Đạo đức trung hiếu của nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở việt nam hiện nay ( Luận án tiến sĩ) - Pdf 49

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ LAN HƢƠNG

ĐẠO ĐỨC TRUNG, HIẾU TRONG NHO GIÁO
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC
TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành

: Triết học

Mã số

: 62.22.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Trần Nguyên Việt
Hà Nội – 2014


MỤC LỤC
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................5
1.1 Các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu
của Nho giáo nói riêng ................................................................................................5


trách nhiệm trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam ................................................. 138
Tiểu kết chƣơng 4....................................................................................................144
KẾT LUẬN ............................................................................................................146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................148


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, các dân tộc đều đứng trƣớc đòi hỏi
tất yếu khách quan, đó là vừa phải hòa mình vào bối cảnh chung, vừa phải khẳng
định các tính chất riêng có của quốc gia, dân tộc mình. Với tƣ cách là cái bản chất
định vị vai trò, chỗ đứng của các dân tộc, giá trị văn hóa truyền thống luôn là hệ
chuẩn nhận diện sức sống và tƣơng lai phát triển của chính dân tộc ấy. Do đó, việc
nghiên cứu lý luận nhằm tiếp tục làm rõ vai trò của các giá trị truyền thống với tƣ
cách hình thành nên bản sắc văn hóa là điều cần thiết và có ý nghĩa đối với đất nƣớc
ta hiện nay.
Trong không khí ấy, các giá trị văn hóa tinh thần Đông phƣơng, trong đó có
Nho giáo đang nhận đƣợc sự quan tâm ngày càng nhiều sự đóng góp của nó vào sự
hình thành các giá trị đó trong thời kỳ lịch sử lâu dài. Chính những thành công của
một số nƣớc trong khu vực chịu ảnh hƣởng của Nho giáo đã chứng tỏ điều đó.
Không chỉ trong lịch sử, mà ngày nay Nho giáo nói chung, học thuyết đạo đức của
nó noia riêng đang tiếp tục tác động đến nhiều lĩnh vực đời sống tinh thần của nhiều
dân tộc. Do đó, vấn đề căn bản hiện nay là phải khai thác cái gì ở Nho giáo và vận
dụng nó nhƣ thế nào cho phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Không
những thế, yêu cầu này còn xuất phát từ thực tiễn vì mục đích xây dựng xã hội lành
mạnh, hài hòa và phát triển.
Việc kế thừa và phát huy đạo đức truyền thống nói chung và các giá trị đạo
đức Nho giáo nói riêng hiển nhiên không phải là sự lựa chọn mới, mà là một tất yếu
khách quan. “Từ xƣa đến nay, bất luận dân tộc nào, bất luận quốc gia nào, dầu vàng,

đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc làm rõ và sâu sắc hơn hai phạm trù đạo
đức đó của Nho giáo cũng nhƣ cho việc hoạch định phƣơng hƣớng giải quyết các
vấn đề thực tiễn cấp bách nảy sinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc
trong điều kiện hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích: Từ việc phân tích nội dung căn bản của đạo đức trung, hiếu của
Nho giáo và sự tiếp biến của nó ở Việt Nam, luận án làm rõ ý nghĩa của đạo đức
trung hiếu đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay.

2


Nhiệm vụ:
- Phân tích bối cảnh ra đời và những nội dung của đạo đức trung, hiếu trong
tiến trình lịch sử của Nho giáo.
- Phân tích sự tiếp biến và đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo Việt Nam
- Phân tích về ý nghĩa của trung, hiếu đối với việc giáo dục ý thức trách
nhiệm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu bằng việc chỉ khảo cứu đạo đức trung,
hiếu của Nho giáo ở Trung Quốc (Nho giáo Nguyên Thủy, Nho giáo thời Hán, Nho
giáo thời Tống) và phân tích nội dung của nó trong Nho giáo Việt Nam qua các đại
biểu nho học chọn lọc. Trên cơ sở đó, đánh giá ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục
ý thức trách nhiệm cá nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận của luận án là Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy
vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện mới.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung,
hiếu của Nho giáo nói riêng
Nho giáo là học thuyết ra đời từ thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc. Sự tồn tại,
hƣng vong và những nội dung cơ bản của Nho giáo đã nhận đƣợc sự quan tâm rộng
khắp của giới nghiên cứu ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu về Nho giáo trong những thập niên gần đây tăng nhanh
và khó có thể có đƣợc con số thống kê cụ thể, chi tiết. Vì vậy, một sự khảo sát, đánh
giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài chỉ là phác những nét cơ bản thông qua
những công trình liên quan trực tiếp để từ đó chúng tôi có thể đi sâu nghiên cứu và
đạt đƣợc những bƣớc tiến cũng nhƣ kết quả nhất định.
Bản thân Nho giáo với tƣ cách là học học thuyết chính trị, đạo đức, tôn giáo
luôn mang trong mình tính đa nghĩa ở mỗi một vai trò mà không có sự tách biệt
hoàn toàn. Nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung vì thế cũng không tách bạch
một cách siêu hình với việc nghiên cứu các nội dung khác Nho giáo. Trong tính
thống nhất tƣơng đối đó, vấn đề đạo đức của Nho giáo nói chung và đạo đức trung,
hiếu của Nho giáo nói riêng đã đƣợc khai thác ở những tầng bậc khác nhau.
Trần Văn Giầu trong “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến cách mạng Tháng Tám, tập 1, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước
nhiệm vụ lịch sử” cho rằng: “Trong quan niệm Nho giáo, đạo đức là một khái niệm
có rộng hơn là đạo đức ta thƣờng nói hàng ngày tức là những nguyên tắc, những
quy phạm để đánh giá, nhận định xem đâu là tốt, xấu, đâu là phải, trái, đâu là nên,
chăng. Khái niệm đạo đức của Nho giáo còn là sự biểu hiện của “tính”, của “thiên
tính”, của “đạo”, nó chẳng những là tính riêng của con ngƣời mà cũng là tính chung
cho cả trời đất. Nhà Nho và Nho giáo nhìn cái gì cũng nhìn theo con mắt đạo đức:
trời, ngƣời, lịch sử, không coi trọng tính khách quan của sự vật. Hơn nữa đạo đức
trong Nho giáo lại là phƣơng châm, phƣơng hƣớng lớn của việc trị nƣớc…Nho giáo
không chú trọng nghiên cứu thiên nhiên. Nho giáo chú trọng con ngƣời, đạo đức.

5

đáy tháp lên tới đỉnh tháp, chúng ta sẽ cố gắng một mặt tìm hiểu chung tất cả các

6


đức trên đây, mặt khác tập trung sự chú ý nhiều hơn vào hiếu đễ, nhân và lễ…Nếu
ta coi đức nhân là đức lớn tập trung tinh túy của tất cả các đức khác, thì chúng ta có
thể kết luận rằng, Khổng giáo coi hiếu đễ là gốc của tất cả mọi đức nói
chung…Hiếu đễ không phải chỉ là đức tốt của ngƣời làm con làm em mà còn luyện
cho con ngƣời trở thành hữu đạo, hữu đức trong nƣớc trong thiên hạ nữa” [30,
tr.130]. Nhà nghiên cứu Quang Đạm đã từ nhiều luận điểm trong Ngũ Kinh, Tứ
Thư…và nhiều tài liệu diễn giải của những danh nho về sau để nêu lên mấy nguyên
lý lớn nhất của chữ hiếu: sự thân và thủ thân gắn liền với nhau; suốt đời thiện kế,
thiện thuật; dƣơng danh hiển thân, cách báo hiếu tốt nhất [30, tr.178].
Ngoài hiếu đễ, Quang Đạm cũng đề cập tới các mối quan hệ khác trong gia
đình và trong phạm vi nhà. Mối quan hệ quân thần đƣợc tác giả đề cập trong phần
quan hệ trên dƣới. Tuy nhiên trong mối quan hệ vua tôi, ít thấy tác giả đề cập tới
đạo trung mà chủ yếu nói về đƣờng lối cai trị và cách xử thế của vua. Điểm đáng
lƣu ý là trong cách tiếp cận, phân tích, chứng minh của Quang Đạm, tính khách
quan đƣợc quán triệt khá triệt để cho nên có thể thấy đƣợc cả ƣu điểm và nhƣợc
điểm của đạo đức Nho giáo đối với đời sống đạo đức chung của xã hội.
Vi Chính Thông trong “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” cũng góp một
cách nhìn về đạo đức Nho giáo nói chung và một số phạm trù đạo đức cụ thể của nó
nói riêng. Dành riêng một phần bàn về “Căn bệnh đạo hiếu”, Vi Chính Thông cho
rằng “Nho gia đã dựa vào hiếu để nói về đạo đức, quả là cách tiếp cận thuận lợi”
[123, tr.101]. Theo tác giả, kết quả của việc coi mọi biểu hiện của đạo đức con
ngƣời đều đã thể hiện ở hiếu, cứ từ hiếu mà suy ra là “Khi hiếu đã thay thế cho mọi
biểu hiện của đạo đức, ngƣời ta sẽ rơi vào “phiếm hiếu chủ nghĩa”…Về sau, đạo
hiếu trở thành công cụ duy trì nền chuyên chế chính là xuất phát từ đó. “Phiếm hiếu
chủ nghĩa” trở thành tệ nạn phổ biến” [123, tr.102]. Cách đánh giá này có những

những vấn đề chính các sách đều có lặp lại và những nét tƣơng đối riêng biệt.
Thông qua diễn biến của tƣ tƣởng hiếu đạo từ Khổng Mạnh tới Tần Hán, Vi Chính
Thông cũng phát hiện ra hai vấn đề xuất hiện là: vấn đề lẫn lộn giữa trung và hiếu
và vấn đề giữa tình riêng và phép nƣớc. Ông cho rằng: “sự lẫn lộn giữa hiếu và
trung rất có thể liên quan tới chế độ cha truyền con nối. Dƣới chế độ cha truyền con
nối, thế tử và vua cha là quan hệ cha con, nên con phải tận hiếu với cha. Đối với thế
tử, tận hiếu cũng là tận trung, giữa hiếu và trung rất khó phân biệt.Chính trị quý tộc

8


là cha truyền con nối, chính thể chuyên chế cũng cha truyền con nối” [123, tr.272].
Đề cập nhiều nội dung liên quan đến hiếu đạo và bƣớc đầu đi vào lý giải nguyên
nhân lẫn lộn giữa hiếu và trung song Vi Chính Thông gần nhƣ không đề cập tới đạo
trung. Chính vì vậy, cần có sự khảo sát kỹ hơn nữa để tìm hiểu xem diễn biến đạo
đức trung hiếu của Nho giáo.
Đi theo lối truyền thống và mở ra một triển vọng khai thác vấn đề trung hiếu
ở cấp độ sâu hơn phải kể đến tác phẩm “Chữ hiếu trong nền văn hoá Trung Hoa”
của Tiêu Quần Trung. Với bốn chƣơng, Tiêu Quần Trung đã đề cập tới khởi nguồn,
diễn biến, ý nghĩa của đạo hiếu và bƣớc đầu nêu lên những suy nghĩ về lịch sử của
hiếu đạo với các giá trị đƣơng đại. Theo ông, từ Khổng Tử đến Hiếu kinh là hoàn
thành lý luận hiếu đạo của Nho gia. Về sau nhà Hán dùng hiếu trị thiên hạ. Còn văn
hóa hiếu đạo thời Ngụy, Tấn, Tùy, Đƣờng là loại suy tôn và biến dị. Tác giả cũng
đƣa ra nhận định về đỉnh cao ngu hiếu thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Trên cơ sở
đó, Tiêu Quần Trung đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hiếu đạo và việc báo hiếu,
không chỉ chỉ ra tác dụng lịch sử của hiếu đạo mà còn khẳng định giá trị hiếu đạo
trong quan hệ gia đình, xã hội, quốc gia và dân tộc. Ông khẳng định: “Hiếu đạo
trong xã hội cổ đại Trung Quốc đã phát huy tác dụng lịch sử của nó chủ yếu là tác
dụng làm ổn định, hòa mục gia đình đến 9 họ và duy trì ổn định xã hội. Phát huy
ảnh hƣởng trọng yếu của nó không gì thay thế đƣợc. Bản thân hiếu đạo là đạo đức

hiếu ở Việt Nam, đồng thời khẳng định: Hiếu là nhân cách con ngƣời, là gốc của
nhân luân, là một giá trị xã hội cao quý, là quan hệ đứng dọc trong gia đình và dòng
họ, có ý nghĩa quan trọng nhất trong các nguyên tắc ứng xử gia đình. Đạo hiếu thể
hiện trƣớc hết ở việc con cháu phải nuôi dƣỡng ông bà cha mẹ . Đây là yêu cầu tối
thiểu đối với mỗi thành viên trong gia đình. [29, tr.156]. Không những thế, theo
Phan Đại Doãn, “hiếu không dừng ở đạo đức, mà xa hơn còn là phạm trù tín
ngƣỡng, một tín ngƣỡng thế tục, hiếu còn là điều luật xã hội mọi ngƣời phải tuân
thủ” [29, tr.175]. “
Quan điểm của Phan Đại Doãn nhƣ trên khá sâu sắc và mang tính gợi mở
cao. Vấn đề các triều đại đều có ý thức sử dụng pháp luật để pháp lý hóa tƣ tƣởng
hiếu hay tông pháp hóa gia đình và dòng họ là một thực tế lịch sử. Nhƣng sự tông
pháp hóa đó ảnh hƣởng đến tƣ duy, hành động và việc hình thành nhân cách con
ngƣời Việt Nam nhƣ thế nào cần có sự luận giải và minh chứng rõ hơn nữa.

10


Gần đây tác phẩm “Đối thoại với tiên triết về văn hoá phương Đông thế kỷ
XXI” của Trần Chí Lƣơng đã đƣợc dịch ra tiếng Việt. Trong công trình này, với lối
viết đối thoại hiện đại, tác giả đã mƣợn lời của các tiên triết để nói về tƣ tƣởng của
họ và ý nghĩa của nó trong thế kỷ 21. Trong phần “Hiếu với nguyên tắc nhân luân
hiện đại”, Trần Chí Lƣơng khẳng định: “Trung và hiếu là hai phạm trù cực kỳ quan
trọng trong văn hóa truyền thống Nho gia và văn hóa truyền thống Trung Quốc,
đƣợc xem là thể hiện trực tiếp của đạo lý trong trời đất. Trung và hiếu có sự chuyển
hóa lẫn nhau, chỉ có thực hiện đƣợc đạo hiếu mới có thể thực hiện đƣợc đạo
trung…Ngày nay, chúng ta tiến hành nhận thức lại trung hiếu phải đứng trên độ cao
phát triển của thế kỷ XXI, có sự đánh giá so sánh để có thể hiểu biết và phát huy
mới hơn” [86, tr.140]. Trần Chí Lƣơng dẫn lời của Khổng Tử về ba tầng thứ bậc, ba
mức độ của hiếu gồm tiểu hiếu, trung hiếu và đại hiếu trong đó: (1) Kính dƣỡng là
biết kính trọng nuôi dƣỡng cha mẹ gọi là đạt tiểu hiếu. (2) “Bất nhục chi hiếu” là

nghiệp. Ở thời hiện đại, trung không những là nguồn gốc sinh ra lòng yêu nƣớc mà
còn sinh ra tinh thần quốc tế cao cả để các nƣớc trên thế giới hợp tác, hòa hợp với
nhau” [86, tr.171]… Cách tiếp cận của Trần Chí Lƣơng là cách tiếp cận mới, hiện
đại hóa vấn đề dựa trên kinh điển đƣợc hiểu nhƣ một sự thông diễn hay cách ngôn.
Các vấn đề về trung hiếu của Nho giáo đƣợc đề cập đều đƣợc Trần Chí Lƣơng đặt
trong sự đa nghĩa để luận bàn. Điều này có cơ sở từ trong bản chất của Nho giáo vì
bản thân các đại biểu của nó thƣờng không đƣa ra khái niệm hay hệ chuẩn khép kín
cho một vấn đề mà tùy hoàn cảnh, trƣờng hợp sẽ có sự giải đáp. Tuy nội dung chính
của trung, hiếu trong tác phẩm của Trần Trí Lƣơng dựa vào những lời nói của “tiên
triết” (theo cách gọi của tác giả) song vấn đề để đi sâu vào nội dung này thì cần phải
đƣợc trở lại tìm hiểu từ trong tài liệu mang tính kinh điển của Nho giáo một cách hệ
thống để làm minh chứng.
Phùng Hữu Lan trong “Lịch sử triết học Trung Quốc” đã dành một chƣơng
để bàn về Nho gia đời Tần Hán trong đó có phần “Lý luận về hiếu” và khẳng định:
“Đạo hiếu có hai mặt: nhục thể và tinh thần. Về mặt nhục thể, đạo hiếu có ba điều:
Phải nuôi dƣỡng cha mẹ; Phải nghĩ rằng thân thể của mình là do tinh huyết cha mẹ
lƣu lại nên phải bảo vệ, không đƣợc hủy hoại; Phải tạo ra “cái tôi mới” khác nữa
(tức là lấy vợ sinh con) để nối tiếp sinh mệnh của cha mẹ…Về phƣơng diện tinh
thần, khi cha mẹ còn sống, con cái phải thuận theo ý chí của cha mẹ chứ không chỉ

12


biết nuôi dƣỡng vật chất mà thôi. Khi cha mẹ có sai lầm thì con cái phải khuyên lơn
cha mẹ sửa chữa. Sau khi cha mẹ qua đời, con cái phải cúng tế và tôn kính tƣởng
nhớ để cha mẹ trở nên bất hủ trong tâm trí của mình…Mặt khác, con cái phải nối
tiếp sự nghiệp của cha mẹ, hoàn thành chí hƣớng còn dang dở của cha mẹ, hoặc bản
thân ngƣời con có những tạo tác và những thành tựu khiến mình nổi danh, nhờ đó
cha mẹ đƣợc tiếng thơm, đạt đƣợc sự bất hủ trong ký ức và mến mộ của mọi ngƣời”
[71, t.1, tr.489-490].

chứ nhƣ bọn thƣợng lƣu, trung lƣu thì ta không còn thấy chữ hiếu nữa. Bọn ấy
thƣờng nhiều mƣợn những lốt lễ nghĩa rất kỳ khôi của bọn tà nho mang vào để che
miệng thế gian, chớ không có một chút gì gọi là hiếu thuận cả. Nào là nằm đƣờng,
nào là chống gậy, nào là khóc mả, nào là ở dơ” [134, tr.5]. Phan Chu Trinh chỉ ra
rằng luân lý của ta có thời kỳ chỉ ở trong vòng chật hẹp của vua và tôi “Vua là
ngƣời cầm quyền chính trong nƣớc, là ngƣời đầu sỏ trong bộ lạc ấy…là ngƣời lấy
quyền ngƣời làm quyền mình, lấy công quyền làm quyền tƣ…Tôi là ngƣời phục
tùng vua (vua chƣ hầu). Đem mình ra đầu tên mũi đạn đổi lấy một mảnh giấy vàng,
một dấu ấn đỏ…Tôi là ngƣời tôi mọn, bán rẻ vừa linh hồn lẫn thể xác cho vua…dân
chỉ biết tôn quân mà không biết nghĩa ái quốc, gặp vua tử tế làm nhiều công bình thì
dân thƣơng, dân liều chết mà đánh giặc giúp vua, gặp vua bạo tàn thì dân ghét,
muốn rửa hờn mở cửa thành cho giặc vào” [134, tr.6]. Phan Chu Trinh cũng nhấn
mạnh, đạo Khổng Mạnh không phải là cách chuyên chế của các vua và vì nhiều
ngƣời ở ta hiểu lầm lạc cho nên dẫn đến cái bệnh chuyên chế, cho nên ông chủ
trƣơng đem “cái chân văn minh Âu Tây hòa hợp với chân Nho giáo ở Á Đông”.
Tuy những phân tích và chủ trƣơng của Phan Chu Trinh đƣợc đƣa ra từ năm
1925 trong khuân khổ bài diễn thuyết và từ đó đến nay lịch sử dân tộc đã trải qua
chặng đƣờng phát triển dài song những ý kiến của ông cho thấy tính chất phức tạp
của việc nhận thức và vận dụng đạo đức Nho giáo ở Việt Nam. Tính chất phức tạp
này, cùng với những nhận thức không đầy đủ hoặc thái quá đã khiến cho Nho giáo
nói chung và đạo đức trung hiếu của Nho giáo nói riêng phải gánh chịu nhiều tội
trạng trong lịch sử. Đây là căn cứ định hƣớng quan trọng trong việc tiến hành
nghiên cứu đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo và sự tiếp biến của chúng khi du
nhập vào Việt Nam.
Hà Thúc Minh với các bài viết “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tư tưởng

14


đạo đức Nho giáo về hoà mục và trung- hiếu”; “Biến thiên của gia đình và chữ



nếu dùng hệ chuẩn của kinh điển Nho giáo để soi dẫn tiến trình biến đổi của đạo
đức trung hiếu theo lịch đại có thể đem lại cách đánh giá vừa toàn diện vừa mang
tính lịch sử cụ thể. Đây là một cách cửa, một lối đi đã đƣợc mở để tiếp tục bƣớc
tiếp.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung và đạo
đức trung, hiếu của Nho giáo nói riêng đã khai thác vấn đề ở nhiều chiều cạnh khác
nhau và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu,
góc tiếp cận và nhiều yếu tố khác nên những phân tích, luận giải trên bình diện triết
học về vấn đề này còn ít và đối khi bị che lấp nhiều bởi bình diện lịch sử, văn học.
Bên cạnh đó, chƣa thấy có công trình chuyên biệt nghiên cứu trên phƣơng diện triết
học về đạo đức trung, hiếu của Nho giáo nói chung và của Nho giáo Việt Nam nói
riêng một cách hệ thống và chi tiết.
1.2. Các công trình nghiên cứu về việc kế thừa và phát huy các giá trị của Nho
giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu của nó nói riêng trong việc giáo dục ý thức
trách nhiệm cho con ngƣời
Nhƣ chúng ta đều biết, cơ sở xã hội để tồn tại của Nho giáo đã bị xóa sổ từ
lâu trong lịch sử nhƣng sức sống và sự ảnh hƣởng của đạo đức Nho giáo là điều đã
đƣợc lịch sử xác nhận. Ngày nay, thay vì việc phê phán Nho giáo theo trào lƣu
trƣớc đây gắn với toàn bộ tội trạng của xã hội phong kiến, các nhà nghiên cứu chú
trọng vào khuynh hƣớng khai thác những giá trị của đạo đức Nho giáo, những giá
trị có thể tích hợp đƣợc với hệ giá trị hiện đại trên quan điểm khách quan, toàn diện
và thực tiễn. Chính khuynh hƣớng này khẳng định việc cần thiết phải kế thừa và
phát huy các giá trị của Nho giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu của Nho giáo nói
riêng.
Quang Đạm trong “Nho giáo xưa và nay” khẳng định: “Nhìn từng đạo lý
Nho giáo riêng rẽ, ngƣời ta thấy có hay có dở, có đúng có sai, không hoàn toàn
đồng nhất. Nhƣng nếu từ những đạo lý riêng rẽ ấy mà nhìn nhận bằng nhận thức
cảm tính và tƣ duy siêu hình… thì rốt cuộc đều là thoát ly hiện thực, và bảo thủ

nhận…Chân lý ấy dạy cho chúng ta sống một cuộc sống hạnh phúc theo nhu cầu
tinh thần của chính mình” 31, tr.8-10 . Cho nên, theo bà, trƣớc những vấn đề làm ta
bối rối trong cuộc sống mà kết cục thƣờng hoàn toàn ngƣợc với mong muốn của ta,
Khổng Tử luôn có những lời khuyên để tránh những tình trạng ấy.

17


Nhƣ vậy, nhìn chung các nhà nghiên cứu đạt đƣợc sự tƣơng đối thống nhất
về mặt quan điểm khi khẳng định những ảnh hƣởng cũng nhƣ giá trị của đạo đức
Nho giáo và hy vọng khai thác đƣợc từ kho tàng đó những điều hữu dụng đối với xã
hội hiện đại. Một số nhà nghiên cứu trên cơ sở đó đã đi sâu hơn để khẳng định,
đánh giá ảnh hƣởng của đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu của nó
nói riêng đối với quá trình giáo dục, hình thành nhân cách con ngƣời. Chẳng hạn:
Lý Tƣờng Hải trong “Khổng Tử” đã khẳng định: “Trong tƣ tƣởng đạo đức
nhân luân hữu quan của Khổng Tử, ngũ thƣờng hoặc có ngƣời nói là ngũ luân đƣợc
coi là cơ sở và hạt nhân. Trong ngũ luân, bốn điều ở sau với xã hội hiện đại vẫn có
ý nghĩa tích cực mà quân thần bởi thời thế thay đổi mà đã mất đi ý nghĩa của nó.
Song nếu chúng ta đem ý nghĩa quân thần mà suy rộng ra không chỉ bó hẹp trong
quan hệ vua tôi mà là mở rộng đến quan hệ thƣợng cấp và hạ cấp, vậy thì vẫn áp
dụng đƣợc ở thực tế, bởi thế mà kiến giải của Khổng Tử vẫn có ý nghĩa soi sáng ở
đó. Vua thì giữ lễ mà bề tôi thì trung, cha hiền từ, con hiếu thảo, anh thì thân ái mà
em thì cung kính, chồng hòa vợ thuận, bằng hữu thì thân tín…” 52, tr.89 .
Tào Thƣợng Bân trong “Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần” đƣa ra
nhận định: “Xét từ xu thế thời đại và Luận ngữ hoặc truyền thống Nho gia, Khổng
giáo mở đầu từ niềm tin khôi phục con ngƣời. Khi con ngƣời không còn tranh giành
lẫn nhau, cũng không dựa vào trời hay thần thánh nào cả, thì con ngƣời phải kết hợp
lại trên cơ sở tin tƣởng lẫn nhau để duy trì cuộc sống, phải tích cực đối xử tƣơng
thân tƣơng ái với nhau…Chúng ta có thể nói Khổng Tử là ngƣời đầu tiên đã đặt học
vấn thành điều kiện quan trọng tất yếu phải có để hoàn thiện nhân cách. Dùng việc

và vẫn còn tiếp tục có tác dụng trong xa hội ngày nay. Nếu không đặt vấn đề nghiên
cứu Nho giáo một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ buông trôi cho sự phục hồi
những nhân tố tiêu cực của Nho giáo đồng thời cũng sẽ lãng phí những nhân tố tích
cực mà Nho giáo còn có thể đóng góp vào sự nghiệp của chúng ta hôm nay.
Chúng ta cần học tập thái độ của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc vừa khai
thác những nhân tố hợp lý của Nho giáo, vừa gạt bỏ những nét tiêu cực của nó.
Ngƣời đã nhanh chóng cải biến nhiều khái niệm của Nho giáo để những khái niệm
ấy chứa đựng một nội dung mới trong hình thức cũ. Trong quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nƣớc, chúng ta cần xác định những quan điểm lý luận đúng đắn
nhằm xây dựng một nền đạo đức mới, trong gia đình và xã hội cùng những phƣơng

19


hƣớng tu dƣỡng cá nhân trên cơ sở phát huy và đổi mới truyền thống dân tộc trong
đó có những nhân tố tích cực của Nho giáo” 154, tr.161 .
Cách đặt câu hỏi và định hƣớng vấn đề của Vũ Khiêu thống nhất với cách
đặt vấn đề của đa số các học giả ở trên và nó đã trở thành mối quan tâm của giới trí
thức từ rất lâu trong lịch sử. Trách nhiệm đặt ra là cần tiếp tục nghiên cứu một cách
có hệ thống trên tinh thần khoa học, khách quan để đánh giá những đóng góp cũng
nhƣ hạn chế của Nho giáo để từ đó có thể kế thừa, nâng tầm và vận dụng một cách
có ý nghĩa những giá trị của nó trong xã hội hiện đại.
Thấy đƣợc sự cần thiết phải kế thừa và vận dụng các giá trị truyền thống
trong đó có Nho giáo để giáo dục đạo đức, Nguyễn Văn Phúc với “Vai trò của giáo
dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường” đã khẳng
định: “Trong các xã hội phƣơng Đông truyền thống, giá trị nhân cách vốn đƣợc xác
định bởi vốn hiểu biết về mối quan tâm của con ngƣời đối với ngƣời khác, bởi trách
nhiệm và cộng đồng. Thậm chí trong những tình thế phải quyết chọn, ngƣời ta sẵn
sàng “xả thân thành nhân”, coi đó là phƣơng châm giải quyết những xung đột giữa
cá nhân với cộng đồng. Nhƣng trong điều kiện của cơ chế thị trƣờng, dƣới áp lực

Đặt vấn đề về quá trình giáo dục đạo nhân suốt đời cho con ngƣời Phạm
Đình Đạt trong “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức ở
nước ta hiện nay” cho rằng: “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nếu nhƣ gạt bỏ
những hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó vẫn có những
giá trị lịch sử nhất định trong đời sống xã hội hiện đại trƣớc những cơn lốc của cơ
chế thị trƣờng. Những giá trị ấy chỉ ra rằng sức mạnh của con ngƣời chính là tính
thiện và mọi sự cải cách xã hội sẽ chỉ là nửa vời nếu nhƣ không chú ý đúng mức
vấn đề giáo dục đạo đức cho con ngƣời, song song với việc phát triển kinh tế xã
hội” [36, tr.39]. Phạm Đình Đạt cũng nhận định: “Thƣờng những cá nhân sống có
lòng yêu thƣơng và trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội, trƣớc hết họ phải là
những ngƣời con hiếu thảo với cha mẹ, có trách nhiệm đối với ngƣời thân
mình…Nếu xem nhẹ, buông lỏng quá trình tự giáo dục và giáo dục nhân nghĩa
trong gia đình sẽ góp phần gia tăng lối sống ích kỷ cực đoan, vô trách nhiệm của
của cá nhân không chỉ đối với xã hội mà đối với cả gia đình.
Nhƣng trên cơ sở tình yêu và trách nhiệm đối với ngƣời thân phải đƣợc bồi
dƣỡng, giáo dục nâng lên tình yêu và trách nhiệm của con ngƣời đối với tập thể, xã

21


hội và sự nghiệp cách mạng của dân tộc” [36, tr.222]. Tuy trong tác phẩm, Phạm
Đình Đạt không trực tiếp đề cập đến đạo đức trung hiếu nhƣng chính trong quá trình
phân tích tầm quan trọng của quá trình giáo dục và tự giáo dục đạo nhân cho con
ngƣời, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ không thể tách rời giữa trách nhiệm trong gia
đình và trách nhiệm đối với tập thể, xã hội, tổ quốc.
Trong “Cách tiếp cận của Khổng Tử” (in trong “Nho giáo xƣa và nay”, Vũ
Khiêu chủ biên), Phan Ngọc cho rằng, học thuyết của Khổng Tử: “Là học thuyết
đầu tiên đặt con ngƣời giữa những con ngƣời và chỉ giữa những con ngƣời, tách
khỏi vũ trụ cũng nhƣ tách khỏi thần linh, linh hồn, cuộc sống kiếp sau và tìm thấy ở
trách nhiệm giữa tôi với những ngƣời khác ý nghĩa cuộc sống, giá trị và hạnh phúc


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status