Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường (tt) - Pdf 48

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THẢO TRANG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số : 60.34.03.01

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG TÙNG

Phản biện 1: TS. Phạm Hoài Hương
Phản biện 2: TS. Hồ Văn Nhàn

Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh Tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

nhưng từ đầu năm 2017 đến nay đã có 4 cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt
buộc do lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán âm trong 3 năm liên tiếp và
hàng chục cổ phiếu khác đang đứng trước nguy cơ phải rời sàn. Do


2
đó, các DN niêm yết cần phải nâng cao hiệu quả tài chính DN để
đảm bảo sự tồn tại và phát triển trên thị trường.
Từ các phân tích trên, một câu hỏi đặt ra là các nhân tố nào thực
sự ảnh hưởng đến đến hiệu quả tài chính của DN và các giải pháp
khả thi nào có thể cải thiện hiêu qủa tài chính cùa DN. Để trả hỏi câu
hỏi này, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu gồm 2 mục tiêu chính:
Thứ nhất, tìm ra các nhân tố thật sự ảnh hưởng đến đến hiệu quả
tài chính của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. HCM
giai đoạn 2013 – 2015 thông qua mô hình kinh tế lượng.
Thứ hai, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho cơ quan chức
năng, cho chủ DN nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các DN
niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. HCM ?
Thứ hai, cần có những giải pháp nào để góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động tài chính của các DN niêm yết trên thị trường chứng
khoán Tp. HCM trong thời gian tới?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính và các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN:
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4: Hàm ý chính sách
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
1.1. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả: là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm
(như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả
cuối cùng. Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất
cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu
quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với
các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra
đó.
1.1.2. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính DN là hoạt động liên quan đến việc huy động hình
thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc
đầu tư vào tài sản và hoạt động kinh doanh của DN nhằm đạt được
mục tiêu đề ra. Tài chính DN liên quan đến ba loại quyết định chính:
quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết đinh phân phối lợi
nhuận nhằm đạt mục tiêu đề ra là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu
DN (Nguyễn Minh Kiều, 2010).
1.1.3. Khái niệm hiệu quả tài chính

các khoản tín dụng và kết quả là tăng chí phí đi vay của DN. Bên
cạnh đó, lạm phát tăng nghĩa là thu nhập thực tế của người dân giảm
trong khi giá cả hàng hóa tăng. Điều này đồng nghĩa với giảm sức
mua hàng hóa và dịch vụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đầu ra của DN.
Do đó, lạm phát tăng sẽ làm tăng chi phí và giảm doanh thu dẫn đến
giảm hiệu quả tài chính của DN.


6
c. Nhân tố môi trường ngành.
Ở cấp độ ngành, các yếu tố môi trường bao gồm: Sức ép và yêu
cầu của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn, mức
độ phát triển của thị trường, các sản phẩm thay thế sản phẩm của DN
đang sản xuất. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
và chi phí sản xuất của DN bao gồm việc làm sao để sản xuất sản
phẩm với chi phí thấp, đảm bảo chất lượng và giá cả phải cạnh tranh
để không bị đào thải khỏi thị trường là một bài toán khó với các nhà
quản trị DN. Nhưng cũng nhờ vậy mà để tồn tại trong ngành các DN
sẽ không ngừng tìm cách để nâng cao hiệu quả tài chính của mình.
1.2.2. Nhân tố bên trong DN
a. Nhân tố tính thanh khoản (Liquidity)
Tính thanh khoản của DN là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
hiệu quả tài chính, theo đó thể hiện mối quan hệ tài chính giữa khả
năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của DN trong kì (Nguyễn
Năng Phúc, 2008).
b. Nhân tố quy mô DN (Size)
Quy mô DN được xem xét là một trong những nhân tố làm
ảnh hưởng hiệu quả tài chính của DN. Trong đó, quy mô DN có thể
được đo lường bằng số lượng nhân viên, tổng tài sản hay tổng doanh
thu. Cụ thể, các DN có quy mô lớn có khả năng vay nợ nhiều hơn

chính của các DN, tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên 60 DN
niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM nhưng loại trừ các DN
thuộc ngành Tài chính bao gồm: Ngân hàng, DN chứng khoán, DN
bảo hiểm, quỹ/DN đầu tư, những DN thuộc diện kiểm soát đặc biệt
và những DN có số liệu bất thường. Để đảm bảm tính bao quát cho
mẫu nghiên cứu, 60 DN lựa chọn bao gồm: 20 DN sản xuất, 20 DN
bất động sản và 20 DN xây dựng.
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU:
Bước 1: Xác định mô hình nghiên cứu:
Bước 2: Thu thập số liệu
Bước 3: Thống kê mô tả.


8
Bước 4: Phân tích hồi quy.
Bước 5: Kiểm định các giả thuyết.
Bước 6: Kiểm định lựa chọn mô hình.
Bước 7: Phân tích kết quả mô hình.
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾU TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP. HCM
Bảng 2.1. Giải thích các biến trong mô hình
Tên biến
Ý nghĩa
Giải thích/cách tính
Nguồn
Biến phụ thuộc:
Tính toán từ
BCTC, thu
thập trên

Tính toán từ
BCTC, thu
Tính
thanh Tài sản ngắn hạn/Nợ
thập trên
khoản
ngắn hạn
trang web
www.hsx.vn
Tính toán từ
Quy mô
Tổng tài sản
BCTC, thu
thập trên


9
Tên biến

DFL

AGE

Ý nghĩa

Giải thích/cách tính

Nguồn
trang web
www.hsx.vn

cục
năm
Thống kê
Giá trị là 1 nếu DN là Dựa
vào
DN trong ngành bất ngành nghề
INDUS1
Bất động sản
động sản, còn lai nhận hoạt động
giá trị 0
trên BCTC
Giá trị là 1 nếu DN là Dựa
vào
DN trong ngành xây ngành nghề
INDUS2
Xây dựng
dựng, còn lai nhận giá hoạt động
trị 0
trên BCTC
(Nguồn: Tác giả tự đề xuất)


10
2.4. THIẾT LẬP DẠNG HÀM NGHIÊN CỨU
Mô hình 1:
ROEit = β0 + β1 LIQ it + β2 LnSIZE it +β3 DFL it +β4LnAGE it +
β5GROWTHt + β6INLt + β7INDUS1it + β8INDUS2 it + ε
Mô hình 2 :
Tobinit = β0 + β1 LIQ it + β2 LnSIZE it +β3 DFL it +β4LnAGE it +
β5GROWTHt + β6INLt + β7INDUS1it + β8INDUS2 it + ε

Giả thuyết 5:
H50: Tốc độ tăng trưởng kinh tế không ảnh hưởng đến hiệu quả
tài chính của DN;
H51: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính của DN.
2.5.6. Lạm phát (INL)
Giả thuyết 6:
H60: Lạm phát không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN;
H61: Lạm phát có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN.
2.5.7. Yếu tố kiểm soát ngành (INDUS1, INDUS2)
Giả thuyết 7:
H70: Các DN ngành bất động sản không có sự khác biệt về hiệu
quả tài chính so với các DN khác;
H71: Các DN ngành bất động sản có sự khác biệt về hiệu quả tài
chính so với các DN khác.
Giả thuyết 8:
H80: Các DN ngành xây dựng không có sự khác biệt về hiệu quả
tài chính so với các DN khác;
H81: Các DN ngành xây dựng có sự khác biệt về hiệu quả tài
chính so với các DN khác.
2.6. CÔNG CỤ XỬ LÝ THỐNG KÊ VÀ PHƢƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
2.6.1. Công cụ xử lý thống kê
Bài nghiên cứu này sử dụng phần mềm thống kê STATA 12.0 là
công cụ hỗ trợ xử lý dữ liệu. Về dữ liệu nghiên cứu, tất cả dữ liệu
được thu thập từ 60 DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.HCM
trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015. Dữ liệu được


12


13
Thứ ba, về phương pháp hồi quy, trong nghiên cứu thực nghiệm,
đối với dữ liệu bảng, có ba dạng mô hình chính thường đươc sử dụng
là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên
(random effect – REM) và mô hình tác động cố định (fixed effect –
FEM). Phương pháp hồi quy gộp (Pooled OLS) xem xét các DN là
đồng nhất, điều đó nghĩa là không tính đến các yếu tố không gian
trong dữ liệu bảng. Do vậy, không bảo đảm được tính chính xác của
ước lượng, bởi vì mỗi DN là một thực thể riêng biệt, có những đặc
điểm riêng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN. Như
vậy, phương pháp hồi quy này có thể dẫn đến ước lượng bị sai lệch
khi không kiểm soát các tác động riêng biệt này. Phương pháp hồi
quy có tính đến các yếu tố không gian này chính là mô hình tác động
ngẫu nhiên (random effect – REM) và mô hình tác động cố định
(fixed effect – FEM). Sự khác biệt giữa mô hình Pooled OLS và hai
mô hình FEM và REM nằm ở sai số đặc trưng của từng DN. Đồng
thời, sự khác nhau giữa FEM và REM cũng nằm ở sai số này. Vì
vậy, để lựa chọn một trong hai mô hình này, cách phổ biến nhất đó
chính là sử dụng phương pháp kiểm định Hausman. Giả thuyết H0
cho rằng không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối
tượng với các biến độc lập trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.
HCM. Ước lượng REM sẽ được chọn nếu chấp nhận giả thuyết H0 và
trong trường hợp giả thuyết H0 bị bác bỏ thì FEM sẽ phù hợp hơn so
với REM.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2


14



15
Với mô hình REM có 2 biến có ý nghĩa ở độ tin cậy cao (95%) là
biến DFL và biến INF. Hai biến này thể hiện mối quan hệ ngược chiều
đối với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, mô hình FEM
cùng kết quả so với mô hình Pooled OLS và REM khi cho tìm ra rằng
biến DFL thể hiện quan hệ âm với hệ số ROE với mức ý nghĩa 5%. Đồng
thời, mô hình FEM kiểm chứng tác động dương của thời gian hoạt động
lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, để
xác định mô hình REM hay FEM phù hơn hơn, nghiên cứu này thực hiện
kiểm định Hausman để chọn lựa giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và
ảnh hưởng cố định. Trong nghiên cứu này, mô hình ảnh hưởng cố định
FEM tốt hơn mô hình REM và thích hợp để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng hệ số ROE của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HỒ
CHÍ MÌNH.
3.3.2. Kết quả ƣớc lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ số
Tobin’s Q của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM
giai đoạn 2013 – 2015
Kết quả hồi quy OLS cho thấy tác động 4 biến lên đến hệ số
Tobin’s Q của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM.
Trong đó, biến DFL và biến INDUS1 thể hiện mối quan hệ âm với
hệ số Tobin’s Q ở mức ý nghĩa 1%. Biến INDUS2 và LNAGE lần
lượt thể hiện tương quan ngược chiều đến hệ số Tobin’s Q ở độ tin
cậy 95% và 90 .Vì mô hình OLS tổng thể không quan tâm đến các
ảnh hưởng riêng lẻ, đặc thù từng DN, trong khi vấn đề ảnh hưởng
riêng lẻ là một trong những hiện tượng xảy ra thường xuyên ở những
nghiên cứu thực nghiệm. Do đó, cũng như mô hình các nhân tố tác
động đến hệ số ROE, tác giả sử dụng mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
và ảnh hưởng cố định được sử dụng để khắc phục.

Liargovas và Skandalis (2008), Demirhan và Waseem (2014),
Almajali và cộng sự (2012).
3.4.2. Nhân tố quy mô DN (Size)
Nghiên cứu tìm ra mối quan hệ âm giữa quy mô DN và hiệu quả
tài chính của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM giai
đoạn 2013 – 2015. Điều đó có nghĩa là DN càng lớn thì hiệu quả tài


17
chính cành giảm. Kết quả này đồng nhất với kết luận của Nguyễn
Văn Hương (2016) nhưng trái ngược với nghiên cứu của Đoàn
Ngọc Phi Anh (2010).
3.4.3. Nhân tố đòn bẩy tài chính (DFL)
Nghiên cứu ủng hộ mối quan hệ âm giữa đòn bẩy tài chính vả
hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.
HCM giai đoạn 2013 – 2015. Điều này đồng nhất với kết luận của
Demirhan và Waseem (2014) và trái ngược với nghiên cứu của
Almajali và cộng sự (2012).
3.4.4. Thời gian hoạt động của DN (Age)
Ngoài ra, về số năm hoạt động của DN, nghiên cứu tìm thấy các
DN hoạt động lâu năm sẽ có hiệu quả tài chính tốt hơn các DN non
trẻ. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Liargovas và
Skandalis (2008) đã cho rằng hiệu quả tài chính tăng khi DN hoạt
động càng lâu. Thời gian càng lâu có thể giúp DN hoạt động hiệu
quả hơn. Các DN hoạt động càng lâu sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn,
có danh tiếng hơn, không dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi và do đó
có thể đạt hiệu quả tài chính cao hơn các DN còn non trẻ.
Tại Việt Nam, mối quan hệ này hoàn toàn phù hợp. Khi một DN
mới thành lập thường hoạt động dưới mức hiệu quả nên sẽ không
ngừng đầu tư và phát triển để hoạt động hiệu quả hơn. Sau khi đạt

- Tỷ trọng tiền của DN:
Từng kỳ DN cần lập kế hoạch vốn bằng tiền. Cơ sở quan trọng
để lập kế hoạch là những dự báo về doanh thu thu được tiền, khả
năng tín dụng và các kế hoạch về chi tiêu trong sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
Chỉ nên đầu tư khi thấy thừa vốn hoặc đầu tư chắc chắn có hiệu
quả cao. Tuy nhiên, cũng chỉ nên đầu tư ở một mức nhất định đủ để
an toàn về vốn.


19
- Các khoản phải thu:
DN cần có biện pháp hữu hiệu sao cho tỷ trọng khoản mục này
càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm dụng vốn; thuế GTGT được
khấu trừ, theo quy định được khấu trừ theo từng kỳ; các khoản phải
thu khác, khoản này chiếm tỷ trọng không lớn trong các DN hiện
nay. Tuy nhiên, cần theo dõi chi tiết để thu hồi.
- Hàng tồn kho:
Tỷ trọng khoản mục này càng nhỏ, càng tốt để tránh ứ đọng vốn,
tránh nhu cầu vốn lưu động tăng không cần thiết.
- Tài sản ngắn hạn khác:
Tỷ trọng khoản này càng nhỏ, càng tốt để tránh bị chiếm dụng
vốn.
b. Cơ cấu vốn dài hạn:
Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư,
các khoản đầu tư dài hạn và tài sản dài hạn khác. Trong các DN hiện
nay đặc biệt chú trọng đến các khoản phải thu dài hạn của khách
hàng và TSCĐ.
- Các khoản phải thu dài hạn:

Các ngân hàng lại thường giảm thời hạn cho vay và tăng lãi suất đối
với các DN có tỷ lệ nợ cao. Vì vậy, điều quan trọng là các DN phải
tiếp cận được nguồn vốn vay với các điều kiện ưu đãi không bị áp
lực đối với việc trả nợ để có thể tiếp tục đầu tư và tăng trưởng. Do
đó, DN nên xây dựng được niềm tin và mối quan hệ với ngân hàng
thông qua chủ động thanh toán các khoản nợ trong thời gian sớm
nhất và xây dựng kế hoạch thiết thực, bảo vệ được dự án của mình
với ngân hàng.
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TP. HCM
4.3.1. Thay đổi tƣ duy của nhà quản lý DN
- Chủ DN phải quán triệt suy nghĩ của mình về kinh doanh trong
thời đại mới. Đó là nhất thiết phải đặt mục tiêu tăng trưởng và lợi
nhuận lên trên mục tiêu an toàn.


21
- Chủ DN phải tích cực hơn để tham gia các chương trình hỗ trợ
bởi các cơ quan chức năng để xây được sự kết nối rộng rãi với các cơ
quan, DN khác nhằm mở rộng kinh doanh cũng như cập nhật các xu
hướng kinh doanh mới.
- Chủ DN phải thay đổi tầm nhìn xa hơn, chiến lược để tăng
cường đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng và công nghệ
hiện đại phục vụ cho sản xuất. Bởi sự đầu tư cho hiện tại là vì những
lợi ích về tăng trưởng cho tương lai.
4.3.2. Nâng cao khả năng thanh khoản của DN
- Quản trị tốt giảm thiểu hàng tồn kho: hàng tồn kho dẫn đến tốn
các chi phí quản lý, chi phí lưu kho dẫn đến gia tăng các khoản phải
thu, thời gian thu nợ khiến chu kỳ kinh doanh tăng, khả năng thanh

nguồn vốn ưu đãi thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng.
TÓM TẮT CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN
Luận văn được xây dựng nhằm đạt được hai mục tiêu chính:
(1) Tìm ra các nhân tố thật sự ảnh hưởng đến đến hiệu quả tài
chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.
HCM giai đoạn 2013 – 2015 thông qua mô hình kinh tế lượng;
(2) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho cơ quan chức
năng, cho chủ DN nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM.
Với mục tiêu đó, luận văn đã đạt các kết quả và có nhưng hạn
chế sau:
Kết quả đạt đƣợc
Thứ nhất, luận văn đã tập trung trình bày các cơ sở lý luận về
hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. HCM.


23
Thứ hai, luận văn đã sử dụng dữ liệu bảng được thu thập từ 60
DN thuộc 3 ngành bất động sản, xây dựng và sản xuất trong giai
đoạn 2013 – 2015. Tuy nhiên có 2 DN bị loại khỏi nghiên cứu do
không đủ dữ liệu. Phương pháp phân tích dữ liệu dựa trên việc so
sánh các kỹ thuật xử lí dữ liệu bảng như Pooled OLS, REM và FEM
nhằm việc kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM trong
giai đoạn 2013 – 2015.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình các nhân tố tác
động đến hiệu quả tài chính gồm 4 nhân tố: đòn bẩy tài chính, khả
năng thanh khoản, số năm hoạt động và quy mô DN.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status