Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã phúc sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an - Pdf 48

Phần1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đất đai ngày càng thể hiện
rõ vai trò của nó. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt và là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Nó tham gia
vào hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, là nguồn vốn, đồng thời là nguồn
lực quan trọng của đất nước. Đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), trong một nền kinh tế năng động, cạnh
tranh và áp lực thì việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
càng trở nên cần thiết. Để làm được điều đó thì cần có sự đóng góp không nhỏ
của việc sử dụng hợp lý quỹ đất và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất.
Phúc Sơn là một xã có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn của
huyện Anh Sơn, vì vậy sản xuất nông nghiệp được xem là một trong những
ngành kinh tế chính của xã. Phần lớn diện tích tại xã bao phủ bởi rừng núi, đất
đai khá màu mỡ và xã có đặc điểm khí hậu khá thuận lợi cho phát triển một hệ
thống cây trồng, vật nuôi đa dạng. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau
mà việc sử dụng đất đai cho mục đích nông nghiệp ở đây vẫn còn hạn chế cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu. Một trong những nguyên nhân chính đó là địa
hình hiểm trở và tập quán sản xuất, cũng như trình độ dân trí chưa theo kịp
với nhu cầu phát triển của thị trường, thu nhập của người lao động còn thấp,
chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Trước thách thức của việc thu hẹp
đất nông nghiệp và việc gia tăng lao động nông nghiệp không có việc làm thì
việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là việc làm cần thiết và
đang được các cấp chính quyền quan tâm thực hiện nhằm xây dựng cơ sở cho
việc đề ra các phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hợp lý nhất,
đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của huyện nhà.
Vì vậy nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã
Phúc Sơn với mục đích góp phần tìm ra các giải pháp sử dụng đất canh tác

tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất, có ảnh hưởng nhất định đến tiềm
năng và hiện trạng sử dụng đất. Theo đó, đất đai được hiểu như một tổng thể
của nhiều yếu tố bao gồm: khí hậu, địa mạo, đất, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm
thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của
con người.
Theo Đocutraiep: Đất trên bề mặt lục địa bao là một vật thể thiên nhiên
được hình thành do sự tác động tổ hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: sinh vật,
đá mẹ, địa hình, khí hậu và thời gian. [3]
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau:
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các
cấu thành của môi trường sinh thái, ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí
hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông suối, hồ, đầm lầy…),
các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng
đất, tập đoàn động vật và thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá
khứ và hiện tại để lại (đường sá, nhà cửa, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu
thoát nước).[2]
Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được và nó
có các tính chất sau đây:
* Đặc điểm tạo thành: Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, hình thành
ngoài ý chí và nhận thức của con người. Để đảm bảo cho sự sinh tồn, con
người bằng cách này hay cách khác đã tác động vào đất đai để tạo ra của cải
nuôi sống con người. Chính điều này đã làm cho đất đai ngày một có giá trị
hơn.
* Tính cố định về vị trí: Đất đai không phải như các tư liệu sản xuất
khác có thể di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác trong quá trình sử dụng, mà

3


đất đai cố định về vị trí trong quá trình sử dụng, đây là điều đặc biệt khác với

4


Trong sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đất đai nông nghiệp thường
dựa vào chất lượng (độ phì tự nhiên và độ phì hữu hiệu) của đất và mức sản
phẩm mà độ phì đất tạo nên.
2.1.4. Những luận điểm cơ bản về đánh giá đất
* Luận điểm đánh giá đất của Docutraiev
- Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác
nhau thì khác nhau.
- Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố có mối
liên quan chặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trị tương đối
bằng điểm.
+ Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu có thể là:
Loại đất theo phát sinh
Những số liệu phân tích về tính chất đất (tính chất hóa học, lý học và
các dấu hiệu khác)
- Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp
với điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội của vùng.
* Luận điểm đánh giá đất của Rozop và cộng sự
- Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau và
có các yếu tố đánh giá đất khác nhau.
- Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm cây trồng
- Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng
hoàn toàn những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác
- Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh.
- Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất cây
trồng.
* Luận điểm đánh giá đất của Pháp
Theo Đôlômông “khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đặc tính dinh

* Tiến hành phân hạng mức độ thích hợp đất đai tỉnh Quảng Trị tác giả
Nguyễn Văn Toàn, đã rút ra một số kết luận như sau: [18].
Trong số 26.621 ha đang canh tác lúa của tỉnh Quảng Trị có 12.448 ha
rất thích hợp, chiếm 47%; thích hợp có 7.927,6 ha, chiếm 29,8% và đất ít
thích hợp có 6.205,8 ha chiếm 23,2%, trong số này có 1.747 ha đất chuyên
lúa, còn lại là đất đang trồng màu, đây là diện tích đất có vấn đề trầm trọng
cần được chuyển đổi.
* Kết quả nghiên cứu về đánh giá đất của Đỗ Nguyên Hải và cộng sự,
2006 cho thấy: [18].
Trên diện tích 8.305,67 ha đất canh tác nông nghiệp trồng cây hàng
năm của huyện Phổ Yên đã xác định được 36 LMU với 503 khoanh đất. Các
kiểu sử dụng đất: lúa xuân - lúa màu - khoai tây; lúa xuân - lúa màu - rau; lạc
xuân - lúa màu - khoai tây; lạc xuân - đậu tương Hè Thu - rau; đậu tương
xuân - lúa mùa - rau là những kiểu sử dụng đất có triển vọng cho sử dụng đất
bèn vững trong vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết được việc
làm ở nông thôn.
* Kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị Gương và cộng sự [17], năm
2001 ở tỉnh Cà Mau cho thấy:
- Đất đai Cà Mau đa dạng và có khả năng thích nghi cho nhiều mô hình
sử dụng đất đai khác nhau. Có 09 kiểu sử dụng đất đai đã được lựa chọn trong
đó bao gồm cả lúa – nuôi trồng thủy sản và rừng.

8


- Diện tích có khả năng trồng lúa cao sản cho năng suất cao khoảng
109.161,4 ha (vùng I) chủ yếu tập trung ở các vùng đất cao không phèn có
khả năng thâm canh cao, có khả năng ngăn mặn triệt để và có khả năng thích
nghi với nhiều mô hình thuộc các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Trần Văn Thời,
U Minh và Thới Bình.


chiếm 50,64% diện tích đất canh tác, tăng 1.042,01 ha và tăng 65,97% so với
hiện tại. Mức độ thích hợp trung bình (S2) là 2533,29 ha chiếm 49,36% diện
tích đất canh tác, tăng 689,33 ha và tăng 36,98% so với hiện tại. Hệ số sử
dụng đất hiện tại từ 2,58 lần lên 2,94 lần vào năm 2010, tăng 0,36 lần.
* Áp dụng quy trình đánh giá đất của FAO, Lê Quang Trí và Văn Phạm
Đăng Trí [19], năm 2005 đã phân lập ra 24 đơn vị bản đồ đất đai để đánh giá
khả năng thích nghi cho 6 kiểu sử dụng đất có triển vọng và đã phân ra được 3
vùng thích nghi cho xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Trong đó
vùng 1 thích nghi được 6 kiểu sử dụng đất đai, vùng 2 thích nghi 4 kiểu sử
dụng đất đai (LUT1, LUT2, LUT4, LUT5). Riêng vùng 3 thích nghi cho các
cơ cấu 3 vụ hoặc chuyên canh cây ăn trái khi có đê bao.
* Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Bài, Nguyễn Thị Vọng,
cho thấy: [19]
Hiệp Hòa là một huyện trung du nằm ở phía Tây nam tỉnh Bắc Giang.
Hiện tại việc sử dụng đất nông nghiệp chưa thật hợp lý và chưa hiệu quả, sản
xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa hình thành vùng chuyên canh để sản xuất
hàng hóa có chất lượng cao. Hiện tại Hiệp Hòa có 6 loại hình sử dụng đất: đất
3 vụ, đất 2 vụ lúa, 1 vụ lúa, chuyên màu, lúa - cá và cây ăn quả. Mức độ thích
hợp đất đai hiện tại đối với các loại hình sử dụng đất còn chiếm tỷ lệ thấp, yếu
tố hạn chế chủ yếu là việc bố trí các loại cây trồng phù hợp trên mỗi chân đất,
mỗi vùng đất, hệ thống thủy lợi và tập quán canh tác của người dân địa
phương. Kết quả lựa chọn các loại hình sử dụng đất theo các vùng địa hình:
vùng gò đồi tập trung phát triển các loại cây ăn quả như vải, nhãn, hồng, na
dai; vùng đất bằng (đất ruộng) chọn loại hình sử dụng đất 3 vụ (dưa hấu xuân
- lúa màu - khoai tây, lúa xuân - lúa màu - dưa hấu đông, ngô xuân - đậu
tương hè - rau vụ đông, lúa xuân - lúa màu - khoai tây) và loại hình sử dụng
đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (ngô, đậu tương, lạc, cà chua);
vùng đất trũng ngập nước chọn loại hình sử dụng đất lúa - cá.
* Trần An Phong và cộng sự, khi tiến hành đánh giá đất ở huyện Cư Jút

16,03%; cây ăn quả là 2.617,99 ha chiếm 15,20%; cây lâm nghiệp là
10.540,26 ha chiếm 61,19%; nuôi trồng thủy sản là 13,7 ha chiếm 0,08%.
2.3. Vai trò của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp
Trong các ngành nông nghiệp đất đai có vai trò vô cùng quan trọng.
Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự
tồn tại mà còn là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất. Điều này thể hiện ở
chổ đất luông phải chịu sự tác động như cày, bừa, làm đất nhưng cũng đồng
thời là công cụ sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi.

11


Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với đất và các sản
phẩm làm ra được luôn phụ thuộc vào đặc điểm của đất mà cụ thể là độ phì
nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. Yếu tố tích cực của đất tham gia
vào quá trình sản xuất nông nghiệp được thể hiện ở chổ đất cung cấp cho cây
trồng nước, không khí, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và
phát triển. Nhà kinh tế học Các Mác đã nói: “Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản
và phổ biến quý báu nhất của nền sản xuất nông nghiệp”.[21]
2.4. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được là lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả
đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí đầu ra là
phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả phần so
sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai
đại lượng đó.[22]
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị đều tính đến khi xem xét về việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Nếu đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ
An.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 6/1/2010 đến 9/5/2010.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa phương
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã
hội của địa phương.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của địa phương.
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của
địa phương về: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
- Đề xuất các hướng sử dụng đất hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông
thôn với sự tham gia của người dân - PRA (Participatory Rural Appraisal). Sử
dụng bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dựa vào các chỉ tiêu cần thiết để
đánh giá hiệu quả cho các loại hình sử dụng đất. Nhằm khai thác được nhiều
thông tin bộ câu hỏi được thiết kế là các câu hỏi mở. Tiến hành điều tra nông
hộ tại 2 xóm. Mỗi xóm chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn là 30 hộ. Tổng số hộ
điều tra 60 hộ.

14


- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, báo cáo từ UBND xã,
các cơ quan chuyên môn có liên quan, các phòng chức năng trên địa bàn
huyện và tỉnh.
3.4.2. Phương pháp đánh giá đất đai

việc sử dụng đất đai (phản ánh hiện trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của
việc sử dụng đất đai). Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất
của đất đai như sau:
Giá trị tổng sản lượng Nông Lâm Ngư
- Giá trị tổng sản lượng = ----------------------------------------------Đơn vị DT đất Nông nghiệp
3.4.4. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được xử lý và tính toán theo trị số trung bình trên Excel.

16


Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ PHÚC
SƠN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phúc Sơn là một xã miền núi, biên giới nằm ở vùng hữu ngạn Sông
Lam của huyện Anh Sơn có vị trí địa lý như sau:
Phía Đông giáp xã Long Sơn.
Phía Bắc giáp xã Vĩnh Sơn
Phía Tây giáp Thị Trấn, Thạch Sơn, Hội Sơn và Huyện Con Cuông,
Phía Nam giáp huyện Thanh Chương và nước Lào.
Trên địa bàn xã có quốc lộ 7 chạy qua và giáp với Thị trấn Anh Sơn nên
có nhiều điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại và phát triển kinh tế.
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Địa hình của xã là đồi núi và đồng bằng thấp từ Tây Nam về Đông Bắc
tạo thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao và đồng bằng trải rộng từ chân
núi về tiếp giáp với xã Long Sơn và xã Vĩnh Sơn. Địa hình kéo dài phức tạp,
có nhiều hồ đập sông suối, bố trí dày đặc ở phía Nam. Bị chia cắt bởi nhiều

hạn chế các hiện tượng bất lợi của điều kiện khí hậu trên (chọn cây con có
khả năng thích hợp cao, mùa vụ gieo trồng phù hợp tránh những thời điểm có
nhiều bất lợi).
4.1.1.4. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 14.546 ha (chiếm 24,1% diện tích
toàn huyện) trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 936,84 ha, diện
tích đất lâm nghiệp là 12.341,3 ha, đất chuyên dùng là 404,92 ha, đất nuôi
trồng thuỷ sản là 94,1 ha, đất chưa sử dụng là 768,84 ha.
Vùng đất đồi chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, phát triển trên đá thạch sét
và đá biến chất, tầng đất trung bình. Vùng đất này thuận lợi cho việc phát
triển cho trồng cây lâm nghiệp như: keo, tràm...độ dốc thấp trồng cây công
nghiệp như: chè, dứa.
Vùng đồng bằng chủ yếu là tầng đất phù sa được bồi đắp hàng năm.
Đất này thuận lợi cho việc phát triển các loại cây hàng năm như: ngô, lạc,
cam, quýt, trồng cỏ nuôi gia súc.
Vùng đất chuyển tiếp giữa vùng đồi và vùng đồng bằng chủ yếu là đất
bạc màu, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới cát pha. Vùng này chủ yếu là
trồng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, sắn.

18


4.1.1.5.Tài nguyên nước
Trên địa bàn xã có 2 con sông chảy qua đó là sông Lam và Sông giăng.
- Sông Lam: Đây là sông lớn nhất trên địa bàn xã. Chiều dài của sông
đoạn qua xóm 12 và xóm 13 là 1,7 km, chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Diện tích lưu vực sông là 17.730 km 2, mật độ lưới sông là 0,6
km/km2. Lưu lượng trung bình hàng năm của sông đạt 688 m 3/s. Mực nước
bình quân lớn nhất là 5,03 m, lưu lượng lớn nhất bình quân là 2.260 m 2/s (đo
tại trạm Cửa Rào). Đây là tuyến đường thuỷ quan trọng và duy nhất nối nước

Tuy nhiên do chưa được đầu tư xây dựng các bãi chứa rác thải tập trung
(theo số liệu thống kê đất đai năm 2007 địa bàn xã chưa có đất bãi rác thải, xử
lý chất thải), hệ thống xử lý chất thải và trạm xá y tế chưa được đầu tư đúng
mức nên đã có những ảnh hưởng nhất định về cảnh quan môi trường.
Việc khai thác khoáng sản cát sạn ở các con sông, suối không đáp ứng
các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đã làm ô nhiễm nguồn nước và gây
sói lở đất.
Hàng năm các trận lũ lớn xảy ra đã ảnh hưởng khá lớn đến sản xuất
sinh hoạt của người dân, đặc biệt là các hộ ven sông Lam. Nhiều diện tích đất
ruộng và bãi bị đất đá vùi lấp hoặc cuốn trôi, hệ thống đường điện bị hư hỏng
nặng, gây mất điện nhiều ngày trong địa bàn xã nói riêng và huyện nói chung.
Nguyên nhân của những hiện tượng trên là do việc khai thác tài nguyên
rừng và khoáng sản chưa thực sự gắn liền với đầu tư phục hồi tài nguyên kịp
thời nhằm đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy cùng với việc tăng cường khai thác
các nguồn lợi tự nhiên đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì việc
đầu tư tái tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường tương xứng và cao hơn nữa mức
độ khai thác đầu tư nhằm đảm bảo phát triển bền vững là điều cần được đặc
biệt quan tâm trong địa bàn xã Phúc Sơn hiện nay.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế
* Tốc độ tăng trưởng
Nền kinh tế phát triển có dấu hiệu khá tích cực, tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2007-2009 đạt 12,46. Tổng giá tri sản xuất là 116 tỷ 112 triệu
đồng, đạt 95.2% so với kế hoạch cả năm. Bình quân thu nhập là 13.234.000
đồng/người/năm. Trong đó:
- Nông – lâm - ngư: Giá trị sản xuất đạt 2 tỷ 139 triệu đồng, chiếm
27,7% so với tổng thu nhập; đạt 62,7% so với kế hoạch.

20

những năm 90 của thế kỷ XX).
- Cụm 4 (Bản Cao Vều) thuộc cụm đồng bào dân tộc thiểu số dọc theo
biên giới.

21


Toàn xã Phúc Sơn có 4001 người trong độ tuổi lao động, trong đó 3045
người có khả năng lao động; tỷ lệ lao động được đào tạo là 16%, hàng năm
tạo việc làm cho không ít lao động cụ thể năm 2007 là 230 lao động, năm
2008 là 242 lao động, năm 2009 là 254 lao động. Là một xã thuần nông nên
lao động ở đây chủ yếu là lao động nông nghiệp. [9]
Bảng 1: Tình hình dân số và lao động của xã Phúc Sơn
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

Tổng số nhân khẩu

Người

8.086

Trong đó: Số nam

Người


Hộ giáo dân

Hộ

35

Hộ dân tộc

Hộ

242

Hộ dân tộc kinh

Hộ

1.737

Lao động

Người

4.001

Người có khả năng lao động
Tỷ lệ lao động được đào tạo

Người


110,58 km đường giao thông trong đó có quốc lộ 7 chạy qua với chiều dài
1,29 km tạo ra hướng giao lưu hàng hoá với trung tâm huyện lỵ tương lai có
thể phát triển dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và hình thành các cơ sở
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của xã.
Toàn xã có 18 km đường nhựa, bê tông hoá 7,2 km, còn lại là đường
cấp phối. Có một bến đò ngang qua sông Giăng, từ trung tâm xã đến bản Cao
Vều trên 20km; giao thông nội đồng là 11,42 km, hệ thống kênh mương là
20km, trong đó bê tông hoá là 17km. [8]
* Thuỷ lợi:
Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi của xã đã đảm bảo chủ động tưới cho
đồng ruộng và phát triển hoa màu vụ hè thu. Toàn xã có 20 km kênh mương,
trong đó bê tông hoá 17 km, số còn lại được đào đắp bằng đất. Nguồn nước
tưới chủ yếu là từ sông và các đập, hệ thống kênh dẫn nước chính từ các
nguồn đều được bê tông hoá, kênh mương ruộng đồng cũng từng bước được
kiên cố.
* Điện:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là mục tiêu hướng tới của Đảng và Nhà
nước ta. Trong sự phát triển chung của toàn huyện, điện khí hoá nông thôn đã
được thực hiện rất tốt ở xã Phúc Sơn. Hiện toàn xã có 5 trạm biến áp, hệ
thống dẫn điện đến từng thôn được kiên cố an toàn, 100% số hộ được sử dụng
điện. Nhờ điện mà đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Hiệu quả
kinh tế do điện mang lại cũng được thể hiện rõ rệt.
* Cơ sở chế biến nông sản phẩm:
Hiện nay trên địa bàn xã chưa có cơ sở chế biến nông sản phẩm có qui
mô. Phần lớn các nông sản phẩm sau khi thu hoạch được sơ chế qua các máy

23


xay xát nhỏ; Các sản phẩm nông nghiệp phần lớn được tiêu thụ ở các vùng

thu hoạch.

24


- Gió Lào thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 8 làm tăng cường độ
bốc hơi nước, gây ra hạn hán và ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng phát triển
của cây trồng.
4.1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Thuận lợi:
- Tỷ lệ dân số thuộc độ tuổi lao động của xã là khá cao. Đây có thể coi
là một nguồn lực lớn, cơ bản có thể góp phần thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Kết cấu hạ tầng bước đầu được đầu tư khá đồng bộ, làm thay đổi bộ
mặt nông thôn, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của
xã.
- Quốc lộ 7 đi ngang qua địa bàn xã Phúc Sơn được xác định là một
trung tâm tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ mang tính chất tiểu vùng.
- Hệ thống giao thông trên địa bàn khá hoàn chỉnh, đó là thuận lợi cho
người dân trong việc vận chuyển các vật tư, cũng như đảm bảo cho khâu thu
hoạch được diễn ra một cách thuận lợi hơn về mùa nắng cũng như mùa mưa,
giúp giải phóng đôi vai của người dân.
b. Khó khăn:
- Xã Phúc Sơn là một xã thuần nông, dân số tương đối lớn. Lực lượng
lao động của xã Phúc Sơn chủ yếu là lao động trình độ thấp, không qua đào
tạo nên mức độ tiếp thu kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, tiếp cận những tiến bộ
trong khoa học công nghệ có nhiều hạn chế.
- Phần lớn nông dân ít được tập huấn về kỹ thuật sản xuất trồng trọt và
chăn nuôi, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nông dân.
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn lớn so với tổng số người trong độ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status