skkn sử DỤNG các PHƯƠNG PHÁP và kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực TRONG bài 12 CÔNG dân với TÌNH yêu hôn NHÂN và GIA ĐÌNH, GIÁO dục CÔNG dân lớp 10 - Pdf 50

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH
CỰC TRONG BÀI 12 CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

Người thực hiện: Lý Thị Ninh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục công dân

THANH HOÁ, NĂM 2018


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1

1.1.Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
1.5.Ý nghĩa của đề tài............................................................................................2
1.6. Thời gian và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu................................................2
2. NỘI DUNG.......................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài..................................................................................3
2.1.1

Phương

Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở GD và
C
2007-2008
Đào tạo
Thanh Hóa

Tên đề tài SKKN
Sử dụng hình thức trực quan
tranh ảnh trong bài dạy
GDCD lớp 11: “Chính sách
tài nguyên và bảo vệ môi

2.

trường”
Thực trạng và giải pháp nâng

Sở GD và
Đào tạo
Thanh Hóa

C

đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động; chống lại thói quen
học tập thụ động.
Xuất phát từ mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông nói chung,
mục tiêu của môn Giáo dục công dân nói riêng trong việc đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những người có
tri thức, có năng lực sáng tạo, chủ động trong cuộc sống, có tâm hồn trong sáng,
lành mạnh. Muốn đạt được điều đó, trong quá trình dạy học, người giáo viên
(GV) phải biết vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực một cách
linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh (HS) để phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú trong giờ học.
Môn Giáo dục công dân lớp 10, phần “Công dân với đạo đức” có bài 12:
“Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc giáo dục cho học sinh có những nhận thức đúng đắn về tình yêu, đặc
biệt là trong giai đoạn hiện nay, tình yêu học trò đang dần mất đi sự trong sáng
đặc trưng của lứa tuổi. Tuy nhiên, hiệu quả của việc dạy học bài này là một vấn
đề đáng quan tâm. Để nâng cao chất lượng dạy bài này, đã có rất nhiều phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được nêu ra và ngày càng được ứng dụng rộng
rãi như: phương pháp dạy học vấn đáp, phương pháp dạy học hợp tác trong
nhóm nhỏ, phương pháp dạy học động não, phương pháp dạy học theo dự án, kĩ
thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật “Khăn trải bàn”, kĩ thuật phân tích phim, kĩ thuật
“Mảnh ghép”…. Những phương pháp và kĩ thuật dạy học này đều dựa trên lý
thuyết dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, chú ý đến vai trò của người
học.
Từ các lý do trên, tôi chọn để tài nghiên cứu của mình là:“Sử dụng các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong bài 12: “Công dân với tình
yêu, hôn nhân và gia đình” GDCD lớp 10” nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
dạy và học GDCD trong trường phổ thông, qua thực tế kiểm nghiệm của bản
thân đã nhận thấy có hiệu quả cao.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là các phương pháp được sử dụng trong quá
trình dạy học nhằm phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo
trong học tập của người học dưới vai trò tổ chức, điều khiển của giáo viên; là hệ
thống phương pháp trong đó phương pháp tự học là trung tâm chỉ đạo, có tác
dụng gắn bó các phương pháp khác thành một hệ thống toàn vẹn.
Bản chất của phương pháp dạy học tích cực là biến quá trình đào tạo thành
quá trình tự đào tạo, quá trình truyền thụ kiến thức của thầy cô thành quá trình tự
học của học sinh. Giáo viên tạo nên những tình huống có vấn đề để học sinh
chấp nhận các tình huống đó là cần thiết đối với họ, học sinh tự tìm tòi, nghiên
cứu, chủ động hợp tác dưới sự tổ chức, điều khiển, cố vấn của giáo viên để tìm
ra kiến thức mới.
Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong nhà trường THPT
gồm:
- Phương pháp dạy học vấn đáp
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
- Phương pháp dạy học động não
- Phương pháp dạy học dự án
- Phương pháp dạy học Graph
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu và vận dụng các
phương pháp tích cực sau: Phương pháp dạy học vấn đáp; phương pháp dạy học
phát hiện và giải quyết vấn đề; phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2.1.1.1. Phương pháp dạy học vấn đáp
Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để
học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên,
qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học

Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết
Hình
pháp

thành

giải

Giải pháp đúng
Kết thúc
Bước 3: Trình bày giải pháp.
Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp.
2.1.1.3. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một số
tên khác như "phương pháp thảo luận nhóm" hoặc "phương pháp dạy học hợp
tác". Đây là một phương pháp dạy học mà học sinh được phân chia thành từng
nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện
thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt
được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung.
Phương pháp thảo luận nhóm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách
chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức
kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo cơ
hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác giải quyết
những nhiệm vụ chung.
* Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị
4


Giáo viên lựa chọn, giới thiệu chủ đề thảo luận hoặc nêu vấn đề thảo luận.

hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều, HS sẽ học tập tích cực hơn.
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học;
- Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; đúng lúc, đúng chỗ;
- Phù hợp với trình độ HS; với thời gian thực tế;
- Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp;
- Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích;
- Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
2.1.2.2. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Là kĩ thuật dạy học thể hiện quan điểm dạy học hợp tác, trong đó có kết
hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Kĩ thuật “Khăn trải bàn” sẽ
kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh; tăng cường tính độc lập,
5


trách nhiệm của cá nhân học sinh; giúp giáo viên quản lí được ý thức và kết quả
làm việc của mỗi cá nhân học sinh, tránh tình trạng trong nhóm chỉ có một số
học sinh làm việc, còn các học sinh khác thì không.
2.1.2.3. Kĩ thuật Phân tích phim
Phim video có thể được sử dụng như phương tiện để truyền đạt nội dung
bài học. Phim nên ngắn gọn (5- 15 phút) và giáo viên cần xem trước để đảm bảo
là phim phù hợp với nội dung bài học, với đặc điểm và trình độ của học sinh.
2.2. Những nguyên tắc và cách thức sử dụng các phương pháp và
kĩ thuật dạy học tích cực trong bài 12:"Công dân với tình yêu hôn nhân
và gia đình"
2.2.1. Nguyên tắc chung của việc vận dụng các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực
Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa tính tích
cực, nhận thức của học sinh để tạo ra hiệu quả cao nhất của quá trình dạy học.
Vì thế, trong dạy học tích cực, giáo viên phải làm sao khuyến khích, tạo cơ hội


giáo viên mới gọi học sinh khác. Sau mỗi câu trả lời của học sinh, giáo viên
thường chỉ nói "đúng rồi" hay "chưa đúng" rồi cho học sinh ngồi xuống và chỉ
tập trung trình bày đáp án của mình cho học sinh chép. Từ thực tế đó, tôi đưa ra
một số đề xuất nhằm tăng hiệu quả bài12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và
gia đình” như sau:
- Để có câu hỏi hay phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh, giáo viên phải
nắm bắt được nội dung chính của bài dạy cụ thể trong bài này ở tiết 1 thì về kiến
thức học sinh cần nắm được thế nào là tình yêu? tình yêu chân chính và những
biểu hiện cần tránh trong tình yêu.
Ví dụ khi giáo viên đặt câu hỏi: “Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy cho
biết thế nào là tình yêu?”, giáo viên có thể gọi một hoặc vài ba học sinh trả lời
một câu hỏi. Sau đó nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh. Nếu học sinh trả
lời đúng thì giáo viên khéo léo đặt ra câu hỏi khác hoặc tóm tắt câu trả lời của
học sinh. Nếu học sinh trả lời sai giáo viên có thể thay thế câu hỏi dễ hơn.
- Câu hỏi phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ câu hỏi yêu cầu tái hiện đến
phân tích khái quát, phải nối tiếp nhau một cách tự nhiên, câu hỏi này được giải
quyết lại gợi ra câu hỏi khác, làm cho tinh thần học tập của HS được nâng cao,
giờ học không bị gián đoạn mà sôi nổi. GV cũng có thể tạo ra những câu hỏi bất
ngờ hay những câu hỏi phát huy được tính tích cực chủ động tham gia tranh
luận, trao đổi, kích thích được óc tìm tòi, suy nghĩ của HS.
- Phải tìm hiểu kĩ đối tượng HS vì trên thực tế không phải trình độ HS
của các lớp cùng khối đều như nhau. Đối với lớp có học lực khá, giỏi. GV có thể
đặt câu hỏi khó hơn để kích thích tư duy ở các em, tránh hiện tượng các em
nhàm chán bởi những câu hỏi đơn điệu. Còn ở lớp HS yếu hơn thì cần đặt câu
hỏi dễ hơn để các em có thể trả lời, từ đó tạo không khí cho lớp học.
- GV cần chú ý trong quá trình xây dựng câu hỏi, cần phải đa dạng hóa
các hình thức vấn đáp, đàm thoại gợi tìm ...Cụ thể, sử dụng loại câu hỏi vấn đáp
khi HS chuẩn bị học bài, HS đang thực hành luyện tập, HS đang ôn tập những
kiến thức đã học. Sử dụng các loại câu hỏi vấn đáp - giải thích minh họa khi HS

nên tránh là:
- Yêu đương quá sớm
- Yêu nhiều người cùng một lúc
- Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.(3)
Khi bàn luận về điều nên tránh thứ (3), GV tổ chức cho HS bàn luận thêm
như: Vì sao nên tránh quan hệ tình dục trước hôn nhân? Hậu quả có thể xảy ra
khi quan hệ tình dục trước hôn nhân là gì? Em có rút được bài học gì khi chứng
kiến cảnh một cô gái về nhà chồng trong ngày cưới phải vào cửa sau do đã lỡ có
thai? Phải chăng câu nói “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng” không còn giá trị?
Nam, nữ phải làm gì để quan hệ tình dục trước hôn nhân không xảy ra? ...
Kết thúc giờ học, GV có thể cho HS củng cố bài học, mở rộng vốn hiểu
biết cho HS bằng một vài câu hỏi như sau: Hiện nay trong HS có những bạn
nam và bạn nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như hoạt
động hằng ngày. Chúng ta có nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau hay
không? Vì sao?; Em sẽ khuyên bạn gái của mình như thế nào nếu bạn đó đồng ý
quan hệ tình dục trước hôn nhân? Em đánh giá như thế nào về một người có
quan điểm dễ dãi trong tình yêu?...
2.2.2.2. Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
kết hợp kĩ thuật phân tích phim
Xác định được vấn đề và xây dựng các tình huống có vấn đề là hạt nhân
của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Bản chất của phương
pháp dạy học này không chỉ ở việc đặt ra nhưng câu hỏi mà phải tạo ra các tình
huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng mâu thuẫn và
đòi hỏi phải giải quyết, thông qua giải quyết mâu thuẫn HS sẽ phát triển tư duy
và tính tự giác. Do đó, có thể nói vai trò, năng lực của GV được thể hiện rõ nhất
trong việc xây dựng tình huống có vấn đề.
Tình huống có vấn đề là linh hồn, là bước khởi đầu của phương pháp dạy
học . Việc sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề mà cụ
thể là xây dựng các tình huống có vấn đề thông qua các câu hỏi nêu vấn đề là hết
sức cần thiết để phát huy tính năng động, sáng tạo của HS trong giờ học. Tuy

nhau trong một lần đi từ thiện của cơ quan và họ đã yêu nhau được 2 năm. Mọi
người xung quanh đều khen họ là cặp trai tài gái sắc và chờ đám cưới của họ
diễn ra. Nam dự định cuối năm sẽ tổ chức lễ cưới với Mai, nhưng không may
Mai bị tai nạn khiến khuôn mặt của Mai không được xinh đẹp như trước, dáng
đi thì khập khiễng. Trước tình huống này Nam đứng trước hai sự lựa chọn:
Một là, chia tay Mai vì cho rằng Mai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, tương
lai của mình
Hai là, giúp đỡ, động viên Mai sớm ổn định về sức khỏe, cuối năm Nam
vẫn tổ chức đám cưới với Mai như đã dự định.
Câu hỏi: Theo em sự lựa chọn nào là hợp lí? Vì sao? Nếu Nam lựa chọn
theo cách hai thì tình yêu của họ có phải là tình yêu chân chính không?
Tạo ra tình huống đó GV buộc HS đưa ra cách giải quyết. Từ đó, dẫn dắt
HS hiểu thế nào là tình yêu chân chính: Tình yêu chân chính là tình yêu trong
sáng và lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

9


Với thực tế hiện nay, một số HS đặc biệt là HS nữ yêu sớm và cho rằng,
cần yêu vài người để lựa chọn một số người giàu có, GV có thể đưa tình huống
sau:
Linh mới học lớp 12, xinh đẹp và dịu dàng nên có nhiều chàng trai tìm
hiểu, Linh băn khoăn không biết lựa chọn ai. Thấy vậy, Trang là bạn thân của
Linh khuyên Linh:
Mày dại thế, cứ “yêu” thử hai, ba chàng xem chàng nào hơn thì chọn lấy
một chàng vừa đẹp, vừa giàu có để yêu thật sự; Ông bà ta chả bảo là yêu 50,
chọn 10 lấy 1 là gì? Mày nên làm thế đi.
Câu hỏi: - Em có đồng ý với ý kiến của Trang không? Vì sao?
- Nếu em là Linh, em sẽ suy nghĩ và ứng xử như thế nào?
Trên cơ sở kiến thức về tình yêu chân chính, GV yêu cầu HS bộc lộ sự lựa

trình độ tư duy, vốn kiến thức của lứa tuổi HS THPT.
10


Chẳng hạn trong quá trình dạy nội dung 1c: Một số điều nên tránh trong
tình yêu của nam nữ thanh niên, có bàn về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn
nhân.
GV đưa ra tình huống: Quân và Loan thích nhau. Một hôm Quân đến nhà
Loan chơi, mọi người đi vắng cả, chỉ có hai người. Lợi dụng tình cảm của Loan
đối với mình, Quân ép Loan'' làm chuyện của người lớn''.
Câu hỏi: Nếu là Loan, em sẽ làm gì?
- GV yêu cầu HS xử lý tình huống của mình
- Lớp tham gia bổ sung
- GV tổng hợp, nhận xét, kết luận: Trong trường hợp nhận thấy những
nguy cơ rủi ro hay cám dỗ, chúng ta cần kiên quyết nói "không" bằng cách
thuyết phục, thương lượng...Điều này thể hiện sự tự tin, vững vàng trước mọi
cám dỗ, sức ép.
Có thể nói, xây dựng tình huống có vấn đề cho HS là một vấn đề then chốt
của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm nâng cao chất
lượng dạy học. Việc tạo các tình huống dạy học từ các đoạn phim ngắn trong
chương trình“Quà tặng cuộc sống” trong tiết dạy cũng mang lại hiệu quả trong
giảng dạy rất khả quan. Ngay từ cái tên “Quà tặng cuộc sống”, HS đã cảm nhận
được ý nghĩa và thông điệp mà GV muốn đề cập tới. Món quà từ từ được mở ra,
bên trong hộp quà là những câu chuyện rất đời thường, rất giản dị, những tình
huống thường xuyên diễn ra trong cuộc sống của mỗi người. Tất cả những câu
chuyện trong “Quà tặng cuộc sống” hướng tới HS xem những điều nhẹ nhàng,
giản dị, không đao to búa lớn, không triết lí khô khan, không phải là những bài
học giáo điều khô cứng mà nó là những câu chuyện ngắn gọn với những ý nghĩa
rất gần gũi với HS, ẩn chứa một thông điệp đầy tính nhân văn về mối quan hệ
giữa con người với con người.

Việc hợp tác thảo luận trong nhóm nhỏ giúp các thành viên trong nhóm
chia sẻ khó khăn và cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những
điều mình nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình, thấy mình
cần học hỏi thêm những gì ở bạn bè. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn
nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động một chiều từ phía GV. Thành
công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên trong
nhóm.
Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ chỉ thật sự tốt khi cả GV và HS đều phải
tích cực và có sự chuẩn bị tốt. Về phía GV, cần tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy, dự
kiến và xác định những nội dung sẽ cho HS hoạt động nhóm.
Về phía HS, ngoài việc chuẩn bị bài ở nhà, lên lớp làm việc theo nhóm
dưới sự gợi mở, dẫn dắt của GV, HS trao đổi, trình bày ý kiến và đi đến thống
nhất ý kiến trong nhóm.
Trong tiết đầu bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”, các
em sẽ không phát huy được vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo nếu GV không
định hướng, không đặt HS vào trạng thái, tình huống buộc các em phải suy nghĩ
và cùng nhau góp ý, trao đổi để tìm kiếm câu trả lời. GV có thể bằng cách: chia
học sinh ra từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 7- 10 HS. Mỗi nhóm sẽ có một tờ
giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. Chia tờ giấy A0 thành phần
chính giữa và phần xung quanh các phần tương ứng với số thành viên của nhóm
(Ví dụ: Chia phần xung quanh thành 4 phần nếu nhóm có 4 thành viên, như
trong hình vẽ).

12


Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các quan niệm và các ý tưởng của mình
(về một vấn đề mà GV yêu cầu) phần cạnh “Khăn trải bàn” trước mặt mình. HS
thảo luận nhóm, tìm ra những quan niệm chung, ý tưởng chung viết vào phần
chính giữa “Khăn trải bàn”. Hết thời gian qui định, các nhóm có thể cử đại diện

Nhóm 3: Tình huống 3
Ngọc tâm sự với Hoa: Tớ và anh ấy chia tay rồi.
Hoa hỏi: Sao mà chia tay? Anh làm gì không phải với cậu à?
Ngọc: Ừ. Anh ấy không yêu tớ.
Hoa: Sao cậu biết anh ấy không yêu cậu? Anh ấy nói thế à?
Ngọc: Không, nhưng nếu yêu tớ thì anh ấy phải chiều tớ chứ. Đằng này,
tớ muốn mua mấy bộ quần áo để đi chơi mà anh ấy không mua cho tớ. Tớ mặc
đẹp cũng là nghĩ cho anh ấy đấy chứ.
Câu hỏi: Em có đồng ý với suy nghĩ của Ngọc không? Vì sao?
Nhóm 4: Tình huống 4
Hôm nay là ngày lễ tình nhân, Hương và Thắng hẹn nhau đi xem phim.
Những lần hẹn hò với Hương,Thắng luôn là người đến trước và chờ Hương
nhưng hôm nay vì có việc đột xuất của cơ quan cần giải quyết, Thắng đến muộn
và cả hai lỡ mất buổi xem phim. Hương giận dỗi và nằng nặc bỏ về mặc cho
Thắng giải thích.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành động đó của Hương?
+ HS: Các thành viên của các nhóm suy nghĩ, viết ý tưởng của mình về
câu trả lời của mình vào phần cạnh “Khăn trải bàn” trước mặt mình.
+ HS 4 nhóm: Thảo luận, tìm ra câu trả lời chung và viết vào phần chính
giữa “Khăn trải bàn”.
+ Đại diện các nhóm lần lượt trả lời
+ Lớp tranh luận, bổ sung. Trên cơ sở đó, GV chốt lại các ý kiến dẫn dắt
HS hiểu thế nào là tình yêu chân chính và biểu hiện của tình yêu chân chính.
Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ kết hợp kĩ thuật
“Khăn trải bàn” là một trong những phương pháp dạy học làm cho giờ học sôi
nổi, sinh động, kích thích tư duy độc lập của HS, lôi cuốn HS vào môi trường
học tập, giúp các em có điều kiện trình bày suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ và
được tranh luận, phát huy được tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh
trong học tập.
Trên thực tế trong 1 giờ học, GV có thể sử dụng nhiều phương pháp với

43
*
Rất ấn tượng
10A4
40
*
Rất ấn tượng
10A5
43
*
Ấn tượng ít
10A6
42
*
Không có
10A7
45
*
Không có
10A8
48
*
Không có
10A9
39
*
Rất ấn tượng
10A10
42
*

và sự cộng tác làm việc của HS. Với tính chất đặc thù của bộ môn, vấn đề tích
cực hóa trong dạy học được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.
Không có phương pháp và kĩ thuật dạy học nào là tuyệt đối. Bên cạnh ưu
điểm, các phương pháp dạy và kĩ thuật dạy học tích cực còn có một số hạn chế.
Vì vậy, chúng ta phải kết hợp hài hòa để giúp cho việc sử dụng các phương pháp
dạy học tích cực trên hoàn thiện hơn.
Hy vọng rằng kinh nghiệm nhỏ của bản thân sẽ giúp các đồng nghiệp tích
luỹ thêm trong kho tàng phương pháp giảng dạy của mình để không ngừng nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn.
3.2. Kiến nghị:
Từ kết quả nghiên cứu, tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
- Đối với các nhà trường:
+ Cần trang bị nhiều sách tham khảo cho GV, khuyến khích GV ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học.
+ Tăng cường khuyến khích GV cải tiến phương pháp trong giảng dạy.
- Đối với tổ chuyên môn: Cần ủng hộ những GV trong tổ có phương pháp
dạy học mới. Khích lệ động viên kịp thời để họ không ngừng nỗ lực, phấn đấu.
Các thành viên trong tổ nên trao đổi với nhau những sáng kiến mới trong đổi
mới phương pháp dạy học để giúp nhau cùng tiến bộ.
- Đối với GV: Không ngại những khó khăn, không nề vất vả để đầu tư
công sức, trí tuệ cho việc thiết kế câu hỏi gợi mở, câu hỏi tình huống có vấn đề,
quan sát, đánh giá, nhận xét, sửa chữa cho HS để đi đến khám phá tri thức.
Bên cạnh ưu điểm, các phương pháp dạy và kĩ thuật dạy học tích cực còn
có một số hạn chế. Vì vậy, chúng ta phải tìm ra giải pháp để giúp cho việc sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực trên hoàn thiện hơn.

16


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

18




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status