PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CÀ PHÊ TẠI XÃ NGHĨA HƯNG, HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI - Pdf 48

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ THÙY LIÊN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CÀ PHÊ TẠI XÃ NGHĨA HƯNG,
HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ THÙY LIÊN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CÀ PHÊ TẠI XÃ NGHĨA HƯNG,
HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Th.S TRẦN HOÀI NAM

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã trải qua một quãng thời gian dài học tập tại
trường. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có những người luôn ở bên, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như sinh hoạt. Những người đã cho tôi
nhũng hành trang quý giá trước khi bước vào đời. Nay tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành sâu sắc nhất đến những người mà tôi luôn ghi nhớ.
Lời đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, những người đã có công sinh
thành dưỡng dục, luôn đông viên, an ủi giúp tôi tự tin vững bước để bước tiếp trên con
đường của mình những lúc tưởng chừng như không thể vượt qua. Cảm ơn anh, chị
trong gia đình đã giúp em có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy, cô khoa Kinh tế - Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã truyền đạt
cho em những kiến thức quý giá và bổ ích trong suốt 4 năm học trên giảng đường. Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Hoài Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND xã Nghĩa Hưng, chú Hoàng, chú
Minh, cán bộ khuyến nông xã và các cô bác nông dân xã Nghĩa Hưng đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo điều kiện cho con trong quá trình thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn những người bạn, trong quá trình học tập nói chung
và trong khoảng thời gian làm khóa luận nói riêng đã không ngừng an ủi, khích lệ và
động viên tôi tiếp bước. Thật hạnh phúc khi được quen biết tất cả các bạn.

pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các nông hộ trồng cà phê.


MỤC LỤC
Trang 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ ix 
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi 
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................1 
1.1.  Đặt vấn đề................................................................................................................1 
1.2.  Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................2 
1.3.  Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3 
1.3.1. Phạm vi không gian ........................................................................................3 
1.3.2. Phạm vi thời gian ............................................................................................3 
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3 
1.4.  Cấu trúc khóa luận...................................................................................................3 
1.5.  Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .....................................................................................4 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................5 
2.1  Tổng quan về huyện Chư Păh .................................................................................5 
2.1.1  Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................5 
2.1.2  Kinh tế - xã hội. ..............................................................................................7 
2.1.3  Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................9 
2.2  Tổng quan về xã Nghĩa Hưng .................................................................................9 
2.2.1  Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................9 
2.2.2  Địa hình – Địa chất – Khí hậu – Thủy văn ...................................................10 
2.2.3  Cơ cấu dân số ................................................................................................15 
2.2.4  Kinh tế - xã hội .............................................................................................15 

c)  Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế ........................................................................28 
3.2.3  Phân tích hồi quy ..........................................................................................29 
a)  Khái niệm hàm sản xuất ..............................................................................29 
b)  Hàm hồi quy về thu nhập ............................................................................29 
vi


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................34 
4.1  Thực trạng sản xuất cà phê tại xã Nghĩa Hưng .....................................................34 
4.1.1  Diện tích, sản lượng cà phê tại xã Nghĩa Hưng ............................................34 
4.1.2  Tình hình tiêu thụ cà phê. .............................................................................35 
4.2  Đặc điểm hộ điều tra .............................................................................................36 
4.2.1  Cơ cấu giới tính của chủ hộ ..........................................................................36 
4.2.2  Trình độ học vấn ...........................................................................................37 
4.2.3  Độ tuổi của chủ hộ ........................................................................................38 
4.2.4  Thâm niên canh tác của chủ hộ .....................................................................38 
4.2.5  Quy mô canh tác của nông hộ .......................................................................39 
4.2.6  Tình hình sử dụng giống của nông hộ ..........................................................40 
4.2.7  Tình hình tham gia khuyến nông của nông hộ..............................................40 
4.2.8  Tình hình vay vốn của nông hộ ....................................................................41 
4.3  Hiệu quả sản xuất của cây cà phê bình quân hộ tại xã Nghĩa Hưng .....................41 
4.4  Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cà phê tại xã
Nghĩa Hưng ..................................................................................................................44 
4.4.1  Cơ cấu thu nhập của nông hộ ........................................................................44 
4.4.2  Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cà phê tại
xã Nghĩa Hưng .......................................................................................................46 
a)  Xây dựng mô hình.......................................................................................46 
b)  Kết quả phân tích hồi quy ...........................................................................47 
4.4.3  Kiểm định mô hình hồi quy. .........................................................................52 
a)  Kiểm định các giả thiết thống kê ................................................................52 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT

Đơn vị tính

BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Chi phí

CPSX

Chi phí sản xuất

N – LN

Nông – Lâm nghiệp

TTKN

Trung tâm khuyến nông

KH - CN

Khoa học – công nghệ

XHCN


ĐBDT

Đồng bào dân tộc

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Tại Xã Nghĩa Hưng Năm 2010............................14
Bảng 3.1 Diện Tích và Sản Lượng Cà Phê Việt Nam (giai đoạn 2000-2009) .............19
Bảng 4.1. Diện Tích, Sản Lượng Cà Phê Qua Các Năm (2007 – 2011) .......................34
Bảng 4.2. Phân Loại Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Theo Cây Trồng..............................35
Bảng 4.3: Tình Hình Tiêu Thụ Cà Phê Tại Xã Nghĩa Hưng .........................................36
Bảng 4.4. Cơ Cấu Giới Tính Của Chủ Hộ.....................................................................37
Bảng 4.5. Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ....................................................................37
Bảng 4.6. Độ Tuổi Của Chủ Hộ ....................................................................................38
Bảng 4.7. Kinh Nghiệm Trồng Cà Phê Của Nông Hộ ..................................................39
Bảng 4.8. Quy Mô Canh Tác Của Nông Hộ..................................................................39
Bảng 4.9. Tình Hình Sử Dụng Giống Của Nông Hộ.....................................................40
Bảng 4.10. Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông Của Nông Hộ ....................................40
Bảng 4.11. Tình Hình Vay Vốn Của Các Nông Hộ ......................................................41
Bảng 4.12. Kết Quả Và Hiệu Quả Sản Xuất Cà Phê Bình Quân Hộ Tại Xã Nghĩa Hưng
(10.000m2) .....................................................................................................................42
Bảng 4.13. Hệ Số Ước Lượng Hàm Thu Nhập .............................................................46
Bảng 4.14. Kiểm định t của hàm thu nhập ....................................................................52
Bảng 4.15. Kiểm định F của hàm thu nhập ...................................................................53
Bảng 4.16. Hệ Số Xác Định R2aux Của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung .....................54
Bảng 4.17. Kết Xuất Kiểm Định White Heteroskedasticity Test ..................................54

1.1.

Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thời hội nhập như hiện nay, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn

tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của hơn 60 triệu người dân Việt Nam
chúng ta. Phát huy thế mạnh của nông nghiệp để xây dựng một nền kinh tế vững
mạnh, đa dạng hóa nông nghiệp và đưa sản xuất nông nghiệp vận hành theo cơ chế thị
trường, tăng nguồn thu nhập cho nông dân, góp phần nâng cao chất lượng nông phẩm
hướng tới thị trường xuất khẩu đang là vấn đề hết sức cần thiết.
Những năm vừa qua, nền nông nghiệp Việt Nam có những chuyển biến mạnh
mẽ về chất và về lượng. Về chất thì chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng được
nâng cao được đông đảo bạn bè trên thế giới công nhận và đặt hàng, về lượng thì sản
lượng nông sản ngày càng được nâng cao bằng chứng là Việt Nam hiện là nước xuất
khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, tiêu đứng đầu thế giới và có sản lượng xuất khẩu cà
phê đứng thứ 2 thế giới. Mặt hàng cà phê tuy chỉ mới được quan tâm đầu tư sản xuất
gần đây nhưng nhờ có những điều kiện thuận lợi nên nước ta nhanh chóng chiếm lĩnh
được thị trường thế giới.
Từ xưa đến nay, cà phê nổi tiếng là loại thức uống làm hài lòng người tiêu dùng
và được sử dụng rộng rãi nhất trên khắp thế giới.
Không giống các loại thức uống khác, cà phê không chỉ là giải khát, nhiều
người uống nó với mục đích tạo cảm giác hưng phấn, kích thích tinh thần và năng suất
làm việc cho mọi người, cà phê là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống Oxi
hóa cho cơ thể, những chất này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ ung thư ở người.
Ngoài vai trò là đồ uống phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, cà phê còn là nguyên liệu
cho ngành chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân vi sinh, công nghiệp dược
liệu...
1



Thực trạng sản xuất cà phê tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, Tỉnh Gia Lai.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cà phê.
Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng cà phê tại địa bàn
xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
2


1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi không gian
Xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, Tỉnh Gia Lai.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian từ ngày 20/2/2012 - 20/5/2012
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ trồng cà phê trên địa bàn xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia
Lai.
1.4.

Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu bối cảnh tình hình sản xuất nông nghiệp và sản xuất cà phê, từ đó làm cơ

sở đưa ra lí do chọn đề tài. Giới thiệu mục tiêu, thời gian, không gian và đối tượng
nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả một cách tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình
hình tín dụng ở xã, công tác khuyến nông, những vấn đề ảnh hưởng đến sản xuất cà
phê của nông hộ.



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1

Tổng quan về huyện Chư Păh

2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Vị trí: Huyện Chư Păh nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku
16 km, có tổng diện tích tự nhiên là 98.129,7 ha, gồm 14 đơn vị hành chính (13 xã và
1 thị trấn), nằm trên quốc lộ 14 nối liền giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, nên thuận lợi
cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa. Huyện Chư Păh có thủy điện Ialy và cảnh quan
thiên nhiên hài hòa, có tiềm năng lớn về phát triển du lịch môi trường sinh thái.
Tọa độ địa lý:
Từ 14003’00’’ đến 14023’20’’ Vĩ độ Bắc
Từ 107040’00’’ đến 107014’20’’ Kinh độ Đông
Địa giới:
Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum
Phía Nam giáp thành phố Pleiku và huyện Iagrai tỉnh Gia Lai.
Phía Đông giáp huyện Đăk Đoa và thành phố Pleiku.
Phía Tây giáp huyện Iagrai tỉnh Gia Lai và huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum.
Địa hình – đất đai
Địa hình:
Phần lớn diện tích huyện Chư Păh là đất dốc, địa hình khá phức tạp, dốc và chia
cắt trung bình, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Nơi cao nhất là
1.478 m so với mặt nước biển. Đồi núi đá cao của huyện bao quanh lòng hồ thủy điện
Ialy giống như “Hồ Ba Bể” của Tây Nguyên.

Lượng bốc hơi thấp nhất 100mm tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9.
Độ ẩm trung bình năm 82%
Độ ẩm cao nhất 92%
Độ ẩm thấp nhất 65%
Nắng
6


Tổng số giờ nắng bình quân năm 3.744h/năm
Các tháng có số giờ nắng cao từ tháng 1 đến tháng 3, trung bình 312h/tháng
Các tháng có số giờ nắng thấp là 10, 11, 4, trung bình đạt 267h/tháng
Gió bão
Huyện Chư Păh chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
Gió mùa Đông Nam thịnh hành vào mùa mưa.
Gió mùa Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô.
Huyện Chư Păh ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng vào mùa mưa vẫn thường
chịu ảnh hưởng gián tiếp nhất là tháng 7, 8.
Thủy sản
Khu vực huyện Chư Păh có hệ thống sông suối đều khắp:
Phía Bắc có sông Đăk Bla, suối Đăk Pơ Tag, Đăk Tơver; phía Nam có suối
IraNinh, IaPut; phía Đông có suối Đăk Pơ Tag; phía Tây có suối Iaroey, sông Sê San;
vùng trung tâm có suối Iapesat, Iatren, Iahery, ngoài ra còn có hồ thủy điện Ialy, Sê
San III. Nhìn chung các sông suối có nguồn nước phong phú, đảm bảo cung cấp cho
đời sống sinh hoạt, sản xuất N – LN.
2.1.2 Kinh tế - xã hội.
Kinh tế:
Với diện tích tự nhiên là 98.129,7 ha, dân số là 62.834 người năm 2009, Chư
Păh là huyện tương đối lớn của Gia Lai. Song cho đến nay, kinh tế toàn huyện vẫn chủ
yếu là N - LN. Ngoài ra một số ngành nghề khác đang trên đà phát triển nhất là du
lịch, dịch vụ, xây dựng. Ngành Lâm nghiệp đang được sự chú trọng đầu tư của huyện.

3,8%, cán bộ công chức chiếm 5,82% và nghề khác chiếm 4%.
Lực lượng lao động kĩ thuật ngày càng tăng, lao động trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ
lệ cao. Hàng năm số học sinh tốt nghiệp phổ thông chiếm 19% số học sinh toàn tỉnh.
Đây là lực lượng có khă năng tiếp thu được nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Nhìn chung nguồn lao động của huyện khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ,
nhưng trình độ và chất lượng chưa cao, đa số là chưa được đào tạo đầy đủ và cơ bản.
Tình hình sản xuất nông nghiệp
Trong những năm gần đây thì ngành nông nghiệp của toàn huyện phát triển
tương đối toàn diện và khá ổn định, nhưng nhìn chung vẫn là các cây trồng chính:
Sản xuất lúa nước gồm: Lúa nước một vụ 1.105 ha, lúa nước 2 vụ 1.095 ha với
năng suất bình quân là 3.850 kg/ha, sản lượng là 8.470 tấn.
Diện tích trồng cây hoa màu là 700 ha, sản lượng 2.800 tấn.
8


Diện tích trồng cây công nghiệp là 13.226 ha. Trong đó cà phê là 8.660 ha, mía
là 706 ha, chè là 427 ha, cao su là 3.361 ha, hồ tiêu là 132ha.
Sản xuất nương rẫy là 1.072 ha, năng suất bình quân là 13,5 tạ/ha, sản lượng
1,447 tấn.
Trong những năm qua với sự đầu tư về vốn của tỉnh có liên kết nhà máy đường
của tỉnh Kon Tum, xây dựng nhà máy chè, nhà máy chế biến cao su, cà phê, ngành
trồng trọt bắt đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp.
Nhìn chung cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành trồng trọt
đạt mức tăng trưởng khá và hiệu quả cao. Tuy nhiên giữa các vùng trong huyện sản
lượng về lương thực còn chênh lệch lớn, giữa các loại cây trồng phát triển không đồng
đều.
Chăn nuôi
Tuy rằng thị trường tiêu thụ và giá cả có lúc bất ổn nhưng đàn gia súc, gia cầm
vẫn được giữ vững. Theo số liệu thống kê của huyện thì tổng đàn gia súc 34.412 con
trong dó 1.162 con trâu, 1.175 con bò, 21.500 con heo. Tổng đàn gia cầm có 64.466

Phía Nam: giáp TP Pleiku
Phía Bắc: giáp Thị trấn Phú Hòa và xã Nghĩa Hòa, xã Chư Đang Ya
Xã Nghĩa Hưng được nối liền với trung tâm huyện và các xã xung quanh bởi
Quốc lộ 14 – đây là trục đường giao thông huyết mạch, có ý nghĩa quan trọng cả trước
mắt lẫn trong tương lai. Chính vị trí địa lý này sẽ có những tác động đến sự phát triển
của địa phương trong việc lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, khai thác tiềm năng về
tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu…Tuy nhiên chính vị trí địa lý này sẽ tạo ra nhiều
sức ép cạnh tranh về thị trường trong khu vực với những vùng trung tâm.
2.2.2

Địa hình – Địa chất – Khí hậu – Thủy văn
Địa hình – địa chất

10


Địa hình xã Nghĩa Hưng tương đối bằng phẳng, dốc núi lượn sóng, chia cắt bởi
các suối nhỏ. Địa hình có xu hướng thoải dần từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây. Nơi
cao nhất là đỉnh núi Ia Goa 1.352,00 mét; nơi thấp nhất là lưu vực các con suối, suối
Ia Rơn Hing nằm về phía Tây của xã có độ cao tuyệt đối 416,00 mét so với mực nước
biển. Độ dốc lớn nhất 320, độ dốc nhỏ nhất 10 – 30, độ dốc trung bình khoảng 60 - 100.
Kiểu địa hình này chiếm 1/4 diện tích toàn xã. Với đặc điểm bề mặt cao nguyên
bằng phẳng, sườn bì chia cắt tạo thành các dãy đồi lượn sóng vừa, đỉnh đồi bằng
phẳng, độ dốc từ 80 – 150, sườn dốc 150 – 280, chân các rỉa đồi là các con suối. Địa
hình được hình thành do các chuyển động kiến tạo địa chất nâng lên dẫn đến quá trình
ngoại sinh, rửa trôi, bào mòn cộng với các hoạt động xâm thực diễn ra rất mạnh mẽ
nên cần phải có chế độ canh tác hợp lý nếu không sẽ dẫn đến đất bị phong hóa bạc
màu nhanh chóng.
Khí hậu:
Huyện Chư Păh nói chung và xã Nghĩa Hưng nói riêng mang đặc trưng khí hậu

trong các tháng mùa khô và giảm vào các tháng mùa mưa.
Vào các tháng mùa khô do lượng bốc hơi vượt xa lượng mưa đã làm cho đất đai
khô kiệt, cây cỏ héo úa, thời tiết nóng bức, mực nước ngầm tụt sâu…
Chế độ gió: hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa. Chế độ gió mang sắc thái
của gió mùa khu vực Đông Nam Á rõ rệt. Mùa Đông hướng gió chiếm ưu thế là hướng
Đông Bắc với tần suất xấp xỉ 70%. Mùa hè, gió thịnh hành có hướng gần như đối lập
với hướng gió mùa đông trong đó hướng Tây và Tây Nam chiếm ưu thế tuyệt đối xấp
xỉ 90%. Từ đặc điểm trên cho thấy khí hậu của xã Nghĩa Hưng có đặc điểm nổi bật là
tính phân mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài 6 tháng, độ ẩm giảm, lượng bốc hơi lớn gây khô
hạn nghiêm trọng. Đây là hạn chế cần tính đến để có biện pháp sản xuất hữu hiệu. Tốc
độ gió trung bình là 3m/s và ít thay đổi qua các tháng, các mùa song có sự khác nhau
giữa các vùng do ảnh hưởng của địa hình. Những vùng thung lũng thấp và kín gió, tốc
độ gió nhỏ hơn ở các vùng cao nguyên thoáng gió.
Thủy văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện có mật độ không cao song phân bố
tương đối đều trên toàn địa bàn. Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 yếu tố
khí hậu và địa hình. Mùa của khí hậu quy định mùa của thủy văn, tương ứng với mùa
mưa là mùa nước lớn và mùa khô là mùa nước cạn.
Toàn xã có 3 con suối chính chảy từ Đông sang Tây theo hướng dốc của địa
hình chia cắt xã thành nhiều khu vực tách biệt.
Các nguồn tài nguyên
12



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status