Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu quốc hội ở việt nam hiện nay ( Luận văn thạc sĩ) - Pdf 49

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ TUYẾT TRINH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Hà Nội, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ TUYẾT TRINH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số : 60 34 04 02

LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Hoàng Văn Tú


2.1. Quy định của pháp luật về thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu Quốc
hội ở Việt Nam.......................................................................................................39
2.2. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện
nay ..........................................................................................................................42
2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu Quốc hội ở Việt
Nam hiện nay .........................................................................................................52
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA ......69
3.1. Quan điểm đối với việc tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại
biểu Quốc hội ở nước ta.........................................................................................69
3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu
Quốc hội ở nước ta.................................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................86

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Số lượng và cơ cấu ĐBQH, Quốc hội khóa XIII và


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBQH

Đại biểu Quốc hội

UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

BDĐBDC

Bồi dưỡng đại biểu dân cử

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc thực hiện luận văn khoa học về chủ đề “Thực hiện chính sách hỗ trợ đối
với đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ các lý do sau:
- Thứ nhất, Yêu cầu thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức và
hoạt động của Quốc hội trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của
Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,

kiện bảo đảm hoạt động của ĐBQH như: phụ cấp, các chế độ khác và điều kiện bảo
đảm cho ĐBQH.
- Thứ tư, Nghiên cứu việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH trong
giai đoạn hiện nay xuất phát từ thực tiễn những nhiệm kỳ vừa qua cho thấy, bằng
việc ban hành các quy định mới, vận dụng các quy định hiện hành của nhà nước,
trong thời gian qua, UBTVQH, Ban Công tác đại biểu, Văn phòng Quốc hội… đã
áp dụng được một số chính sách hỗ trợ cho đại biểu, bước đầu đáp ứng một phần
điều kiện hoạt động cho ĐBQH. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ
hiện hành còn nhiều hạn chế. Các văn bản ban hành còn mang tính chắp vá, không
có tính hệ thống, nhiều văn bản chỉ là quy định tạm thời, hiệu lực pháp lý còn thấp.
Nhiều nội dung hỗ trợ chưa được quy định cụ thể trong các văn bản nên thực tế phải
vận dụng từ các văn bản hiện hành của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán
bộ, công chức nhà nước. Một số nội dung hỗ trợ áp dụng dựa trên cơ sở căn cứ vào
yêu cầu công việc và tính hợp lý, chưa có cơ sở pháp lý cụ thể. Các tiêu chuẩn, định
mức hỗ trợ còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa phát huy
được vai trò cá nhân của địa biểu. Việc thực hiện còn nhiều vướng mắc. Một bộ
phận ĐBQH chuyên trách chưa thực sự yên tâm công tác.
Việc nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH ở
nước ta hiện nay, chỉ ra những bất cập, khó khăn, tìm ra phương hướng khắc phục
những bất cập, hạn chế trong thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH và tiếp tục
thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH có ý nghĩa hết sức quan

8


trọng, nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho ĐBQH phát huy vai trò cá nhân, sự độc
lập của ĐBQH trong việc tham gia thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội,
các cơ quan của Quốc hội, tăng cường sự gắn bó có trách nhiệm với cử tri, đại diện một
cách đầy đủ cho nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở Quốc hội.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

ĐBQH;…
- Sách tham khảo “Cơ chế hỗ trợ ĐBQH trong thực hiện quyền trình sáng
kiến pháp luật” của PGS.TS. Hoàng Văn Tú, NXB. Chính trị Quốc gia năm 2012,
đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực trạng cơ chế hỗ trợ ĐBQH trong thực
hiện quyền trình sáng kiến pháp luật cũng như kinh nghiệm của một số nước trên
thế giới về những vấn đề này. Cuốn sách cũng đã nêu ra những nhận xét, đánh giá
theo quan điểm của tác giả; đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả cơ chế hỗ trợ ĐBQH trong thực hiện quyền trình sáng kiến pháp luật.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Pháp luật về ĐBQH trong giai đoạn hiện nay –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức vào tháng
9/2011 tại Quảng Ninh đã phân loại các quy định pháp luật về ĐBQH thành 5
nhóm, trong đó có nhóm các quy định về đảm bảo an ninh cá nhân và các điều kiện
hoạt động của đại biểu. Nhiều tham luận và phát biểu đã đề cập đến chính sách hỗ
trợ đối với ĐBQH, phân tích thực trạng và đề ra những giải pháp khắc phục. Theo
đó, cần tiến hành nghiên cứu ban hành đồng bộ các quy định về chính sách hỗ trợ,
các điều kiện bảo đảm hoạt động của ĐBQH, nhất là ĐBQH chuyên trách. Các quy
định về chính sách hỗ trợ cho ĐBQH phải phù hợp với đặc điểm vị trí, vai trò và
tính chất hoạt động của ĐBQH. Trong đó, cần lưu ý về phụ cấp, kinh phí hoạt động;
bố trí công việc khi không tiếp tục làm ĐBQH chuyên trách; các phương tiện vật
chất kỹ thuật phục vụ hoạt động; bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ,
công chức của Văn phòng tham mưu, giúp việc; tăng cường công tác bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng hoạt động và cung cấp thông tin cho ĐBQH…
- Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động được xem là một trong những nội dung hỗ
trợ đối với ĐBQH. Đề án “Đổi mới công tác bồi dưỡng ĐBQH” của Đảng đoàn
Quốc hội năm 2010 đã khảo sát, đánh giá về thực trạng công tác bồi dưỡng ĐBQH
từ cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI (2007) đến năm 2010. Kết quả khảo sát đã cho
thấy những mặt đạt được và những hạn chế bất cập. Khẳng định bồi dưỡng kỹ năng

10



11


những vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện việc hỗ trợ cho ĐBQH trong việc thực
hiện sáng quyền lập pháp. Mặc dù, đề tài đi sâu vào một khía cạnh hỗ trợ cho
ĐBQH là hỗ trợ thực hiện sáng quyền lập pháp, nhưng trong quá trình phân tích,
nghiên cứu, đề tài đã có đề cập đến những bất cập trong quy định pháp lý có liên
quan đến hỗ trợ cho ĐBQH, hạn chế trong nguồn lực tài chính, nhân lực hỗ trợ đối
với ĐBQH ở nước ta hiện nay nói chung và trong việc thực hiện sáng quyền lập
pháp nói riêng. Đề tài đề nghị nhiều giải pháp, trong đó có hoàn thiện chính sách hỗ
trợ cho ĐBQH ở nội dung sáng quyền lập pháp và các giải pháp hành động cụ thể.
- Đề tài cấp bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới hoạt động cung cấp
thông tin hỗ trợ ĐBQH Việt Nam” (2017) do Trịnh Ngọc Cường làm Chủ nhiệm đã
đánh giá khá toàn diện về thực trạng hỗ trợ thông tin cho ĐBQH ở nước ta và nhu
cầu thông tin của đại biểu. Trên cơ sở phân tích những hạn chế, bất cập, Đề tài đã
đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm đổi mới hoạt động cung cấp thông tin hỗ
trợ ĐBQH như: đổi mới phương thức cung cấp thông tin, tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, xây dựng cơ chế phối hợp trong cung cấp thông tin…
Ngoài ra, vấn đề thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH còn được đề cập
đến trong một số một số bài viết khác như: Bài viết “Chế độ chính sách đối với
ĐBQH cần tiếp tục hoàn thiện” của Th.S Tạ Thị Yên đăng trên Báo điện tử đại biểu
người nhân dân ngày 15/3/2014; bài viết: “Để tiếp tục xứng đáng gánh vác trách
nhiệm của đại biểu Quốc hội trước cử tri và nhân dân” của TS. Lưu Ngọc Tố Tâm
đăng trên Websize Tạp chí Cộng sản ngày 31/10/2016; “Đại biểu Quốc hội với việc
sử dụng thông tin tư vấn” của Vũ Minh Hồng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 11/2003…
Qua khảo cứu các tài liệu nghiên cứu cho thấy, các tài liệu chủ yếu đề cập
đến chế độ, chính sách nói chung đối với ĐBQH, trong đó có những đánh giá về
thực trạng và kiến nghị về giải pháp có liên quan đến thực hiện chính sách hỗ trợ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status