Phân tích tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre - Pdf 47

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Khoa Ngân hàng
____***____
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài : Phân tích tình hình tài chính của Công ty xuất
nhập khẩu Thủy sản Bến Tre
Thực hiện: Nhóm Sky
Bộ môn : Phân tích tài chính doanh nghiệp
I. Giới thiệu công ty:
Tên và địa chỉ công ty.
Tên pháp định Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre.
Tên quốc tế
BENTRE AQUAPRODUCT IMPORT AND EXPORT
JOINT STOCK COMPANY
Viết tắt AQUATEX BENTRE
Địa chỉ Ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Điện thoại (84.75) 860 265
Fax (84.75)860 346
Website
Công ty được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty đông lạnh thủy sản
xuất khẩu Bến Tre theo Quyết định số 3423 ngày 01/12/2003 của UBND
tỉnh Bến Tre. Tháng 5/2006, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 33 tỷ đồng.
Nơi niêm yết: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Aquatex BenTre)là
một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu và cá tra hàng đầu của Việt
Nam. Sản phẩm chính của công ty là nghêu, cá tra và tôm sú đông lạnh.
Năm 2006, Công ty được trao giải thưởng “2006 Business Excellence
Awards” do Báo Thương mại, Thương mại Điện tử phối hợp cùng với Ủy
ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế và các cơ quan Thương vụ Việt
Nam tại Tây Ban Nha và Italy bình chọn.
Ban lãnh đạo.

05-2002 Công ty được tổ chức DNV - Na Uy cấp giấy chứng nhận phù
hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000
01/12/2003 UBND Tỉnh Bến Tre có quyết định số 3423/QĐ-UB
thành lập Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản bến Tre từ việc cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu
Bến Tre
01/01/2004 Công ty chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ
phần
2004 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre là hội viên
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
04/10/2005 Để tạo điều kiện cho Công ty được chủ động trong đầu tư
phát triển SXKD, Công ty bán toàn bộ phần vốn Nhà nước hiện có (chiếm
51% vốn điều lệ) trên cơ sở các công văn số 1419/UBND-CN của UBND
tỉnh Bến Tre ngày 20/07/2005 về việc phát hành cổ phiếu tại Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, công văn số 1922/UBND-CNTNMT
của UBND tỉnh Bến Tre ngày 12/09/2005 về việc phê duyệt phương án bán
cổ phần Nhà nước tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre
22/05/2006 HĐQT Công ty đã thực hiện việc bán 500.000 cổ phần
và chia cổ phiếu thưởng theo tỉ lệ 10:1 để nâng vốn điều lệ từ 25 tỷ đồng lên
33 tỷ đồng. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5503-000010 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp ngày 25/12/2003 được đăng ký thay đổi
lần 2
06/12/2006 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre
được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép niêm yết số 99/UBCK-
GPNY.
2006 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được trao
giải thưởng “2006 Business Excellence Awards” do Báo Thương mại,
Thương mại Điện tử (E-TradeNews) phối hợp cùng với Ủy ban Quốc gia về
Hợp tác Kinh tế Quốc tế và các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thị trường
Tây Ban Nha và Italia bình chọn.

- Hình thức mua bán: Công ty mua bán thông qua các hợp đồng ngoại
thương (đối với khách hàng nước ngoài) và hợp đồng mua bán (đối với
khách hàng trong nước).
- Phương thức thanh toán: Các hợp đồng ngoại thương của Công ty được
thực hiện theo các thông lệ thương mại quốc tế, phương thức thanh toán chủ
yếu là L/C, một số hợp đồng thanh toán theo TT, DP.
- Khách hàng của Công ty: Là các nhà nhập khẩu, nhà phân phối và nhà chế
biến tại nước sở tại với các kênh phân phối là bán lẻ, thị trường dịch vụ ăn
uống và tái chế. Hợp đồng với các khách hàng cũ của Công ty chiếm 60%,
phần còn lại là của các khách hàng mới.
- Chất lượng dịch vụ: Trong giao dịch Công ty luôn chú trọng cạnh tranh
thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng, đáp ứng
nhanh các yêu cầu khách hàng, chú trọng xây dựng maketing quan hệ nhằm
thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng, khuyến khích khách hàng tiếp
tục duy trì mối quan hệ kinh doanh với Công ty, tăng cường sự trung thành
của người mua thông qua làm việc gần gũi với khách hàng. Đây là yếu tố
giúp Công ty đưa thêm được giá trị đi kèm sản phẩm và dễ dàng thuyết phục
khách hàng chấp nhận giá chào bán cao hơn trong thời gian qua.
- Uy tín, thương hiệu: Công ty đã được cấp EU code DL 22 từ năm 1995.
Bên cạnh đó Công ty cũng đã được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng
hóa cho thương hiệu “AQUATEX” từ năm 1998, “AQUATEX BENTRE” từ
năm 1999 và biểu trưng (logo) Công ty từ năm 2003.
- Quản lý: Công ty đang áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng GMP,
SSOP, HACCP (từ 1995) và ISO 9001:2000 (từ năm 2001), ban hành và áp
dụng có hiệu qủa các qui trình quản lý nội bộ về sản xuất, thành phẩm, vật
tư, tài chính, nhân sự, v.v...
a, Sản phẩm:
- Sản phẩm nghêu: trước mối quan tâm về an toàn thực phẩm và những
sản phẩm ko đạt chất lượng ngày càng tăng, người tiêu ùng ngày càng quan
tâm đến sản phẩm sinh thái, sản phẩm sạch, trong đó có nghêu. Theo xu

- Các thị trường khác: Hongkong, Hàn Quốc, Canada,… Công ty xuất
khẩu nghêu, cá tra và tôm sú vào các thị trường này.
II. Phân tích ngành Thủy sản và xuất nhập khẩu Thủy sản:
1. Triển vọng phát triển của ngành:
- Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển
cho ngành Thủy Sản: các sp thủy sản thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường
thế giới. sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế
quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để
hang thủy sản VN có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường TG. Các nhà
đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội đầu tư phát triển Thủy sản tại VN. Doanh
nghiệp các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất, nhập khẩu thủy sản của VN.
- Theo dự báo phát triển xuất khẩu thủy sản của FAO, sự tăng trưởng
dân số cùng với sự xuất hiện những căn bệnh ở gia cầm, gia súc và xu hướng
chuyển sang ăn thủy sản tăng, mức tiêu thụ thủy sản sẽ tăng từ 17-19
kg/người/năm, nhu cầu thực phẩm thủy sản TG ở mức 121 triệu tấn vào năm
2010 tăng 22% so với năn 2001. Nhờ những đặc tính như chất lượng nguyên
liệu tốt, sản phẩm chế biến phong phú, hàng thủy sản nước ta có khả năng
cạnh tranh trên thị trường TG, đưa VN khá ổn định ở vị trí 10 nước xuất
khẩu Thủy sản hang đầu TG. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đát
nước ta trong thời gian tới sẽ mang lại cho thủy sản những ưu đãi hơn về
thuế quan. Theo chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và
tầm nhìn 2020 của Bộ Thủy sản, ngành thủy sản phấn đấu đến 2010 đạt giá
trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4 tỷ USD, phấn đấu nâng cao năng lực
cạnh tranh sánh ngang với các nước đang phát triển, đưa thủy sản tiếp tục là
ngành kinh tế mũi nhọn và là 1 trong những ngành hang xuất khẩu chủ lực
của cả nước.
- Với nhu cầu thực phẩm thủy sản TG tăng cao như dự báo, định
hướng phát triển của AQUATEX BENTRE trong các năm tới hoàn toàn phù
hợp với triển vọng phát triển chung của ngành thủy sản VN.
2. Tiềm năng phát triển năm 2010:

các chính sách từ các thị trường xuất khẩu chính nhằm hạn chế xâm nhập thị
trường.
Đối với từng mặt hàng xuất khẩu cụ thể, trong năm 2010, tôm, mặt
hàng xuất khẩu chính của Việt Nam có thể được áp dụng mức thuế 0% vào
thị trường Nhật Bản. Qua đó, sản lượng nhập khẩu vào thị trường chính của
mặt hàng này sẽ tăng lên đáng kể trong những năm tới.
Cũng như việc mở rộng thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt
Nam cũng đang từng bước đa dạng hóa các sản phẩm nhập khẩu. Ngoài các
sản phẩm chính như tôm, cá tra, cá basa, các mặt hàng mới như mực, bạch
tuộc, ngao gần đây cũng đã có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong thời gian
qua.
Các doanh nghiệp xuất khẩu còn được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá
giữa Việt Nam đồng và đồng ngoại tệ, như USD, Yên Nhật, Euro.
Trong năm 2009, đồng Việt Nam có xu hướng yếu đi so với các
đồng ngoại tệ khác. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi quy
đổi doanh thu sang Việt Nam đồng. Trong khi đó, phần lớn nguyên liệu đầu
vào (thủy hải sản nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi) là do nuôi trồng, mua từ
các hộ dân ở trong nước, không ảnh hưởng bởi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
b, Rủi ro
Nguồn nguyên liệu không ổn định. Việc phát triển nhanh chóng của
ngành trong những năm gần đây đã gây ra việc nuôi trồng hải sản đại trà
nhằm đáp ứng kịp tốc độ chế biến và xuất khẩu. Trong khi chi phí đầu tư cho
việc nuôi trồng thủy sản hầu hết là nguồn vốn vay ngân hàng, khó khăn về
tín dụng có thể gây khó khăn cho việc chăn nuôi ngành thủy sản, các hộ
nông dân có thể bán cá chưa đủ trọng lượng hoặc có thể giải thể do áp lực trả
vốn vay, dẫn đến việc thiếu hụt nguyên liệu đầu vào.
Quy định EC 1005/2008 có thể coi là rào cản đáng lo ngại nhất cho
sản lượng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường có kim ngạch nhập khẩu
đứng đầu là EU. Việc các doanh nghiệp Việt Nam còn đang lung túng trong
việc thực hiện các bước chuẩn bị về thủ tục, giấy tờ nhằm đáp ứng các yêu

trường EU.

Nói về phương hướng xuất khẩu thủy sản năm 2010, các doanh nghiệ
cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất nguyên liệu, đưa ra được những chương
trình, đề án, dự án đầu tư sản xuất nguồn nguyên liệu.
Tiếp đến là phải tạo được chuỗi liên kết giữa sản xuất – chế biến –
xuất khẩu, với 2 mối liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết
tất cả các khâu của quá trình, từ thức ăn, nuôi trồng, khai thác, xử lý môi
trường đến chế biến, thương mại, dịch vụ… Liên kết ngang là liên kết giữa
các chủ thể trong cùng một công đoạn.
Năm 2010, xuất khẩu thủy sản dự kiến tăng trưởng 10%. Dù các năm
trước đều đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khoảng 20%, nhưng năm 2010 chỉ
dự kiến 10% vì dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
3. Báo cáo phân tích triển vọng ngành thủy sản trong quý 3/2010
Ngành thủy sản có tính chất chu kỳ rất rõ rệt với kim ngạch ở mức
thấp nhất trong tháng 1 và tăng liên tục và đạt mức cao nhất của năm trong
các tháng 8,9 và giảm trở lại về cuối năm bất kể trong giai đoạn kinh tế bùng
nổ hoặc khủng hoảng.
Nguyên nhân chính do Q3 là mùa vụ thu hoạch chính của nhiều loại
thủy sản tại Việt Nam như: tôm (chính vụ vào tháng 7); nghêu (tháng 8,9).
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và châu Âu tăng lên trong kì nghỉ hè.
Tuy nhiên, có thể thấy xuất khẩu thủy sản đang trên xu hướng tăng dần khi
các mức đáy và đỉnh các năm sau đều cao hơn các năm trước.
8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt USD2.9 tỷ,
+12% so với cùng kỳ năm ngoái và thậm chí còn tăng nhẹ so với 8T2008 (là
năm đỉnh cao của xuất khẩu thủy sản).
Do vậy, SBS dự kiến KQKD trong Q3 của các doanh nghiệp thủy sản
sẽ có tăng đột biến so với các quý trước.
NĐT ngắn hạn cần chú ý đến thời điểm đầu tư dựa trên tính chu kỳ
của ngành thủy sản. Thời gian cuối Q3 là thời điểm thích hợp để đầu tư vào

mức P/E trên lợi nhuận dự phóng khoảng 6 lần (thấp hơn trung bình).
Nhóm 3- các sản phẩm thủy hải sản khác
Là nhóm các công ty còn lại, là các công ty xuất khẩu nghêu, mực,
tôm, cua..v.v như ABT, AGD, NGC, CAD Các công ty này thường có vốn
nhỏ, hoạt động có biến động mạnh do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ tự
nhiên. Trong nhóm cổ phiếu này thì nổi bật nhất là ABT với hoạt động xuất
khẩu nghêu và cá tra ổn định.
III. Phân tích chiến lược kinh doanh:
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh:
- Thuận lợi:
• Công ty tọa lạc ngay tại vùng nguyên liệu nghêu, cá, tôm.
• Có điều kiện sản xuất đảm bảo, có Code xuất khẩu thủy sản(kể cả
nghêu) vào EU.
• Lực lượng công nhân có trình độ tay nghề cao.
• Sản xuất đồng thời được 3 mặt hang nghêu, cá, tôm là 1 ưu thế cạnh
tranh lớn chỉ có ở 1 số rất ít doanh nghiệp.
• Có uy tín và kinh nghiệm trong SXKD, có khách hang và thị phần ổn
định tại các thị trường chính EU, Nhật, Mỹ và các thị trường khác.
• Cơ chế quản lý năng động giúp Công ty sử dụng có hiệu quả vốn, tài
sản của doanh nghiệp.
• Đầu tư máy móc thiết bị tương đối đầy đủ, hiện đại, đáp ứng kịp thời
yêu cầu nâng sản lượng và chất lượng sản phẩm.
- Khó khăn:
• Do tính chất của ngành nên nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất phụ
thuộc nhiều vào thời vụ, dễ bị biến động khi thời tiết khí hậu thay đổi.
• Các nước nhập khẩu đặt ra các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn về
vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Việc sử dụng kháng sinh hóa chất bị cấm trong nghề nuôi còn diễn
biến phức tạp.
• Một số vật tư phụ tăng giá kéo theo chi phí sản xuất đầu vào tăng.

c, Cơ hội:
- Sự phục hồi của nền kinh thế thế giới, đặc biệt của các nước đầu tàu
như EU, Mỹ, Nhật giúp nhu cầu tiêu dùng các nước tăng mạnh.
- So với các ngành xuất khẩu khác thì thuỷ sản thuộc nhóm sản phẩm
thiết yếu, trong đó nghêu , cá tra là các sản phẩm phù hợp với túi tiền của đa
số người tiêu dùng , thay thế các loại sản phẩm cao cấp trên thị trường thế
giới đang giảm mạnh nên ít bị tác động nhất của suy thoái kinh tế. Ngược lại
, khi các dịch cúm A/H1N1 đang lan tỏa trên thế giới thì nhu cầu thực phẩm
thủy sản lại tăng cao.
- Việt Nam có chương trình giám sát nhuyễn thể hai mảnh vỏ được
EU công nhận , là một trong bốn nước Châu Á được phép xuất khẩu nhuyễn
thể 2 mảnh vỏ vào EU, nghêu Bến Tre là nghề cá đầu tiên ở ĐNA được cấp
chứng nhận MSC, cty là doanh nghiệp đầu tiên ở Vn đạt tiêu chuẩn MSC
CoC, sản phẩm nghêu càng ngày được ưa chuộng không chỉ bởi giá trị dinh
dưỡng, giá rẻ mà còn là sản phẩm sinh thái, sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn
ATVSTP của EU, là sản phẩm đặc thù của cty có thị trường lớn, ít “ đụng
hàng” với sản phẩm của các nhà máy khác trong nước và ít bị cạnh tranh bởi
các sản phẩm cùng loại của các nước nhập khẩu; nhiều nhà cung cấp, nhiều
chuỗi siêu thị lớn trên thế giới đã đưa ra tuyên bố, trong vài năm tới sẽ chỉ
bán sản phẩm chỉ có chứng chỉ bền vững của hội đồng biển quốc tế MSC.
Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn của công ty không những giúp gia tăng sản
lượng, hiệu quả xuất khẩu nghêu mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các tập đoàn
bán buôn, bán lẻ quốc tế đã có cam kết ưu tiên sản phẩm có chứng nhận
MSC, cũng như thâm nhập phân khúc thị trường đòi hỏi có nhãn hiệu sinh
thái với số lượng khách hàng đang tăng dần.
- Ngành thủy sản tiếp tục là ngành được hưởng lợi từ các chính sách
của Nhà nước về vốn, qui hoạch ngành cũng như hỗ trợ trong việc thâm
nhập thị trường nhập khẩu. Tháng 11/2009 Thủ tướng Chính Phủ vừa phê
duyệt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng song Cửu Long
đến năm 2020. Mục tiêu của đề án là phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh

tranh rất lớn do đây là sản phẩm đặc thù, các doanh nghiệp niêm yết cùng
ngành không tập trung phát triển
Ngoài ra, Công ty hiện đứng thứ 15 trong các doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra – cá basa và đứng thứ 36 trong danh sách 100 các doanh nghiệp
xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam
Nguồn nguyên liệu: Công ty có thuận lợi là nằm ngay vùng nguyên
liệu Bến Tre, một trong những vùng có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước.
Năm 2008, Công ty đã nâng quy mô diện tích vùng nuôi lên 60 ha để ổn
định nguồn nguyên liệu cho hoạt động kinh doanh.
Đến hết quý III/2009, Công ty đã đạt 364 tỷ đồng, bằng 91% kế
hoạch đề ra. Riêng lợi nhuận sau thuế, đến hết quý III/2009, Công ty đạt lợi
nhuận ấn tượng 54 tỷ đồng.
Trong năm 2010, Công ty cũng gặp những khó khăn ban đầu khi
xuất khẩu sang thị trường EU, trong khi thị trường này lại đang chiếm tới
70% thị phần xuất khẩu của ABT.
Bên cạnh duy trì và phát triển quan hệ mua bán với khách hàng
truyền thống tại Châu Âu, Mỹ, Nhật; công ty đã tích cực tìm kiếm, mở rộng
khách hàng mới tại Đông Âu, một số nước Châu Phi, Trung Đông và Nam
Mỹ; đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường; áp dụng nhiều biện pháp tiếp thị khác nhau như tham dự các Hội chợ
Thủy sản Quốc tế, tiếp thị qua mạng internet, chuyên nghiệp các khâu báo
giá chào hàng. Sản phẩm của công ty hiện đã được xuất khẩu đến 40 nước,
lãnh thổ trên thế giới. EU là thị trường có yêu cầu khắt khe nhất về vệ sinh
an toàn thực phẩm nên việc duy trì tỷ trọng cao thị trường EU trong nhiều
năm liên tục cho thấy sản phẩm do công ty sản xuất hoàn toàn có khả năng
xâm nhập các thị trường khó tính khác.
- Xây dựng và thực hiện tốt hệ thống kiểm soát nội bộ đối với toàn bộ
các quá trình nghiệp vụ tại công ty, tăng cường các hoạt động quản lý về tài
chính kế toán, nhân sự, thành phẩm vật tư, bán hàng,…
- Chú trọng xây dựng thương hiệu AQUATEX BENTRE, cạnh tranh

• Thiết lập quan hệ trực tiếp với các khách hàng đã từng mua hàng của
Công ty thông qua các công ty môi giới thương mại, xây dựng uan hệ tốt với
đội ngũ thu mua, tìm kiếm nguồn hàng của các công ty nhập khẩu thủy sản
có văn phòng tại TP.HCM.
Bên cạnh đầu tư nâng cấp nhà xưởng, thiết bị, đào tạo bồi dưỡng
nhân lực, xây dựng hệ thống quản lý, trong kinh doanh Công ty luôn chú
trọng cạnh tranh thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn
khách hàng, đáp ứng nhanh các yêu cầu khách hàng, chú trọng xây dựng
marketing quan hệ nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng,
khuyến khích khách hàng tiếp tục duy trì mối uqn hệ kinh doanh với công ty,
tăng cường sự trung thành của người mua thông qua làm việc gần gũi với
khách hàng. Đây là yếu tố giúp Công ty đưa thêm được giá trị đi kèm sản
phẩm và dễ dàng thuyết phục khách hàng chap nhận giá chào bán cao hơn
trong thời gian qua.
3. Định hướng phát triển:
Hoạt đông nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới được công ty quan
tâm thực hiện từ nhiều năm nay. Hiện công ty có một tổ phát triển gồm các
thành viên từ phòng kế hoạch kinh doanh, ban quản đốc phân xưởng, tổ
KCS. Trong các năm qua tổ đã nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm xuất
khẩu mới từ nghêu, cá, tôm như nghêu nguyên con luộc, nghêu nguyên con
tẩm gia vị, nghêu xuyên que, cá fillet, tôm xuyên que và hàng thủy sản tiêu
thụ nội địa, nghiên cứu hoàn thiện các qui trình sản xuất tại công ty. Hiện tổ
đang nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các mặt hàng GTGT từ nghêu, cá
tra và tôm.
- Đầu tư xây dựng vùng ương cá tra giống và nuôi cá tra nguyên liệu để
ổn định nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến xuất khẩu.
- Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và khả năng
truy xuất sản phẩm
- Nâng cao tỷ trọng hàng GTGT, tiếp tục giữ vững và phát triển thị
trường xuất khẩu.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status