Nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khóa về phần “dòng điện không đổi” trong chương trình vật lý phổ thông nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh - Pdf 41

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ
PHẦN “DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” TRONG CHƢƠNG TRÌNH
VẬT LÍ PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

Mã số: TB2016 - 08

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thanh Lâm

Sơn La, 12/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ
PHẦN “DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” TRONG CHƢƠNG TRÌNH
VẬT LÍ PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

Mã số: TB2016 - 08


Học sinh

2

GV

Giáo viên

3

PT

Phổ thông

4

SGK

Sách giáo khoa

5

ĐHSP

Đa ̣i ho ̣c Sƣ pha ̣m

6

THPT

1.5.2. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa vật lý ......................................................15
1.6. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA...................................16


1.7. NỘI DUNG, CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY
HỌC NGOẠI KHÓA VỀ VẬT LÝ ...........................................................................17
1.7.1. Nội dung ngoại khóa về vật lý ..........................................................................17
1.7.2. Các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lý ................................................18
1.7.3. Phƣơng pháp dạy học hoạt động ngoại khóa vật lý .......................................23
1.8. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ VẬT LÝ .........25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 28
Chƣơng 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VẬT LÝ VỀ .....................29
“DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” CHO HS LỚP 11 THPT.........................................29
2.1. MỤC TIÊU DẠY HỌC MÀ HS CẦN ĐẠT ĐƢỢC KHI HỌC VỀ “DÕNG
ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” Ở LỚP 11 THPT ....................................................................29
2.1.1. Mục tiêu về kiến thức ........................................................................................29
2.1.2. Mục tiêu về kỹ năng .......................................................................................... 30
2.1.3. Mục tiêu phát triển tƣ duy ................................................................................30
2.1.4. Các thí nghiệm cần tiến hành trong quá trình dạy học về “Dòng điện không
đổi” ................................................................................................................................ 31
2.2. TÌM HIỂU TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC VỀ “DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” Ở
LỚP 11 THPT THUỘC MỘT SỐ TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA .31
2.2.1. Mục đích điều tra............................................................................................... 31
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra .......................................................................................31
2.2.3. Đối tƣợng điều tra.............................................................................................. 32
2.2.4. Kết quả điều tra .................................................................................................32
2.2.5. Nguyên nhân của những sai lầm của HS và một số giải pháp khắc phục ....36
2.3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VỀ “DÕNG ĐIỆN
KHÔNG ĐỔI” Ở LỚP 11 THPT ...............................................................................38
2.3.1. Ý định sƣ phạm chung khi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại

phẩm chất đạo đức tốt. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành giáo dục cần đổi mới căn bản
toàn diện, trong đó một yếu tố quan trọng là đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng
tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.
Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học, giúp HS khắc sâu kiến
thức đã học, rèn luyện kỹ năng thực hành, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế; xây
dựng năng lực tổ chức hoạt động tập thể, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách,
bồi dƣỡng năng khiếu và khả năng tƣ duy sáng tạo ở HS. Thông qua tổ chức hoạt động
ngoại khóa, GV sẽ kích thích đƣợc sự hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập,
tích cực tƣ duy ở HS, từ đó giúp HS học tập tốt hơn. Ngoài ra hoạt động ngoại khóa
cũng tạo điều kiện cho GV gần gũi, hiểu rõ HS hơn, tăng cƣờng tình đoàn kết giữa các
HS với nhau.
Vật lý học là một môn học bắt buộc trong hệ thống các môn học của nhà trƣờng
PT ở nƣớc ta hiện nay. Cũng giống nhƣ các môn học khác, để học tốt môn Vật lý đòi
hỏi HS phải có sự hứng thú, đam mê môn học. Mặt khác với những đặc trƣng riêng là
liên quan nhiều đến thực tiễn đời sống, kỹ thuật và các hiện tƣợng trong tự nhiên,
nhƣng với phần lớn các trƣờng PT hiện nay, nhất là các trƣờng PT miền núi còn nhiều
hạn chế về điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất,... nên chƣa có nhiều mô hình vật lý
gắn với thực tiễn đời sống và kỹ thuật, vì vậy chƣa kích thích đƣợc tính tích cực tƣ
duy, sự yêu thích đam mê môn Vật lý ở nhiều em HS. Việc tổ chức ngoại khóa vật lý
cho HS ở các trƣờng PT là rất cần thiết.
Qua quá trình nghiên cứu SGK Vật lý 11, chúng tôi nhận thấy kiến thức về
“Dòng điện không đổi” có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Trong dạy học
nội khóa đã đƣợc trang bị một số thiết bị thí nghiệm tối thiểu về “Dòng điện không
đổi”, nhƣng qua điều tra chúng tôi nhận thấy các GV chƣa khai thác, tận dụng đƣợc
hết khả năng của các thiết bị thí nghiệm này trong dạy học. Có GV sử dụng các thiết bị
này trong dạy học nhƣng chƣa nghiên cứu để đƣa thí nghiệm vào giảng dạy theo
hƣớng tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Ngoài ra, phần này cũng có những thí
1



“Dòng điện không đổi” trong chƣơng trình vật lý PT.
2


- Tổ chức thực hiện, tổng kết và rút ra một số kết luận cần thiết.
IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học ngoại khoá một số chủ đề về phần "Dòng điện không đổi'' đối với HS
lớp 11 THPT, nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của HS.
b. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu và tổ chức hoạt động ngoại khoá khi dạy một số kiến thức về
“Dòng điện không đổi” trong chƣơng trình Vật lý PT, nhằm phát huy tính tích cực và
phát triển năng lực sáng tạo cho HS.
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận: nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học, giáo dục học,
lý luận dạy học vật lý, các tài liệu về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Nghiên cứu thực tế dạy học ngoại khoá vật lý tại một số trƣờng THPT.
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm: thực hiện dạy học ngoại khoá một số nội dung đã
chọn và đánh giá mức độ hoàn thành của đề tài so với mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu: Xử lý kết quả bằng thống kê toán học, đƣa ra kết
quả.
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu nghiên cứu và tổ chức đƣợc một số chủ đề hoạt động ngoại khoá vật lý về
phần ''Dòng điện không đổi'' sẽ góp phần nâng cao tính tích cực và phát triển năng lực
sáng tạo của HS, nâng cao chất lƣợng dạy học vật lý ở các trƣờng THPT, chất lƣợng
đào tạo của Trƣờng Đại học Tây Bắc.
VII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Đề xuất đƣợc một số nội dung và hình thức dạy học ngoại khoá vật lý.
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên sƣ phạm vật lý, cũng nhƣ cho
các GV vật lý ở các trƣờng THPT muốn tham khảo, học hỏi, tổ chức ngoại khóa vật lý.

Ở nƣớc ta, từ những năm 1960 khi xây dựng chƣơng trình giáo dục, Bộ Giáo
dục đã xác định rõ [3]: ''Muốn thực hiện giáo dục và giáo dưỡng trong các môn học
đạt kết quả đầy đủ thì ở nhà trường cần tổ chức ngoại khoá… Công tác ngoại khoá bổ
sung và nâng cao chất lượng của nội khoá lên một bước''. Vật lý là một môn học bắt
buộc ở trƣờng PT của nƣớc ta hiện nay. Hoạt động ngoại khoá về vật lý cũng là một
phần trong hoạt động ngoại khoá ở trƣờng PT và đã đƣợc nghiên cứu từ lâu. Cho đến
nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về vật lý cho đối
tƣợng HS PT, nhƣ: Nguyễn Thúy Nga – năm 2001; Nguyễn Văn Ngà – năm 2001;
Nguyễn Văn Phán – 2002; Phạm Tuyết Mai – 2002; Trần Hữu Phƣớc (2007), Nghiên
cứu việc tổ chức ngoại khóa về cơ học chất lƣu chuyển động nhằm phát triển tính tích
cực, sáng tạo của HS THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục; Trƣơng Đức Cƣờng
(2007), Nghiên cứu xây dựng và tổ chức một số chủ đề ngoại khóa phần điện học lớp
12 (THPT) nhằm góp phần giáo dục KTTH cho HS, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo
dục; Nguyễn Hƣơng Lan – 2007; Ngô Thị Bình (2009), Nghiên cứu việc tổ chức hoạt
động ngoại khoá về Tĩnh học vật rắn ở lớp 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực và
phát triển năng lực sáng tạo của HS, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục; Nguyễn
5


Quang Đông, Một số trò chơi dùng trong tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lý, Tạp chí
Thiết bị giáo dục Số 36 Năm 2008; Kiều Thanh Bắc - 2013, Tổ chức hoạt động ngoại
khóa có nội dung ứng dụng kỹ thuật về cảm ứng điện từ vật lý 11 theo hƣớng phát huy
tính tích cực và năng lực sáng tạo của HS, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục;
Nguyễn Thanh Lâm, Dƣơng Văn Lợi – 2014, Thiết kế nội dung và tổ chức thực hiện
chƣơng trình ngoại khóa vật lý cho một số trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La, Đề
tài cấp cơ sở,… Riêng phần “Dòng điện không đổi” cũng đã có đề tài nghiên cứu, song
theo quan điểm của chúng tôi, hoạt động ngoại khóa về phần “Dòng điện không đổi”
cần đƣợc nghiên cứu nhiều hơn. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn hƣớng đề tài này.
1.2. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ LÝ LUẬN DẠY HỌC Ở TRƢỜNG PT
1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc dạy học ở nhà trƣờng PT

trừu tƣợng, năng lực di chuyển hành động trí tuệ, dự đoán diễn biến của các hiện
tƣợng, năng lực tổ chức lao động trí óc một cách khoa học, năng lực tự học, năng lực
hoạt động nhận thức độc lập, sáng tạo.
Đứng trƣớc sự bùng nổ thông tin, khoa học công nghệ, việc hình thành cho HS
năng lực tự học một cách độc lập, sáng tạo giữ vai trò hết sức quan trọng, nó là cơ sở
để giúp con ngƣời có thể học tập thƣờng xuyên và học tập suốt đời.
Bên cạnh việc phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ, quá trình dạy học có
nhiệm vụ bồi dƣỡng cho HS một số phẩm chất hoạt động trí tuệ cả về bề rộng, chiều
sâu, tính độc lập, tính phê phán, tính mềm dẻo và tính năng động, tính khái quát của
hoạt động trí tuệ, …
Tóm lại, trong quá trình dạy học các phẩm chất của hoạt động trí tuệ nói riêng
và trí tuệ nói chung không ngừng phát triển và hoàn thiện. Ngƣợc lại, sự phát triển trí
tuệ trong chừng mực nhất định cũng ảnh hƣởng trở lại đối với chất lƣợng quá trình dạy
học. Nhƣ vậy giữa dạy học và phát triển trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì
vậy dạy học cần đi trƣớc, đón trƣớc và thúc đẩy sự phát triển của ngƣời học. Muốn
thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của ngƣời học thì nói chung việc dạy học phải đảm bảo
tính vừa sức với ngƣời học, các nhiệm vụ dạy học phải tƣơng thích với “vùng phát
triển gần nhất” [23] tạo điều kiện và đòi hỏi ngƣời học phải không ngừng vƣơn lên với
sự nỗ lực cao nhất.
Để phát triển trí tuệ cho HS cần chú ý tới các điều kiện sau:
+ Nắm đƣợc đặc điểm của đối tƣợng, nhất là trình độ nhận thức của đối tƣợng.
+ Có phƣơng pháp dạy học thích hợp nhằm phát huy trí thông minh của HS.
+ Lựa chọn nội dung dạy học một cách khoa học và hợp lý.
Bên cạnh phát triển trí tuệ, quá trình dạy học có nhiệm vụ chăm lo phát triển thể
7


lực cho HS, giúp các em có sức khỏe để học tập và tham gia các hoạt động khác.
- Tổ chức điều khiển người học, hình thành phát triển thế giới quan khoa học,
nhân sinh quan và các phẩm chất của người công dân, người lao động có bản lĩnh và


tập thể trong quá trình dạy học.
+ Đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học.
+ Nguyên tắc chuyển từ dạy học sang tự học.
1.2.2. Các vấn đề chung về hình thức tổ chức dạy học ở trƣờng PT
Hình thức tổ chức dạy học là toàn bộ những cách thức tổ chức hoạt động của
GV và HS trong quá trình dạy học, ở thời gian và địa điểm nhất định với những
phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học cụ thể nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Hình thức dạy học khác nhau chủ yếu tùy theo mối quan hệ giữa việc dạy học
có tính tập thể hay có tính cá nhân, mức độ tính tự lực hoạt động nhận thức của HS, sự
chỉ đạo chuyên biệt của GV đối với hoạt động học tập của HS, chế độ làm việc, thành
phần HS, địa điểm và thời gian học tập.
Trong thực tế dạy học, ngƣời ta phân biệt 3 dạng tổ chức dạy học: dạng toàn
lớp, dạng nhóm, dạng cá nhân.
* Các dạng tổ chức dạy học cơ bản [15], [9]
+ Dạng toàn lớp: Là dạng trong đó, mỗi HS đồng thời hoàn thành những nhiệm
vụ nhận thức chung.
Ƣu điểm: GV có thể lãnh đạo đồng thời mọi HS, tích cực điều khiển việc lĩnh
hội tri thức, việc ôn tập và củng cố tri thức cho toàn lớp.
Nhƣợc điểm: GV khó chú ý đến đặc điểm cá nhân, đặc biệt là đến tốc độ hoạt
động và trình độ hoạt động nhận thức của mỗi HS.
+ Dạng nhóm: Là dạng trong đó, từng nhóm HS cùng giải quyết những nhiệm
vụ nhận thức thống nhất. Các em có thể cùng thảo luận các nhiệm vụ nhận thức, vạch
ra con đƣờng và giải quyết các nhiệm vụ đó, cuối cùng đạt đến kết quả chung.
Ƣu điểm: GV có thể chú ý tới những nhu cầu riêng của từng nhóm HS, có thể
mở ra khả năng rộng rãi để HS hợp tác hoạt động với nhau cũng nhƣ để kiểm tra lẫn
nhau.
Nhƣợc điểm: Những cá nhân HS nào đó do học tập thụ động có thể sử dụng
những kết quả mà những HS khác thu đƣợc. Mặt khác, nó còn có thể làm nẩy sinh mâu
thuẫn giữa những yêu cầu của GV và mức độ tích cực của cá nhân HS riêng biệt,

đƣợc tiến hành tại các trƣờng PT.
+ Hình thức giúp đỡ riêng: Trong quá trình dạy học, tất yếu sẽ có sự phân hóa
về trình độ nhận thức và sẽ xuất hiện hai loại HS: yếu – kém, khá - giỏi mà việc dạy
học đƣợc tiến hành trên cơ sở trình độ chung không thỏa mãn hai loại HS này.
1.3. CÁC NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƢỜNG PT
10


Căn cứ vào mục tiêu chung của hệ thống giáo dục quốc dân và đặc điểm riêng
của bộ môn Vật lý, việc dạy học vật lý ở trƣờng PT có các nhiệm vụ sau: [17]
+ Trang bị cho HS hệ thống những kiến thức PT, cơ bản, ở mức độ hiện đại,
bao gồm: các hiện tƣợng vật lý, các khái niệm vật lý, các định luật vật lý cơ bản, nội
dung chính của các thuyết vật lý, các ứng dụng quan trọng nhất của vật lý trong đời
sống và trong sản xuất, các phƣơng pháp nhận thức phổ biến dùng trong vật lý.
+ Phát triển tƣ duy khoa học ở HS: rèn luyện những thao tác, hành động,
phƣơng pháp nhận thức cơ bản, nhằm chiếm lĩnh kiến thức vật lý, vận dụng sáng tạo
để giải quyết vấn đề trong học tập và hoạt động thực tiễn sau này.
+ Trên cơ sở kiến thức vật lý vững chắc, có hệ thống, bồi dƣỡng cho HS thế
giới quan duy vật biện chứng, giáo dục lòng yêu nƣớc, thái độ đối với lao động, đối
với cộng đồng và những đức tính khác của ngƣời lao động.
+ Góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hƣớng nghiệp cho HS, làm cho HS
nắm đƣợc những nguyên lý cơ bản về cấu tạo và hoạt động của các máy móc dùng phổ
biến trong nền kinh tế quốc dân. Có kỹ năng sử dụng những dụng cụ vật lý, đặc biệt là
những dụng cụ đo lƣờng, kỹ năng lắp ráp các thiết bị để thực hiện thí nghiệm vật lý, vẽ
biểu đồ, xử lý các số liệu đo đạc để rút ra kết luận. Những kiến thức, kỹ năng đó giúp
cho HS sau này nhanh chóng thích ứng đƣợc với lao động sản xuất trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Những nhiệm vụ trên không thể tách rời nhau mà luôn luôn gắn liền với nhau,
hỗ trợ lẫn nhau, góp phần đào tạo ra những con ngƣời phát triển hài hòa, toàn diện.
1.4. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO

vấn đề, mong muốn đƣợc GV giúp đỡ, chỉ dẫn mà không nản chí khi gặp khó khăn.
Ngoài ra, tính tích cực của HS trong hoạt động học tập cũng nhƣ trong hoạt
động ngoại khoá còn có thể nhận thấy trong biểu hiện về mặt ý chí, nhƣ: sự tập trung
vào vấn đề đang nghiên cứu, kiên trì theo đuổi mục tiêu, không nản chí trƣớc những
khó khăn hoặc thái độ phản ứng trong những buổi học, buổi hoạt động nhóm là hào
hứng, sôi nổi hay chán nản.
* Các cấp độ của tính tích cực học tập
Có thể phân biệt tính tích cực ở ba cấp độ khác nhau nhƣ sau:
+ Cấp độ 1 – bắt chƣớc: HS tích cực bắt chƣớc hoạt động của GV và của bạn
bè. Trong hành động bắt chƣớc cũng phải có sự cố gắng của thần kinh và cơ bắp.
+ Cấp độ 2 – tìm tòi: HS tìm cách độc lập giải quyết vấn đề, thử nhiều cách
khác nhau để giải quyết hợp lý vấn đề.
12


+ Cấp độ 3 – sáng tạo: HS nghĩ ra cách giải quyết mới độc đáo hoặc cấu tạo
những nhiệm vụ mới, bài tập mới hay những thí nghiệm mới để chứng minh bài học.
Những biểu hiện và các cấp bậc của tính tích cực trong học tập của HS nêu trên
chính là những căn cứ để chúng tôi đánh giá hiệu quả của quy trình hoạt động ngoại
khóa về “Dòng điện không đổi” đối với việc phát huy tính tích cực của HS trong thực
nghiệm sƣ phạm.
1.4.2. Năng lực sáng tạo của HS trong hoạt động học tập
* Khái niệm năng lực sáng tạo
“Sáng tạo là một hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay
vật chất có tính đổi mới, có ý nghĩa xã hội, có giá trị” (Sáng tạo, Bách khoa toàn thƣ
Liên Xô. Tập 42, trang 54).
Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất
hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công
những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới. Nhƣ vậy, sản phẩm của sự sáng tạo không
thể suy ra từ cái đã biết bằng cách suy luận lôgic hay bắt chƣớc làm theo mà nó là sản

tiễn sau này kể cả khi kiến thức mà họ thu nhận đƣợc đã bị quên.
* Các biểu hiện của sự sáng tạo trong học tập vật lý
Những hành động của HS trong học tập có mang tính sáng tạo cụ thể nhƣ sau:
- Từ những kinh nghiệm thực tế, từ các kiến thức đã có, HS nêu đƣợc giả
thuyết. Trong chế tạo dụng cụ thí nghiệm thì HS đƣa ra đƣợc các phƣơng án thiết kế,
chế tạo dụng cụ và cùng một thí nghiệm có thể đƣa ra đƣợc nhiều cách chế tạo khác
nhau. Đề xuất đƣợc những sáng kiến kỹ thuật để thí nghiệm chính xác hơn, dụng cụ
bền đẹp hơn,…
- HS đƣa ra dự đoán kết quả các thí nghiệm, dự đoán đƣợc phƣơng án nào chính
xác nhất, phƣơng án nào mắc sai số, vì sao?
- Đề xuất đƣợc những phƣơng án dùng những dụng cụ thí nghiệm đã chế tạo để
làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán và kiểm nghiệm lại lý thuyết đã học.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế một cách linh hoạt nhƣ giải
thích một số hiện tƣợng vật lý, giải thích kết quả thí nghiệm hoặc các ứng dụng của vật
lý trong kỹ thuật có liên quan.
Những biểu hiện của sự sáng tạo của HS trong học tập nhƣ nêu trên cũng sẽ là
những căn cứ để chúng tôi đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa về phần “Dòng
điện không đổi - lớp 11” đối với việc phát triển năng lực sáng tạo của HS trong quá
trình thực nghiệm sƣ phạm.
1.5. VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG HỆ
14


THỐNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC Ở TRƢỜNG PT
Để hoàn thành tốt mục tiêu giảng dạy của môn học, đặc biệt là mục tiêu giảng
dạy về rèn luyện năng lực sáng tạo và mục tiêu về thái độ tích cực trong học tập của
HS thì GV vật lý cần phải phối hợp một cách khéo léo các hoạt động học tập trong nội
khóa và ngoại khóa cho HS.
Hoạt động ngoại khóa vật lý là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp có
tổ chức, có kế hoạch, có phƣơng hƣớng xác định, đƣợc HS tiến hành theo nguyên tắc

năng điều khiển hoạt động nhóm. Ngoài ra, hoạt động ngoại khóa còn giúp HS phát
triển kỹ năng giao tiếp, rèn luyện ngôn ngữ và kỹ năng phát biểu trƣớc đám đông.
+ Về mặt giáo dục tinh thần, thái độ làm việc: Hoạt động ngoại khóa kích thích
sự hứng thú học tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn HS tự giác tham gia một
cách nhiệt tình vào các hoạt động, phát huy tính tích cực, tự lực của HS.
Ngoài ra, hoạt động ngoại khóa còn góp phần phát triển năng lực tƣ duy nhƣ tƣ
duy lôgic, tƣ duy trừu tƣợng và đặc biệt là năng lực tƣ duy sáng tạo cho HS.
Tóm lại, hoạt động ngoại khóa có mục đích bao trùm là hỗ trợ cho dạy học nội
khóa, giúp phát triển và hoàn thiện nhân cách ngƣời học. Đặc biệt, hoạt động ngoại
khóa góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có tính tích cực, tự lực
cao và có khả năng sáng tạo tốt trong công việc, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền giáo
dục nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.
1.6. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Hoạt động ngoại khóa về vật lý nói riêng và hoạt động ngoại khóa nói chung có
những đặc điểm cơ bản nhƣ sau:
+ Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa phải đƣợc lập kế hoạch cụ thể về cả
mục đích, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, lịch hoạt động cụ thể và thời gian
thực hiện.
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia và
sự hứng thú của HS, dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Trên cơ sở đó, HS sẽ yêu thích công
việc, hoạt động tích cực, có hiệu quả và phát triển đƣợc năng lực của mình.
+ Số lƣợng HS tham gia không hạn chế, có thể tổ chức hoạt động ngoại khóa
theo nhóm hoặc theo tập thể đông ngƣời. Trong điều kiện cho phép có thể huy động
HS toàn trƣờng tham gia, không phân biệt trình độ HS.
+ Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa phải đa dạng, phong
phú, mềm dẻo, hấp dẫn để lôi cuốn đƣợc nhiều HS tham gia.
+ Việc đánh giá kết quả các hoạt động ngoại khóa của HS không phải bằng
điểm số thông qua các bài kiểm tra nhƣ trong các giờ học nội khóa, mà thông qua tính
16


đơn giản. Và chúng tôi chọn nội dung kiến thức của chƣơng “Dòng điện không đổi”
trong SGK vật lý lớp 11 PT để xây dựng nội dung cho hoạt động ngoại khóa.
17


1.7.2. Các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lý
Việc phân chia các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lý chỉ mang tính chất
tƣơng đối, không phân biệt đƣợc rõ ràng. Có thể phân ra các hình thức hoạt động ngoại
khóa về vật lý theo lƣợng HS tham gia, cũng có thể theo nội dung ngoại khóa hoặc
theo thời gian và địa điểm diễn ra hoạt động ngoại khóa… Sau khi nghiên cứu các tài
liệu, chúng tôi nhận thấy các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lý thông
thƣờng nhất là: hoạt động ngoại khóa mang tính chất cá nhân, hoạt động ngoại khóa
theo các nhóm và hoạt động ngoại khóa có tính quần chúng rộng rãi. Cụ thể:
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở lớp và ở nhà (HS đọc sách báo về vật lý
và kỹ thuật; tổ chức các buổi báo cáo và dạ hội về các vấn đề vật lý – kỹ thuật; HS ra
báo tƣờng hoặc tập san về vật lý – kỹ thuật; HS biểu diễn thí nghiệm hoặc giới thiệu
sản phẩm là thí nghiệm vật lý chế tạo đƣợc…).
+ HS tổ chức triển lãm giới thiệu những thành tích hoạt động ngoại khóa về vật
lý.
+ Tổ chức cho HS thăm quan ngoại khóa về vật lý, kỹ thuật.
+ Tổ chức, hƣớng dẫn HS thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
vật lý hoặc máy móc đơn giản.
+ Tổ chức ôn luyện cho HS tham dự thi HS giỏi hoặc các cuộc thi khác dành
cho môn Vật lý ở trƣờng PT.
Với các hình thức tổ chức ngoại khóa về vật lý nhƣ trên, HS có thể tham gia
vào các hoạt động với tƣ cách cá nhân, nhóm hoặc tập thể.
* Hoạt động ngoại khóa theo nhóm
Dựa trên tính chất đặc thù của bộ môn Vật lý: các kiến thức vật lý không khó
nhƣng biểu hiện khá phức tạp trong thức tế và các kiến thức đƣợc xây dựng chủ yếu
bằng con đƣờng thực nghiệm. Cho nên tổ chức ngoại khóa về vật lý nên lựa chọn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status