giáo án ngữ văn 8 tự chọn tuần 20 36 - Pdf 43

TUẦN 20
Tiết 19

Ngày soạn: 25/12/2014
Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng - thái độ:
a. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức chung về văn bản thuyết minh. Những đặc
điểm, tính chất cơ bản của kiểu văn bản đó.
b. Kĩ năng: Học sinh nắm vững những đặc điểm chung và dấu hiệu nhận biết văn bản
thuyết minh từ đề tài, ngôn ngữ, nội dung biểu đạt.
c. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự học đối với mỗi học sinh.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ :? ? Hãy nêu yêu cầu khi làm một bài văn thuyết minh.
- Phải có đối tượng thuyết minh.
- Phải có tri thức khi thuyết minh.
- Phải có phương pháp thuyết minh phù hợp…
3. Bài mới :

Văn bản 1:
"Quê tôi, dừa là hình ảnh quen thuộc không thể tách rời
khỏi tuổi thơ cũng như cuộc sống chúng tôi. Tôi nhớ lúc
đi học cô giáo đọc cho chúng tôi nghe bài thơ về cây
dừa:
"Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi dừa có tự bao giờ…"
Dừa không chỉ gắn bó với chúng tôi trong thơ mà còn
mang lại cho chúng tôi biết bao lợi ích: còn gì bằng
được uống nước dừa mát lạnh, ngọt lịm vào buổi trưa
hè nóng nực, cơm dừa vừa béo vừa ngọt, có thể làm mứt
ngày tết. Còn những trò chơi từ lá dừa: thắt con cào
cào, con rít, những chiếc nhẫn xinh xắn,… thú vị vô
cùng. Cọng dừa có thể làm nên những cây chổi quét sân
cứng cáp mà dẻo dai làm sạch sân vướng, nhà cửa. Thế
đấy, cây dừa luôn luôn và sẽ tồn tại mãi bên cạnh cuộc
sống con người"
Văn bản 2:
"Việt Nam có một vùng nổi tiếng với loài cây mang lại
nhiều lợi ích. Đó là Bến Tre với những rừng dừa bạt
ngàn. Nói dừa mang lại nhiều lợi ích rất đúng. Đầu tiên
là nước dừa, có thể dùng để uống, làm nước màu, làm
gia vị,…rồi đến cơm dừa: làm mứt, làm kẹo dừa; kế đến
là cọng dừa dùng làm chổi, làm giỏ xách,… cả gáo dừa
cũng được tận dụng: làm gáo múc nước, làm đồ trang
trí lưu niệm, làm hoa tai, trang sức,…Dừa gắn bó với
cuộc sống người dân Bến Tre từ lâu nay không thể tách
rời"

Bài tập 1. Trong hai văn bản
sau, văn bản nào là văn bản
thuyết minh? Vì sao?
- Văn bản 2 là văn bản
thuyết minh bởi đoạn văn 2
trình bày cụ thể, ngắn gọn
những thông tin hữu ích về
lợi ích của cây dừa.
Bài tập 21:
Đọc văn bản sau và trả lời
các câu hỏi: Văn bản được
chép lại trong vở
a) Đoạn văn trên thuyết
minh về điều gì?
b) Điều gì thể hiện đặc
điểm đây là đoạn văn thuyết
minh?
Gợi ý – hướng dẫn.
a) Đoạn văn thuyết minh về
"Đoạn sông chết Thị Vải"
b) Các chi tiết: có số liệu cụ
thể, cung cấp cho người đọc
lượng tri thức về hiện tượng
và sự thật trong tự nhiên:
sông Thị Vải bi ô nhiễm
nặng.
Đoạn trích thuộc văn bản


b) Điều gì thể hiện đặc điểm đây là đoạn văn thuyết nhật dụng (tin tức báo chí),

1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức: Củng cố và nâng cao những kiến thức chung về phương pháp thuyết minh.
b. Kĩ năng: Học sinh nắm vững những phương pháp thuyết minh và điều kiện vận dụng
chúng vào trong việc viết đoạn văn, lập dàn ý và hình thành văn bản thuyết minh.
c. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập đối với mỗi học sinh.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:


- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ :? ? Hãy nêu khái niệm văn bản thuyết minh và các đặc điểm chính
của văn thuyết minh.
3. Bà i mới :
Hoạt động thầyNội dung cần đạt
trò
I.Phương pháp thuyết minh:
?Thế
nào
là -Phương pháp thuyết minh là vấn đề then chốt của bài văn thuyết
phương
pháp minh để biết lựa chọn thông tin nào, lựa chọn số liệu nào để thuyết

pháp?
của các tri thức được cung cấp.Phương pháp nêu số liệu giúp người
đọc tin tưởng vào vấn đề thuyết minh,khẳng định người viết không
suy diễn.
e.Phương pháp so sánh:
So sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật
các đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh.
g.Phương pháp phân loại, phân tích:
-Nghĩa là ta chia đối tượng thuyết minh ra từng mặt,từng khía
cạnh,từng bộ phận,từng vấn đề dể thuyết minh.
-Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được từng mặt của đối tượng một
cách có hệ thống,có cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn
diện.


II. Luyện tập:
Bài tập 1.
Đọc các đoạn văn sau và xác định phương pháp chủ yếu tác giả sử
dụng để thuyết minh.
Bảng phụ:
a. Với cảnh trí nên thơ như vậy, Hàm Rồng là nơi dừng chân lý tưởng của biết bao tao
nhân mặc khách: Lý Thường Kiệt, Lê Quát, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn
Thượng Hiền, Tản Đà…
b. So với thủy điện trên sông, điện thủy triều có một số điểm ưu việt. Điện sông có mùa
khô, mùa cạn, thời tiết tác động nên sản lượng điện không đều. Trong khi đó, thủy triều
cho ta một điện năng tương đối ổn định.
c. Ta đến bệnh viện K sẽ rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và
ung thư phổi là do thuốc lá.
a. Liệt kê.
b. So sánh

- Chuẩn bị tiết sau: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
Ngày .... tháng ... năm 2015
Kí duyệt


TUẦN 22
Ngày soạn: 12/1/2015
Tiết 21
Tập làm văn
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức: Củng cố và nâng cao những kiến thức về cách tìm hiểu đề và cách làm bài
văn thuyết. Học sinh nắm vững những yêu cầu về đề văn và cách làm bài văn
thuyết minh, bố cục của văn bản, cách mở bài, cách sắp xếp các ý và kết bài.
b. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phát hiện dề chính xác,diễn đạt bài văn trôi chảy,mang sức thuyết phục cao.
c. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập đối với mỗi học sinh.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2015/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:

phải đảm bảo yêu cầu nào?
?Bố cục bài văn thuyết
minh gồm mấy phần? Nêu
nội dung của mỗi phàn?
GV:Đọc văn bản: “ở xã
đồng Tháp …hôm nay”.
?Hãy xác định dàn ý chi
tiết của văn bản trên?
?Hãy xác định các phần
của văn bản?

+ Thuyết minh về phong tục tập quán.
+ Thuyết minh về món ăn.
+ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
+ Thuyết minh về loài hoa,loài cây.
+ Thuyết minh về vật nuôi.
+ Thuyết minh về tác phẩm văn học…
2. Cách làm bài văn thuyết minh:
- Để làm bài văn thuyết minh cần xác định rõ yêu cầu của
đề. Tìm hiểu kĩ dối tượng cần thuyết minh, xác định rõ
phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp
thuyết minh thích hợp.
+ Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính
chính xác cao, dễ hiểu.
- Bố cục: Gồm ba phần:
+MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
+TB: Gồm có nhiều ý, sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Trình bày đặc điểm, cấu tạo, lợi ích của đối tượng…
+KB: Bày tỏ thái độ với đối tượng.
II.Thực hành:

dép?
?Nêu công dụng và cách sử
dụng?
?Chúng ta bảo quản dép
cao su như thế nào?
?Nêu suy nghĩ của em về
đôi dép?
1. Các bạn ạ! đôi dép lốp cao su bây giờ với chúng ta quá xa lạ phải không? Thế nhưng
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ nó lại rất gắn bó với cán bộ và chiến sĩ Việt
Nam ta.đôi dép là một vật dụng rất tiện lợi và cần thiết,thể hiện sự sáng tạo độc đáo.Để
hiểu rõ hơn tôi xin giới thiệu để các bạn cùng nghe.


2.-Đôi dép cao su là biểu tượng giản dị, thuỷ chung trong hai cuộc chiến tranh giải
phóng oanh liệt của dân tộc ta. Đôi dép cao su còn gắn với cuộc đời giản dị của Chỉ tịch
Hồ Chí Minh.đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ dã trở thành một đề tài phong phú của biết
bao nhiêu nhà thơ Quân đội. Chính vì vậy, đôi dép đơn sơ ấy đã trở thành biểu tượng
giản dị mà cao quý cho lực lượng vũ trang nhân dân VN.
4. Củng cố:
- Khi tìm hiểu đề văn thuyết minh, ta thường phải làm gì? Làm thế nào để có dàn bài
thuyết minh hợp lý và đạt hiệu quả cao.
+ Tìm hiểu kĩ đề.
+ Xác định đối tượng.
+ Xác định nội dung tri thức…
5. Hướng dẫn:
- Học bài.
- Chuẩn bị tiết sau: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
Ngày19 tháng 1 năm 2015
Kí duyệt


I.
Lý thuyết:
1. Khái niệm đoạn văn:
? Nêu kháI niệm đoạn văn?
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ
chữ viết hoa lùi vào đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm
xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn
chỉnh, trọn vẹn. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
? Mỗi nội dung( ý lớn) của 2.Mỗi nội dung lớn của bài văn thuyết minh được viết
bài văn thuyết minh được thành một đoạn văn.
viết thành mấy đoạn văn?
? Đoạn văn thuyết minh 3. Đoạn văn thuyết minh phải tuân thủ các dấu hiệu
phải tuân thủ những dấu hình thức và cách trình bày nội dung như các đoạn văn
hiệu hình thức nào?
khác: Song hành, diễn dịch, quy nạp…Cách diễn dạt trong
đoạn văn thuyết minh phải rõ ràng, chặt chẽ, có sử dụng
phương thức miêu tả, tự sự.
4. Các ý trong đoạn văn thuyết minh phải sắp xếp theo
trình tự:
- Tuân thủ theo cấu tạo của sự vật: Một đồ dùng, một sản
? Xét về cấu tạo, đoạn văn phẩm, một loài vật, cây cối, con vật…
thuyết minh cần được sắp - Tuân theo thứ tự nhận thức như từ tổng thể đến bộ phận,
xếp như thế nào?
từ ngoài vào trong, từ xa đến gần( Thuyết minh giới thiệu
một danh lam, thắng cảnh, một sản phẩm…)
- Tuân theo thứ tự diễn biến sự việc trong những khoảng
thời gian nhất định( Giới thiệu một phương pháp, một thí
nghiệm, một trò chơi…)
- Tuân theo thứ tự chính phụ, cái chính nói trước, cái phụ
nói sau( Thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một đồ

thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều giành thắng lợi vẻ
vang.
(4) Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ
GV: Nêu yêu cầu của câu ông ở nhiều nơi.
hỏi.
=> 1, 3, 2, 4
HS: làm theo yêu cầu của 3. Viết đoạn văn thuyết minh về nội dung một tác phẩm
giáo viên.
văn học hoặc sự nghiệp sáng tác của tác giả.
4. Củng cố:
- Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài
? Xét về cấu tạo, đoạn văn thuyết minh cần được sắp xếp như thế nào?
- Tuân thủ theo cấu tạo của sự vật: Một đồ dùng, một sản phẩm, một loài vật, cây cối, con
vật…
- Tuân theo thứ tự nhận thức như từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến
gần( Thuyết minh giới thiệu một danh lam, thắng cảnh, một sản phẩm…)
- Tuân theo thứ tự diễn biến sự việc trong những khoảng thời gian nhất định (Giới thiệu
một phương pháp, một thí nghiệm, một trò chơi…)
- Tuân theo thứ tự chính phụ, cái chính nói trước, cái phụ nói sau (Thuyết minh một danh
lam thắng cảnh hay một đồ dùng…
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đoạn văn ở câu hỏi 3 vào vở.
Ngày tháng năm
Kí duyệt


Tuần 24
Tiết 23:

Ngày soạn:

?Nêu bố cục của văn
bản thuyết minh?

I.Lý thuyết:
1.Muốn làm một bài văn thuyết minh về một đồ dùng,trước tiên
phải quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo,tính năng, tác dụng,cơ chế
hoạt động của đồ dùng đó.
-Khi trình bày,cần giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành,
nói rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản của nó,sao cho
người đọc hiểu.
2.Bố cục: Ba phần:
-MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
-TB:Lần lượt giới th thiệu các ý chính và pp thuyết minh:
+Nguồn gốc.
+Cấu tạo,đặc điểm,hình dáng.
+Phân loại .
+Tác dụng-ý nghĩa.
+Cách bảo quản,sử dụng(nếu có)


-KB:Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh.
II>Bài tập thực hành:
Đề 1:Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Tìm hiểu đề:
?Xác định thể loại của -Thể loại:Thuýêt minh.
đề?
?Xác định về nội dung? -Nội dung: Chiếc nón lá Việt Nam.
GV hướng dẫn học sinh Dàn ý:
lập dàn ý để viết bài.
?Mở bài em cần dẫn

tế với người Việt Nam, là niềm tự hào của dân tọc Việt Nam.
Đề 2: Thuyết minh về chiếc bút bi.
*Tìm hiểu đề:
?Xác định thể loại của -Thể loại: Thuyết minh.
đề?
?Xác định về nội dung? -Nội dung: đối tượng là chiếc bút bi.
GV hướng dẫn học sinh *Dàn ý:
lập dàn ý để viết bài.
-MB: Trong các đồ dùng học tập của học sinh có lẽ không ai


?Mở bài em cần dẫn không biết đến chiếc bút bi. Chiếc bút bi có tầm quan trọng rất
dắt,giới thiệu như thế lớn. Nó là đồ dùng của học sinh để viết chữ. Và cụ thể chiếc
nào?
bút bi như thế nào tôi sẽ giới thiệu cùng các bạn.
-TB:
?Lần lượt giới thiệu + Nguồn gốc: Chiếc bút bi ra đời muộn hơn bút ta, bút máy và
những nội dung nào?
nhanh chóng chứng tỏ ưu thế của mình.
?Nêu nguồn gốc, hình +Hình dáng: Bút bi thon, nhỏ, có hình trụ dài, làm bằng nhựa,
dáng của chiếc bút ?
đường kính 0,8cm, dài khoảng 15cm.
+ Cấu tạo: Gồm hai bộ phận: Trong và ngoài. Bộ phận bên
ngoài có vỏ bút và khuy cài. Vỏ bút bằng nhựa, nhiều màu:
? Nêu cấu tạo của chiếc đen, xanh, trắng…Dầu của ngòi bút thon nhỏ về phía ngòi, có
bút?
miếng đệm bằng cao su để dễ cầm.
ở vỏ bút bi thiết kế một bộ phận để đìêu khiển ruột bi và lò
so phía bên trong. Chúng ta chỉ cần ấn nhẹ bộ phận này là đầu
bi có thể trồi ra hoặc thụt vào.Vỏ bi có thể tháo ra nhờ ren ở



TUẦN 25
Ngày soạn:
Tiết 24
Tập làm văn
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức: Củng cố và nâng cao những kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh về
một phương pháp (cách làm) cụ thể và quen thuộc trong cuộc sống: một món đồ
chơi, một món ăn, một phương pháp thí nghiệm….
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu, quan sát về các phương pháp (cách làm) quen thuộc. Qua đó rèn
luyện các kĩ năng giới thiệu, trình bày trong kiểu bài văn TM.
c. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập đối với mỗi học sinh.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ:
Hãy trình bố cục một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng

dẫn dắt như thế nào?

? Để làm đồ chơI này cần
chuẩn bị vật liệu nào?

? Cách làm đồ chơI này
được tiến hành ra sao?

? Đồ chơi này có ý nghĩa
như thế nào?
Học sinh nêu ý nghĩa
? Phần kết bài em dẫn dắt
như thế nào?
Học sinh tự dẫn dắt phần
kết bài và trình bày bằng
miệng.
Học sinh tự trình bày sản
phẩm của mình trên lớp
học và giới thiệu về nó.

+ KB: Khẳng định vị trí, giá trị của đối tượng.
Phần thân bài, nội dung thuyết minh sắp xếp theo quá trình thực
hiện từ chuẩn bị đến các bước tiến hành và kết quả thành phẩm.
- Về hình thức: Khi viết bài văn thuyết minh về cách làm cần
chú ý thực hành kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.Lời văn cần
ngắn gọn, rõ ràng.
II. Bài tập thực hành
* THĐ:
- Thể loại: Thuyết minh( một cách làm)
- Nội dung: Cách làm đồ chơI em bé : ô tô làm bằng vỏ nhựa.

-Tác dụng: ô tô là đồ chơi cho trẻ con, tạo niềm vui trong cuộc
sống.
- KB: Chiếc ô tô làm bằng vỏ nhựa rất giản dị nhưng lại có ý
nghĩa vô cùng to lớn đối với trẻ em. Mỗi chúng ta hãy biết trân
trọng thứ đồ chơi này và giữ gìn cẩn thận. Hãy giúp các bạn tạo


ra nhiều thứ đồ chơI mới để tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc
sống.
4. Củng cố:
- Khi thuyết minh về một phương pháp (cách làm), ta phải làm gì mới có thể đạt hiệu quả
cao khi giới thiệu?
+ Tìm hiểu kĩ đề.
+ Xác định đối tượng.
+ Hiểu rõ về đối tượng, về phương pháp (cách làm….) đối tượng.
5. Hướng dẫn:
- Học bài.
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam.
Ngày ... tháng 02 năm 2015
Kí duyệt
Nguyễn Thị Thu Thuỷ

TUẦN : 26
Tiết : 25

Ngày soạn:
Văn Bản :

NHỚ RỪNG
Thế Lữ

? Giới thiệu một vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Thế
Lữ?
Nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ ngoài ý nghĩa để chơi chữ còn ngụ ý
tự nhận mình là ngời khách tiên của trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp:
? Trong phong trào thơ mới, vị trí của Thế Lữ được khẳng định ntn?
- Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không
bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước
những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xa
phải tan rã.
- Thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số
chữ, cách bỏ vần cho đến tiết tấu âm thanh.
- Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò giữa hai nguồn thi cảm;: nẻo về quá khứ
mơ màng, nẻo tới tương lai và thực tế...Sau một hồi mơ mộng vẩn
vơ, thơ TL như một luồng gió lạ xui ngời ta biết say sưa với cái xán
lạn của cuộc đời thực tế, biết cười cùng hoa nở chim kêu.
- Thơ ông mang nặng tâm sự thời thế đất nước.
? Trình bày xuất xứ bài thơ
? Vị trí của bài thơ trong sự nghiệp thơ ca của Thế Lữ
? Thái độ tiếp nhận của công chúng thời đó với bài thơ
? Vì sao bài thơ lại đợc tiếp nhận nồng nhiệt như vậy?
“Nhớ rừng” là lời con hổ trong vườn bách thú.Tác giả mượn lời con
hổ để nói lên tâm sự u uất của lớp thanh niên thế hệ 1930- đó là
những thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân cảm
thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt đương
thời. Họ khao khát cái tôi cá nhân được khẳng định và phát triển
trong một cuộc đời rộng lớn, tự do. Đó cũng đồng thời là tâm sự
chung của ngời dân mất nớc bấy giờ. Vì vậy, Nhớ rừng đã có đợc
sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Có thể coi Nhớ
rừng như một áng văn thơ yêu nước tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu
nước hợp pháp đầu thế kỷ XX.

biểu nhất của Thế
Lữ và là tác phẩm
mở đường cho sự
thắng lợi của Thơ
mới
- Tác giả mượn lời
con hổ để nói lên
tâm sự u uất của
lớp thanh niên thế
hệ 1930- đó là
những thanh niên
trí thức Tây học
vừa thức tỉnh ý
thức cá nhân cảm
thấy bất hòa sâu
sắc với thực tại xã
hội tù túng, ngột
ngạt đương thời
- Bài thơ tràn trề
cảm hứng lãng
mạn: thân tù hãm
mà hồn vẫn sôi
sục, khao khát tự
do.
III. Luyện tập:
Đề bài: Cảm
nhận của em về
bài thơ “Nhớ
rừng” của Thế
Lữ?

- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ : Nêu cảm nhận về hình ảnh con hổ trong vườn bách thú. Em hãy so
sánh hình ảnh của con hổ trong hai hoàn cảnh quá khứ và hiện tại để thấy được khát vọng
tự do.
3. Bài mới


Hoạt động của thày – trò
Nội dung cần đạt
I TÁC GIẢ.
? Giới thiệu một vài nét chính a. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca. (SGK)
về cuộc đời và sự nghiệp của b. Đôi nét về hồn thơ Vũ Đình Liên.
Vũ Đình Liên?
- Hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm
? Trong phong trào thơ mới, vị hoài cổ bâng khuâng.
trí của Vũ Đình Liên được
khẳng định ntn?
II. VĂNBẢN.
Trong làng Thơ mới . Vũ Đình - Là bài thơ tiêu biểu nhất của Vũ Đình Liên trong sự nghiệp
Liên là một ngời cũ. Từ khi thơ ca.
phong trào Thơ mới ra đời, ta 1. Bối cảnh xã hội: Từ đầu thế kỉ XX, chữ nho ngày càng mất

1.Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
2. Nêu ý nghĩa của hình ảnh ông đồ qua bài thơ?
- Là thầy đồ bán chữ nho ngày Tết.
- Là hình ảnh tiêu biểu cho lớp người xưa một thời vang bóng.
- Là hình ảnh tiêu biểu cho nét đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc.
- Là di tích của một thời.
3. Phân tích cái hay của hai câu thơ:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Gợi ý: Nỗi buồn tủi lan sang cả những vật vô tri vô giác. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng


được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được.
Nghiên mực cũng vậy, không được bút lông chấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi và trở thành
nghiên sầu. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được dùng rất đắt.
4. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.
(Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa , nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Đường phố vẫn đông
người qua nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông. Ông vẫn cố bám lấy sự sống, vẫn muốn
có mặt với cuộc đời nhưng cđời đã quên hẳn ông. Ông ngồi đấy mà vô cùng lạc lõng, lẻ loi. Ông
ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng là một tấn bi kịch. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông.
Lá vàng rơi vốn đã gợi sợ tàn tạ, buồn bã, đây lại rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của
ông đồ. Vì ông ế khách, tờ giấy đổ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi ông cũng bỏ mặc. Ngoài trời
chỉ là mưa bụi bay rất nhẹ mà sao ảm đạm, lạnh lẽo tới buốt giá).
4. Củng cố:
? Nêu cảm nhận về nội dung cơ bản của bài thơ? Hãy nêu lý do vì sao nói, tác giả
5. Hướng dẫn:

D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
8A:
: Sĩ số: 33 / Vắng:
8B:
: Sĩ số:30 /Vắng:
2.Kiểm tra bài cũ : ? Hãy nêu cảm nhận về tâm trạng của nhà thơ trong hai câu cuối bài
thơ:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
3. Bài mới
HĐ của thày - trò
Nội dung cần đạt
? Hãy trình bày hiểu
I. Giới thiệu đôi nét về tác giả - tác phẩm.
biết về tác giả Tế Hanh. a. Tác giả:
Giáo viên bổ sung thêm
- Tế Hanh – tên khai sinh là Trần tế Hanh, sinh 1921, quê
một số chi tiết đáng lưu Quảng Ngãi, hiện đang sống ở HN.
ý về cuộc đời tác giả.
- Ông tham gia cách mạng từ T8/1945, tham gia nhiều khoá
? Giới thiệu đôi nét về
BCH Hội Nhà văn…
giá trị nội dung và nghệ
- XB nhiều tập thơ, tiểu luận, thơ viết cho thiếu nhi, dịch
thuật của tác phẩm?
nhiều tập thơ của các nhà thơ lớn trên TG.
? Theo em, điều làm
- Ông nhận nhiều giải thưởng về vh.
nên sức sống lâu bền

- Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá:
+ Hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng của buổi bình
minh.
+ Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai và
những chiếc thuyền “phăng mái chèo” ;“mạnh mẽ vượt trường giang”.
+ Hình ảnh cánh buồm là một sự so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài
với bao nỗi niêmg của người dân chài.
- Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền trở về bến:
+ Cảnh ồn ào tấp nập trên bến đỗ là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng
chài được miêu tả hết sức sinh động, chan hoà niểm vui sướng trước thành quả lao
động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài.
+ Hình ảnh những chàng trai và những con thuyền sau chuyến ra khơi tạo nên
một vẻ đẹp vừa thực vừa lãng mạn với hương vị riêng biệt khó quên của làng chài.
Kết bài:
- Bức tranh làng quê trong bài thơ thể hiện tình càm trong sáng, thiết tha của Tế Hanh
đối với quê hương.
- Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp của cuộc
sống và con người ở mọi làng chài VN, nên có sức hấp dẫn với mọi tâm hồn Việt.
2. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh con thuyền trong bài thơ;
Gợi ý:
- hình ảnh con thuyền lúc ra khơi.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
-> nghệ thuật so sánh, sử dụng động từ mạnh gợi lên hình ảnh chiếc thuyền đang mạnh mẽ,
đầy hứng khởi lướt trên sóng biếc. Sức mạnh của con thuyền hay chính sức mạnh của những
chàng trai đang hào hứng, đầy khí thế, quyết tâm chinh phục biển khơi.
- hình ảnh con thuyền lúc trở về:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ…
-> Nghệ thuật nhân hóa…. Gợi hình ảnh con thuyền viên mãn nghỉ ngơi sau chuyến lao

sĩ trẻ.
b. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số hình
ảnh đặc sắc và cảm nhận về bài thơ.
c. Thái độ :
- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu văn học.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:


- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ : ? Hãy nêu cảm nhận về hai câu thơ sau:
“Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Khắp thân hình nồng thở vị xa xăm…”
3. Bài mới
HĐ của thày - trò
Nội dung cần đạt
? Hãy trình bày hiểu
I. Giới thiệu về tác giả - tác phẩm.
biết về tác giả Tố Hữu. a. Tác giả:
Giáo viên bổ sung thêm

Bác ơi!
Mẹ Tơm…
II. Luyện tập:
1. Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ
Tố Hữu.
DÀN Ý
Mở bài:
- Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7.1939, lúc nàh thơ bị TD Pháp bắt giam
ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
- Bài thơ thể hiện tâm trạng của người thanh niên cộng sản mười tám tuổi sau 4
tháng trời bị tách biệt khỏi c/đ tự do.
Thân bài:
a. Tình yêu cuộc sống và nỗi khao khát tự do: (6 câu thơ đầu).
- Tiếng chim tu hú gọi bầy đánh thức hình ảnh mùa hè trong tâm hồn người tù.
- Bức tranh mùa hè hiện lên thật sinh động và cụ thể, nồng nàn tình yêu c/s và nỗi
khát khao tự do.
b. Càng khao khát tự do, người tù càng đau khổ vì bị giam cầm (4 câu cuối):
- Tiếng chim tu hú và khung cảnh mùa hè trong tưởng tượng thôi thúc người tù


Trích đoạn Các câu sau có phải là câu nghi vấn không ? Tại sao? Kiến thức: Củng cố và giúp học sinh tìm hiểu thêm kiểu câu phủ định, dấu hiệu nhận Đặc điểm: Câu PĐ thường được cấu tạo bằng các phương
Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status