đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống bát tràng - Pdf 53

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
khoa bất động sản - địa chính

chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
đánh giá thực trạng và đa ra những giải pháp quản lý và
sử dụng đất làng nghề truyền thống bát tràng
Sinh viên thực hiện: nguyễn thị hồng ph-
ợng
Giáo viên hớng dẫn: gs.tskh. lê đình thắng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hµ Néi - 2008
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây , nhờ có chủ trương , đường lối , chính sách
khuyến khích khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của Đảng và
nhà nước ta thì các làng nghề truyền thống đã có sự phát triển mạnh mẽ , số
lượng các làng nghề tăng nhanh , nhiều nghề truyền thống có nguy cơ bị mai
một , thất truyền nay được khôi phục và phát triển trở lại. Các làng nghề
truyền thống phát triển đã tạo ra những chuyển biến mới trong đời sống xã hội
ở nông thôn , thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá nông thôn,
góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động , nâng cao đời
sống dân cư trong vùng , hạn chế được việc dịch chuyển lao động không có
việc làm từ nông thôn ra thành thị , tạo ra một khối lượng hàng hoá đa dạng
và phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu , góp phần quan trọng vào sự
phát triển kinh tế xã hội của cả nước và đồng thời góp phần gìn giữ bản sắc
văn hoá dân tộc…Điều này thể hiện đường lối khôi phục và phát triển làng
nghề truyền thống của Đảng và nhà nước ta là một hướng đi đúng đắn góp
phần cho sự nghiệp phát triển đất nước thời kì hiện nay . Tuy nhiên , song

tiễn điển hình cho việc đánh giá và đưa ra các giải pháp quản lý và sử dụng
đất tại làng nghề truyền thống trong chuyên đề với tên đề tài : “Đánh giá
thực trạng và đưa ra những giải pháp quản lý và sử dụng đất làng nghề
truyền thống Bát Tràng.”
2. Mục tiêu nghiên cứu chuyên đề
Việc thực hiện chuyên đề với mục tiêu thông qua những đánh giá về tình
hình quản lý và sử dụng đất tại một làng nghề điển hình để có cái nhìn chung
nhất về tình hình tại các làng nghề truyền thống khác và từ đó có những giải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
pháp cơ bản , thiết thực có thể áp dụng cho những vấn đề nổi cộm chung của
sự phát triển các làng nghề hiện nay ở nước ta.
3. Nội dung cơ bản của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận ,
chuyên đề gồm:
Chương 1: Tổng quan về làng nghề truyền thống và vấn đề quản lý , sử
dụng đất làng nghề truyền thống .
Chương 2: Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất làng nghề
truyền thống Bát Tràng , tù đó đưa ra những nguyên nhân , tồn tại vướng mắc
trong việc quản lý , sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng.
Chương 3: Đề ra những giải pháp quản lý và sử dụng đất làng nghề
truyền thống Bát Tràng .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Làng nghề truyền thống có nhiều vấn đề cần nghiên cứu , đánh giá như
kinh tế, văn hóa truyền thống , xã hội , môi trường…Tuy nhiên trong phạm vi
chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý , sử dụng đất đai làng
nghề truyền thống và đề xuất những giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý đất
làng nghề truyền thống cho giai đoạn tiếp theo. Trong đó cũng nghiên cứu
một cách tổng quan về kinh tế , xã hội , môi trường nhằm phục vụ cho nghiên
cứu vấn đề chính.
Đất làng nghề truyền thống cũng chia thành 3 nhóm : Đất nông nghiệp ,


1.1 Khái niệm và tiêu chí làng nghề truyền thống
a. Một số khái niệm
Ở Nông thôn Việt Nam , Làng đã được hình thành và phát triển từ thời
xa xưa trong lịch sử đất nước. Làng được dùng để chỉ tụ điểm dân cư truyền
thống của người nông dân Việt , có ranh giới riêng, có cơ cấu tổ riêng …
nhưng lại rất chặt chẽ và hoàn chỉnh do có tính liên kết chặt chẽ bằng tình
cảm ,họ tộc , phong tục tậpquán riêng . Mỗi một làng đều có những nét
truyền thống riêng biệt về phong tục , tập quán , lối sống . Vì vậy đều có
những bản sắc văn hoá riêng của làng . Làng Quan niệm về làng vẫn chưa có
sự thống nhất chung nhưng đều có những điểm chung và có thể hiểu như sau:
Làng là một thuật ngữ để nói về khối dân cư ở nông thôn gồm nhiều gia
đình sinh sống quần tụ và có sự liên kết nhất định hình thành một khối khá
thống nhất .
Từ trước đến nay , nông nghiệp luôn gắn với nông thôn. Người nông
dân luôn coi sản xuất nông nghiệp là công việc chính của họ để tạo ra vật chất
phục vụ đời sống gia đình . Sản xuất nông nghiệp với đặc trưng là theo mùa
vụ , có nghĩa là ngoài thời kỳ mùa vụ thì nông nhân có khoảng thời gian nông
nhàn. Và ngành nghề ở nông thôn phát triển ra , tạo công ăn việc làm và thu
nhập cho người dân lúc nông nhàn đó . Ngành nghề dần lan rộng ra và hình
thành những làng nghề . Cũng có rất nhiều quan niệm về làng nghề . Tựu
chung lại , ở đây có thể coi khái niệm làng nghề như sau:
Làng nghề : Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phun, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã , thị trấn ,
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
có các hoạt động ngành nghề nông thôn , sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau .
Làng nghề Việt Nam đã hình thành và phát triển rất phong phú và đa
dạng về lịch sử quá trình hình thành và phát triển , về quy mô và về ngành

năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.(3) Chấp hành tốt chính sách , pháp
luật của Nhà nước.
Tiêu chí công nhận là làng nghề truyền thống : Phải đạt tiêu chí làng
nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo khái niệm nói trên . Nếu chưa
đạt tiêu chuẩn số hộ tối thiểu như đã quy định tại tiêu chí công nhận làng nghề
thì cũng phải có ít nhất một nghề thống được công nhận là làng nghề truyền
thống.
Ngoài những tiêu chí chung đưa ra ở trên , mỗi địa phương sẽ quy định
cụ thể dựa trên thực tế địa phương. Còn đưa ra các tiêu chí vê flao động , số
hộ , giá trị sản xuất và thu nhập từ nghề truyền thống .
c. Vai trò của sự khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta .
Từ lâu đời nay ngành nghề truyền thống đã đóng một vai trò quan trọng
trong phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước nói chung .Thực tế trong những năm qua đã cho thấy
rõ vai trò của việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống trong sự
nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ hiện
nay .Theo thống kê thì hiện nay cả nước có khoảng 2000 làng nghề , trong đó
có khoảng 1/3 là làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển . Trong
những năm thực hiện đường lối mới của Đảng và nhà nươc ta , nhất là 10 năm
trở lại đây , kinh tế làng nghề đã có bước phát triển đáng kể , thu hút một
lượng lớn lao động , góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế , thực hiện xoá đói ,
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giảm nghèo , cải thiện đời sống người dân ở nông thôn. Sản phẩm làng nghề
không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn vươn tới nhiều thị
trường nước ngoài lớn… Sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã tạo
ra những chuyển biến to lớn trong đời sống xã hội nông thôn :
Một là , Tạo ra một khối lượng hàng hoá đa dạng , phong phú phục vụ
cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu .Các làng nghề truyền thống đang dần

Bát Tràng hàng ngày thu hút từ 4.000-5.000 lao động từ các xã khác xung
quanh đến làm thuê.
Ba là ,Góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập , cải thiện đời sống dân cư ở
nông thôn và tăng tích luỹ .Thu nhập của người dân ở các làng nghề không
ngừng tăng lên . Trước đây khi làng nghề chưa phát triển , sản xuất nghề
truyền thống mới chỉ được coi là nghề phụ gắn với sản xuất nông nghiệp để
giải quyết việc làm lúc nông nhàn . Hiện nay ở nhiều làng nghề phát triển ,
thu nhập từ làm nghề truyền thống đã trở thành thu nhập chính của các hộ gia
đình . Thu nhập bình quân đầu người của một lao động làm nghề đã cao gấp
2-3 lần lao động thuần nông. Nhiều làng nghề không còn hộ gia đình nào sản
xuất nông nghiệp thay vào đó là sản xuất , kinh doanh nghề truyền thống. Thu
nhập của người dân tăng cao , họ có điều kiện để cải thiện đời sống gia đình .
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tăng lên . Người dân cũng
có điều kiện tự cải tạo hệ thống cở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của địa phương
phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
Bốn là, Phát triển làng nghề truyền thống làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
, đóng vai trò quan trọng cho sự nghiêp công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông
thôn. Sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã có tác dụng tích cực cho
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công
nghiệp , tiểu thủ công nghiệp ,xây dựng , dịch vụ , giảm tỉ trong ngành nông
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội. Những công trình cơ sở hạ tầng nông
thôn được xây dựng phục vụ sản xuất và sinh hoạt . Đời sống dân cư nông
thôn được cải thiện theo gướng hiện đại hoá , dần rút ngắn khoảng cách
chênh lệch giưã thành thị và nông thôn.
Năm là, Góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc . Nghề truyền thống
gắn liền với làng tạo nên nét đặc trưng của làng nghề truyền thống ở nông
thôn Việt Nam. Khi nghề truyền thống được khôi phục và phát triển , song
song với lối sống hiện đại hoá do đời sống được cải thiện, những phong tục

nên các hộ gia đình đã kết hợp sử dụng mặt bằng đất ở vừa để ở , sinh hoạt
vừa làm mặt bằng xây dựng xưởng sản xuất , làm kho để chứa nguyên vật liệu
, thành phẩm … Diện tích đất ở đã nhỏ hẹp, lại bị phân lô, chia nhỏ cho các
chức năng khác phục vụ cho sản xuất nghề truyền thống gây ảnh hưởng lớn
đến đời sống , sức khoẻ của người dân . Nhiều cơ sở sản xuất ở những làng
nghề với nghề truyền thống sản xuất đồ cơ kim khí , đồ gỗ , đồ gốm sứ …
không có mặt bằng sản xuất đã lấn chiếm đất công cộng , đất giao thông , ao
hồ , kênh mương …để tập kết vật tư , hàng hoá do đặc tính của những nghề
truyền thống này yêu cầu cần phải có mặt bằng rộng . Môi trường sống ở các
làng nghề đang bị huỷ hoại một cách nghiêm trọng do sự phát triển quá mức,
tự phát , bất hợp lý của các làng nghề trong khu dân cư và do hệ thống cơ sở
hạ tầng chưa được cải tạo , tu bổ cho phù hợp . Sự phát triển của các làng
nghề truyền thống diễn ra dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hoá ,
hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay cho nên
nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của các làng nghề là rất lớn có nghĩa là nhu
cầu về mặt bằng sản xuất cũng tăng lên nhiều . Nghề truyền thống được khôi
phục và phát triển, người dân có việc làm , tăng thu nhập từ nghề truyền thống
đã giúp họ có khả năng cải thiện cuộc sống từ đó đã thúc đẩy , kéo theo sự
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phát triển của các dịch vụ sinh hoạt và dịch vụ xã hội khác tại các làng nghề.
Đòi hỏi nhu cầu về đất đai để phân bổ cho các mục đích đó cũng tăng lên .
Một số làng nghề đã thu hút được một lượng lớn lao động từ các vùng lân cận
làm cho mật độ dân cư cư trú , mật độ sinh hoạt cũng tăng cao . Những vấn đề
bức xúc này đã và đang tạo ra những thách thức lớn cho sự phát triển bền
vững của các làng nghề , nhất là khi mà nhu cầu mở rộng sản xuất kinh
doanh, nhu cầu phát triển trong tương lai ở các làng nghề là rất lớn . Thực
trạng này đòi hỏi cần có những giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý và kiểm
soát của các địa phương.
Công tác quy hoạch sử dụng đất tại các làng nghề hầu như chưa được coi

và phát triển kinh tế - xã hội đất nước .Thời kỳ này Đảng và nhà nước ta đã có
nhiều Nghị quyết , chỉ thị đề ra phương hướng, biện pháp khôi phục và phát
triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như : Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
Iv ( 1977) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1981) tiếp chủ trương khôi
phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn ; đặc biệt là
khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống .
Bước vào thời kỳ đổi mới , Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (05/04/1988)
đã triển khai chủ trương , đường lối của Đảng tại Đại hội Đảng bộ toàn quốc
lần thứ VI về phát triển công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp , vận tải dịch vụ ở
nông thôn dưới nhiều hình thức , trong từng vùng và tiểu vùng . Chú trọng
đầu tư xây dựng những cơ sở sản xuất với quy mô vừa và nhỏ nhưng kỹ thuật
hiện đại , công nghệ thích hợp để tạo nhiều mặt hàng tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu có giá trị cao ra thị trường nước ngoài . Thực tế kết quả của quá
trình phát triển đã thể hiện chủ trương khôi phục và phát triển ngành nghề
truyền thống , làng nghề truyền thống của Đảng và nhà nước ta là một hướng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đi đúng đắn .Chủ trương này luôn được đề cập trong các văn kiện của các kỳ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX của Đảng với mục tiêu thúc đẩy
quá trìn công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo đường lối
đổi mới của Đảng ; Tại Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết về đẩy nhanh công nghiệp hoá , hiện đại hoá
nông nghiệp , nông thôn thời kỳ 2001-2010 , trong đó đã chỉ rõ việc phát triển
kết cấu hạ tầng và đô thị hoá nông thôn cũng như vạch ra giải pháp về quy
hoạch :’’ Quy hoạch phát triển nông nghiệp , nông thôn phải dặt trong tổng
thể chung của cả nước , trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế , sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học , công nghệ …Quản lý , cập nhật thông tin kịp thời điều
chỉnh quy hoạch ; Quy hoạch xây dựng xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ;
quy hoạch phát triển khu dân cư , xây dựng làng xã , thị trấn …giữ gìn bản sắc
văn hoá dân tộc”. Năm 2006 , chính phủ ban hành Nghị định 66/ 2006 /NĐ-

công nghiệp .
- Luật đất đai 2003 và các văn bản dưới Luật được thực thi với nhiều đổi
mới trong chính sách quản lý , sử dụng đất đai . Những quy định về các nội
dung quản lý nhà nước về đất đai ; về quyền của người sử dụng đất đã tạo
điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư cho sản xuất.
- Chỉ thị số 11/2006 /CT-TTg ngày 27/3/2006 , Thủ tướng Chính phủ đã
chỉ thị các địa phương trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức rà soát ,
điều chỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh té-xã hội của địa phương , của từng vùng và cả nước ,
gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề , đặc
biệt quan tâm đến việc khôi phục các ngành nghề truyền thống, tạo quỹ đất tái
định cư , quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu công nghiệp .
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Những chính sách xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề
nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả đầu tư ở các
làng nghề cũng được đề ra và thực hiện .
Trên cơ sở những chính sách về quản lý , sử dụng đất đai ở các làng
nghề của Chính phủ , các địa phương có làng nghề đã áp dụng thực hiện và
đưa ra những chính sách cụ thể của địa phương mình sao cho phù hợp với tình
hình tại đó .
Thực tế phát triển trong những năm qua cho thấy những chính sách này
đã đạt được những hiệu quả nhất định trong việc tạo điều kiện thuận lợi hơn ,
khuyến khích sự phát triển kinh tế - xã hội những làng nghề truyền thống ,
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông thôn góp phần phát
triển kinh tế đất nước . Tuy nhiên những chính sách này vẫn chưa mang tính
đồng bộ với các chính sách về các mặt khác . Trong đó nhiều chính sách về
đất đai làng nghề truyền thống mới chỉ được thể hiện thông qua nhiều chính
sách chung chung khác nhau mà chưa có sự thống nhất , đồng bộ dành riêng
cho việc quản lý , sử dụng đất làng nghề truyền thống .

hành nhiều chính sách , giải pháp nhằm kích thích các xí nghiệp hương trấn
phát triển như : chính sách thuế (áp dụng mức thuế khác nhau cho các vùng
và ngành nghề truyền thống khác nhau , đặc biệt ưu tiên các vùng khó khăn ,
miễn tất cả các loại thuế trong vòng 3 năm đầu tiên đối với các xí nghiệp mới
thành lập); chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi ; chính sách xuất khẩu ;
chính sách bảo hộ hàng nội địa…đặc biệt Trung Quốc coi trọng việc phát
triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá bằng nhiều chính
sách mà hạt nhân là chính sách liên quan đến đất đai . Tại Đại hội Đảng lần
thứ XVI của Đảng cộng sản Trung Quốc đã khẳng định “ cần hoạch định
thống nhất sự phát triển kinh tế -xã hội thành thị và nông thôn , tăng nhanh
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thu nhập nông dân ” và “ tạo cho người dân quyền sử dụng lâu dài ” , tăng
cường đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn, cho sắp xếp lại việc sử dụng đất
vùng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá . Điều đó đã tạo
cho các làng nghề truyền thống có điều kiện được đầu tư và phát triển , hệ
thống giao thông và cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng , các cơ sở sản xuất
được khuyến khích mở rộng thêm mặt bằng sản xuất , vận dụng lợi thế về vị
trí địa điểm sản xuất và chi phí vận chuyển thấp nhằm tạo ra lợi thế trong tiêu
thụ sản phẩm , hạn chế di chuyển lao động giữa các vùng , từ nông thôn ra
thành thị.
2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước có địa hình đồi núi hiểm trở , điều kiện tự nhiên
lại không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trong khi đó dân số nông thôn
chiếm tỷ lệ lớn . Chính vì vậy trong quá trình phát triển , Hàn Quốc đã rất chú
trọng đến công nghiệp hóa nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và
làng nghề truyền thống .Các hộ gia đình sản xuất ngành nghề , đặc biệt là
ngành nghề truyền thống được chính phủ đứng ra hướng dẫn , tổ chức thành
đơn vị nhỏ , được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi và được giúp đỡ trong
vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Cùng với những chính sách đó , Chính phủ Hàn

giai đoan này . Có những bài học kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng
đất đai để duy trì , phát triển làng nghề truyền thống được rút ra như sau:
- Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là hướng đi đúng đắn,
phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới .
- Bên cạnh những chính sách ưu đãi về thuế ,vốn tín dụng , đầu tư…thì
những chính sách về đất đai có vai trò rất quan trọng cho việc khôi phục và
phát triển bền vững làng nghề truyền thống . Và cần có sự kết hợp đồng bộ
các chính sách để đạt được hiệu quả cao nhất.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Quy hoạch phát triển làng nghề cần được xây dựng và có tính đồng bộ
giữa các quy hoạch . Tại mỗi địa phưong , với mỗi ngành nghề truyền thống ,
làng nghề truyền thống tuỳ theo tính chất đặc trưng khác nhau cần có quy
hoạch xây dựng chi tiết để đảm bảo cho sự phát triển ổn định , lâu dài của
làng nghề truyền thống . Đảm bảo cho sự phát triển bền vững , đạt hiệu quả
kinh tế , xã hội và môi trường .
- Phát triển cơ sở hạ tầng , đặc biệt là mạng lưới đường giao thông nông
thôn và hệ thống xử lý chất thải . Trong đó nêu cao sự kết hợp giữa nhà nước
và nhân dân cùng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời
sống dân cư nông thôn. Phát huy tối đa nội lực của người dân và nâng cao
tinh thần tự giác , ý thức trách nhiệm của người dân trong sự phát triển ngành
nghề nông thôn , phát triển làng nghề truyền thống.
- Khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống hướng tới phục vụ phát
triển du lịch và cho xuất khẩu , thu hút lao động dư thừa ở nông thôn , tạo
việc làm , tăng thu nhập người dân., giảm sức ép di dân cơ học từ nông thôn
ra thành thị.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 2

thống giao thông cả đường bộ , đường thuỷ đều rất thuận lợi. Do vậy chịu tác
động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá . Dân số tăng nhanh , nguồn lao động
trẻ , dồi dào phục vụ tốt cho phát triển làng nghề .
Hiện nay làng nghề truyền thống Bát Tràng không còn hộ gia đình nào
sản xuất nông nghiệp , các hộ gia đình đã chuyển sang sản xuất kinh doanh
nghề chuyển thống. Đời sống người dân được cải thiện đáng kể . Cùng với đó
quá trình đô thị hoá tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của một làng nghề
ven đô như Bát Tràng. Nghề truyền thống được khôi phục và phát triển ,
không chỉ tao việc làm cho lao đông của xã mà còn thu hút được một lượng
lớn lao động từ các vùng lân cận. Các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh
đa dạng như : các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần , các
doanh nghiệp tư nhân và đa số là các cơ sở sản xuất của hộ gia đình …
Về quy mô lao động thì tỷ lệ lao động làm nghề truyền thống chiếm tỷ
lệ lớn , theo thống kê của xã tỷ lệ này là khoảng hơn 80% lao động trong xã.
Ngoài ra mỗi hộ sản xuất hàng ngày có khoảng 8-10 lao động làm thuê đến từ
các xã lân cận. Cả xã mỗi ngày thu hút khoảng 6000-10000 lao động làm
thuê. Và thường xuyên có khoảng trên 1.000 lao động tạm trú tại làng. Lao
động thường làm việc với thời gian khoảng 9-10 giờ / ngày , vào lúc cao điểm
thì làm việc khoảng 13-15giờ/ ngày . Về chất lượng lao động , chủ yếu là lao
động thủ công , chưa qua đào tạo nên chất lượng lao động chưa cao . Nghệ
nhân còn lại không nhiều . Dạy nghề , truyền dạy và đào tạo nghề bằng
phương pháp truyền thống , chủ yếu từ đời này qua đời khác . Có nhiều hộ gia
đình ở Bát Tràng đã cho con họ đi học mỹ thuật để phục vụ cho phát triển
nghề .
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Về thu nhập của người lao động làm nghề truyền thống : Bát Tràng có thu
nhập bình quân của một lao động làm nghề rất cao khoảng 1.200.000-
1.400.000 đồng /tháng , cao gấp 3-4 lần lao động sản xuất nông nghiệp trước
đây. Nhờ có thu nhập tăng cao , đời sống của người dân được cải thiện đáng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status