Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ phát triển bền vững tại huyện trực ninh, tỉnh nam định - Pdf 51

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI
------------------TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------

Nguyễn Tiến Dũng

NGUYỄN TIẾN DŨNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRỰC
TỈNH
ĐÁNH TẠI
GIÁHUYỆN
HIỆU QUẢ
SỬNINH,
DỤNG
ĐẤTNAM
SẢNĐỊNH
XUẤT NÔNG

NGHIỆP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – 2018

về quản lý đất đai làm cơ sở cho tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới TS. Nguyễn
Đắc Nhẫn đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất
và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Nguyễn Tiến Dũng

năm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Tiến Dũng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 5

khi ứng dụng quy trình đánh giá đất theo FAO( từ năm 1990 đến nay) ................... 26
1.3.3. Một số công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp tại tỉnh Nam Định ..........................................................................................28
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRỰC NINH ................................30
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ...................................................... 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 30
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ................................................................................. 34
2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
huyện Trực Ninh .......................................................................................................42
2.2.1. Tình hình chung về sử dụng đất nông nghiệp ................................................. 42
2.2.2. Tình hình sản xuất các loại cây trồng và tiêu thụ nông sản ............................ 44
2.2.2.1. Tình hình sản xuất các loại cây trồng ..........................................................44
2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ nông sản..........................................................................45
2.2.2.3. Mô tả một số loại hình sử dụng đất tại huyện Trực Ninh ............................48
2.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phổ biến
trên địa bàn huyện Trực Ninh ...................................................................................51
2.3.1. Hệ thống cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp phổ biến trên địa bàn huyện .......................................................................... 51
2.3.2. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ................................................... 51
2.4. Đánh giá tính bền vững của các LUT được lựa chọn huyện Trực Ninh ............ 60
2.4.1 Các tiêu chí cơ bản để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp ........................................................................................................................ 60
2.4.2. Đánh giá tính bền vững các LUT được lựa chọn ............................................ 62
2.4.2.1. Bền vững về kinh tế .....................................................................................65
2.4.2.2. Bền vững về xã hội ......................................................................................66
2.4.2.3. Bền vững về môi trường ..............................................................................67


2.5. Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp điển hình

Bảng 2.1: Tỷ trọng GTSX các nhóm ngành giai đoạn 2010- 2015 .......................... 35
Bảng 2.2: Tình hình dân số, lao động huyện Trực Ninh ........................................... 37
Bảng 2.3 Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010- 2015 ....................... 42
Bảng 2.4: Tỷ lệ hàng hóa và phương thức tiêu thụ các nông sản chính huyện Trực
Ninh ........................................................................................................................... 46
Bảng 2.5: Thống kê các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Trực
Ninh ......................................................................................................................... 48
Bảng 2.6: Năng suất một số cây trồng chính huyện Trực Ninh ............................. 51
Bảng 2.7: Hiệu quả kinh tế một số cây trồng, vật nuôi chính huyện Trực Ninh ...... 52
Bảng 2.8: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất huyện Trực Ninh ........... 53
Bảng 2.9: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất huyện Trực Ninh ........... 54
Bảng 2.10: Tổng hợp mức độ bón phân của một số loại cây trồng chính huyện Trực
Ninh .......................................................................................................................... 56
Bảng 2.11: Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số cây trồng chính
huyện Trực Ninh ...................................................................................................... 57
Bảng 2.12: Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp huyện Trực Ninh ........................................................................................... 58
Bảng 2.13: Xác định các tiêu chí đánh giá sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền
vững các LUT huyện Trực Ninh ............................................................................... 60
Bảng 2.14: Xác định các chỉ tiêu phân cấp và thang điểm đánh giá sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp bền vững các LUT huyện Trực Ninh ........................................... 62
Bảng 2.15: Kết quả đánh giá tính bền vững về kinh tế và thang điểm đối với các
LUT được lựa chọn huyện Trực Ninh....................................................................... 66
Bảng 2.16: Kết quả đánh giá bền vững về xã hội và thang điểm đối với các LUT
được lựa chọn huyện Trực Ninh ............................................................................ .. 66
Bảng 2.17: Kết quả đánh giá bền vững về môi trường và thang điểm đối với các
LUT được lựa chọn huyện Trực Ninh....................................................................... 67


Bảng 2.18: Tổng hợp kết quả thang điểm đánh giá tính bền vững về kinh tế- xã hộimôi trường đối với các LUT huyện Trực Ninh ........................................................ 67

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LUT

Loại hình sử dụng đất

TNHH

Trách nhiễm hữu hạn


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông

đề cần được coi trọng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cùng với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Đắc Nhẫn, học viên xin chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp phục vụ phát triển bền vững tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi
trường trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Trực Ninh.
- Đề xuất định hướng sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp bền vững
tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và biến động sử dụng
đất của huyện giai đoạn 2010- 2015.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (hiệu quả kinh tế, xã
hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính) huyện
Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
- Đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 huyện
Trực Ninh, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền vững.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đất sản xuất nông nghiệp.
Phạm vi không gian: toàn bộ địa bàn của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thực hiện việc điều tra, thu thập và nghiên cứu các tài liệu, văn bản, số liệu
về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tình hình sử dụng đất,…từ các báo cáo của
địa phương, định hướng sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất của

2

nông nghiệp, nông thôn.

3


- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất bao gồm các chỉ tiêu:
Hiệu quả kinh tế cây trồng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn (2009) bao gồm các chỉ tiêu: giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, giá trị gia
tăng tính trên 1 ha.
Hiệu quả xã hội: số công lao động/1ha; giá trị gia tăng/1 công lao động; khả
năng cung cấp lương thực; phù hợp năng lực nông hộ về đất, nhân lực, vốn,…
Hiệu quả môi trường: mức độ sử dụng phân bón, thước bảo vệ thực vật, nguy
cơ ô nhiễm môi trường sinh thái.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất bền vững, bổ sung
vào phương pháp luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất, tiềm năng đất đai và quy
hoạch sử dụng đất để có nhiều lựa chọn phù hợp với các loại hình sử dụng đất.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sơ cho các nhà quản lý chỉ đạo và
điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trực Ninh trong việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững.
- Các kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất nông nghiệp phù hợp, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo
hướng phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp
7. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp huyện Trực Ninh
Chương 3: Đề xuất định hướng, giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

hằng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hằng năm khác) [4].
1.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững, nông nghiệp bền vững, hệ thống nông
nghiệp bền vững

5


Khái niệm Phát triển bền vững đựơc phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ
báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED (nay là Uỷ ban
Brundtland) (gọi là báo cáo Our Common Future). Báo cáo này ghi rõ: “Phát triển
bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, v.v…[2].
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu
quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, các
thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội, v.v… phải bắt tay
nhau cùng thực hiện nhằm mục đích dung hoà 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường.
Ý tưởng xây dựng nền nông nghiệp bền vững đã xuất hiện ở các nước đang
phát triển từ những thập kỷ 80-90 của thế kỷ 20 và ngày càng được nhiều quốc gia
có nền sản xuất nông nghiệp là chính trên thế giới ủng hộ và quan tâm. Đó là một
nền sản xuất nông nghiệp phát huy tối đa các nguồn tài nguyên và kiến thức bản địa
sẵn có kết hợp với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại. Như vậy có thể nói
phát triển nông nghiệp bền vững là hướng nghiên cứu phát triển sản xuất hiện đại.
+ Theo FAO (1989): Nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài
nguyên cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời gìn
giữ và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ tài nguyên [30].
Các định nghĩa có thể có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung
thường bao gồm 3 thành phần cơ bản sau đây:
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống
nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái và không tổn hại đến môi trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối

lực tăng dân số lên dẫn đến nhu cầu lương thực tăng lên, trong khi diện tích đất sản
xuất nông nghiệp giảm do nền khoa học kỹ thuật tiên tiến đã tác động vào sản xuất
nông nghiệp (nông nghiệp hóa học, hóa thạch), phá vỡ cân bằng sinh thái, dẫn đến
môi trường sản xuất nông nghiệp bị suy thoái; chất lượng sản phẩm nông nghiệp
giảm. Đất nông nghiệp còn bị chuyển sang các mục đích sử dụng khác như đất đô thị,
dân cư, sản xuất công nghiệp và các hạ tầng kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh
tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều Quốc gia khu vực
châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính
toán của tổ chức lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản suất trung bình hiện

7


nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh
tác, ước tính ở nước ta hàng năm giảm 5m2 đất canh tác/người [1].
- Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả
của chiến tranh nên diện tích đất đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái
hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả
nghiêm trọng khác [1].
- Năm là, do điều kiện khí hậu toàn cầu và tiểu khí hậu từng khu vực biến đổi
lớn đã gây nên những hiểm họa thiên tai tác động trực tiếp đến sản xuất nông
nghiệp của các Quốc gia trên toàn cầu: Mất đất sản xuất nông nghiệp, đất bị mất
khả năng trồng trọt, cây trồng và vật nuôi bị tổn thương, hủy diệt, phá vỡ các dịch
vụ cho sản xuất nông nghiệp, hao tổn lực lượng sản xuất nông nghiệp, v.v... Ở
nhiều nước đang phát triển và chậm phát triển, tập quán canh tác lạc hậu đã dẫn đến
một nền sản xuất nông nghiệp không bền vững [21].
- Rio + 20 nhận định: Thế giới hiện tại có 7 tỷ người, ước tính đến năm 2050,

thế giới sẽ có trên 9 tỷ người; Một phần năm dân số (khoảng 1,4 tỷ người hiện đang
sống với 1,25 USD một ngày hoặc ít hơn); Một tỷ rưỡi người trên thế giới không có

khoa học kỹ thuật vào các ngành trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng
suất và hiệu quả lao động (cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ sinh học, v.v...).
(4) Tính lâu bền và thích hợp: Dựa trên các thuộc tính: hiệu quả, an toàn,
chấp nhận. Phát triển nông nghiệp bền vững phải được đánh giá bởi tính lâu bền và
thích hợp với các điều kiện tự nhiên kinh tế và xã hội của mỗi khu vực sản xuất.
Muốn vậy các hoạt động sản xuất phải được dựa trên các thuộc tính hiệu quả, an
toàn và được chấp nhận. Để đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững có tính lâu
bền, cần phải chú trọng các vấn đề sau: Luật Đất đai, quyền sử dụng đất, quy hoạch
sử dụng đất, đầu tư khoa học và kỹ thuật, khai thác hợp lý tiềm năng sản xuất cả về
nguồn tài nguyên tự nhiên và về nguồn lực, ổn định và bảo vệ thị trường nông
nghiệp: dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tính thích hợp
cũng rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp bền vững vì nó thỏa mãn được
nhu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi, đồng thời cũng
đảm bảo tính chấp nhận của người nông dân sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi
theo khả năng của họ và theo nhu cầu của thị trường.
(5) Tính chấp nhận của người sản xuất đối với môi trường kinh tế xã hội: sản
xuất nông nghiệp tự cung tự cấp chủ yếu theo kiến thức bản địa, song sản xuất nông
nghiệp theo hướng hàng hóa thì phải tuân thủ các thể chế, công nghệ và kỹ thuật
hiện đại, tiên tiến và theo nhu cầu thị trường hàng hóa [21].
1.1.5. Chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở Việt Nam

10


Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình
phát triển của xã hội loài người, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Phát
triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà
nước từ những năm 90 của thế kỷ 20, nội dung phát triển bền vững thể hiện qua các
văn bản quy phạm pháp luật của đảng, cụ thể như sau:
Ngày 12/6/1991, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 187-CT ngày

1.1.6. Những thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam
Với tài nguyên đất đai có hạn, nước ta có diện tích tự nhiên là 330.957,6
km2; tỷ lệ diện tích đất đai trên đầu người thấp, diện tích đất tự nhiên 3.768
m2/người; bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1.153 m2/người; (đất trồng
cây hàng năm 759 m2/người, trong đó đất trồng lúa 469 m2/người; đất trồng cây lâu
năm 420 m2/người); đất lâm nghiệp 1.749 m2/người.. Diện tích tự nhiên đứng thứ tư
trong khu vực Đông Nam Á dân số lại đứng thứ 2 sau Inđônêxia, diện tích tự nhiên
đứng thứ 66/202 nước trên thế giới, dân số 14/202 nước trên thế giới, bình quân
diện tích đầu người đứng thứ 170/202 nước trên thế giới. [25]
Như vậy, Việt Nam là nước có diện tích bình quân đầu người và diện tích đất
canh tác trên đầu người thuộc hàng thấp trên thế giới, dân số lại đứng thứ 14 trên
thế giới, nguy cơ đất sản xuất nông nghiệp bị suy giảm và thoái hoá trước áp lực
phát triển kinh tế - xã hội không ngừng của con người đòi hỏi phải có giải pháp sử
dụng đất hợp lý, hiệu quả và bền vững là rất cấp thiết.
1.2. Đánh giá sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả bền vững
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức cần
thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loại vùng đất để trên
cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các nhân tố
ảnh hưởng có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên: Bao gồm khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa
hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, nguồn nước chúng có ảnh hưởng một cách
rõ nét thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất [13].
+ Đặc điểm lý, hoá tính của đất: Trong sản xuất nông lâm nghịêp, thành
phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, quyết định
đến chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh

12





+ Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Phát triển sản xuất hàng hoá nông
nghiệp phải gắn với công tác quy hoạch và phân vùng sinh thái nông nghiệp. Cơ sở
để tiến hành quy hoạch dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đặc trưng cho
từng vùng. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp phải đánh giá, phân tích thị trường
tiêu thụ và gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát
triển nguồn nhân lực và các thể chế pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường. Đó
sẽ là cơ sở để phát triển sản xuất, khai thác các tiềm năng của đất đai, nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai
thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [12]. Vì thế, cần phát huy thế
mạnh của các loại hình sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng
hóa các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất
phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó.
+ Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân không thể tách
rời những tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì
sản phẩm nông nghiệp phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng
nông sản và hạ giá thành sản phẩm.
- Nhóm các yếu tố điều kiện kinh tế- xã hội: Bao gồm rất nhiều nhân tố (chế
độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách,…) các yếu tố này có ý
nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất.
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: Trong các yếu tố cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần
vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản
xuất. Các yếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nông nghiệp
đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng. Trong đó, thuỷ lợi và điện là
yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay. Các yếu tố còn lại cũng có
hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản là cầu nối giữa người sản xuất


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status