Luận văn thạc sỹ - Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số (nghiên cứu tại tỉnh Sơn La) - Pdf 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----------------

VŨ THỊ HẰNG

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI HỌC SINH VÙNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ (NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH SƠN LA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----------------

VŨ THỊ HẰNG

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI HỌC SINH VÙNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ (NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH SƠN LA)

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành : 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. MAI NGỌC ANH


1.2.2. Căn cứ ban hành chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông đối với
học sinh vùng dân tộc thiểu số..........................................................................17
1.2.3. Mục tiêu của chính sách phát triển hỗ trợ giáo dục phổ thông đối với học
sinh vùng dân tộc thiểu số................................................................................19
1.2.4. Chủ thể chính sách phát triển hỗ trợ giáo dục phổ thông đối với học sinh
vùng dân tộc thiểu số........................................................................................21
1.2.5. Đối tượng của chính sách phát triển hỗ trợ giáo dục phổ thông đối với
học sinh vùng dân tộc thiểu số..........................................................................22
1.2.6. Nguyên tắc của chính sách phát triển hỗ trợ giáo dục phổ thông đối với
học sinh vùng dân tộc thiểu số..........................................................................24
1.2.7. Các chính sách bộ phận..........................................................................25
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục phổ
thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số.......................................................26
1.3.1 Từ chủ thể chính sách..............................................................................26
1.3.2 Phương thức, cách thức quản lý ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát
triển giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số......................27
1.3.3. Từ các nhân tố khác................................................................................29
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI HỌC SINH VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH SƠN LA.........................................................................31
2.1. Khái quát về giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu
nghiên cứu tại tỉnh Sơn La....................................................................................31


2.1.1 Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục phổ thông đối với
học sinh vùng dân tộc thiểu số..........................................................................31
2.1.2. Thực trạng tiếp cận giáo dục phổ thông của học sinh vùng dân tộc thiểu
số tỉnh Sơn La...................................................................................................36
2.1.3 Thực trạng chất lượng giáo dục phổ thông của học sinh vùng dân tộc thiểu
số tỉnh Sơn La...................................................................................................38


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DTTS:

Dân tộc thiểu số

DT&MN

Dân tộc và miền núi

ĐBDTTS:

Đồng bào dân tộc thiểu số

HSDTTS:

Học sinh dân tộc thiểu số

HDI:

Chỉ số phát triển con người

GDP:

Tổng thu nhập quốc nội

GD-ĐT:

Giáo dục đào tạo



Bảng 2.2:

Tổng hợp các cơ sở đào tạo phổ thông của tỉnh Sơn La năm học 2017-2018........35

Bảng 2.3. Số học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La năm học 2016-2017...37
Bảng 2.4

Mục tiêu hỗ trợ của chính quyền tỉnh Sơn la đối với Chính sách đầu tư,
hỗ trợ phát triển hạ tầng giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi dựa
trên các chính sách của Chính quyền Trung ương................................42

Bảng 2.5.

Mục tiêu hỗ trợ trực tiếp đối với người học..........................................49

Bảng 2.6 :

Mục tiêu đối với nhà giáo, người lao động và cán bộ quản lư giáo dục
tại miền núi, vùng dân tộc thiểu số.......................................................51

Bảng 3.1

Mục tiêu về phát triển hạ tầng cơ sở.....................................................67

Bảng 3.2.

Mục tiêu hỗ trợ trực tiếp đối với người học..........................................70

Bảng 3.3: Mục tiêu đối với nhà giáo, người lao động và cán bộ quản lý giáo dục

tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân
tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công
tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn”.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông là một bộ phận


2

quan trọng, mang những đặc thù riêng. Đây là cấp học căn bản, tối cần thiết
đối với bất cứ cá nhân nào nói riêng và đối với sự phát triển của xã hội nói
chung. Vì thế, quan tâm tới giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số không
chỉ là biện pháp nâng cao chất lượng sống cho đồng bào mà còn là con đường
phát triển kinh tế - xã hội vững chắc, ổn định cho quốc gia.
Vì những lý do trên, để đảm bảo quá trình học tập của con em đồng bào
dân tộc được thực hiện tốt và có hiệu quả, thì một trong những vấn đề mấu
chốt có tính quyết định đó là các chính sách về giáo dục phổ thông vùng dân
tộc thiểu số cần phải được coi trọng và ưu tiên hàng đầu.
Sơn La là 1 tỉnh miền núi biên giới với nhiều dân tộc sinh sống, cơ sở
hạ tầng, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, dân số toàn tỉnh
trên 1 triệu người với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc
Thái chiếm tỷ lệ cao nhất là 55% và dân tộc Kinh chiếm 18%, dân tộc Mông
chiếm 12%, dân tộc Mường chiếm 8%, các dân tộc khác chiếm 7%. Dựa vào
đặc điểm về canh tác nông nghiệp, cách thức khai phá ruộng nương... mà dân
cư phân bố không đồng đều, có những dân tộc ở những vùng xa xôi hẻo lánh,
giao thông đi lại vô cùng khó khăn, ít khi giao lưu với các vùng khác hoặc các
dân tộc khác.
Mặc dù Đảng, Nhà nước, chính quyền đã quan tâm ban hành nhiều
chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, cho đến nay các chính sách hỗ
trợ phát triển giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số trên

cử tuyển là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo. Điều đó được thể hiện ở chính sách đối với người thuộc
diện cử tuyển, việc thực hiện chính sách cử tuyển. Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm tới sự nghiệp phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa - xã hội vùng
dân tộc miền núi nhất là phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
- Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược

phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020. Tại Mục 1.6 Chương trình có nêu ra
định hướng “Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó
khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội”.
Như vậy, mặc dù đã có những nghiên cứu, khảo sát đánh giá về các


5

chính sách giáo dục dân tộc nhưng các nghiên cứu vẫn ở tầm vĩ mô, bao quát
toàn bộ hệ thống chính sách, luật pháp liên quan đến hệ thống giáo dục dân
tộc. Đến nay chưa thấy có nghiên cứu nào về việc thực hiện chính sách giáo
dục phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Thực tế phát triển của xã hội và đất nước là luôn biến đổi kéo theo những
chính sách, mô hình hỗ trợ cũng phải thay đổi cho phù hợp theo. Do đó, việc
tìm hiểu và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục
phổ thông cho học sinh dân tộc thiểu số là rất cần thiết trong sự nghiệp phát
triển giáo dục của nước ta hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được cơ sở lý luận cho nghiên cứu của chính sách hỗ trợ
phát triển giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh Sơn La.
- Đánh giá được thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục phổ
thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La.

triển giáo dục phổ thông đối
với học sinh vùng dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh
- Từ quan điểm định hướng
của nhà nước
- Từ chủ thể chính sách
- Từ đối tượng chính sách
- Từ các nhân tố khác

Chính sách hỗ trợ phát triển Kết quả
Thực
giáo dục phổ thông đối với thực hiện hiện mục
học sinh dân tộc thiểu số trên mục tiêu
tiêu
địa bàn tỉnh
chính
chính
sách
sách hỗ
trợ phát
- Căn cứ ban hành chính sách - Thành
triển
- Mục tiêu chính sách
tựu.
- Chủ thể chính sách
- Hạn chế. giáo dục
phổ
- Đối tượng của chính sách
- Nguyên
thông

địa bàn tỉnh Sơn La.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua điều tra, báo cáo, đánh giá
của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục phổ
thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm
2015 - 2017.
Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra, báo cáo, đánh giá
của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục
phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La từ
tháng 4 đến tháng 6 năm 2018
Bước 4: Xử lý dữ liệu và tiến hành phân tích thực trạng chính sách hỗ
trợ phát triển giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh Sơn La theo mục tiêu, chỉ ra điểm đạt được và điểm hạn chế, các
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đã nêu.
Bước 5: Đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo
dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La, từ
đó rút ra các khuyến nghị để thực hiện các giải pháp đối với chính quyền các cấp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo ra, luận văn gồm 3
chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông
đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số.
Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục
đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số nghiên cứu tại tỉnh Sơn La
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo
dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN



9

dân tộc thiểu số. Ở Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số. Dân tộc thiểu số là những
dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm
trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia”.
Như vậy, theo tác giả, khái niệm “dân tộc thiểu số” luôn được đề cập
trong mối quan hệ với khái niệm “dân tộc đa số” và để chỉ mối tương quan về
số lượng người.Việt Nam có dân tộc Kinh là dân tộc đa số (chiếm hơn 86%
dân số cả nước) và 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 14%
dân số cả nước).
Vùng dân tộc thiểu số
Là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành
cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như
vậy, khái niệm vùng dân tộc thiểu số gắn liền với khái niệm dân tộc thiểu
số, nhưng nó để chỉ vùng, khu vực, địa bàn, tức là địa hình đất đai, khoảng
không gian trong đó có các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đặc trưng.
Cơ sở để xác định “vùng” là đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội. Vùng
dân tộc thiểu số theo nghĩa hẹp được xem xét trên cơ sở đơn vị hành chính cấp
huyện có số dân tộc thiểu số từ 5.000 người trở lên, sinh sống thành cộng
đồng ổn định.
Như vậy, vùng dân tộc thiểu số là một khái niệm để chỉ địa bàn có đông
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Chính vì thế, lượng đồng bào dân tộc
thiểu số trên một địa bàn là tiêu chí chính để phân định vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Những vùng mà cộng đồng người dân tộc thiểu số sống ít, xen kẽ thì
được gọi là “vùng có dân tộc thiểu số hoặc “vùng xen kẽ dân tộc thiểu số”.
Điều này khiến cho “vùng dân tộc thiểu số” trở thành một khái niệm có tính
tương đối, là khu vực đặc thù, có sự khác biệt ở yếu tố dân tộc, yếu tố tự
nhiên và kinh tế, xã hội nhất định so với các vùng khác trong cả nước
Phạm vi của vùng dân tộc thiểu số có thể được nhìn nhận ở nhiều cấp,

hỗ trợ phải bảo đảm một trong các điều kiện: Một là, học sinh bán trú đang
học tại trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT); Hai là, học sinh mà bản


11

thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc
biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, THCS thuộc xã khu vực III,
thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi (DT&MN); các xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường khoảng cách
từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh
THCS hoặc ở các khu vực địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải
qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá; Ba là,
học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại
xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng DT&MN đang học tại các trường
tiểu học, THCS thuộc xã khu vực II vùng DT&MN. Nhà ở xa trường hoặc địa
hình cách trở giao thông đi lại khó khăn...
Đối với học sinh THPT là người dân tộc thiểu số phải bảo đảm các điều
kiện sau: Một là, đang học tại trường THPT hoặc cấp THPT tại trường phổ
thông có nhiều cấp học; Hai là, bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ
khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng DT&MN, các
xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường
khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó
khăn phải qua sông, suối không có cầu, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất,
đá... Học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách được hỗ trợ tiền ăn,
tiền nhà ở và gạo. Cụ thể, mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức
lương cơ sở và được hưởng không quá chín tháng/năm học/học sinh. Đối với
học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong
trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng
không quá chín tháng/năm học/học sinh. Bên cạnh đó, mỗi học sinh được hỗ

xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao
động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội
phát triển về mọi mặt. Giáo dục mang tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích,
nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục biến đổi theo các giai
đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội.
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi
gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người học theo


13

hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng
những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại
và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
Giáo dục bao gồm việc dạy và học. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền
thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là quá trình
trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kỹ
thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng như hình thành
nhân cách của con người.
Giáo dục diễn ra thường xuyên, liên tục ở mọi môi trường hoạt động của
con người (trong gia đình, nơi làm việc, trong nhà trường, trong quan hệ xã
hội,…) trong đó môi trường ở nhà trường có vai trò rất quan trọng.
Giáo dục phổ thông
Giáo dục phổ thông bao gồm:
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp
năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi; Giáo dục trung học cơ sở
được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học
lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi; Giáo
dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến
lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học

những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và
có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện
phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học,
cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục học sinh đối với vùng dân tộc
thiểu số là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, là một mô
hình thu nhỏ của hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, khác với giáo dục
phổ thông nói chung trong cả nước, giáo dục phổ thông ở vùng DTTS có các
nội dung, hoạt động xoay quanh đối tượng đặc biệt là học sinh vùng DTTS
(hầu hết là học sinh người DTTS) có hệ thống các trường chuyên biệt (trường
PTDTNT, PTDTBT, các lớp ghép, có việc thực hiện các chính sách đối với
học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý vùng DTTS, có việc dạy học bằng tiếng
dân tộc và dạy Tiếng Việt cho học sinh DTTS,... vùng rất nhiều nội dung, hoạt
động đặc thù như chương trình dạy học, sách giáo khoa riêng, hệ thống chính
sách cho giáo viên và học sinh riêng dành cho thầy và trò vùng DTTS...)
1.1.3. Hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc
thiểu số


15

Hỗ trợ phát triển giáo dục giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc
thiểu số là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình
trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để
tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình
và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà
trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh
và an toàn. Hỗ trợ phát triển giáo dục giáo dục phổ thông đối với học sinh dân

nhân tài. Chính vì thế, chính sách phát triển hỗ trợ giáo dục phổ thông đối với
học sinh vùng DTTS là một sự khẳng định chắc chắn hơn nữa mục đích, mục
tiêu quan trọng này.
Vùng dân tộc thiểu số là vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn
kém, đời sống người dân thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Những rào
cản về nhiều mặt khiến cho việc học hành của học sinh vùng dân tộc thiểu số
gặp nhiều khó khăn. Ở nơi mà mối quan tâm đầu tiên và hàng ngày là
miếng cơm, manh áo; việc làm hàng ngày là lên nương làm rẫy, chống chọi
lại sự khắc nghiệt của tự nhiên thì con đường đến với cái chữ của những trẻ
em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn rất dài và rất gian nan.
Chính vì vậy, nếu để giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số phát triển tự
nhiên theo cùng một chính sách, cùng một phương thức quản lý ngang bằng
như, giống như mọi vùng miền thì sự phát triển của nó lại gặp thêm rất
nhiều những khó khăn mới; nếu đặt việc cung ứng dịch vụ giáo dục phổ
thông vùng dân tộc thiểu số vào trong sự chi phối của các quy luật kinh tế
thị trường như những nơi khác, hẳn việc dạy và học của thầy trò nơi đây
vốn đã gian nan, lại thêm nhiều vất vả. Để hỗ trợ phát triển giáo dục vùng
dân tộc thiểu số cần có những chính sách riêng, đặc biệt, ưu tiên nhằm tạo
những “cú hích”, xây dựng những nền tảng, tạo dựng những cơ sở vững chắc
cho nó có điều kiện phát triển.
Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng


17

dân tộc thiểu số: là tập hợp các chủ trương và hành động của chính phủ nhằm
hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số.
Đó là những mục tiêu và các biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu
trong việc hỗ trợ, ưu tiên học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về chế
độ học tập, sinh hoạt, cơ hội học tập, về cơ sở vật chất, phương tiện dạy và

Để tạo điều kiện cho vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi có cơ hội
vươn lên, thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng miền, các cấp, các ngành và
địa phương đã tập trung thực hiện tốt các chính sách đặc thù, ưu tiên đối với
đồng bào DTTS, miền núi, trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo.   Đồng thời  Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chính sách dân
tộc. Trong Hiến pháp, cũng như các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng đều
khẳng định chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS), trong
đó, chính sách về giáo dục-đào tạo là một chính sách quan trọng để nâng cao
dân trí và đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các địa
phương cũng ban hành văn bản chỉ đạo để hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo
dục dân tộc và xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp với tình hình đặc điểm
của từng địa phương, đồng thời chỉ đạo tổ chức hiệu quả các hoạt động trọng
tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy, học đối với giáo viên và học sinh dân tộc
nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt là đối với trường phổ thông
dân tộc nội trú, bán trú. Mặt khác triển khai nghiêm túc chính sách đối với
nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm động viên, khuyến khích
giáo yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp nhiều hơn cho sự
nghiệp giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng, đưa giáo dục những vùng này
tiến kịp với vùng thuận lợi. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng tập trung thực hiện có
hiệu quả Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người; chính sách
hỗ trợ trực tiếp đối với người học; đầu tư, hỗ trợ cho hệ thống trường phổ
thông dân tộc nội trú; chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập;



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status