Đánh giá chất lượng nước thải nhà máy luyện thép lưu xá – chi nhánh công ty cổ phần gang thép thái nguyên - Pdf 46

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
_____

_____

PHẠM THỊ THANH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI NHÀ MÁY LUYỆN THÉP
LƯU XÁ – CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN
GANG THÉP THÁI NGUYÊN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:

Chính quy

Chuyên ngành

:

Địa chính môi trường

Khoa

:

Quản lý Tài nguyên

Chuyên ngành

:

Địa chính môi trường

Khoa

:

Quản lý Tài nguyên

Khóa học

:

2013-2017

Giảng viên HD

:

Dương Thị Thanh Hà

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI MỞ ĐẦU

Phạm Thị Thanh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Vị trí, số lượng mẫu và chỉ tiêu phân tích................................. 20
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích ......................................................... 20
Bảng 4.1 Nhiệt độ trung bình tháng trong năm........................................ 23
Bảng 4.2 Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm............................ 24
Bảng 4.3. Tổng số cán bộ công nhân viên Nhà máy ................................ 27
Bảng 4.4. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ .................................. 33
Bảng 4.5. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải
sinh hoạt ........................................................................................... 35
Bảng 4.6: Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất........................ 45
Bảng 4.7 Kết quả đo, phân tích nước thải sinh hoạt ................................. 46
Bảng 4.8: Kết quả điều tra ý kiến của người dân xung quanh Nhà máy về
chất lượng nước sinh hoạt đang dùng .................................................... 48
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước
thải Nhà máy đến môi trường .............................................................. 49


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Vị trí địa lý Nhà máy Luyện thép Lưu Xá ............................... 21
Hình 4.2: cơ cấu tổ chức của Nhà máy ................................................. 27
Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất phôi thép ................................. 29
Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ điều chế Axetylen ................................. 30
Hình 4.5 Sơ đồ công nghệ sản xuất hydro oxy ................................ 31

nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước ................................. 14
2.4.1 Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người ........... 14
2.4.2 Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước ............................ 15
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18
3.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................ 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................... 18


v

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................. 18
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................ 18
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................ 18
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................. 18
3.3.1. Đặc điểm cơ bản của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá
Thái Nguyên ................................................................................. 18
3.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy ........................... 18
3.3.3. Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải
của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Thái Nguyên ............................... 18
3.3.4. Đánh giá chất lượng nước thải của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá
Thái Nguyên .................................................................................. 18
3.3.5. Ảnh hưởng của nước thải Nhà máy đến nước mặt, nước ngầm
và ý kiến của người dân về chất lượng nước .................................. 18
3.3.6. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước do nước thải của Nhà máy gây ra ......................... 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 18
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ................................... 18
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................. 19
3.4.3. Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến trực tiếp .......................... 19


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Từ và cụm từ được viết tắt

BOD

Nhu cầu oxy hoá sinh học

COD

Nhu cầu oxy hoá hoá học

TSS

Tổng lượng chất rắn

SS

Hàm lượng chất rắn lơ lửng

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

QCVN


thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam được thành lập ngày 21/11/1964 gồm
1.000 CBCNV, trong đó có 20 kỹ sư, 100 cán bộ trung cấp được đào tạo trong
và ngoài nước.
Nhà máy được xây dựng trên mặt bằng chính, trung tâm của khu Gang
thép Thái Nguyên với thiết kế ban đầu gồm hai lò luyện Martin (lò bằng) với
tổng công suất thiết kế là 100.000T thép thỏi/năm.


2

Ngày nay để đáp ứng CNH-HĐH đất nước, số lượng thép sản xuất ra
ngày càng nhiều. Công ty đã đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng đất
nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Thái
Nguyên đã có dấu hiệu ảnh hưởng xấu đến môi trường nói chung và môi
trường nước nói riêng.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự nhất trí của khoa Tài
nguyên & Môi trường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành
nghiên cứu đề tài :
“ Đánh giá chất lượng nước thải Nhà máy Luyện thép Lưu Xá – Chi nhánh
Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên ”
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá chất lượng nước thải của Nhà mý Luyện thép Lưu Xá Thái
Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đặc điểm cơ bản của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Thái Nguyên
- Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy
- Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải của
Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Thái Nguyên
- Đánh giá chất lượng nước thải của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014: “Môi trường là
hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với
sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.”
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật.
- Khái niệm về ô nhiễm nước.
Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi thành phần và tính chất của nước
gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật
Hiến chương Châu Âu định nghĩa: ” Ô nhiễm nước là sự biến đổi chủ
yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nguồn nước và
gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải tr, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dã ” ( Bộ Văn hoá
Thể thao và Du lịch, 2016)[3]
- Khái niệm về đánh giá chất lượng nước.
Theo Escap (1994), chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số,
chỉ tiêu đó là:
+ Các thông số lý học, ví dụ như:
Nhiệt độ: nhiệt đô tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên. Sự thay đổi về nhiệt kéo theo các thay đổi về chất lượng
nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà tan.


5

pH: là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường
ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong
nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình
đông tụ hoá học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ

Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra
chúng. Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc
công nghệ xử lý:
* Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
* Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước
thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là
chủ yếu.
* Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều
cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay
hố xí.
* Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở
những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
* Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất
lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của
các loại nước thải trên.
2.2. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước
- Luật Tài nguyên nước 1998 ngày 20/05/1998 và quy định
197/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc thực hiện luật Tài nguyên nước.
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ
quy định về đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá chất lượng môi trường
chiến lược, cam kết bảo vệ môi trường.
-Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 quy định về xác
định thiệt hại đối với môi trường;


7

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về quy
hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường;

môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường
- Thông tư 11/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
ban hành ( QCVN 01-MT : 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sơ chế cao su thiên nhiên)
- Thông tư 12/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường (QCVN 12-MT : 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp giấy và bột giấy)
- Thông tư 13/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường (QCVN 13-MT : 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp dệt nhuộm)
- Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết việc thẩm định điều
kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận đã được
Bộ trưởng ký ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2015;
- Thông tư số 22/2015/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường ngày 28 tháng 5 năm 2015 quy định về bảo vệ môi trường trong
sử dụng dung dịch khoan; quản lý chất thải và quan trắc môi trường đối với
các hoạt động dầu khí trên biển;
- Thông tư số 26/2015/TT-BTNTM của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường ngày 28 tháng 5 năm 2015 quy định đề án bảo vệ môi trường chi
tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNTM của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường ngày 29 tháng 5 năm 2015 về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;


9


10

thị hóa không chỉ thay đổi cơ cấu dân cư mà còn đặt ra nhiều vấn đề ưu tiên
đối với các chính phủ, trong đó có hệ thống cung cấp nước đô thị. Trong khi
đó, theo các báo cáo được công bố Diễn đàn Nước toàn cầu lần thứ 6 mới đây
cho thấy, hiện vẫn còn có tới 3 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận
nguồn nước an toàn cho sức khỏe. Mục tiêu thiên niên kỷ là giảm nửa số
người không được tiếp cận nước sạch đã đạt được đúng hạn vào 2010, nhưng
tình hình vẫn rất nghiêm trọng. Nước bẩn vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong trên thế giới, mỗi phút có tới 7 người trên hành tinh thiệt mạng. Ủy viên
châu Âu về hợp tác quốc tế, cứu trợ nhân đạo, Kristalina Georgieva, nhấn mạnh:
Các thảm họa về nước gây nhiều thiệt hại cho con người, cộng đồng. Đặc biệt,
những người nghèo dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Trong một thập kỷ qua, thế giới đã tăng 13 lần nguồn tài chính cho cải
thiện chất lượng nước, nhưng vấn đề vẫn rất nghiêm trọng. Cần có chính sách
mới về tiếp cận nước sạch trong các hoạt động cộng đồng. Trong việc cứu trợ
nhân đạo, những nước bị ảnh hưởng bởi thiên tai cũng cần được cung cấp
nước sạch nhiều hơn, chứ không chỉ thực phẩm.
Bản tuyên bố cấp bộ trưởng được Diễn đàn với đại diện từ 130 nước
thông qua đã đưa ra hai nội dung quan trọng: Một là “tiếp cận nước sạch như
quyền cơ bản của con người”, hai là “cùng hợp tác hòa bình để quản lý tối ưu
các lưu vực sông xuyên biên giới”(Hoài An, 2015)[5]
2.3.2. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam
Trong những năm qua, với chính sách đổi mới, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đối
ngoại và an ninh quốc phòng. Đồng thời, được Đảng và Nhà nước quan tâm,
công tác bảo vệ môi trường đã đạt được những kết quả quan trọng, bước đầu
kiềm chế được tốc độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục một phần tình trạng suy
thoái và cải thiện một bước chất lượng môi trường ở một số nơi, tạo tiền đề
quan trọng để phát triển bền vững trong thời gian tới.

từng nơi vượt trên giới hạn cho phép đối với nước loại B. Các sông khác có
chất lượng nước ở mức giới hạn cho phép đối với nước loại B. Nếu không có


12

biện pháp ngăn ngừa khắc phục, xử lý ô nhiễm kịp thời thì tương lai không xa
nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy không thể sử dụng cho sản xuất được.
Ngoài ra, ô nhiễm nước ở các sông hồ ở nội thành Hà Nội, Tp Hồ Chí
Minh, Tp Đà Nẵng đang ở mức trầm trọng, các chỉ tiêu quan trắc đều vượt
quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, thậm chí hàng trăm lần.
Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là các khu công nghiệp và đô thị có
nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và ở một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm.
(Dương Vân, 2016)[9]
2.3.3. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình
trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô
thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với
tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu
công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất
thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây
ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô
nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp
dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH
trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học
(COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng...
cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này
có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3
vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước

BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành
đều vượt quá quy định cho phép . Thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải
lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải;
khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như
Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng


14

không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt
quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD;
Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.

Về tình

trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay
Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng
còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý
nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước
về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi
từ 1.500-3.500mnp/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới
380-12.500mnp/100ml ở các kênh tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp, do
lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh,
mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng 0lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân
dân. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho
nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng
thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây
nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và

mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất
tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp,
oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi
khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa,
nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ
ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu (Cao
Nguyên, 2016)[7]
2.4.2 Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân
chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm


16

môi trường nước. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví như
ở các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước
thải thường có độ pH trung bình từ 9-11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD),
nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm
lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng
nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt
4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm
nặng nề các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư. Trong sản xuất nông
nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông,
hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ
con người. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy
trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng
với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status