tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty tnhh nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp hà nội - Pdf 54

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
MỤC LỤC
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
i
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
PTNN : Phát triển nông nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
PTNT : Phát triển nông thôn
HTX : Hợp tác xã
CB CNV : Cán bộ, công nhân viên
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
BCTC : Báo cáo tài chính
BCQT : Báo cáo quản trị
NVL : Nguyên vật liệu
CCDC : Công cụ , dụng cụ
TSCĐ : Tài sản cố định
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
GTGT : Giá trị gia tăng
TK : Tài khoản
CTGS : Chứng từ ghi sổ
TNBQ : Thu nhập bình quân
LNST : Lợi nhuận sau thuế
TSbq : Tài sản bình quân
BTC : Bộ tài chính
NCTT : Nhân công trực tiếp
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
TAĐĐ : Thức ăn đậm đặc

Bảng 2.13 : Chứng từ ghi sổ số 134........................................................................47
Bảng 2.14 : Chứng từ ghi sổ số 152........................................................................48
Bảng 2.15 : Sổ cái tài khoản 627.............................................................................49
Bảng 2.16 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 627.1...........................................49
Bảng 2.17 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 154.1...........................................51
Bảng 2.18 : Sổ cái tài khoản 154.............................................................................51
Bảng 2.19 : Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ..................................................53
Bảng 2.20 : Bản phân tích chi phí............................................................................55
+/-..............................................................................................................................63
%...............................................................................................................................63
1. Định mức giá đơn vị NVL...................................................................................63
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
iv
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản
phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi
đúng đắn. Để có được điều đó, một trong những biện pháp là mỗi doanh
nghiệp, đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản
ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh, tính đúng,
đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa
ra được các phương án thích hợp trong việc sản xuất kinh doanh, xác định giá
bán sản phẩm từ đó đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính
vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác
định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất.

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Nhà
nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Chương 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát
triển Nông nghiệp Hà Nội
Chương 3 : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát
triển Nông nghiệp Hà Nội
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Phương cùng các
cán bộ nhân viên phòng kế toán của Công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em hoàn thành chuyên đề này !
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM, TỔ CHỨC
SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ CHI PHÍ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông
nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà
Nội có trụ sở tại 136 – Hồ Tùng Mậu – Từ Liêm – Hà Nội, được sáp nhập từ
nhiều đơn vị của ngành nông nghiệp Thủ đô và thực hiện chuyển đổi mô hình
tổ chức hoạt động ngày càng có hiệu quả, khẳng định hướng đi chiến lược của
một ngành nông nghiệp Thủ đô.
Tiền thân Công ty là Trạm Giống Cây Trồng được thành lập ngày
15/7/1975 theo Quyết định 682/QĐ-TC của Ủy ban Hành chính Thành phố.
Ba năm sau, ngày 12/8/1978, UBND Thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số

Nội. Để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Thành phố
đã ra Quyết định số 8354/QĐ-UB ngày 23/12/2005 về việc đổi tên Công ty
TNHH Nhà nước Một thành viên Giống Cây Trồng Hà Nội thành Công ty
TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội. Được UBND sắp xếp chỉ đạo, Công ty
đã có những bước chuyển đổi về tổ chức và chức năng hoạt động, trở thành
một đơn vị lớn của ngành nông nghiệp Thủ đô.
Một số nét khái quát về Công ty :
- Tên Công ty : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và
Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.
- Địa chỉ : 136 Hồ Tùng Mậu – Thị trấn Cầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội.
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
- ĐT : 04.7643447
- Fax : 048370268
- Website : http: // www.hadico.com.vn
- Chủ tịch – Tổng giám đốc : Phan Minh Nguyệt
- Vốn điều lệ : 30.000.000.000 ( 30 tỷ đồng ).
Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông
nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân,
được phép mở tài khoản ở tất cả các ngân hàng trong nước và quốc tế.
Với những cố gắng không ngừng nghỉ trong thời gian qua Công ty đã
đạt được những thành tựu đáng kể. Dưới đây là một số kết quả phản ánh năng
lực hoạt động của Công ty qua một số năm :
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính : 1000Đ
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
CL 2008 – 2007 CL 2009 - 2008

để có hướng đi tốt hơn trong thời gian tới.
- Chỉ tiêu LNST/TSbq liên tục giảm quả các năm cho thấy hiệu quả của
việc sử dụng tài sản là không tốt, có chiều hướng đi xuống.
- TNBQ ( người/tháng ) liên tục tăng qua các năm là tốt, tuy nhiên với tình
hình làm phát, giá cả tăng vọt như hiện nay thì mức thu nhập này vẫn còn thấp.
Xu hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới :
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, Công ty đã và đang
đầu tư những dây truyền thiết bị hiện đại, không ngừng mở rộng quy mô sản
xuất, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu để hạ giá thành sản phẩm. Tiếp tục nâng
cao chất lượng, phát triển hệ thống đại lý, hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Kế hoạch đến năm 2020 :
- Công ty vẫn tiếp tục bổ sung thêm vốn để mở rộng quy mô hoạt động,
mỗi năm đầu tư thêm khoảng 40% so với số vốn hiện có.
- Tiếp tục mở rộng thêm các lĩnh vực hoạt động mới như : vật liệu xây
dựng, xây dựng các khu du lịch sinh thái để phát triển du lịch ...
- Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường ...
- Tốc độ tăng doanh thu hàng năm đạt khoảng 30 ->40% , tốc độ tăng
lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 10 ->20%.
1.2. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY
1.2.1. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh hạt giống, giống rau hoa quả, giống cây cảnh,
cây lâm nghiệp, cây môi trường và các nguyên liệu giống rau hoa quả, giống
cây cảnh, cây lâm nghiệp, cây môi trường;
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại giống cây trồng, vật tư nông
nghiệp, thiết bị hàng hoá và nông sản thực phẩm;

- Tư vấn, lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, thiết kế các công trình
kiến trúc, xây dựng dân dụng, giao thông thuỷ lợi, công trình điện, công trình
công viên;
- Xây dựng công trình dân dụng, thuỷ lợi, giao thông, điện, nước; san
lấp mặt bằng;
- Kinh doanh bất động sản;
- Sản xuất vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị nông nghiệp và các loại
máy móc, thiết bị thi công xây dựng;
- Kinh doanh các ngành hàng, vật tư, vật liệu xây dựng, trang thiết bị
nội ngoại thất và các hàng hoá tiêu dùng khác phục vụ đời sống và sản xuất;
- Khai thác và kinh doanh than, quặng;
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giầy dép;
- Sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì PP, PE, in ấn các loại bao bì và đồ nhựa;
- Thu mua, giết mổ gia súc, gia cầm;
- Kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm và các sản phẩm chế biến nông
sản, thực phẩm;
- Đầu tư, tổ chức quản lý và kinh doanh chợ./.
= > Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển
Nông nghiệp Hà Nội – là một Công ty kinh doanh tổng hợp, đa ngành, đa
nghề. Chính vì vậy các sản phẩm của Công ty rất phong phú, đa dạng. Do đó,
với thời gian và trình độ còn hạn chế em xin lựa chọn sản phẩm thức ăn chăn
nuôi là sản phẩm sẽ được nói đến trong chuyên đề thực tập của mình, vì lĩnh
vực thức ăn chăn nuôi là một trong những lĩnh vực quan trọng đem lại doanh
thu chính cho Công ty.
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Để một doanh nghiệp có thể tồn tại, hoạt động và phát triển thì một yêu

chính
kế
toán
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Ban
quản

dự
án
Phòng
kế
hoạch
tổng
hợp
Phòng
khoa
học
kỹ
thuật
Ban
bảo
vệ
Các xí nghiệp trực thuộc công ty
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
+ Tổ chức điều hành hoạt động của Công ty

giám đốc quyết định, việc phân công, phân nhiệm như vậy rất rõ ràng, không
gây ra hiện tượng chồng chéo công việc hay có những mảng công việc không
có ai quản lý hết.
- Ban quản lý dự án : Chịu trách nhiệm nghiên cứu các dự án đầu tư
phục vụ chiến lược phát triển kinh doanh theo chỉ đạo của Chủ Tịch - Tổng
giám đốc, thực hiện công việc quản lý dự án đầu tư theo uỷ quyền của chủ
đầu tư và theo quy định của Luật xây dựng và các quyết định có liên quan,
tham mưu cho Chủ Tịch - Tổng giám đốc quản lý đúng trình tự, thủ tục, quy
định của pháp luật đối với mọi hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
- Phòng tổ chức hành chính : Có nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất mô
hình, cơ cấu tổ chức Công ty cho phù hợp với từng thời kỳ sản xuất kinh
doanh, lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực toàn công ty trong từng giai
đoạn, thực hiện công tác quản lý nhân sự bao gồm tuyển dụng, tiếp nhận điều
động lao động, theo dõi sự biến động nhân sự trong toàn công ty và quản lý
hồ sơ cán bộ, quản lý hợp đồng lao động, làm các thủ tục ký kết hợp đồng lao
động, đề xuất thực hiện công việc về lương ... Phòng chịu trách nhiệm về tiền
lương, tiền thưởng, tiền phạt của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công
ty. Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công gián tiếp đều do
phòng này chịu trách nhiệm quản lý. Việc theo dõi ngày công lao động, kiểm
soát chi phí lao động cũng do phòng này chịu trách nhiệm.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: Có trách nhiệm làm thống kê, thu thập, lưu
trữ, xử lý thông tin phục vụ công tác kế hoạch công ty, tổ chức xây dựng kế
hoạch hành năm, thực hiện công tác đôn đốc thực hiện kế hoạch và báo cáo
thống kê ... Phòng kế hoạch tổng hợp chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động
kinh doanh của Công ty, từ khâu tìm hiểu thị trường, duy trì tốt và mở rộng
thị phần tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và ngoài nước. Phòng có bộ phận
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
marketing chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về khách hàng, cung cấp

Quy trình sản xuất thức ăn gia súc được thực hiện theo sơ đồ trên và có
thể cụ thể qua 5 giai đoạn sau : Nạp nguyên liệu -> Phân mẻ - sơ trộn ->
Nghiền, trộn nguyên liệu -> Ép viên -> Đóng bao.
* Nạp nguyên liệu : Nguyên liệu được nạp vào kho nguyên liệu của dây
truyền sản xuất bao gồm các loại sau :
- Nguyên liệu chính thường dùng là : sắn, cám, ngô, bột cá, bột huyết ...
- Các nguyên liệu khác bao gồm : lúa mì, cám mì (thô, mịn, viên), bột
xương, bột tôm, bột thịt, khô dầu lạc ...
Quá trình nạp nguyên liệu bao gồm các công việc sau :
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
Kho nguyên vật liệu
NVL qua nghiền
NVL không qua
nghiền
Qua máy trộn đảo NVL
Qua máy trộn đảo NVL
Đóng bao
Ép viên
Sản phẩm viên
Nhập kho
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
- Cân nguyên liệu trước khi vào tháp chứa : nguyên liệu được đưa qua 2
phễu để vào 2 cân. Cân nguyên liệu được hiệu chỉnh 3 tháng/lần bởi công
nhân bảo trì.
- Sau đó nguyên liệu được tải từ tầng hầm lên tháp chứa bằng hệ thống
gàu xích tải.
- Tiếp đến, nguyên liệu sẽ được loại bỏ tạp chất.
- Cuối của giai đoạn này, nguyên liệu được trữ ở các tháp chứa, mỗi
tháp chứa 1 loại nguyên liệu.

toán chi phí và tính giá thành sản phẩm :
Từ sơ đồ quy trình công nghệ trên ta thấy sản phẩm thức ăn chăn nuôi
của Công ty được sản xuất trên dây truyền công nghệ phức tạp, liên tục và
khép kín. Sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất trên dây
truyền sản xuất và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên chỉ sản phẩm
hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng qua khâu kiểm tra chất lượng và nhập kho
mới xác định là thành phẩm và có giá trị sử dụng được. Sản phẩm của Công
ty được sản xuất ra với khối lượng lớn nhưng lại được phân chia thành một số
nhóm sản phẩm nhất định. Chính vì vậy, Công ty đã lựa chọn đối tượng hạch
toán chi phí là từng loại sản phẩm và đối tượng tính giá thành là kg sản phẩm
hoàn thành, điều này là hoàn toàn phù hợp.
Cũng do đặc điểm của sản phẩm thức ăn chăn nuôi là có vòng quay
ngắn các sản phẩm được sản xuất liên tục hàng tháng, do đó Công ty đã lựa
chọn kỳ tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi là theo tháng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự tiến bộ nhanh chóng của
khoa học công nghệ, Công ty đã không ngừng đổi mới, hiện đại hóa công
nghệ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông
nghiệp Hà Nội đã tổ chức cơ cấu sản xuất thức ăn gia súc theo các phân
xưởng. Lao động được phân chia đều qua các phân xưởng sản xuất và được
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
bố trí theo từng công đoạn của dây truyền sản xuất. Các lao động làm việc
trong các phân xưởng sản xuất này đều tuân theo sự chỉ đạo chung của quản
đốc, phó quản đốc và đều hoạt động theo các tổ sản xuất rất khoa học và có
tính kỷ luật cao.
Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức tại các phân xưởng
Trong đó :

tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế đều được thực hiện tập trung ở
phòng kế toán của Công ty. Các bộ phận trực thuộc chỉ tổ chức khâu ghi chép
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế
toán
NVL,
CCDC
Kế
toán
TSCĐ
Kế
toán
lao
động –
tiền
lương
Kế
toán
thanh
toán
Thủ
quỹ
Kế
toán
chi phí
– giá
thành
Nhân viên kế toán các bộ phận
18

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
- Bộ phận kế toán TSCĐ : kế toán phụ trách bộ phận này có trách
nhiệm ghi chép, phản ánh và tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị
TSCĐ (về nguyên giá và khấu hao) hiện có.
- Bộ phận kế toán lao động – tiền lương : có trách nhiệm phân loại lao
động, theo dõi lao động về thời gian, khối lượng và hiệu quả công việc, tính và tổ
chức việc hạch toán tiền lương, thưởng, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Bộ phận kế toán thanh toán : chuyên theo dõi các khoản phải thu,
phải trả tổng hợp và chi tiết cho từng đối tượng có liên quan như khách hàng,
nhà cung cấp. Kế toán thanh toán còn đảm trách vai trò của kế toán doanh thu
và kế toán thuế với nhiệm vụ theo dõi, phản ánh doanh thu từ các hoạt động,
kê khai các khoản thuế, các khoản phải nộp Nhà nước theo chế độ quy định.
- Thủ quỹ : căn cứ vào các chứng từ tiền hợp lệ tiến hành thu tiền mặt
phía khách hàng và các bên liên quan, lĩnh tiền từ ngân hang về quỹ, xuất quỹ
khi có chứng từ hợp lệ. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của bộ phận kế
toán tiền lương để trả lương công nhân viên trong kỳ.
- Bộ phận kế toán chi phí – giá thành : có trách nhiệm tập hợp các chi
phí bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về tiền lương và chi phí sản
xuất chung, phân bổ và tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
1.4.2. Đặc điểm của bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm của Công ty và mối quan hệ của bộ phận này với các bộ
phận khác trong phòng kế toán
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là bộ phận
rất quan trọng trong phòng tài chính kế toán của Công ty. Chức năng, nhiệm
vụ của bộ phận này được xác định như sau :
- Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng và phương
pháp tính giá thành một cách khoa học sao cho đạt hiệu quả nhất.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
20

21

Trích đoạn Bảng 2.17 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 154.1 Bảng 2.18 : Sổ cái tài khoản 154
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status