Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông lô đoạn chảy qua địa bàn thành phố tuyên quang và đề xuất các biện pháp quản lí tài nguyên nước - Pdf 54

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

HOÀNG THỊ NHƯ QUỲNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG LÔ ĐOẠN
CHẢY QUA ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018




Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám
hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Môi
trường, các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy trong trường và khoa đã dạy dỗ,
truyền đạt nhưng kinh nghiệm quý báu cho em suốt những năm học ngồi trên
giảng đường đại học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành,
người đã tận tâm giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể các cô, các chú, các anh,
các chị đang công tác tại Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài Nguyên và
Môi trường tỉnh Tuyên Quang đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất giúp em tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu trong đợt thực tập tốt nghiệp
vừa qua.
Cuối cùng em gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân những
người luôn theo sát, động viên em trong suốt quá trình theo học và tạo mọi
điều kiện để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập ngắn, em còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh
nghiệm thực tế nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để bản báo cáo khóa
luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Sinh viên

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện diễn biến nồng độ COD trong nước sông Lô đoạn
chảy qua địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2015 – 2017. 45
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện diễn biến nồng độ BOD5 trong nước sông Lô đoạn
chảy qua địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2015 – 2017. 46
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện diễn biến nồng độ TSS trong nước sông Lô đoạn
chảy qua địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2015 – 2017. 47
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện diễn biến nồng độ Fe trong nước sông Lô đoạn
chảy qua địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2015 – 2017. 48


4

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường


9

LVS

Lưu vực sông
Most probable number 100 milititers

10

MNP/1000ml

13

QCCP

Quy chuẩn cho phép

14

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

15

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


(Số lượng vi sinh vật trong 100 ml)

United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization
Uỷ ban nhân dân
World Health Organization
( Tổ chức Y tế Thế giới )


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................
iii DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................
iv

MỤC

LỤC

......................................................................................................... v Phần 1.
MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 3
1.3. Yêu cầu ................................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................... 4

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................. 37
4.2. Thực trạng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua địa bàn thành phố
Tuyên Quang năm 2015 – 2017................................................................... 38
4.2.1. Đánh giá thực trạng môi trường nước sông Lô năm 2015 ............. 38
4.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường nước sông Lô năm 2016 ............. 40
4.2.3. Đánh giá thực trạng môi trường nước sông Lô năm 2017 ............. 41
4.2.4. Diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua địa bàn thành
phố Tuyên Quang giai đoạn 2015 – 2017................................................. 43
4.3. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua địa
bàn thành phố Tuyên Quang ........................................................................ 49
4.3.1. Nguồn thải sinh hoạt ....................................................................... 49
4.3.2. Nguồn thải y tế................................................................................ 52
4.3.3. Nguồn thải nông nghiệp.................................................................. 54
4.3.4. Nguồn thải công nghiệp .................................................................. 55
4.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý tài nguyên nước sông Lô đoạn chảy
qua địa bàn thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang .......................... 56


vii

4.4.1. Biện pháp chung ............................................................................. 56
4.4.2. Biện pháp cụ thể ............................................................................. 59
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 62
5.1. Kết luận ................................................................................................. 62
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
PHỤ LỤC


1

giữa các vùng, chia làm ba lưu vực chính: lưu vực sông Lô, sông Gâm và
sông Phó Đáy. Trong đó, lưu vực sông Lô có khả năng vận tải tốt nhất, đây là
điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy, phục vụ nhu cầu
sinh hoạt và phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.
Sông Lô là phụ lưu tả ngạn (bên trái) của sông Hồng với tổng diện tích
lưu vực là 37.878 km2 , bắt đầu từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào Việt
Nam tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trung lưu sông Lô
có thể kể từ Bắc Quang tới Tuyên Quang dài 180km. Độ dốc đáy sông giảm
xuống còn 0.25m/km và thung lũng sông đã mở rộng. Sông rộng trung bình là
140m, hẹp nhất là 26m, sâu trung bình từ 1 – 1.5m, trong mùa cạn có khoảng
30 bãi, thác và ghềnh, trong đó có thác Cái ở dưới Vĩnh Tuy là khá nguy
hiểm. Từ Vĩnh Tuy sông Lô bắt đầu chảy qua một vùng đồng bằng đệ tam
khá rộng. Phía trên Tuyên Quang, tại khe Lau sông Lô nhận sông Gâm là phụ
lưu lớn nhất khu vực. Hạ lưu sông Lô có thể kể từ Tuyên Quang tới Việt Trì,
thung lũng sông mở rộng, lòng sông rộng, ngay trong mùa cạn lòng sông cũng
rộng tới 200m và sâu tới 1,5 – 3m.
Hàng năm sông Lô cung cấp hàng triệu mét khối nước để phục vụ sản
xuất và đời sống của nhân dân. Ngoài ra nó còn có chức năng giữ cân bằng
sinh thái và cảnh quan thiên nhiên toàn khu vực. Tuy nhiên cùng với việc tăng
trưởng nhanh của nền kinh tế luôn kéo theo nhu cầu khai thác, sử dụng nước
ngày càng tăng, lượng nước thải ra môi trường ngày càng lớn dẫn đến ô
nhiễm môi trường. Hiện nay, phần lớn lượng nước thải ở Tuyên Quang chưa
kịp xử lý hoặc mới chỉ xử lý sơ bộ và thải vào một trong các hệ thống các
sông chính là sông Lô. Vì vậy, nếu không có những ứng xử kịp thời trong
công tác quản lý nguồn nước sông Lô thì các nguy cơ các nguồn nước này bị
ô nhiễm là khó tránh khỏi.


Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó được sự nhất trí của Ban Giám hiệu
nhà trường, khoa Môi trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng

địa bàn thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và
toàn tỉnh.
- Dự báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy
thoái môi trường nước.
- Tạo cơ hội giúp sinh viên biết triển khai một đề tài khoa học và cách
viết báo cáo.


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước,
mặt khác nước cũng có thể gây ra những tai họa cho con người và môi
trường. Do vậy việc quản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn
bản trong bảo vệ và khai thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công
tác này. Các biện pháp mang tính chất pháp lý, thiết chế và hành chính này
được áp dụng cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên nước, đảm bảo phát
triển bền vững tài nguyên nước.
Hiện nay, việc phân cấp quản lý nhà nước về tài nguyên nước nằm ở
hai Bộ là Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. Các văn bản mang tính pháp lý trong quản lý tài nguyên nước
đang có hiệu lực:
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 có hiệu lực ngày 23/06/2015.
- Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam về Tài nguyên nước.
- Nghị định số 162/2003/NĐ – CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của

sinh hoạt.
- QCVN 28:2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y
tế.
- QCVN 38:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.


- QCVN 39:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước dùng cho tưới tiêu.
- QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về môi trường.
- Khái niệm môi trường :
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam 2014 : “Môi
trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [7].
- Khái niệm bảo vệ môi trường:
Theo khoản 3 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 :
“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế tác
động xấu đối với môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [7].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật” [7].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
“Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của

giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với
môi trường.”


2.1.2.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước
- Các thông số lý học:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong
nguồn nước, sự thay đổi về nhiệt độ cũng kéo theo các thay đổi về chất lượng
nước, tốc độ, nồng độ oxy hòa tan, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ.
+ Hàm lượng chất rắn: Các chất rắn bao gồm các chất vô cơ hòa tan
(các muối) hoặc không hòa tan (đất đá dạng huyền phù) và các chất hữu cơ
như vi sinh vật (kể cả động vật nguyên sinh và tảo), các chất hữu cơ tổng hợp
(phân bón, chất thải). Người ta thường giám sát hàm lượng chất rắn qua các
thông số sau: Tổng hàm lượng chất rắn (TS) là trọng lượng khô (mg/l) của
phần còn lại sau khi bay hơi 1 lít nước, sấy khô ở 1030C. Tổng hàm lượng
chất rắn lơ lửng (SS) là trọng lượng khô phần rắn còn lại trên giấy lọc sợi
thủy tinh 1 lít nước, sấy khô ở 103-1050C. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan
(DS) là hiệu số (TS-SS) = DS (Phạm Văn Tú, 2012) [16].
- Các thông số hóa học:
+ pH: Là chỉ số thể hiện axit hay bazơ, là yếu tố môi trường ảnh hưởng
đến tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước.
Nước trung tính có pH = 7, nếu pH < 7 là có tính acid, pH > 7 có tính kiềm.
Nước ngầm thường có pH = 4 - 5, nước thải có pH dao động nhiều, đặc biệt
trong quá trình keo tụ, khử trùng, khử sắt, làm mềm nước chống ăn mòn
(Phạm Văn Tú, 2012) [16].
+ Nồng độ oxy hòa tan (DO): Oxigen hòa tan trong nước không tác
dụng với nước về mặt hóa học. Hàm lượng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh
giá tình trạng của nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu
như nguồn nước đó có đủ hàm lượng DO nhất định. Khi DO xuống đến
khoảng 4-5mg/l, số sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh. Hàm lượng

hóa sinh hóa, còn COD thì có tác dụng với mọi chất hữu cơ, nên COD được


coi là đặc trưng hơn trong giám sát ô nhiễm nước. Nồng độ COD cho phép
với ngồn nước mặt là COD>10 mg/l (Phạm Văn Tú, 2012) [16].
- Các chất dinh dưỡng: NO2-, NO3-, NH4-, PO43+ Nitrit (NO2-): Là sản phẩm trung gian trong chu trình chuyển hóa
Nitơ Nitrit có mặt trong nước do sự phân hủy sinh học các chất protein.
+ Nitrat (NO3-): Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có
chứa Nitơ trong nước.
+ Amoni (NH4+): Được tạo ra trong nước do quá trình khử NO3- trong
điều kiện yếm khí. Hàm lượng amoni cao là rất độc hại đối với các sinh vật
sống trong nước, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước.
+ Photphat (PO43-): Gồm các dạng orto-phosphat (muối của H3PO4):
polyphosphate (Na5P3O10) và phospho hữu cơ. Nguồn ô nhiễm từ: Nước thải
sinh hoạt (phụ gia bột giặt, thực phẩm thừa, chất thải vệ sinh,…), từ phân bón
trong nông nghiệp, nước thải công nghiệp. (Phạm Văn Tú, 2012) [16].
- Các thông số sinh học:
+ Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường,
xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
Trong thực tế, hóa nước thường xác định chỉ số vi trùng đặc trưng.
Trong chất thải của người và động vật luôn có loại vi khuẩn E.Coli sinh sống
và phát triển. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô
nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy cũng có khả
năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy
thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Chỉ số E.Coli là số lượng vi
khuẩn E.Coli có trong 1 lít nước. Tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt ở các
nước tiên tiến qui định trị số E.Coli không nhỏ hơn 100 ml, nghĩa là cho phép
chỉ có một vi khuẩn E.Coli trong 100 ml nước (chỉ số E.Coli tương ứng là




Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công

nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí. Ở
Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% sử dụng cho nông
nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí.
Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao
của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhanh nhu cầu về nước,
đặc biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy,
luyện kim, hóa chất…, chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ 90% tổng lượng
nước sử dụng cho công nghiệp. Ví dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất một
thùng bia chừng 120 lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng
160 lít, cần 300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần
2.000.000 lít nước để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp.
Theo đà phát triển của nền công nghiệp hiện nay trên thế giới có thể dự
đoán đến năm 2000 nhu cầu nước sử dụng cho công nghiệp tăng 1.900
km3/năm, có nghĩa là tăng hơn 60 lần so với năm 1900. Phần lớn tiêu hao
không hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông
hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những chất ô nhiễm. (Kỳ Sơn, 2011) [6].
Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi
hỏi một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương lai
do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn
thế giới có thể giảm đi khoảng 700 km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được
đáp ứng nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng được bổ sung bởi nước
sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là mùa khô. Người ta ước
tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được
trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần 1.500 tấn nước,
1 tấn gạo cần 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ
cần


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status