007) của UNESCO bàn chuyên về GD
GT và GD GTS cho con người theo các giai đoạn lứa tuổi,
đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Để nâng cao hiệu quả của
việc GD GTS hội nghị đã đề cập đến vấn đề nhu cầu được GD


GTS của lứa tuổi này. Coi đây là một trong những nội dung
quan trọng nhất để đảm bảo phát triển bền vững. Theo
UNESCO, GTS của cá nhân được tiếp nhận từ hoàn cảnh thế
giới bên ngoài và thay đổi theo thời gian, GTS có tính toàn

công cụ hướng dẫn để phát triển một con người toàn diện,
nhìn nhận rằng một cá nhân bao gồm thể chất, trí tuệ, tình
cảm và tinh thần. Giúp các cá nhân nghĩ về các GTS khác
nhau hình thành nhu cầu, mong muốn được trang bị, trải
nghiệm các GTS đó và đưa ra những cách áp dụng thực tế để
thể hiện bản thân trong quan hệ nội tại, quan hệ với người
khác với cộng đồng và rộng hơn là với thế giới. Giáo dục
GTS được đáp ứng sẽ giúp học sinh đào sâu sự hiểu biết,
động cơ và trách nhiệm để có những lựa chọn tích cực cho cá
nhân và xã hội. Tạo cảm hứng cho cá nhân để lựa chọn những


giá trị xã hội, đạo đức, tinh thần và những GT của riêng mình,
cũng như nhận biết những phương pháp thực tiễn để phát huy
và hiểu sâu hơn những giá trị này.
Erickson (1950), G.Allport (1955). Rockech (1973),
Abraham Maslow (1970), Carl Rogers (1969)... đưa ra một số
vấn đề đạo đức cần được phát triển, và phải trở thành nhu cầu
đối với lứa tuổi học sinh THCS. Các GTS cốt lõi như: tự chủ,
lòng nhân từ, lòng từ bi, lòng dũng cảm, lịch sự, trung thực,
tính toàn vẹn, tin cậy... nên đưa vào giảng dạy trong nhà
trường, đồng thời chỉ ra những phương pháp đưa vào giảng
dạy những giá trị đó cho học sinh. Đây là những vấn đề quan
trọng để đặt nền móng cho việc hình thành, GD các GTS cho
học sinh.
Trên đây là những nghiên cứu của các tổ chức, các nhà
khoa học trên thế giới về giáo dục GTS mà tập trung chủ yếu
giáo dục cho học sinh tiểu học và THCS. Tuy nhiên, rất ít tác
giả đề cập đến việc huy động các LLCĐ tham gia giáo dục
GTS cho học sinh.

luật văn hóa xã hội. Hình thành cho mọi công dân có thái độ
đúng đắn, tình cảm, niềm tin, đạo đức trong sáng đối với bản
thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân
tộc… ; tổ chức tốt GD thế hệ trẻ, giúp họ tự giác thực hiện
những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành
quy định, nỗ lực học tập, rèn luyện, tích cực cống hiến sức
lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước” [7, tr.168170].
Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá VIII có nêu: “Mục tiêu chủ yếu là GD toàn
diện đức, trí, thể, mỹ ở tất cả các bậc học, hết sức coi trọng GD
chính trị tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng
lực thực hành”. Với tư tưởng này, Đảng và Nhà nước ta đã đặt
con người vào vị trí trung tâm: con người là mục tiêu và là động


lực của sự phát triển [3].
Về huy động nguồn lực cộng đồng phục vụ cho GD nói
chung, GD GTS cho HS THCS nói riêng hay nói cách khác là
vấn đề xã hội hóa GD từ lâu đã được các nhà nghiên cứu khoa
học và quản lý GD quan tâm và đề cập ở nhiều góc độ khác
nhau, kể cả về lý luận và thực tiễn. Điển hình như một số tác
giả: Phạm Minh Hạc và Phạm Tất Dong với “Xã hội hóa công
tác GD”, tác giả Nguyễn Sinh Huy có “Xã hội hóa GD – Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Bộ GD & ĐT cũng đã có “Đề
án xã hội hóa công tác GD”. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài
“Đánh giá tác động của các chính sách xã hội hóa GD” do tác
giả Nguyễn Công Giáp chủ biên. Viện Khoa học GD Việt
Nam: “Xã hội hóa GD – nhận thức và hành động” …
Từ góc độ GD học, tác giả Võ Tấn Quang đã khẳng
định: “Xã hội hóa công tác GD là một phương thức thực sự

trong triết học, đạo đức học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý
học… Với mỗi ngành học đều có những hướng tiếp cận riêng
đối với khái niệm “giá trị”. Vì thế, xung quanh khái niệm “giá
trị” có khá nhiều cách định nghĩa khác nhau.
Theo một số từ điển Việt Nam và từ điển nước ngoài,
khái niệm “giá trị” được định nghĩa “là phẩm chất tốt hay
xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hay của con người, là
cái làm cho vật có ích lợi, đáng quý, là tính ý nghĩa tích cực
hay tiêu cực của khách thể đối với con người, giai cấp, nhóm,
xã hội nói chung, được phản ánh vào các nguyên tắc và
chuẩn mực đạo lý, lý tưởng, tâm thế, mục đích. Có giá trị vật
chất và giá trị tinh thần” [16].
Nhà xã hội học J. H. Ficher (Hoa Kỳ) coi: “Tất cả
những gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối
với cá nhân hoặc nhóm xã hội đều có một giá trị” [4; 5].
Nhà văn hóa học C. Kluckholn (Hoa Kỳ) cho rằng:
“Người ta nhận thấy ở giá trị những quan niệm thầm kín
hoặc bộc lộ cái ao ước riêng của một cá nhân hay của một
nhóm. Những quan niệm ấy chi phối sự lựa chọn các phương
thức, phương tiện và mục đích khả thi của hành động”.


Còn theo quan niệm của nhà giáo dục học T. Makiguchi
(Nhật Bản) thì: “Giá trị là sự thể hiện có tính định lượng của
mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và đối tượng của việc
đánh giá” [13].
Trong những thập kỷ gần đây, ở nước ta cũng đã có
nhiều công trình nghiên cứu về giá trị. Nhìn chung, tác giả
của các công trình này đều quan niệm giá trị là tính có ý nghĩa
tích cực, tốt đẹp, đáng quy, có ích của các đối tượng đối với

lựa chọn giá trị cũng như phương thức đánh giá đối tượng của
xã hội và cá nhân. Sự phân biệt hai mặt cấu thành của giá trị
đã cho thấy giá trị chỉ nảy sinh và tồn tại thông qua sự đánh
giá của chủ thể, mà chủ thể bao giờ cũng là con người nên giá
trị là một phạm trù mang bản chất xã hội. Giá trị là cái thuộc


về xã hội, chỉ có trong xã hội loài người. Các giá trị giúp con
người định hướng hoạt động và góp phần tạo dựng nên xã hội
loài người. Tuy nhiên, sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của một
giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người mà
phụ thuộc vào những yêu cầu và điều kiện thực tiễn trong đó
họ sống và hoạt động. Do vậy, trong mỗi thời đại lịch sử, mỗi
chế độ xã hội, mỗi cộng đồng dân tộc, tôn giáo, giai cấp,…
đều có những giá trị riêng của mình. Nói khác đi, giá trị là
một phạm trù mang tính xã hội, tính xã hội, tính lịch sự - cụ
thể, luôn biến đổi theo không gian và thời gian.
Thứ ba, Giá trị được hình thành trong hoạt động thực
tiễn, gắn liền với hoạt động của con người. Khi đã hình thành,
giá trị có vai trò là chỗ dựa để con người xác định mục đích,
phương hướng cho hoạt động của mình. Mọi cách thức và
hành động của con người trong hoạt động đều được chỉ đạo
bởi các giá trị. Vì thế, giá trị là cái chi phối con người trong
việc lựa chọn các phương thức, phương tiện và mục đích hoạt
động.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu một cách khái
quát: Giá trị là tính ích lợi, tính có ý nghĩa tích cực của sự
vật, hiện tượng đối với sự thỏa mãn nhu cầu của con người,



độ giá trị và mối liên hệ giữa các cấp độ giá trị. Nói đến cấp
độ giá trị là nói đến sự hệ thống hóa các giá trị theo tầng bậc
của cộng đồng. Cụ thể là, có cấp độ giá trị của quốc gia - dân
tộc, cấp độ giá trị của một giai cấp, của tộc người, của từng
nhóm xã hội, cấp độ giá trị của từng cá nhân. Giữa các cấp độ
giá trị có nhiều nét đồng nhất với nhau, nhưng cũng có những
điểm khác biệt thể hiện ở các giá trị đơn lẻ và đặc biệt là ở sự
xếp đặt thứ tự các giá trị trong tổng thể bảng giá trị.
Hệ giá trị luôn có tính lịch sử - cụ thể và chịu sự chế ước
bởi lịch sử. Trong cấu trúc của hệ giá trị có chứa đựng các
nhân tố của quá khứ và của hiện tại, có các giá trị đương đại
và các giá trị truyền thống, các giá trị của quốc tế, của khu
vực, của dân tộc, của giai cấp… Cấu trúc đó là kết quả của
quá trình hình thành, phát triển và chuyển hóa các giá trị dưới


tác động của các điều kiện lịch sử cụ thể. Do đó, trong mỗi
thời kỳ lịch sử, hệ giá trị lại có một cấu trúc tương ứng. Khi
điều kiện lịch sử biến đổi thì cấu trúc của hệ giá trị cũng biến
đổi theo, có những giá trị cũ bị mất đi và có những giá trị mới
được nảy sinh. Điều đó đã nói lên khả năng thích ứng cũng
như tính phát triển nội tại của hệ giá trị.
Hệ giá trị khác nhau thì trật tự sắp xếp các giá trị cũng
khác nhau. Việc sắp xếp các giá trị (hay nhóm giá trị) theo
một thứ tự ưu tiên nhất định được gọi là thang giá trị (hay
thước đo giá trị). Thang giá trị được hình thành và thay đổi
theo thời gian cùng với sự phát triển, biến đổi của xã hội loài
người, của dân tộc, của cộng đồng, của từng nhóm người và
của từng cá nhân. Thang giá trị không tồn tại tự thân mà vận
động và phát triển thông qua quá trình con người, với tư cách



hệ giá trị xã hội. Nội dung của hệ giá trị xã hội được biểu hiện
một cách cô đọng nhất ỏ hệ chuẩn giá trị. Vì vậy, qua hệ chuẩn
giá trị của một cộng đồng có thể xác định được những đặc trưng
cơ bản trong hệ giá trị của cộng đồng đó. Đây là vấn đề có ý
nghĩa phương pháp luận rất quan trọng đối với việc xây dựng
nội dung giáo dục giá trị cho học sinh, sinh viên hiện nay.
Giá trị luôn gắn liền với sự thỏa mãn những nhu cầu vật
chất và tinh thần của con người. Do đó, nó có vai trò hết sức
to lớn trong đời sống cá nhân và cộng đồng. Giá trị là nguồn
động lực thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới lý
tưởng chân, thiện, mỹ. Nó có tác dụng như những biểu tượng
định hướng cho hoạt động của con người, đồng thời cũng lại
như những chuẩn mực, quy tắc để điều chỉnh hành động của
họ. Mỗi nhóm xã hội và giai tầng xã hội đều có một hệ giá trị
đặc thù đóng vai trò điều chỉnh mọi hoạtđộng của cộng đồng.
Hệ giá trị này là hạt nhân tạo nên tâm thức chung của cộng
đồng, định hướng cho các thành viên công đồng cùng thống
nhất hành động theo mục tiêu chung mà xã hội đã đề ra.
Chính vì thế, xây dựng các hệ thống giá trị để định hướng cho
xã hội nói chung, cho từng lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói
riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.


Trong các nghiên cứu của tâm lý học, GTS được hiểu là
những giá trị thuộc về tinh thần. .
Theo nhà tâm lý học xã hội James Peoples và Garrick
Balley coi “GTS là các ý tưởng và các loại mục đích hay lối
sống của một cá thể, được chia sẻ trong một nhóm hay toàn

sinh sống.
Trong mọi GTS đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố
thái độ và yếu tố hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự
vật, hiện tượng mang giá trị, thể hiện sự lựa chọn và đánh giá
của chủ thể. Vì vậy, GTS của mỗi cá nhân cho thấy phương
hướng, mục đích, lý tưởng sống của cá nhân đó.


Khái niệm giáo dục và giáo dục GTS
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ
đích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục,
được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển
tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục.
Giáo dục GTS là quá trình tác động có mục đích có kế
hoạch đến đối tượng được giáo dục nhằm giúp cho họ tiếp
thu, lĩnh hội được những giá trị phổ quát của xã hội để từ đó
họ có kiến thức về cuộc sống, có hành vi, suy nghĩ và ứng xử
đúng mực trong mỗi quan hệ xã hội và của bản thân, phát
triền và thích ứng tốt nhất với môi trường sống.
Đối với học sinh THCS, giáo dục GTS là hoạt động
nhằm trang bị những tri thức giúp học sinh hình thành những
GTS cần thiết phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con
người với môi trường sống. Thông qua hoạt động giáo dục
GTS, giúp học sinh hoàn thiện hơn với những giá trị như hợp
tác, đoàn kết, khiêm tốn, tự do,… từ đó phát triển được nhân
cách.
Khái niệm Cộng đồng và các lực lượng trong cộng



Theo tác giả Võ Tấn Quang: Cộng đồng là tập hợp người
có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và
quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý
chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành
viên của cộng đồng cảm thấy có sự cố gắn kết họ với cộng
đồng và với các thành viên khác của cộng đồng [11].
Trên cơ sở những nội hàm như trên, có thể đi đến một
định nghĩa chung nhất như sau về “cộng đồng”: Cộng đồng là
một tập hợp người có cùng chung một lợi ích, cùng làm việc
vì cùng một mục đích chung nào đó và cùng sinh sống trong
một khu vực xác định (Unesco).


LLCĐ là tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia
vào hoạt động giáo dục học sinh cùng với nhà trường. Cụ thể,
các lực lượng trong cộng đồng mà đầu tiên là cha mẹ học
sinh, các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp; các cơ quan,
ban ngành như y tế, công an, bảo vệ,..., các tổ chức đoàn thể
như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học,
các tổ chức từ thiện..., các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ;
các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy
tín,... Họ là những cá nhân, những lực lượng phối hợp với nhà
trường, với giáo viên để cùng giáo dục học sinh ở trong và
ngoài nhà trường.
- Khái niệm huy động LLCĐ trong giáo dục GTS cho
học sinh dân tộc thiểu số
Huy động sự tham gia của LLCĐ là sự tập hợp các lực
lượng xây dựng cộng đồng tầng lớp nhân dân có trách nhiệm
đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội
lành mạnh, tạo thuận lợi cho các hoạt động giáo dục. Huy


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status