PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊKÔNG PHÒNG GIAO DỊCH VĨNH AN - Pdf 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LƯƠNG QUỐC NGUYỄN
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN MÊKÔNG-PHÒNG GIAO DỊCH VĨNH AN
CHUYÊN ĐỀ NĂM 3
Long Xuyên tháng 5 năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên đề năm 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN MÊKÔNG-PHÒNG GIAO DỊCH VĨNH AN
Chuyên Ngành : Tài chính –ngân hàng
SVTH :Lương Quốc Nguyễn
Lớp : DH8NH1
MSSV : DNH073254
GVHD : Nguyễn Thị Vạn Hạnh
Long Xuyên háng 5 năm 2010
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU...............................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................1
1.4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................1
Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................2
2.1. Khái niệm NHTM.....................................................................2
2.2. Nguồn vốn của NHTM.............................................................2
2.3. Khái niệm vốn huy động...........................................................2

Bảng 4.2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động...........................................12
Bảng 4.3 : Cơ cấu tiền gửi dân cư....................................................14
Bảng 4.4 : Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn...............................15
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1 : Sơ đồ tổ chức PGD Vĩnh AN...............................................6
Biểu đồ 1 : Biểu đồ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3
năm của MDB_PGD Vĩnh An...........................................................8
Biểu đồ 2: Biểu đồ tổng nguồn vốn qua 3 năm MDB – PGD Vĩnh
An.....................................................................................................11
Hình 1 : cơ cấu HĐV năm 2007.......................................................13
Hình 2 : cơ cấu HĐV năm 2008.......................................................13
Hình 3 : cơ cấu HĐV năm 2009.......................................................13
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PGD : phòng giao dịch
H ĐV : huy động vốn
NHTM : ngân hàng th ương mại
NHTMCP : ngân hàng thương mại cổ phần
NV : nguồn vốn
TC, DN : tổ chức, doanh nghiệp
VH Đ : vốn huy động
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÊKÔNG-PGD VĨNH AN
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam hiện nay thì sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp diễn ra rất gay gắt, tất cả cũng vì sự sinh tồn và
muốn vậy thì các doanh nghiệp phải cần vốn để để hoạt đông. Và ngân hàng
cũng không ngoại lệ, để tồn tại và phát triển thì ngân hàng rất cần yếu tố quan

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÊKÔNG-PGD VĨNH AN
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại:
- Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực
hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên
quan. Mà hoạt động ngân hàng là các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi,sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán( theo khoản 2 và 7 điều 20
của luật các tổ chức tín dụng)
- Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động
chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu
và làm phương tiện thanh toán( theo pháp lệnh ngân hàng ngày 25/03/1990
của Hội Động Nhà Nước).
2.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại:
- Vốn tự có của ngân hàng là tổng của vốn điều lệ và các quỹ và một số
tài sản nợ khác theo quy định của NHNN, trong đó:
+ Vốn điều lệ hình thành do ngân sách nhà nước cấp 100%, ban đầu
phải cấp ít nhất 50%, số còn lại sẽ dần dần bổ sung sau (đối với ngân hàng
thương mại quốc doanh)
+ Vốn điều lệ hình thành do các cổ đông đóng góp dưới hình thức
vốn cổ phần. Các cổ đông sáng lập phải tham gia tối thiểu 20% vốn cổ phần
(đối với ngân hàng thương mại cổ phần).
- Vốn huy động: đây là nguồn vốn chính của NHTM, là nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi của khách hàng mà NHTM tạm thời quản lý và sử dụng với nghĩa
vụ hoàn trả ngay khi khách hàng yêu cầu.
- Vốn vay là một trong những nguồn vốn quan trọng của NHTM, vốn
vay gồm:

gửi của cá nhân.
- Tiền gửi không kỳ hạn: đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể lấy
ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách
hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn: khách hàng gửi tiền và chỉ được rút ra sau một thời
gian đã được thỏa thuận khi gửi tiền.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: loại tiền này người gửi có thể rút ra
một phần hoặc toàn bộ số tiền bất cứ lúc nào nhưng người gửi không
được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác.
- Tiền gửi có kỳ hạn: khi cá nhân gửi tiền vào ngân hàng thì họ chỉ được
rút ra khi đến hạn đã thỏa thuận khi gửi nhưng trên thực tế khách hàng
có thể rút trước thời hạn và hưởng mức lãi suất thấp hơn lãi suất tiền
gửi có kỳ hạn.
2.5.2 Phát hành giấy tờ có giá:
- Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn
trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn
nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD
và người mua
- NHTM phát hành GTCG theo hai phương thức trực tiếp và phát hành
qua TCTD làm đại lý hoặc ủy thác phát hành.
- Tổ chức tín dụng được phát hành GTCG ngắn hạn khi tuân thủ đầy đủ
các hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của luật
các TCTD, luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của luật các TCTD và hướng
dẫn của NHNN.
- Tổ chức tín dụng được phát hành GTCG dài hạn khi tuân thủ đầy đủ
các hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của luật
các TCTD, luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của luật các TCTD và hướng
SVTH: LƯƠNG QUỐC NGUYỄN GVHD: NGUYỄN THỊ VẠN HẠNH - 3 -
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÊKÔNG-PGD VĨNH AN

- Fax: +84 076 3841006.
- Email:
- Website: www.mdb.com.vn
Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển:
Tiền thân MDB là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn mỹ xuyên
(thành lập ngày 12/10/1992). Vốn là một ngân hàng thương mại cổ phần nông
thôn hoạt động hiệu quả và phát triển mạnh với mạng lưới phủ khắp các huyện
thị tỉnh An Giang. Ngày 16/9/2008 được Ngân Hàng Nhà Nước chấp thuận
chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện
thuận lợi hơn để ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn
quốc. ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực tín dụng trong lĩnh
vực nông nghiệp - nông thôn vì đây là thế mạnh của ngân hàng đã được khẳng
định qua hơn 15 năm hoạt động tại tỉnh An Giang.
Ngày 13/11/2009: ngân hàng được Ngân Hàng Nhà Nước chấp nhận đổi
tên NGÂN HÀNG TMCP MỸ XUYÊN (MXBank) thành NGÂN HÀNG
TMCP PHÁT TRIỂN MÊKÔNG (MDB). Với tiềm năng phát triển mới và
thương hiệu phù hợp với chiến lược phát triển, MDB đang nhanh chóng mở
rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, tăng cường phát triển nguồn nhân lực
chuyên nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn và vẫn giữ thế mạnh chuyên đầu tư
phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long.
SVTH: LƯƠNG QUỐC NGUYỄN GVHD: NGUYỄN THỊ VẠN HẠNH - 5 -
1
2
3
4
5
6
7
Khách hàng

cho ngân hàng TMCP Phát Triển MÊKÔNG, thúc đẩy nền nông nghiệp phát
triển và ổn định đời sống người dân ở khu vực.
Hình 1 : sơ đồ tổ chức PGD Vĩnh AN
SVTH: LƯƠNG QUỐC NGUYỄN GVHD: NGUYỄN THỊ VẠN HẠNH - 6 -
Giám Đốc
Quỹ Tiết
Kiệm Cần Đăng
Kế Toán
Ngân Quỹ
Tổ Tín Dụng
Hành Chánh
Bảo Vệ
Phó giám đốc


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status