Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo của nam giới tại đà nẵng - Pdf 48

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ THỊ KIM DUNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA QUẦN ÁO CỦA NAM GIỚI
TẠI ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ THỊ KIM DUNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA QUẦN ÁO CỦA NAM GIỚI
TẠI ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG SỸ QUÝ

Đà Nẵng - Năm 2016



HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG................23
1.3.1. Mô hình quyết định của người tiêu dùng của Blackwell, Miniard và
cộng sự (2001).........................................................................................23
1.3.2. Hành vi mua sắm quần áo của Dr. IsitaLahiri và Humaira Siddika
(2009).......................................................................................................25
1.3.3. Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người Thái Lan đối với quần
áo thời trang của Apawan Lerkpollakarn và Dr. Ardiporn Khemarangsan
(2012).......................................................................................................27


1.3.4. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua trong
ngành may mặc tại Sahiwal, Pakistan của Rashid Saeed và cộng sự
(2013).......................................................................................................29
1.3.5. Nghiên cứu hành vi mua sắm các sản phẩm quần áo và thời trang
của

nam

giới

Thái

Lan

của

Warittha

Thamthada,


EFA

66
3.3.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo........66
3.3.2. Thang đo quyết định mua quần áo.................................................68

3.4. HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CÁC GIẢ
THUYẾT.........................................................................................................69
3.4.1. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu.....................................................69
3.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình đã hiệu chỉnh..................70
3.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT.......71
3.5.1. Phân tích tương quan giữa các biến...............................................71
3.5.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội....................................................73
3.5.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình..........................................76
3.6. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ QUYẾT ĐỊNH MUA QUẦN ÁO
CỦA NAM GIỚI THEO CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC.................78
3.6.1. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi..............................................78
3.6.2. Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn...............................80
3.6.3. Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp......................................81
3.6.4. Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập...........................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................83
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..............................84
4.1. KẾT LUẬN..............................................................................................84
4.1.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu...........................................................84
4.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu..................................................85
4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.............................................................................86


4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO..............................................................................................................90

Thành phố
Chất lượng sản phẩm
Kiểu dáng
Giá cả
Thương hiệu
Khuyến mãi
Vị trí cửa hàng
Nhân viên bán hàng
Ảnh hưởng của nhóm tham khảo
Quyết định mua


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14

Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Vị trí cửa hàng
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Nhân viên bán
hàng
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Ảnh hưởng của
nhóm tham khảo
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Quyết định mua
quần áo
Hệ số KMO và kiểm định Bartlett của biến độc lập
Ma trận xoay biến độc lập
Hệ số KMO và kiểm định Bartlett của thang đo Quyết
định mua quần áo
Kết quả phân tích EFA thang đo Quyết định mua quần
áo
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Kết quả phân tích hồi quy
Tổng kết mô hình hồi quy

51
52
54
57
58
58
59
59
60
61
61
62
63

77

3.27

3.28

3.29

3.30

3.31

3.32

theo độ tuổi
Kết quả kiểm định Levene của quyết định mua quần áo
của nam giới theo trình độ học vấn
Kết quả One – Way ANOVA kiểm định sự khác biệt về
mức độ đánh giá quyết định mua quần áo của nam giới
theo trình độ học vấn
Kết quả kiểm định Levene của quyết định mua quần áo
của nam giới theo nghề nghiệp
Kết quả One – Way ANOVA kiểm định sự khác biệt về
mức độ đánh giá quyết định mua quần áo của nam giới
theo nghề nghiệp
Kết quả kiểm định Levene của quyết định mua quần áo
của nam giới theo thu nhập
Kết quả One – Way ANOVA kiểm định sự khác biệt về
mức độ đánh giá quyết định mua quần áo của nam giới
theo thu nhập


10

hàng của Philip Kotler (2005)
Mô hình quyết định của người tiêu dùng của Blackwell,
Miniard và cộng sự (2001)
Mô hình hành vi mua sắm quần áo của Dr. IsitaLahiri và
Humaira Siddika (2009)
Mô hình hành vi tiêu dùng của người Thái Lan đối với
quần

áo

thời

trang

của Apawan

Lerkpollakarn,

12
24
27

29

Dr.Ardiporn Khemarangsan (2012)
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua trong
1.6

3.2
4.1

tuổi
Mô hình quyết định mua quần áo của nam giới

78
84


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nam giới đang ngày càng siêng năng hơn trong việc tự đi mua sắm quần
áo cho riêng mình. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh
nghiệp Việt Nam chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng quần áo dành cho
nam giới đã ra đời và giữ một chỗ đứng nhất định trong ngành hàng may mặc
tại Việt Nam cũng như trong tâm trí người tiêu dùng.
Hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình có các thương
hiệu như Việt Long (Tổng Công ty May Việt Tiến) và Monda, Novelty (May
Nhà Bè)… Phân khúc trung cao cấp có các thương hiệu Viettien Smart
Casual, Mattana, Buss Figo… Còn ở phân khúc thị trường cao cấp, các
thương hiệu như San Ciaro, Manhattan (Việt Tiến), Eternity GruZ (May 10)…
đã cạnh tranh được với nhiều thương hiệu nổi tiếng quốc tế đang có mặt trên
thị trường trong nước, như Valentino Rudy, Pierre Cardin, Bonia, Alain
Delon, Arrow… Như vậy, đến thời điểm hiện tại, có gần 200 thương hiệu thời
trang ngoại đang có mặt tại Việt Nam, chiếm hơn 60% thị trường, tiêu thụ
mạnh nhất là những thương hiệu tầm trung như Giordano, Bossini (châu Á)
và tầm cao như CK, Mango, D&G…

mình giải pháp riêng để thích ứng cũng như để tồn tại và phát triển trong môi
trường kinh doanh mới.
Như vậy, muốn giữ vững được vị trí của mình, mở rộng thị phần và có
đủ khả năng cạnh tranh với các thương hiệu ngoại ngay tại thị trường nội địa,
các doanh nghiệp Việt Nam chuyên sản xuất và kinh doanh quần áo thời trang
nói chung và quần áo dành cho nam giới nói riêng cần có những thấu hiểu sâu
sắc về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, về các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua quần áo của nam giới để từ đó có những sự thay đổi, điều
chỉnh về sản phẩm, giá, phân phối và các hoạt động xúc tiến sao cho phù hợp.


3

Bên cạnh đó, Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội
của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, là nơi hội tụ các công ty dệt may lớn
cũng như hàng loạt các cửa hàng lớn nhỏ chuyên kinh doanh quần áo thời
trang dành riêng cho nam giới… Với dân số lên đến 1.029.000 người, thu
nhập bình quân đầu người đạt 62,65 triệu đồng vào năm 2015, cùng mức sống
dân cư cao, người dân Đà Nẵng trong đó có cả nam giới ngày càng quan tâm,
có nhu cầu cao hơn và cũng dành nhiều chi tiêu hơn cho việc mua sắm quần
áo. Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua quần áo của nam giới tại Đà Nẵng”.
Nghiên cứu này mang nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn và rất có ích cho
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quần áo dành cho nam giới của Việt
Nam cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quần áo dành cho nam
giới đang có ý định thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong việc nắm bắt và
hiểu biết sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo của
nam giới để từ đó hoạch định nên các chiến lược kinh doanh, chiến lược tiếp
thị phù hợp.
2. Mục tiêu nghiên cứu

mềm SPSS 16.0.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Thứ nhất, nghiên cứu xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua quần áo của nam giới tại Đà Nẵng. Qua đó, giúp các doanh nghiệp
sản xuất cũng như kinh doanh quần áo nam có cái nhìn sâu sắc và toàn diện
hơn về sở thích, thị hiếu, xu hướng cũng như hành vi mua quần áo của nam
giới. Điều này làm căn cứ và cơ sở để các nhà quản trị có thể hoạch định nên


5

chiến lược sản xuất, kinh doanh cũng như chiến lược Marketing phù hợp cho
doanh nghiệp mình.
- Thứ hai, kết quả của nghiên cứu giúp các doanh nghiệp sản xuất cũng
như kinh doanh quần áo nam có thể nhận ra được ưu điểm, nhược điểm trong
hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động Marketing của
mình để từ đó có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
- Thứ ba, nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu
tiếp theo về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo của nam giới
nói riêng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo nói
chung.
6. Cấu trúc của nghiên cứu
Nghiên cứu này có kết cấu gồm 4 chương:
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NGHIÊN
CỨU QUYẾT ĐỊNH MUA QUẦN ÁO CỦA NAM GIỚI
- Chương 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
- Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Chương 4: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
a. Một số nghiên cứu trên thế giới

quần áo thời trang và dễ mua quần áo bốc đồng hơn so với nam giới. Cả nữ
giới và nam giới sẽ xem xét giá cả trước khi mua hàng may mặc với tỷ lệ
tương đương nhau.
- Rashid Saeed, et al., (2013): Factors Affecting Consumer Purchase
Decision in Clothing Industry of Sahiwal, Pakistan: Kết quả phân tích cho
thấy hình ảnh thương hiệu không có mối quan hệ tích cực với quyết định mua,
sự gắn kết thương hiệu có mối quan hệ tích cực trung bình với quyết định
mua và các tác động môi trường không có mối quan hệ tích cực với quyết
đinh mua.


7

- Lawan A. Lawan, Ramat Zanna, (2013): Evaluation of SocioCultural Factors Influencing Consumer Buying Behaviour of Clothes in
Borno State, Nigeria: Kết quả cho thấy yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất mạnh
mẽ đến hành vi mua quần áo của người tiêu dùng.
- Warittha Thamthada, Prattana Punnakitikashem, (2015): Exploring
Thai Men Shopping Behavior For Clothing And Fashion Products: Kết quả
cho thấy các yếu tố như hình ảnh thương hiệu, kiểu dáng, chất lượng sản
phẩm, giá cả, vị trí cửa hàng, khuyến mãi, nhân viên bán hàng ảnh hưởng đến
hành vi mua sắm các sản phẩm quần áo và thời trang của nam giới Thái Lan.
b. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
- Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng quần áo thời
trang nữ - Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Thanh (2008)
– Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu kết luận rằng cả 3
nhóm yếu tố yếu tố môi trường, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý đều tác động
đến hành vi tiêu dùng hay quyết định mua quần áo thời trang của phụ nữ.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng quần áo
thời trang công sở khu vực Đà Nẵng, Phạm Vĩnh Thành (2011) – Đại học
Kinh tế Đà Nẵng: Nghiên cứu đưa ra kết quả rằng nhóm yếu tố văn hoá, xã

Việc phân tích hành vi người tiêu dùng được xem là nền tảng của một chiến
lược tiếp thị thành công. Một trong những yếu tố chính giúp một công ty xây
dựng được chiến lược tiếp thị hiệu quả là sự hiểu biết về khách hàng và thị
trường của họ thông qua việc chú trọng vào các khách hàng, nghiên cứu thêm
về thị trường và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp giữa thương hiệu và khách
hàng (Chaipornmetta, 2010, Soloman, 1999). Theo Schiffman (2007), hành vi
người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng biểu lộ ra trong việc
tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá và từ bỏ các sản phẩm, dịch vụ mà họ mong
đợi sẽ đáp ứng những nhu cầu của họ.
Lĩnh vực hành vi người tiêu dùng rất rộng lớn, nó nhấn mạnh tầm quan
trọng của khách hàng tại trung tâm trong tổng thể các vấn đề cần được quan
tâm, xem xét của các nhà tiếp thị. Mỗi người tiêu dùng là duy nhất với những
nhu cầu, mong muốn, lựa chọn mua, những thói quen khác nhau bị ảnh hưởng
bởi thói quen và sự lựa chọn lần lượt bị hạn chế bởi những tác nhân tâm lý, xã
hội có ảnh hưởng đến quá trình quyết định mua hàng (Brassington and Pettit
2000). Những hiểu biết về hành vi người tiêu dùng giúp các nhà tiếp thị thấu
hiểu được cách người tiêu dùng suy nghĩ, cảm nhận, lựa chọn giữa các sản
phẩm, thương hiệu và người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như môi
trường, nhóm tham khảo, gia đình, nhân viên bán hàng và cả những yếu tố
khác… như thế nào. Hành vi mua của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Phần lớn các yếu tố này nằm ngoài


10

khả năng kiểm soát của các nhà tiếp thị. Tuy nhiên chúng cần được xem xét
để các nhà tiếp thị có thể hiểu được hành vi phức tạp của người tiêu dùng.
1.1.2. Mô hình hành vi người tiêu dùng
Mô hình hành vi người tiêu dùng là những phản ứng đáp lại về mua sắm
hàng hoá và dịch vụ trước những kích thích Marketing của doanh nghiệp.

tiêu dùng cần thiết phải hiểu rõ cả hai phần này. Với mô hình này, nhiệm vụ
của người làm tiếp thị là phải tìm hiểu được điều gì xảy ra bên trong “hộp
đen” ý thức của người tiêu dùng giữa lúc các tác nhân kích thích tác động và
lúc xuất hiện những phản ứng của họ.
1.2. VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.2.1. Khái niệm
Việc ra quyết định của người tiêu dùng từ lâu đã là mối quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Bắt nguồn từ những nghiên cứu của các nhà kinh tế đi
trước cách đây khoảng 300 năm, được dẫn đầu bởi Nicholas Bernoulli, John
von Neumann and Oskar Morgenstern đã bắt đầu nghiên cứu cơ sở của việc ra
quyết định của người tiêu dùng (Richarme, 2007). Những nghiên cứu từ rất
sớm này đã tiếp cận đề tài từ góc độ kinh tế và chỉ tập trung vào hành động
mua (Loudon và Della Bitta, 1993). Mô hình phổ biến nhất từ quan điểm này là
“thuyết vị lợi”, trong đó đề xuất rằng người tiêu dùng chọn lựa dựa trên các kết
quả mong đợi của các quyết định của họ. Người tiêu dùng được xem như là
những người ra quyết định dựa trên lý trí, là những người chỉ quan tâm đến lợi
ích cá nhân. (Schiffman và Kanuk 2007, Zinkhan 1992). Quyết định mua của
người tiêu dùng là quá trình bao gồm việc cá nhân hoặc nhóm lựa chọn, mua,


12

sử dụng hoặc loại bỏ các sản phẩm, dịch vụ, hay kinh nghiệm hay những ý
tưởng để đáp ứng các nhu cầu của họ (Solomon và cộng sự, 1996). Theo
Prasad và Jha (2014), việc ra quyết định của người tiêu dùng có thể được định
nghĩa là một quá trình thu thập và xử lý thông tin, đánh giá, lựa chọn phương
án tốt nhất để có thể giải quyết một vấn đề hay thực hiện một sự lựa chọn mua.
1.2.2. Tiến trình ra quyết định mua của người tiêu dùng
Tiến trình ra quyết định mua của người tiêu dùng là quá trình được thực
hiện bởi người tiêu dùng liên quan đến một giao dịch thị trường tiềm năng

tiêu dùng tập hợp các thông tin về các loại sản phẩm, các biến thể, các lựa
chọn thay thế khác nhau và các nhãn hiệu khác nhau. Việc tìm kiếm như vậy
có thể được thực hiện liên tục, cụ thể hoặc ngẫu nhiên. Người tiêu dùng sẽ
nhớ lại cách họ đã dùng để giải quyết các vấn đề như vậy trong quá khứ, các
thông tin được lưu trữ trong trí nhớ của mình (bao gồm thông tin thu thập, lưu
trữ cũng như kinh nghiệm của mình), điều này gọi là việc ra quyết định danh
nghĩa.
Thứ hai, người tiêu dùng có thể tìm kiếm thông tin từ môi trường bên
ngoài. Họ sẽ cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách hỏi một người bạn để tìm
lời khuyên về sản phẩm tốt nhất phục vụ cho nhu cầu của họ, điều này gọi là
ra quyết định hạn chế. Các nguồn thông tin tìm kiếm có thể là cá nhân (gia
đình, bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp…), thông tin thương mại (truyền
thông tiếp thị thông qua hình thức quảng cáo, người bán hàng, hội chợ, triễn
lãm, bao bì, nhãn hiệu…), công chúng (thông tin đại chúng, các diễn đàn của
người tiêu dùng, tổ chức xếp hạng của chính phủ…) và kinh nghiệm (kinh
nghiệm của bản thân và của người khác). Mối quan hệ cá nhân là những
nguồn ảnh hưởng chính, nguồn thông tin đại chúng là nguồn rất đáng tin cậy.


14

- Đánh giá các lựa chọn:
Theo Lãn và cộng sự (2013), đánh giá là sự ước lượng hay dự đoán liên
quan đến việc sản phẩm hay dịch vụ sở hữu một số đặc điểm hay hoạt động
theo cách thức nào đấy. Đánh giá không đòi hỏi người tiêu dùng ra quyết
định. Người tiêu dùng đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá như những
khía cạnh, tính năng, đặc điểm và lợi ích khác nhau mà người tiêu dùng mong
muốn để giải quyết một vấn đề nào đó. Tính năng và lợi ích của sản phẩm là
những gì ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng thích một sản phẩm cụ thể nào
đó. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn có mua sản phẩm đó từ tập hợp các sản phẩm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status