Tìm hiểu lịch sử việt nam - Pdf 41

Một vài câu hỏi về Lòch sử Việt Nam
Phần 1
I. Đâu là câu trả lời đúng:
1. Quốc hiệu đầu tiên của nước ta là gì?
c) Văn Lang
2. Ai là người thiết kế và chỉ huy cơng trình xây thành Cổ Loa?
b) Cao Lỗ
3. Nước Văn Lang theo sử cũ chia làm bao nhiêu bộ?
b) 15 bộ
4. Vua Hùng Vương đã đóng đơ ở nơi nào?
c) Phong Châu (Việt Trì, Vĩnh Phú)
5. Hãy cho biết q hương của Trưng Trắc, Trưng Nhị?
b) Mê Linh
6. Ai đã giết Thi Sách?
a) Tơ Định
7. Ai là người Việt đầu tiên được vua Hán phong làm chức thái thú?
b) Trương Trọng
8. Ai đã phong Triệu Thị Trinh là: "Bật chính anh liệt hùng tài trinh"?
a) Lý Nam Đế
9. Triệu Thị Trinh cùng người anh tập hợp nghĩa qn khi bà bao nhiêu tuổi?
c) 19 tuổi
10. Sau khi được Lý Nam Đế trao quyền, Triệu Việt Vương đã chọn nơi nào làm căn cứ
chống giặc ?
a) Dạ Trạch (Bãi Màn Trò, Hải Hưng)
II. Điền vào chỗ trống:
1. Nhà Hán chia Giao Chỉ ra làm 9 quận.
2. Tơ Định làm thái thú quận Giao Chỉ từ năm Giáp Ngọ (34).
3. Trưng Trắc, Trưng Nhị đã gieo mình xuống dòng Hát giang vào ngày mùng 6 tháng 2
năm Q Mão (43).
4. Vua Ngô đã phái tướng Lục Dận sang Giao Chỉ làm thứ sử đàn áp cuộc khởi nghĩa của
Triệu Thị Trinh.

Bác đã dạy hai câu thơ:
"Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"
4. Nguyên nhân làm cho nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà?
Có 3 nguyên nhân chủ yếu:
- Không nghe lời can ngăn của tướng quân Cao Lỗ.
- Bí mật nỏ Liên Châu và cách bố phòng trong thành bị Trọng Thủy nắm rõ.
- Chủ quan khi Triệu Đà tấn công.
5. Hãy tóm tắt ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?
Trưng Trắc, Trưng Nhị quê ở Mê Linh. Quan lạc tướng Chu Diên muốn liên kết lực lượng
giữa hai vùng nên đã cho con trai là Thi Sách kết duyên cùng Trưng Trắc. Tô Định giật
mình trước cuộc kết duyên này vì thực chất là sự liên kết thế lực giữa hai vùng nên đã giết
Thi Sách. Tin dữ xảy đến Trưng Trắc quyết trả thù, nên đã hiệu triệu toàn dân Mê Linh tiến
đánh thành Luy Lâu. Trong phút chốc thành bị phá. Tô Định hoảng sợ chạy về nước. Hai
Bà Trưng được tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh, phong chức tước cho các nam, nữ tướng
sĩ. Năm Tân Sửu vua Hán sai Mã Viện, Lưu Long và Đoàn Chí đem 20 vạn tinh binh kéo
sang đánh Trưng Vương. Một loạt trận huyết chiến nổ ra. Dân Việt không đương nổi, sức
lực của người Việt hầu như dốc cạn. Ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão, Trưng Trắc,
Trưng Nhị đã gieo mình xuống dòng Hát Giang.
6. Hãy tóm tắt ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh?
Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ, là em gái Triệu Quốc Đạt một hào trưởng ở
miền núi Quan Yên. Năm 19 tuổi bà cùng người anh tập hợp nghĩa quân lập căn cứ Phú
Điền. Năm Mậu Thìn nghĩa quân bắt đầu tấn công quân Ngô. Các thành ấp của quân Ngô
đều bị đánh tan. Kẻ cai trị số bị giết, số chạy thoát. Hay tin, vua Ngô sai Lục Dận đem
8000 quân tinh nhuệ sang đàn áp. Sau 6 tháng chống chọi vì có kẻ phản bội, bà đã hi sinh
trên núi Tùng. Bấy giờ bà mới 23 tuổi.
7. Hãy kể một vài chính sách đô hộ của nhà Đông Hán đối với dân Việt?
Chúng bắt dân Việt phải theo phong tục tập quán sống như người Hán. Chúng còn bắt dân
ta học chữ Hán và tiếng Hán, truyền bá các tư tưởng "thần phục thiên tử", "quy phục thiên
triều". Hàng năm, chúng bắt dân ta phải nộp cống nào sừng tê, ngà voi , gỗ trầm, ngọc trai,

9. Nước Việt Nam ta đã trải qua bao nhiêu lần đổi niên hiệu? Kể rõ?
Nước Việt Nam ta đã trải qua 7 lần đổi niên hiệu:
- Văn Lang (Thời các vua Hùng)
- Âu Lạc (Thời Thục An Dương Vương)
- Vạn Xuân (Thời Tiền Lý - Lý Nam Đế)
- Đại Cổ Việt (Thời nhà Đinh)
- Đại Việt (Thời nhà Lý)
- Đại Ngu (Thời nhà Hồ)
- Việt Nam (Thời nhà Nguyễn - vua Gia Long Nguyễn Ánh)
10. Bạn biết gì về truyền thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ"?
Theo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc ta là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng
An Lữ, Thuận Thành, Hà Bắc.
Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ
Linh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vũ Tiên, sau đó sinh được một
người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con
trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam
xưng là Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương làm vua vào quãng năm Nhâm Tuất
(2879 trước công nguyên) và lấy con gái Thần Long là vua hồ Động Đình sinh được một
con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân, sau lấy con gái Đế
Lai là Âu Cơ sinh một cái bọc có trăm trứng, trăm trứng ấy nở thành trăm con trai. Một
ngày, Long Quân nói với Âu Cơ rằng: "ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thuỷ hoả
khác nhau, không ở cùng nhau được". Hai người bèn chia con mà ở riêng. Năm chục người
theo mẹ về núi, năm chục người theo cha về biển, chia nhau thống trị các sứ, đó là thủy tổ
của các nhóm Bách Việt. Người con trưởng trong số các con theo mẹ lên Phong Sơn, được
tôn làm vua gọi là Hùng Vương.
Phaàn 2
I. Đâu là câu trả lời đúng:
1. Khi đánh bại Lý Phật Tử, nhà Tùy đã chia nước ta thành bao nhiêu quận?
a) 3 quận
2. Phùng Hưng là con cả của ai?

6. Lý Huệ Tông đã truyền ngôi cho Chiêu Thánh rồi vào ở chùa Chân Giáo.
- Đúng.
7. Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến.
-Đúng.
8. Ngày 7 tháng 2 năm Bính Dần (906), vua Đường phong cho Khúc Thừa Dụ chức "Tĩnh
Hải hành quân Tư mã quyền chi lưu hậu".
- Sai.
- Ngày 7 tháng 2 năm Bính Dần (906), vua Đường phong cho Khúc Thừa Dụ chức "Tĩnh
Hải quận Tiết Độ Sứ tước Chống bình dương sự".
9. Nhà Tiền Lê tồn tại trong 25 năm, trải qua 3 đời vua.
-Sai.
- Nhà Tiền Lê tồn tại trong 29 năm, trải qua 3 đời vua.
10. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan diễn ra vào quãng năm Nhâm Tuất (722) đời vua
Huyền Tông nhà Đường.
- Đúng.
III. Điền vào chỗ trống:
1. Bản đồ đầu tiên của nước Đại Việt đã được vua Lý Anh Tông dầy công tạo dựng.
2. Vua Thái Tông trị vì đất nước được 27 năm, mất năm Giáp Ngọ (1054), thọ 55 tuổi.
3. Vua Lý Thái Tổ có 5 hoàng tử là: Thái Tông Phật Mã, Dực Thánh vương, Khai Quốc
Bồ, Đông Chính Vương Lực, Võ Đức Vương Hoảng.
4. Trần Thủ Độ là người có công khởi nghiệp triều Trần.
5. Lý Công Uẩn đã từng được sư Vạn Hạnh tiên đoán về việc khởi nghiệp của triều Lý.
6. Lý Công Uẩn đã được sinh ra trong một hoàn cảnh đặc biệt ở chùa Ứng Tâm.
7. Đại La được đổi tên thành "Thăng Long thành" vào thời vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn).
8. Ngô Quyền là bộ tướng của Dương Đình Nghệ sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (897)
ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội).
9. Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
10. Đinh Toàn (Phế Đế) đã hy sinh trong chuyến đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cẩm
Thủy, Thanh Hoá.
IV. Hãy trả lời một số câu hỏi:

Trăm trận Lý Đường phục võ công
Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng phúc chung.
5. Hãy chứng minh vua Lý Thánh Tông là vị vua rất để tâm đến phái Phật giáo?
Lý Thánh Tông đã cho xây cất nhiều chùa chiền và là người sáng lập phái Phật giáo Thảo
Đường. Lý luận của Thảo Đường thoả mãn sự đòi hỏi của vua muốn phát triển ý thức dân
tộc, muốn độc lập, tự cường, chống sự xâm lăng của Bắc Tống, hoà hợp với Khổng học tạo
nên sự thống nhất giữa ý chí và hành động của giới tu hành, thứ dân, nhằm xây dựng một
nước Đại Việt hùng mạnh. Khác với các triều đại trước, Lý Thánh Tông đem đạo vào đời,
mà cuộc đời ấy, theo nhà vua, phải lấy việc phụng sự dân tộc, lấy sự đồng tâm nhất trí làm
mục đích để tập trung vào hành động thiết thực, cứu thế bằng đức tin. Vua đã tìm thấy
trong Phật học triết lý sinh thành dưỡng dục theo nghĩa dài lâu nối tiếp, là phương tiện dạy
cho dân hiểu mình là ai, lấy ý chí tự cường để thắng số mệnh, phụng sự cho sự phồn vinh
bền vững của quốc gia.
6. Vua Lê Long Đĩnh là một ông vua tàn bạo, bạn hãy chứng minh điều đó?
Long Đĩnh đã giết anh, cướp ngôi vua. Thích lấy việc giết làm trò chơi. Có những tội nhân
phải tội hình, vua cho lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt cho chết. Có trường hợp vua
cho tù trèo lên cây cao rồi sai người chặt gốc cây đổ. Vua còn bỏ người vào sọt rồi đem thẻ
xuống sông. Vua thích chí ngồi xem đao phủ thực hiện mệnh lệnh ác độc của mình. Có lần
vua lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, thỉnh thoảng vờ nhỡ tay bổ dao vào đầu nhà sư
chảy máu, trông thấy thế vua thích thú vui vười...
7. Bạn hãy kể công những công tích của Ỷ Lan?
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho
Ỷ Lan. Ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi
sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được
dẹp yên, dân đói đã được cứu sống.
Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh khỏi rối
ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm
quyền Tể tướng thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Ỷ Lan đã thi
hành những biện pháp dựng nước yên dân, khiến cho thế nước và sức dân đã mạnh hẳn lên.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status