Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam - Pdf 48

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Võ Thị Xuyến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết

Tên đầy đủ

tắt
ATM
DEA
FEM
NHNN
NHTM
NHTMCP
POS
REM
ROA
ROE
TMCP
TTCK
VAMC

Automated teller machine

Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
(ROE) của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam
Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại tính
Thời gian niêm yết của các NHTMCP
Giá trị tổng tài sản của các NHTMCP niêm yết tính đến
cuối năm 2014
Cơ cấu cổ đông của các NHTMCP niêm yết tính đến cuối
năm 2014
Mối quan hệ giữa tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thương mại
Mối quan hệ giữa tổng tiền gửi và hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại
Mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt
động ngân hàng
Mối quan hệ giữa khả năng tự chủ tài chính và hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng
Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động ngân
hàng
Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí ngoài lãi/tổng tài sản và
hiệu quả hoạt động của các NHTMCP
Mã hóa biến quan sát

Nam giai đoạn 2010 – 2014
ROE bình quân theo năm của các NHTMCP niêm yết
trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014
ROE trung bình của từng NHTMCP niêm yết trên

Trang
51
58
59


TTCK giai đoạn 2010 – 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................5
7. Kết cấu đề tài.........................................................................................5
8. Tổng quan tài liệu:.................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................................................14
1.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........14
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................14
1.1.2. Tiêu chí phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại15

đến hiệu quả hoạt động............................................................................61
3.3. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.....................69
3.3.1. Kết quả nghiên cứu........................................................................69
3.3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu của mô hình lựa chọn.....................73
CHƯƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCHRÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU.............79
4.1. CÁC KẾT LUẬN.....................................................................................79
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG.............................................................................................................80
4.2.1. Đối với các ngân hàng thương mại................................................81


4.2.2. Hàm ý chính sách đối với nhà nước và các cơ quan quản lý nhà
nước ......................................................................................................85
KẾT LUẬN....................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả hoạt động luôn là cái đích để các doanh nghiệp hướng đến
trong quá trình hoạt động. Làm thế nào để đạt được một đầu ra cao nhất với
một nguồn đầu vào sẵn có hay làm thế nào để tối thiểu hóa đầu vào để đạt một
đầu ra như dự định luôn là bài toán đòi hỏi các doanh nghiệp đi tìm lời giải
đáp. Và nhìn chung, cái đích mà các doanh nghiệp hướng tới trong các bài
toán hiệu quả vẫn là lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận sẽ là bao nhiêu trên tổng tài sản
hay vốn chủ sở hữu đã bỏ ra để làm hài lòng nhà quản trị và nhà đầu tư. Bài
toán hiệu quả sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu không xét tới các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhưng điều đó là không thể

hàng còn rất ít, chẳng hạn như một số tác giả đã đưa thêm phần phân tích
nhân tố ảnh hưởng vào sau các nghiên cứu về đo lường về hiệu quả hoạt động
như nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), Ngô Đăng Thành (2012)...
Xuất phát từ những lý do thực tế trên, với những kiến thức thu thập được
qua quá trình học tập, bản thân cũng mong muốn tìm hiểu, đi vào phân tích để
đem đến một góc nhìn, một cách đánh giá về các nhân tố đang tác động đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam qua đề tài
“Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết và mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Phát triển mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại.


3
- Ứng dụng mô hình nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
- Đề xuất một số hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu
sau:
- Có thể sử dụng mô hình nào để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng

cứu, thứ nhất vì đây là 9 ngân hàng thương mại đi đầu trong xu hướng cổ
phần hóa hiện nay, hội tụ đầy đủ những đặc điểm về vốn, về năng lực quản lý,
sản phẩm, dịch vụ…Thứ hai, việc đánh giá được hiệu quả hoạt động và tìm ra
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 9 ngân hàng này sẽ giúp
nền kinh tế có được cái nhìn khái quát về những mặt đã làm được, chưa làm
được, sự tác động đa chiều của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến hoạt
động của các ngân hàng, từ đó đưa ra những hướng đi đúng đắn hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng, bằng cách dựa vào
những lý thuyết đã được xây dựng trước đó, tập trung nghiên cứu, phát triển
thành cơ sở lý luận phù hợp với nội dung đề tài.
- Bên cạnh đó sử dụng phần mềm định lượng để đạt được mục tiêu
nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh theo thời gian.


5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
Đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết trước đó về mô hình nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động ngân hàng thương
mại của các tác giả trước đây, kết hợp với thực tiễn hoạt động của các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam phát triển thành một mô hình nghiên cứu
thích hợp nhằm đánh giá một cách chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Từ đó, đưa ra một cách nhìn
nhận mới trong việc nghiên cứu, vận dụng lý thuyết về hiệu quả hoạt động và
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
- Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đưa ra những nhận xét, đánh giá về lợi nhuận và hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng

trong số các ngân hàng nước ngoài hoạt động tài Ấn Độ. Bài viết nhằm cung
cấp lần đầu tiên bằng chứng thực nghiệm về các tác động của các nhân tố đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại Ấn Độ.
Nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm các biến sau: Biến phụ
thuộc là Tỷ lệ lợi nhuận/tổng tài sản (ROA), các biến giải thích gồm các biến
nội sinh và ngoại sinh. Biến nội sinh là rủi ro tín dụng, khả năng tự chủ tài
chính, tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng
tài sản, tổng các khoản cho vay/tổng tài sản, và quy mô ngân hàng. Biến ngoại
sinh gồm có: GDP, tỷ lệ lạm phát hằng năm, tăng trưởng cung tiền, mức độ
tập trung và cạnh tranh, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP. Việc
lựa chọn và đưa ra các biến được giải thích một cách chặt chẽ và kèm theo đó
là các giả thiết nghiên cứu. Sau khi có được mô hình, tác giả đã sử dụng
phương pháp hồi quy bội, các dạng tuyến tính log được chọn vì nó cải thiện


7
các mô hình hồi quy phù hợp hơn và có thể làm giảm sai lệch. Tác giả áp
dụng phương pháp bình phương bé nhất của mô hình tác động cố định (FEM)
và để kiểm tra độ chắc chắn tác giả cũng đã thực hiện các mô hình hồi quy
bằng cách sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM).
Các mô hình thực hiện khá tốt với hầu hết các biến qua các kiểm tra hồi
quy khác nhau. Khả năng giải thích của mô hình này là khá hợp lý, trị số
thống kê F cho tất cả các mô hình đều có ý nghĩa ở mức 1% và R 2 hiệu chỉnh
là khá cao so với các nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích
cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Ấn Độ của các biến chất lượng tín
dụng, khả năng tự chủ tài chính, tỷ lệ chi phí ngoài lãi/tổng tài sản, tỷ lệ thu
nhập phi lãi/tổng tài sản, quy mô ngân hàng và biến vĩ mô GDP. Các biến có
tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó là biến tổng tiền
gửi, tổng các khoản cho vay/tổng tài sản và các biến ngoại sinh mức độ tập
trung và cạnh tranh, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP. Đối với

tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE). Tác giả đã kiểm
tra ma trận tương quan, xem xét mối quan hệ giữa ROA và ROE cũng như ý
nghĩa của từng chỉ tiêu. Các biến giải thích được đưa vào mô hình đó là: Các
khoản cho vay, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản, chi phí hoạt động, tỷ lệ
vốn chủ sở hữu, quyền sở hữu, số cán bộ quản lý. Theo đó là các giả thuyết
được đưa ra. Theo tác giả, các biến có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt
động ngân hàng đó là các khoản cho vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân
hàng, số cán bộ quản lý. Các biến sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt
động ngân hàng là 2 biến quyền sở hữu và chi phí hoạt động, đối với biến tỷ
lệ thanh khoản tác động có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Tuy nhiên, sau khi
thực hiện hồi quy và kiểm định các giả thiết, chỉ có các biên giải thích có sự
tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Tunisia, đó là biến quyền sở hữu


9
chi phí hoạt động và tỷ lệ vốn chủ sở hữu, các biến còn lại trong trường hợp
này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê.
Các kết quả nghiên cứu này là rất quan trọng đối với người tham gia thị
trường Tunisia, nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào môi trường kinh doanh
trong trường hợp của một thị trường mới nổi. Do đó, các ngân hàng Tunisia
phải nổ lực để đạt được một quy mô phù hợp bằng cách xem xét sát nhập giữa
ngân hàng trong nước và quốc tế. Ngoài ra, giảm sở hữu nhà nước và mở rộng
với nguồn vốn nước ngoài sẽ khuyến khích đổi mới sản phẩm, hiệu suất ngân
hàng sẽ phụ thuộc vào việc liệu một ngân hàng đặt trọng tâm nhiều hơn vào
việc đa dạng hóa sản phẩm , mở rộng thị phần và tăng sự trung thành cảu
khách hàng.
Hạn chế của nghiên cứu là chỉ mới xem xét các yếu tố bên trong của bản
thân ngân hàng Tunisia mà chưa xét đến các yếu tố ngành và vĩ mô. Các dữ
liệu sử dụng cho việc phân tích thực nghiệm (chủ yếu là chỉ số tài chính) có
một số hạn chế trong các bằng chứng mà ngân hàng cung cấp vì ngân hàng

đã không được tác giả xem xét trong nghiên cứu này.
Sử dụng mô hình hồi quy cố định với biến phụ thuộc ROA và ROE cùng
11 biến giải thích để tìm ra các yếu tố quyết định đến lợi nhuận ngân hàng Ấn
Độ. Các kết quả của cả 2 mô hình hồi quy cho thấy, chất lượng tài sản, tỷ lệ
cho vay/tổng tài sản, thu nhập lãi thuần/tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi/tổng
tài sản là yếu tố quyết định quan trọng đến lợi nhuận ngân hàng. Riêng đối
với biến phụ thuộc ROA, ngoài các biến kể trên, còn chịu sự tác động mạnh
mẽ của hai biến: quy mô ngân hàng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Kết quả hồi quy
cũng chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Ấn Độ là yếu tố
không có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng.
Nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể về thực nghiệm, chẳng hạn
về thời gian nghiên cứu, đã xem xét cả trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng


11
kinh tế 2007 – 2008 mà ít có nghiên cứu nào trước đó đã thực hiện. Tiếp đến,
kết quả nghiên cứu là phù hợp và hỗ trợ cho nhiều nghiên cứu quốc tế trước
đây về lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng một lượng mẫu khá lớn và
tập hợp nhiều yếu tố tác động vào xem xét trong mô hình thông qua việc sử
dụng dữ liệu của bảng điều khiển và phương pháp tiếp cận tốt hơn. Mặc dù
vậy, hạn chế của nghiên cứu là đã không bao gồm một số biến khác như tác
động của các vụ sát nhập và mua lại, yếu tố quản trị ngân hàng như kinh
nghiệm, sự độc lập của nhà quản lý và hội động quản trị.
[4] Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác
Các nghiên cứu khác cũng đã được xem xét và làm cơ sở cho việc
nghiên cứu có thể kể đến như nghiên cứu của George Emmanuel Iatridis
(2012), Bank profitability determinants under IFRSs, nghiên cứu của Eze
Simpson Osuagwu (2014), Determinants of bank profitability in Nigeria hay
nghiên cứu của Hassan Ghodrati and Mohammad Ghasemi, Determinants of
Iranian bank profitability.

yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng và tỷ giá hối đoái cũng là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến ROE và NIM nhưng lại không có tác động đối với
ROA.
[5] Các nghiên cứu tại Việt Nam
Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại Việt Nam là không nhiều, chủ yếu là được kết hợp
trong các nghiên cứu đo lường về hiệu quả hoạt động ngân hàng. Có thể kể
đến như nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) sử dụng phương pháp
phân tích biên ngẫu nhiên SFA, phân tích bao dữ liệu DEA và mô hình kinh tế
lượng Tobit để đánh giá hiệu quả hoạt động của 32 NHTM trong giai đoạn
2001-2005. Đây có thể được xem là một trong những nghiên cứu đầu tiên ứng


13
dụng phương pháp phân tích định lượng trong đánh giá hiệu quả hoạt động
tại Việt Nam, tuy nhiên mô hình Tobit mà nghiên cứu sử dụng chỉ tập trung
vào các nhân tố nội sinh mà chưa đánh giá đúng mức vai trò của các nhân tố
ngoại sinh đối với hiệu quả hoạt động của NHTM. Một nghiên cứu khác của
tác giả Ngô Đăng Thành (2012) cũng sử dụng phương pháp màng dữ liệu
DEA và mô hình hồi quy Tobit để đánh giá chỉ số hiệu quả của 22
NHTM Việt Nam lại chỉ nhắm đến các nhân tố ngoại sinh mà không tính đến
các nhân tố xuất phát từ chính hoạt động bên trong NHTM. Trước đó, tác
giả này cũng đã có một nghiên cứu chỉ áp dụng riêng phương pháp DEA.
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng (2013) sử dụng phương pháp 2 bước là
DEA và Tobit đánh giá hiệu quả hoạt động của 17 NHTM trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, chính tác giả lại đánh giá nghiên cứu của mình
không cho kết quả như mong đợi bởi những sai lệch từ số liệu thu thập. Một
số nghiên cứu khác kể đến như Nguyễn Thị Ngân (2012) sử dụng mô hình
CAMEL và phương pháp DEA, Nguyễn Thị Hồng Vinh (2012) sử
dụng phương pháp DEA, Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013) sử

doanh thu, lợi nhuận. “Đầu vào” thường bao gồm các yếu tố như vốn chủ sở
hữu, các loại tài sản…
Ngân hàng thương mại cũng là một thực thể hoạt động sản xuất kinh
doanh, vì thế mà hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng
được hiểu và tiếp cận theo hướng trên. Trong nghiên cứu của mình, TS.
Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013) cũng đã cho rằng “Hiệu quả


15
hoạt động được hiểu là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các
ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã
định trước”. Bên cạnh đó, với Ngô Đăng Thành (2010), trong nghiên cứu tác
giả cũng đã chỉ ra hiệu quả xét theo phạm vị kinh tế có thể hiểu là mối tương
quan giữa các yếu tố đầu ra (Output) với các yếu tố đầu vào (Input) của một
đơn vị, phản ánh sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn
vị đó.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại chính là mức
độ thành công mà các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các nguồn lực
để để đạt được mục tiêu đã định trước.
1.1.2. Tiêu chí phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương
mại
Theo Joseph P.Hughes, Loretta J.Mester (2008), có hai cách tiếp cận hiệu
quả hoạt động là cấu trúc và phi cấu trúc. Trong khi cách tiếp cận phi cấu trúc
sử dụng rất nhiều các chỉ số tài chính thể hiện các mặt hoạt động của NHTM
để phân tích thì cách tiếp cận cấu trúc lại dựa trên các mô hình lý thuyết của
ngân hàng và khái niệm tối ưu hóa, cụ thể như tối thiểu hóa chi phí và tối đa
hóa lợi nhuận.
a) Tiếp cận phi cấu trúc
Theo PGS.TS Lâm Chí Dũng và Th.S Võ Hoàng Diễm Trinh (2009)
trình bày trong giáo trình Quản trị hoạt động ngân hàng 2, việc đánh giá hoạt

độ tăng trưởng thể hiện năng lực cơ bản về mở rộng quy mô hoạt động, phát
triển và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đánh giá mức độ tăng
trưởng còn cho phép phát hiện các xu hướng, dự báo triển vọng phát triển
ngân hàng. Thông thường, việc đánh giá mức độ tăng trưởng được thể hiện
qua hai tiêu chí so sánh theo thời gian là:
+ Chỉ tiêu tốc độ phát triển theo thời gian.
+ Chỉ tiêu tốc độ tăng theo thời gian.


17

 Đánh giá khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá như:
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ số này cho biết một đồng ( hay 100 đồng, nếu tính bằng %) vốn chủ
sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là quan tâm hàng đầu của chủ sở
hữu.
+Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực sinh lời từ tài sản của hoạt động quản
trị ngân hàng. Nó thể hiện năng lực chủ quan của bộ phận điều hành trong
việc tìm kiếm một danh mục tài sản sinh lời cao, rủi ro thấp, cũng như năng
lực kiểm soát chi phí, năng lực định giá phù hợp.
+ Tỷ lệ thu nhập lãi suất ròng cận biên (NIM):
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động cốt lõi
và truyền thống của ngân hàng là hoạt động tín dụng. Nó phản ánh các điều
kiện thị trường. Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, tỷ lệ này ngày
càng giảm do chênh lệch lãi suất giữa đầu ra và đầu vào ngân hàng giảm đi.
Bởi vì, một mặt ngân hàng phải tăng lãi suất đầu vào, mặt khác, phải giảm lãi
suất đầu ra để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status