Đạo đức trung hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay - Pdf 41

Header Page 1 of 123.

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

ĐẠO ĐỨC TRUNG, HIẾU TRONG NHO GIÁO
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC
TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành

: Triết học

Mã số

: 62.22.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trần Nguyên Việt

Footer Page 1 of 123.


Header Page 2 of 123.

Hà Nội – 2014

Header Page 3 of 123.

Chương 4. Ý NGHĨA CỦA ĐẠO ĐỨC TRUNG, HIẾU ĐỐI VỚI VIỆC
GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...............113
4.1. Những giá trị căn bản của đạo đức trung, hiếu trong xã hội Việt Nam hiện đại.....113
4.2. Những nội dung cơ bản của giáo dục ý thức trách nhiệm trên nền tảng đạo...118
4.2.1 Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với chính bản thân ................120
4.2.2 Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình...........................126
4.2.3. Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội .............................131
4.3. Một số kiến nghị mang tính giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý

thức

trách

nhiệm

trong

điều

kiện

hiện

nay



Việt

nó noia riêng đang tiếp tục tác động đến nhiều lĩnh vực đời sống tinh thần của nhiều
dân tộc. Do đó, vấn đề căn bản hiện nay là phải khai thác cái gì ở Nho giáo và vận
dụng nó như thế nào cho phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Không
những thế, yêu cầu này còn xuất phát từ thực tiễn vì mục đích xây dựng xã hội lành
mạnh, hài hòa và phát triển.
Việc kế thừa và phát huy đạo đức truyền thống nói chung và các giá trị đạo
đức Nho giáo nói riêng hiển nhiên không phải là sự lựa chọn mới, mà là một tất yếu
khách quan. “Từ xưa đến nay, bất luận dân tộc nào, bất luận quốc gia nào, dầu vàng,
dầu trắng, dầu yếu, dầu mạnh, đã đứng cạnh tranh hơn thua với các dân tộc trên thế
giới thì chẳng những thuần nhờ sức mạnh thôi, mà phải nhờ cái đạo đức làm gốc
nữa; nhất là dân tộc nào bị té nhào xuống, nay muốn đứng lên khỏi bị người đè lên
trên thì lại cần có một đạo đức vững chặt hơn dân tộc đang giàu mạnh hơn mình”
[134, tr.2]. Vấn đề xây dựng đạo đức mới hiện nay đang trở nên quan trọng và cấp
thiết hơn bao giờ hết, bởi lẽ, những tác động tiêu cực nảy sinh từ sự chuyển đổi thể

Footer Page 4 of 123.

1


Header Page 5 of 123.

chế kinh tế ở nước ta diễn ra trong vài thập niên gần đây đã tạo môi trường thuận lợi
cho cái cũ, cái lạc hậu có cơ hội phục hồi, cái bệnh hoạn, suy đồi, biến thái được
dung dưỡng. Tình trạng lao dốc của đời sống đạo đức tỷ lệ nghịch với sự tăng
trưởng các điều kiện vật chất, sức mạnh đồng tiền đã khiến xã hội đối mặt với thực
trạng vô đạo đức, phản văn hóa ngày càng gia tăng. Nhiều người thừa tiền nhưng
sống thiếu văn hóa, giàu về vật chất nhưng hủ bại về đời sống đạo đức. Không ít
đạo lý vốn được coi là chân lý sống bị đảo lộn: người già bị bạc đãi, con trẻ bị bỏ
rơi, con người cảm thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình, không ít người

tiến trình lịch sử của Nho giáo.
- Phân tích sự tiếp biến và đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo Việt Nam
- Phân tích về ý nghĩa của trung, hiếu đối với việc giáo dục ý thức trách
nhiệm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu bằng việc chỉ khảo cứu đạo đức trung,
hiếu của Nho giáo ở Trung Quốc (Nho giáo Nguyên Thủy, Nho giáo thời Hán, Nho
giáo thời Tống) và phân tích nội dung của nó trong Nho giáo Việt Nam qua các đại
biểu nho học chọn lọc. Trên cơ sở đó, đánh giá ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục
ý thức trách nhiệm cá nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận của luận án là Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy
vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện mới.
- Phương pháp nghiên cứu: Khi áp dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử
triết học, luận án đặt toàn bộ vấn đề nghiên cứu dưới ánh sáng của chủ nghĩa Duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, vì vậy ngoài việc sử dụng các phương
pháp: từ trừu tượng đến cụ thể, phân tích, tổng hợp, so sánh....luận án còn quán triệt
nguyên tắc lịch sử cụ thể và nguyên tắc khách quan, toàn diện trong quá trình triển
khai đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án trình bày khái quát được nội dung đạo đức trung, hiếu của Nho giáo
ở Trung Quốc đồng thời chỉ ra được sự tiếp biến của đạo đức trung, hiếu trong Nho
giáo ở Việt Nam và nhận định được về ý nghĩa của đạo đức trung, hiếu đối với việc
giáo dục ý thức trách nhiệm cho cá nhân trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.

Footer Page 6 of 123.


Các công trình nghiên cứu về Nho giáo trong những thập niên gần đây tăng nhanh
và khó có thể có được con số thống kê cụ thể, chi tiết. Vì vậy, một sự khảo sát, đánh
giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài chỉ là phác những nét cơ bản thông qua
những công trình liên quan trực tiếp để từ đó chúng tôi có thể đi sâu nghiên cứu và
đạt được những bước tiến cũng như kết quả nhất định.
Bản thân Nho giáo với tư cách là học học thuyết chính trị, đạo đức, tôn giáo
luôn mang trong mình tính đa nghĩa ở mỗi một vai trò mà không có sự tách biệt
hoàn toàn. Nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung vì thế cũng không tách bạch
một cách siêu hình với việc nghiên cứu các nội dung khác Nho giáo. Trong tính
thống nhất tương đối đó, vấn đề đạo đức của Nho giáo nói chung và đạo đức trung,
hiếu của Nho giáo nói riêng đã được khai thác ở những tầng bậc khác nhau.
Trần Văn Giầu trong “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến cách mạng Tháng Tám, tập 1, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước
nhiệm vụ lịch sử” cho rằng: “Trong quan niệm Nho giáo, đạo đức là một khái niệm
có rộng hơn là đạo đức ta thường nói hàng ngày tức là những nguyên tắc, những
quy phạm để đánh giá, nhận định xem đâu là tốt, xấu, đâu là phải, trái, đâu là nên,
chăng. Khái niệm đạo đức của Nho giáo còn là sự biểu hiện của “tính”, của “thiên
tính”, của “đạo”, nó chẳng những là tính riêng của con người mà cũng là tính chung
cho cả trời đất. Nhà Nho và Nho giáo nhìn cái gì cũng nhìn theo con mắt đạo đức:
trời, người, lịch sử, không coi trọng tính khách quan của sự vật. Hơn nữa đạo đức
trong Nho giáo lại là phương châm, phương hướng lớn của việc trị nước…Nho giáo
không chú trọng nghiên cứu thiên nhiên. Nho giáo chú trọng con người, đạo đức.

Footer Page 8 of 123.

5


Header Page 9 of 123.


Footer Page 9 of 123.

6


Header Page 10 of 123.

đức trên đây, mặt khác tập trung sự chú ý nhiều hơn vào hiếu đễ, nhân và lễ…Nếu
ta coi đức nhân là đức lớn tập trung tinh túy của tất cả các đức khác, thì chúng ta có
thể kết luận rằng, Khổng giáo coi hiếu đễ là gốc của tất cả mọi đức nói
chung…Hiếu đễ không phải chỉ là đức tốt của người làm con làm em mà còn luyện
cho con người trở thành hữu đạo, hữu đức trong nước trong thiên hạ nữa” [30,
tr.130]. Nhà nghiên cứu Quang Đạm đã từ nhiều luận điểm trong Ngũ Kinh, Tứ
Thư…và nhiều tài liệu diễn giải của những danh nho về sau để nêu lên mấy nguyên
lý lớn nhất của chữ hiếu: sự thân và thủ thân gắn liền với nhau; suốt đời thiện kế,
thiện thuật; dương danh hiển thân, cách báo hiếu tốt nhất [30, tr.178].
Ngoài hiếu đễ, Quang Đạm cũng đề cập tới các mối quan hệ khác trong gia
đình và trong phạm vi nhà. Mối quan hệ quân thần được tác giả đề cập trong phần
quan hệ trên dưới. Tuy nhiên trong mối quan hệ vua tôi, ít thấy tác giả đề cập tới
đạo trung mà chủ yếu nói về đường lối cai trị và cách xử thế của vua. Điểm đáng
lưu ý là trong cách tiếp cận, phân tích, chứng minh của Quang Đạm, tính khách
quan được quán triệt khá triệt để cho nên có thể thấy được cả ưu điểm và nhược
điểm của đạo đức Nho giáo đối với đời sống đạo đức chung của xã hội.
Vi Chính Thông trong “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” cũng góp một
cách nhìn về đạo đức Nho giáo nói chung và một số phạm trù đạo đức cụ thể của nó
nói riêng. Dành riêng một phần bàn về “Căn bệnh đạo hiếu”, Vi Chính Thông cho
rằng “Nho gia đã dựa vào hiếu để nói về đạo đức, quả là cách tiếp cận thuận lợi”
[123, tr.101]. Theo tác giả, kết quả của việc coi mọi biểu hiện của đạo đức con
người đều đã thể hiện ở hiếu, cứ từ hiếu mà suy ra là “Khi hiếu đã thay thế cho mọi
biểu hiện của đạo đức, người ta sẽ rơi vào “phiếm hiếu chủ nghĩa”…Về sau, đạo

điểm: Đề ra nguyên tắc “thân thân” (thương yêu người thân); Mở rộng ý nghĩa của
hiếu đễ; Vô vi (không vi phạm); Tạo ra những điển hình về người con có hiếu.
Những nội dung được đề cập khá quan trọng nhưng do thời lượng nhỏ nên chưa
khai thác sâu được nhiều luận cứ trong kinh điển Nho giáo. “Sự mở rộng tư tưởng
hiếu đạo từ sau Mạnh Tử” được Vi Chính Thông khảo sát qua thư tịch cổ như: Đại
học, Trung Dung, Lã Thị Xuân Thu, Đại đới lễ ký. Qua những thư tịch cổ này, ở
những vấn đề chính các sách đều có lặp lại và những nét tương đối riêng biệt.
Thông qua diễn biến của tư tưởng hiếu đạo từ Khổng Mạnh tới Tần Hán, Vi Chính
Thông cũng phát hiện ra hai vấn đề xuất hiện là: vấn đề lẫn lộn giữa trung và hiếu
và vấn đề giữa tình riêng và phép nước. Ông cho rằng: “sự lẫn lộn giữa hiếu và
trung rất có thể liên quan tới chế độ cha truyền con nối. Dưới chế độ cha truyền con
nối, thế tử và vua cha là quan hệ cha con, nên con phải tận hiếu với cha. Đối với thế
tử, tận hiếu cũng là tận trung, giữa hiếu và trung rất khó phân biệt.Chính trị quý tộc

Footer Page 11 of 123.

8


Header Page 12 of 123.

là cha truyền con nối, chính thể chuyên chế cũng cha truyền con nối” [123, tr.272].
Đề cập nhiều nội dung liên quan đến hiếu đạo và bước đầu đi vào lý giải nguyên
nhân lẫn lộn giữa hiếu và trung song Vi Chính Thông gần như không đề cập tới đạo
trung. Chính vì vậy, cần có sự khảo sát kỹ hơn nữa để tìm hiểu xem diễn biến đạo
đức trung hiếu của Nho giáo.
Đi theo lối truyền thống và mở ra một triển vọng khai thác vấn đề trung hiếu
ở cấp độ sâu hơn phải kể đến tác phẩm “Chữ hiếu trong nền văn hoá Trung Hoa”
của Tiêu Quần Trung. Với bốn chương, Tiêu Quần Trung đã đề cập tới khởi nguồn,
diễn biến, ý nghĩa của đạo hiếu và bước đầu nêu lên những suy nghĩ về lịch sử của

Phan Đại Doãn trong tác phẩm “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” đã
phân tích: “Ở Việt Nam, trên nền tảng Đông – Nam Á, gia đình nhỏ lấy vợ chồng
làm mặt ngang bằng, bình đẳng là chính, khi tiếp nhận luân lý Nho giáo đương
nhiên phải chuyển đổi, đó là quan niệm hiếu gắn liền với nghĩa. Nho giáo Việt Nam
cũng bàn luận nhiều về hiếu trung. Nhưng tư tưởng trung của Việt Nam không phải
là nét chính yếu (như người Nhật)” [29, tr.98]. “Hiếu vốn là tinh thần, là nội dung
của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa trong phong
tục tín ngưỡng như “thờ cúng tổ tiên”, “trọng lão” nhưng về sau lại được giáo lý
Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành luân lý xã hội. Các
nhà nước dưới thời Lê – Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đình…lấy hiếu làm
chuẩn mực cho các giá trị xã hội, làm tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách, lấy hiếu để
ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên và đặc biệt được pháp luật
hóa, chính sách hóa” [29, tr.144]. Phan Đại Doãn đã nhận định về vấn đề nhà nước
pháp luật hoá những quan niệm hiếu nghĩa để rút ra những nội dung cơ bản của đạo
hiếu ở Việt Nam, đồng thời khẳng định: Hiếu là nhân cách con người, là gốc của
nhân luân, là một giá trị xã hội cao quý, là quan hệ đứng dọc trong gia đình và dòng
họ, có ý nghĩa quan trọng nhất trong các nguyên tắc ứng xử gia đình. Đạo hiếu thể
hiện trước hết ở việc con cháu phải nuôi dưỡng ông bà cha mẹ . Đây là yêu cầu tối
thiểu đối với mỗi thành viên trong gia đình. [29, tr.156]. Không những thế, theo
Phan Đại Doãn, “hiếu không dừng ở đạo đức, mà xa hơn còn là phạm trù tín
ngưỡng, một tín ngưỡng thế tục, hiếu còn là điều luật xã hội mọi người phải tuân
thủ” [29, tr.175]. “
Quan điểm của Phan Đại Doãn như trên khá sâu sắc và mang tính gợi mở
cao. Vấn đề các triều đại đều có ý thức sử dụng pháp luật để pháp lý hóa tư tưởng
hiếu hay tông pháp hóa gia đình và dòng họ là một thực tế lịch sử. Nhưng sự tông
pháp hóa đó ảnh hưởng đến tư duy, hành động và việc hình thành nhân cách con
người Việt Nam như thế nào cần có sự luận giải và minh chứng rõ hơn nữa.

Footer Page 13 of 123.


nghiệp, lập công danh hiển hách, soa lại nói hiếu cản trở sự tiến lên của xã hội, sao
lại nói xã hội bị dẫm chân tại chỗ, bảo thủ được. Bản chất của hiếu là sinh, có nghĩa
là luôn làm cho sự nghiệp phát đạt, xã hội sôi động phát triển tưng bừng” [86,
tr.153]. Trần Chí Lương còn đặt vấn đề hiếu là nguồn gốc của lòng yêu nước và ý

Footer Page 14 of 123.

11


Header Page 15 of 123.

nghĩa của hiếu đối với thế kỷ XXI là nêu ra được phương pháp tư duy mới: “Hiếu
đem trời gọi là cha, đem đất gọi là mẹ, xem người và vạn vật là một thể. Đây là một
phương thức tư duy mới. Con người đối với cha mẹ như thế nào thì đối với tự nhiên
như thế ấy, cùng chung sống với tự nhiên” [86, tr.169]
Với cùng một cấu trúc phát vấn, nhiều vấn đề liên quan đến đạo hiếu của
Nho giáo đã được đề cập và giải thích theo tư duy hiện đại tích cực. Bàn về trung,
tác giả cũng áp dụng phương pháp tương tự để nói về: bản chất của trung, các tầng
bậc và mức độ trung, bất trung, trung thần… Trần Chí Lương cũng đặt vấn đề “Ý
nghĩa hiện đại của trung”: “trung là trung với nước, trung với dân tộc, trung với sự
nghiệp. Trung là công chính vô tư, khiêm chính, liêm công, cần kiệm xây dựng sự
nghiệp. Ở thời hiện đại, trung không những là nguồn gốc sinh ra lòng yêu nước mà
còn sinh ra tinh thần quốc tế cao cả để các nước trên thế giới hợp tác, hòa hợp với
nhau” [86, tr.171]… Cách tiếp cận của Trần Chí Lương là cách tiếp cận mới, hiện
đại hóa vấn đề dựa trên kinh điển được hiểu như một sự thông diễn hay cách ngôn.
Các vấn đề về trung hiếu của Nho giáo được đề cập đều được Trần Chí Lương đặt
trong sự đa nghĩa để luận bàn. Điều này có cơ sở từ trong bản chất của Nho giáo vì
bản thân các đại biểu của nó thường không đưa ra khái niệm hay hệ chuẩn khép kín
cho một vấn đề mà tùy hoàn cảnh, trường hợp sẽ có sự giải đáp. Tuy nội dung chính

Hiếu Kinh và Kinh Thi) và cho rằng: “Theo đó mà nói, hễ có hiếu hạnh thì ắt có mọi
đức hạnh. Cho nên hiếu là căn bản của đạo đức. Vào đời Hán, học thuyết này ảnh
hưởng rất mạnh. Hễ ai hiếu đễ thì được trọng thưởng. Thụy hiệu của các vua đời
Hán đều có chữ Hiếu. Như vậy có thể thấy hiếu rất được xem trọng vào thời đó”
[71, t.1, tr.493]. Tuy khẳng định vị trí của hiếu và phần luận bàn được đặt trong
phần Nho gia đời Tần Hán song không thấy Phùng Hữu Lan bàn trực tiếp về tư
tưởng hiếu của các Nho gia thời kỳ này mà chỉ tập trung vào Nho giáo nguyên thủy.
Do đó, cần tiếp tục có sự nghiên cứu, so sánh để làm rõ sự tương đồng cũng như
khác biệt trong quan niệm về hiếu của các nho gia ứng với từng thời kỳ trong lịch
sử tồn tại và phát triển Nho giáo.
Cũng có những nhà nghiên cứu đi sâu hơn vào đạo đức trung, hiếu của Nho
giáo và đánh giá sự tiếp biến của nó trong xã hội Việt Nam trong phạm vi nghiên
cứu hẹp và đưa ra nhiều nhận định có giá trị. Chẳng hạn:
Phan Chu Trinh trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông Tây” phân
tích sự cực đoan, siêu hình và tầm thường hóa các quan niệm đạo đức trung, hiếu
của những người ông gọi là hủ nho: “Một bọn hủ nho mắc cạn vẽ rắn thêm chân,
đem những tư tưởng rất nông nỗi truyền bá ra để trói buộc dân gian. Như là: “Quần
thần chí nghĩa bất khả đào ư thiên địa chi gian” nghĩa là mình sinh ra ở xứ này phải

Footer Page 16 of 123.

13


Header Page 17 of 123.

đôi ông vua lên đầu…, “thiên hạ vô bất thị để phụ mẫu” nghĩa là trong trời đất
không có cha mẹ nào quấy” [134, tr.5]. Phan Chu Trinh còn phân tích việc cường
điệu một cách hình thức khi treo tranh Nhị thập tứ hiếu và chỉ ra rằng: “cha con xem
ra chỉ còn thấy những kẻ chân lấm tay bùn còn biết cắm cúi lo làm để nuôi cha mẹ,


Header Page 18 of 123.

đạo đức Nho giáo về hoà mục và trung- hiếu”; “Biến thiên của gia đình và chữ
hiếu”. Ông đã cho rằng: “chữ hiếu có cái lý của nó bởi vì nó dựa vào gốc rễ của tự
nhiên, đồng thời nâng con người lên khỏi tự nhiên, nhưng một khi nó chỉ là công cụ
của quyền lực thì lại hạ con người xuống, biến thành ngu trung, ngu hiếu…chữ hiếu
còn thì gia đình phương Đông còn, chữ hiếu mất thì gia đình phương Đông mất”
96, tr.7. Nhận định này có thể cần phải được luận giải, minh chứng một cách cụ
thể hơn, song trong chừng mực nhất định, đó là những nhận định sâu sắc, mang tính
định hướng, gợi mở cho công việc nghiên cứu.
Trần Nguyên Việt với bài viết “Đạo hiếu Việt Nam qua cái nhìn lịch đại” đã
luận giải khái niệm hiếu, quan điểm hiếu đạo theo tiến trình phát triển lịch sử tư
tưởng Việt Nam. Trần Nguyên Việt cho rằng: “Tinh thần trung hiếu thời Trần đã để
lại cho các triều đại phong kiến Việt Nam về sau một bài học sâu sắc mà triều đại
nào không biết phát huy nó đều gặp phải khó khăn trong việc điều hành đất nước và
đặc biệt, không thể thắng được kẻ thù xâm lược” 161, tr.36 và “chủ trương lấy
hiếu trị thiên hạ, “lấy trung làm hiếu” (Minh Mệnh chính yếu) đã làm cho đạo hiếu
trở thành cái chủ đạo trong lối sống của nhiều gia đình cũng như chuẩn mực đạo
đức trong văn hóa ứng xử xã hội mang tính luân lý người Việt” 60, tr.41…Trên cơ
sở đó, Trần Nguyên Việt rút ra một số đặc điểm trong đạo hiếu Việt Nam: đạo hiếu
thiên về hoạt động thực tiễn hơn là lập thuyết; đạo hiếu Việt Nam chịu ảnh hưởng
của nhiều học thuyết triết học, chính trị - đạo đức, tôn giáo và các yếu tố bản địa;
thừa nhận đạo hiếu như một lẽ tự nhiên, người Việt Nam chấp nhận và tuân thủ việc
luật pháp hóa các hành vi đạo đức, coi những quy phạm đạo hiếu đã được luật pháp
hóa ấy như những chuẩn mực đạo đức để điều chỉnh, định hướng hành vi đạo đức
của mình; đạo hiếu Việt Nam có thể nhìn theo hai chiều chính: chiều đứng dọc và
chiều bằng ngang.
Tuy Trần Nguyên Việt đã rút ra những đặc điểm của đạo hiếu Việt Nam
nhưng trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu hẹp, ông chưa có điều kiện để đề cập

trị có thể tích hợp được với hệ giá trị hiện đại trên quan điểm khách quan, toàn diện
và thực tiễn. Chính khuynh hướng này khẳng định việc cần thiết phải kế thừa và
phát huy các giá trị của Nho giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu của Nho giáo nói
riêng.
Quang Đạm trong “Nho giáo xưa và nay” khẳng định: “Nhìn từng đạo lý
Nho giáo riêng rẽ, người ta thấy có hay có dở, có đúng có sai, không hoàn toàn
đồng nhất. Nhưng nếu từ những đạo lý riêng rẽ ấy mà nhìn nhận bằng nhận thức
cảm tính và tư duy siêu hình… thì rốt cuộc đều là thoát ly hiện thực, và bảo thủ
cũng sai, xóa sạch cũng sai. Kinh nghiệm sinh động, thiết thực và phong phú của

Footer Page 19 of 123.

16


Header Page 20 of 123.

cuộc sống luôn luôn đòi hỏi: Bao giờ cũng đặt sự vật và con người dưới ánh sáng
của khoa học và thực tiễn cách mạng mà phân biệt cái đúng, cái tốt cụ thể để kế
thừa và phát huy, cái sai, cái xấu để xóa bỏ hoặc cải tạo. Đối với Nho giáo đã để lại
những dấu ấn còn sức sống đáng chú ý trong các truyền thống và nền nếp hoạt động
của chúng ta, đó là một đòi hỏi cần thiết thường xuyên. Chính trong thời cuộc đổi
mới hiện nay, điều đó đã và đang trở thành bức thiết” 30, tr.551.
Nguyễn Hiến Lê ngay trang đầu của ấn phẩm “Khổng Tử” cũng khẳng
định: “Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời đại của nó, xem nó
giải quyết được những vấn đề của thời đại đó không, coi đó là tiến bộ so với các
thời trước, một nguồn cảm hứng cho các thời sau không. Và nếu sau mươi thế hệ,
người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí của con người được nâng cao thì phải coi
nó là cống hiến to lớn của nhân loại rồi” 76, tr.5.
Hoàng Tuấn Kiệt trong “Tầm nhìn mới về lịch sử Nho học Đông Á” đã viết:

Lý Tường Hải trong “Khổng Tử” đã khẳng định: “Trong tư tưởng đạo đức
nhân luân hữu quan của Khổng Tử, ngũ thường hoặc có người nói là ngũ luân được
coi là cơ sở và hạt nhân. Trong ngũ luân, bốn điều ở sau với xã hội hiện đại vẫn có
ý nghĩa tích cực mà quân thần bởi thời thế thay đổi mà đã mất đi ý nghĩa của nó.
Song nếu chúng ta đem ý nghĩa quân thần mà suy rộng ra không chỉ bó hẹp trong
quan hệ vua tôi mà là mở rộng đến quan hệ thượng cấp và hạ cấp, vậy thì vẫn áp
dụng được ở thực tế, bởi thế mà kiến giải của Khổng Tử vẫn có ý nghĩa soi sáng ở
đó. Vua thì giữ lễ mà bề tôi thì trung, cha hiền từ, con hiếu thảo, anh thì thân ái mà
em thì cung kính, chồng hòa vợ thuận, bằng hữu thì thân tín…” 52, tr.89.
Tào Thượng Bân trong “Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần” đưa ra
nhận định: “Xét từ xu thế thời đại và Luận ngữ hoặc truyền thống Nho gia, Khổng
giáo mở đầu từ niềm tin khôi phục con người. Khi con người không còn tranh giành
lẫn nhau, cũng không dựa vào trời hay thần thánh nào cả, thì con người phải kết hợp
lại trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau để duy trì cuộc sống, phải tích cực đối xử tương
thân tương ái với nhau…Chúng ta có thể nói Khổng Tử là người đầu tiên đã đặt học
vấn thành điều kiện quan trọng tất yếu phải có để hoàn thiện nhân cách. Dùng việc
giáo dưỡng hậu thiên để hoàn thiện mẫu hình con người nhất định, khiến cho ai
cũng trở thành người lý tưởng chí thiện, chí nhân như Nghiêu, Thuấn. Đây là sáng
kiến siêu việt của Nho học Tiên Tần, cũng là nguyên do chủ yếu khiến Nho giáo
được người đời sau hết mực suy tôn” 6, tr.28.
Vi Chính Thông trong “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” cho rằng: “Một
trong những chức năng chủ yếu của tư tưởng đạo đức là đề ra được lý tưởng nhân
sinh. Quan trọng hơn là chỉ ra được phương pháp đạt tới lý tưởng – đó là công việc

Footer Page 21 of 123.

18


Header Page 22 of 123.


Footer Page 22 of 123.

19


Header Page 23 of 123.

hướng tu dưỡng cá nhân trên cơ sở phát huy và đổi mới truyền thống dân tộc trong
đó có những nhân tố tích cực của Nho giáo” 154, tr.161.
Cách đặt câu hỏi và định hướng vấn đề của Vũ Khiêu thống nhất với cách
đặt vấn đề của đa số các học giả ở trên và nó đã trở thành mối quan tâm của giới trí
thức từ rất lâu trong lịch sử. Trách nhiệm đặt ra là cần tiếp tục nghiên cứu một cách
có hệ thống trên tinh thần khoa học, khách quan để đánh giá những đóng góp cũng
như hạn chế của Nho giáo để từ đó có thể kế thừa, nâng tầm và vận dụng một cách
có ý nghĩa những giá trị của nó trong xã hội hiện đại.
Thấy được sự cần thiết phải kế thừa và vận dụng các giá trị truyền thống
trong đó có Nho giáo để giáo dục đạo đức, Nguyễn Văn Phúc với “Vai trò của giáo
dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường” đã khẳng
định: “Trong các xã hội phương Đông truyền thống, giá trị nhân cách vốn được xác
định bởi vốn hiểu biết về mối quan tâm của con người đối với người khác, bởi trách
nhiệm và cộng đồng. Thậm chí trong những tình thế phải quyết chọn, người ta sẵn
sàng “xả thân thành nhân”, coi đó là phương châm giải quyết những xung đột giữa
cá nhân với cộng đồng. Nhưng trong điều kiện của cơ chế thị trường, dưới áp lực
của lợi nhuận, cạnh tranh, giá trị nhân cách ít biểu hiện qua những đóng góp, hy
sinh của con người. Nó thường được nhìn nhận, đánh giá bằng mức độ thành đạt,
quy mô thu nhập, thậm chí bằng khả năng biến người khác thành phương tiện hợp
pháp để thực hiện các mục đích của một con người nhất định…Trong điều kiện như
vậy, giáo dục đạo đức phải hình thành và củng cố trong con người một niềm tin sâu
sắc vào những giá trị đích thực và lâu bền của con người. Tình thương, trách nhiệm,

nước ta hiện nay” cho rằng: “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nếu như gạt bỏ
những hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó vẫn có những
giá trị lịch sử nhất định trong đời sống xã hội hiện đại trước những cơn lốc của cơ
chế thị trường. Những giá trị ấy chỉ ra rằng sức mạnh của con người chính là tính
thiện và mọi sự cải cách xã hội sẽ chỉ là nửa vời nếu như không chú ý đúng mức
vấn đề giáo dục đạo đức cho con người, song song với việc phát triển kinh tế xã
hội” [36, tr.39]. Phạm Đình Đạt cũng nhận định: “Thường những cá nhân sống có
lòng yêu thương và trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội, trước hết họ phải là
những người con hiếu thảo với cha mẹ, có trách nhiệm đối với người thân
mình…Nếu xem nhẹ, buông lỏng quá trình tự giáo dục và giáo dục nhân nghĩa
trong gia đình sẽ góp phần gia tăng lối sống ích kỷ cực đoan, vô trách nhiệm của
của cá nhân không chỉ đối với xã hội mà đối với cả gia đình.
Nhưng trên cơ sở tình yêu và trách nhiệm đối với người thân phải được bồi
dưỡng, giáo dục nâng lên tình yêu và trách nhiệm của con người đối với tập thể, xã

Footer Page 24 of 123.

21


Header Page 25 of 123.

hội và sự nghiệp cách mạng của dân tộc” [36, tr.222]. Tuy trong tác phẩm, Phạm
Đình Đạt không trực tiếp đề cập đến đạo đức trung hiếu nhưng chính trong quá trình
phân tích tầm quan trọng của quá trình giáo dục và tự giáo dục đạo nhân cho con
người, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ không thể tách rời giữa trách nhiệm trong gia
đình và trách nhiệm đối với tập thể, xã hội, tổ quốc.
Trong “Cách tiếp cận của Khổng Tử” (in trong “Nho giáo xưa và nay”, Vũ
Khiêu chủ biên), Phan Ngọc cho rằng, học thuyết của Khổng Tử: “Là học thuyết
đầu tiên đặt con người giữa những con người và chỉ giữa những con người, tách


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status