skkn một số biện pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp 5 học tốt tiết tập làm văn trả bà - Pdf 40

Sáng kiến kinh nghiệm
chương i: Đặt vấn đề:
Để bắt nhịp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thế kỉ 21, đáp
ứng được mục tiêu giáo dục đào tạo của nước ta là đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sức khỏe thẩm mĩ… hơn lúc nào hết
người thầy cần phải kích thích ham muốn học tập của học sinh. Horaceman đã
từng nói: “Một ông thầy mà không dạy cho học sinh được ham muốn học tập
thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi.” Muốn vậy người giáo viên cần phải
đào sâu suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả nhất.
Tập làm văn là một môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở trường
tiểu học. Thông qua môn học này, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của
con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Các em có dịp
hướng tới cái chân, thiện, mĩ từ đó làm nảy nở tình yêu thiên nhiên, gắn bó với
thiên nhiên, với người và việc xung quanh mình. Tâm hồn , tình cảm càng thêm
phong phú. Đó là những nhân tố góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Tuy nhiên đây là môn khó dạy, đặc biệt đối với những tiết trả bài. Theo quy
trình dạy học Tập làm văn thì tiết trả bài nằm ở giai đoạn cuối, nghĩa là giai
đoạn “ tổng kết đánh giá sản phẩm” vì thế, tiết học này luôn luôn đòi hỏi ở
người thầy sự nỗ lực không ngừng để tìm ra cách dạy sao cho người học cảm
thấy sự lý thú, ham muốn.
Bản thân tôi, khi dạy tiết Tập làm văn trả bài gặp nhiều khó khăn. Trong
tiết học, các em chỉ thích biết điểm số của mình, còn đến phần sửa các lỗi đã
mắc các em thường tỏ ra lúng túng và rất “ngại” sửa lỗi. Tôi thường phải đặt các
câu hỏi gợi ý, giảng giải cách sửa để từ đó các em biết được cách sửa lỗi đã mắc
trong bài viết của mình. Với phương pháp đó, học sinh được hoạt động một cách
độc lập nhưng không phát huy được trí lực của học sinh. Học sinh thường không
suy nghĩ xem sửa lỗi đã mắc thì phải làm như thế nào? Các em thường thụ động
chỉ sửa theo cách cô giáo đã gợi ý. Một số em làm bài sai chỉ biết là sai rồi chữa
bằng cách chép bài của bạn đã sửa trên bảng (phần sửa lỗi chung). Vì vậy, giờ
Tập làm văn trả bài trở nên rất khô khan, đôi khi trở thành nặng nề. Khi cần diễn


Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu
biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam
và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam
trong xã hội chủ nghĩa.
Trong chương trình tiếng Việt lớp 3, phân môn Tập làm văn tiếp tục trang bị
kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh, góp phần cùng các
môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic hình thành nhân cách
cho học sinh.
II. PHÂN TíCH thực trạng học sinh khi học tiết tập làm văn trả bài:
Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp tôi đã có kế hoạch khảo sát chất
lượng học môn tập làm văn của lớp mình.
Tôi ra đề kiểm tra:
Đề bài: Tả con vật mà em yêu quý nhất.
Kết quả bài viết của học sinh như sau: Học sinh viết bài tỏ ra hiểu đề,
song diễn đạt còn lộn xộn, viết câu sai nhiều, dùng từ chưa chính xác, chưa biết
viết những câu gợi tả, gợi cảm. Một vài học sinh đã biết sử dụng biện pháp tu từ
song chưa biết chọn chính xác để diễn đạt.
Kết quả cụ thể là:
Tổng số học sinh Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu


Sáng kiến kinh nghiệm

1. Chấm bài viết của học sinh, định hướng tổ chức giờ dạy:
- Mục đích của tiết Tập làm văn trả bài nhằm thông báo trả lại cho học sinh
kết quả học tập, đánh giá kết quả lao động, học tập về mặt tư tưởng, kiến thức,
kỹ năng viết văn bản, từ đó giúp học sinh rút kinh nghiệm bài làm, học sinh sửa
chữa những thiếu sót hay hạn chế trong bài làm của mình. Học sinh phát huy ưu


Sáng kiến kinh nghiệm
điểm của bản thân, học tập những thành công của bạn, đồng thời biết khắc phục
sai sót và tham gia nhận xét, giúp bạn sửa lỗi để bài viết của mình hay hơn.
- Chính vì nắm được mục đích, yêu cầu của tiết Tập làm văn trả bài như vậy,
tôi rất coi trọng việc chấm bài viết của học sinh, từ đó định hướng cách tổ chức
giờ dạy của mình.
- Chấm bài viết của các em thường khó hơn đánh giá kết quả học của các
môn khoa học khác (ví dụ: môn Toán) vì không thể có một đáp số, một lời giải
như nhau cho một đề văn, cách nghĩ, cách cảm, cách viết của mỗi em bao giờ
cũng riêng biệt, bài viết bao giờ cũng phong phú và muôn màu muôn vẻ.
- Khi chấm bài, tôi luôn tâm niệm rằng phải làm việc một cách nghiêm túc,
kỹ càng, chính xác bởi vì bài văn là kết quả lao động sáng tạo của các em.
Người giáo viên cần phải chắt lọc thành công của học sinh dù là nhỏ nhất.
Không được qua loa, tắc trách hoặc giận dữ, bực bội, có những lời phê phán để
lại trên bài làm ảnh hưởng đến hứng thú, niềm tin của học sinh.
- Đối với mỗi bài kiểm tra viết, sách giáo khoa Tiếng Việt 5 thường đưa ra
nhiều đề để học sinh lựa chọn. Chính vì vậy, trước khi chấm bài, tôi thường
chọn và xếp riêng các bài của từng đề, sau đó, xác định yêu cầu của đề bài, xây
dựng dàn bài của mỗi đề. Tuy nhiên, tôi không xem suy nghĩ cảm thụ của mình
là khuôn mẫu, chuẩn mực để áp đặt việc đánh giá học sinh mà tôn trọng, khuyến
khích cái riêng, cái mới, cái độc đáo trong mỗi bài viết của các em.
- Tôi tiến hành việc chấm bài theo 2 bước:
+ Bước 1: Phát hiện, đánh dấu những ưu, khuyết điểm trong bài viết của học

em, làm cơ sở cho việc chữa bài và có thể chọn được một số bài văn tiêu biểu để
đọc trước lớp.
Sau khi đã chấm xong toàn bài của học sinh, ghi tất cả ưu và khuyết điểm
trong bài viết của học sinh vào “ Sổ chấm chữa”, tôi thiết kế giờ dạy thật chi tiết
cụ thể.
- Tôi xác định rõ, cần rèn luyện kỹ năng nào để chọn ra các lỗi cho học sinh
sửa trong lớp trong tiết trả bài.
- Tôi rất chú ý, các lỗi chọn cho lớp sửa phải thật tiêu biểu cho kỹ năng trọng
tâm cần rèn luyện trong bài làm này. Mặt khác, các câu chọn cho cả lớp sửa phải
tiêu biểu cho mọi mặt thành công hoặc hạn chế trong bài làm chung của cả lớp.


Sáng kiến kinh nghiệm
Chỉ có khi sửa từng câu, tôi mới có thể giúp các em không chỉ nhận ra cái sai
của câu, nguyên nhân dẫn đến việc sai câu đó, cách khắc phục lỗi này, mà quan
trọng hơn nữa là học sinh nhận ra đó chính là thiếu sót trong bài làm chung của
cả lớp, trong đó có bản thân của từng em.
- Khi thiết kế bài dạy, tôi phải chọn ra một số vấn đề ( có thể về cách dùng
từ, cách diễn đạt ý, cách dùng các kiểu câu…) thích hợp với trình độ của từng
em để yêu cầu mỗi học sinh sửa lại.
Ví dụ: Một học sinh đã viết được đoạn mở bài, theo kiểu trực tiếp. Cô giáo
có thể yêu cầu các em viết phần mở bài theo cách gián tiếp…
Nói một cách khác là: ở mỗi bài viết của từng học sinh, tôi đều có một yêu
cầu mang rõ tính chất rèn luyện kỹ thuật viết câu cho các em luyện tập. Việc làm
này sẽ làm cho học sinh giỏi cũng như học sinh kém đều được chăm sóc rất chu
đáo.
2. Hoạt động của cô trò trong một tiết Tập làm văn trả bài:
2.1 Hoạt động 1: Tôi giới thiệu tiết học, học sinh nêu lại đề bài văn đã viết
ở tiết trước, giáo viên viết đề bài lên bảng.
Giới thiệu tiết học là hoạt động tưởng như rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan

những đề văn nào trong tiết kiểm tra viết trước?”.
Cách 3: Cũng có thể mở đầu tiết học bằng một trò chơi để tạo hứng thú cho
học sinh học tập. VD: Trong tiết trả bài “Tả con vật” tôi cho học sinh giải đáp
một số câu hỏi về con vật có trong các bài làm của các em như: lợn, gà trống,
mèo, chó…Sau đó tôi giải thích: “Chó, mèo, lợn, gà… là những con vật rất gần
gũi với chúng ta. Các con hãy nhớ lại và nêu cho cô đề bài trong tiết tả con vật
viết trước.”
Với những cách giới thiệu khác nhau, không tiết nào giống tiết nào, các em
không bị nhàm chán, rất thích thú, hào hứng phát biểu, tạo không khí học vui,
nhẹ nhàng ngay từ hoạt động đầu tiên.
ở phần viết đề bài, tôi cũng tiến hành theo nhiều cách khác nhau sao cho phù
hợp và hiệu quả nhất. Với những tiết chỉ có một đề bài như tiết trả bài “Tả con
vật” chỉ có một đề: “Hãy tả một con vật mà em yêu thích” tôi chọn hình thức
viết bảng, nhưng với những tiết như tiết trả bài: “Tả người”; “Tả cảnh” có từ 3


Sáng kiến kinh nghiệm
đến 4 đề, tôi có thể dùng bảng phụ, băng giấy hoặc thiết kế 1 slide trên
Powerpoint.
2.2Hoạt động 2: Dạy học sinh tìm hiểu đề văn:
- Tôi cho học sinh đọc lại đề văn và phân tích yêu cầu của đề bài.
- Việc cho học sinh phân tích yêu cầu của đề bài, thoạt nghĩ có vẻ thừa (vì
hôm làm bài, các em buộc phải phân tích rồi), nhưng thật ra đó là hành động
định hướng cho việc phân tích, sửa chữa câu văn, bài văn…Khi sửa lỗi học sinh
sẽ phải đối chiếu giữa yêu cầu của đề được cô giáo ghi lên bảng (ý tưởng cần
biểu đạt) với câu văn, đoạn văn (câu văn được phô diễn). Hoạt động của cả lớp
nhờ đó có mục đích rất rõ ràng. Chính vì vậy mà không thể xem nhẹ được. Hơn
nữa, bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể cho nên viết cho đúng
đề bài phải là yêu cầu hàng đầu. Phải giúp học sinh đối chiếu được bài viết với
yêu cầu của đề bài. Muốn vậy cần xác định rõ yêu cầu của đề để làm chỗ dựa

vậy, buổi sáng ở vườn cây có gì khác buổi sáng ở công viên, đường phố, cánh
đồng, nương rẫy. Phải nêu cho được những nét tiêu biểu đó mới đáp ứng đúng
yêu cầu của đề bài.
Đây chính là chỗ yếu của học sinh. Nhiều học sinh dễ dàng tìm ra yêu cầu
của đề bài, nhưng lại không biết từ các yêu cầu đó để tìm ra nội dung cần nói
trong bài viết.
Chính vì những lí do nêu trên, tôi rất coi trọng hoạt động này.
Đối với những tiết trả bài chỉ có một đề bài VD: Tiết trả bài văn tả con vật
chỉ có 1 đề: “Tả một con vật mà em yêu thích”, tôi tiến hành như sau:
+ Tôi cho học sinh đọc kĩ đề bài nhiều lần rồi trả lời các câu hỏi về vấn đề
chính của đề bài:
Đề bài thuộc thể loại gì? Kiểu bài nào? Nội dung? Trọng tâm của đề bài là
gì? ( học sinh nêu đến đâu giáo viên gạch chân đến đấy)
+ Tôi yêu cầu học sinh nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân khi tả con vật
mình yêu thích.
+ Tôi gợi ý để học sinh hiểu và phát biểu được “bài văn miêu tả con vật đòi
hỏi người viết phải tìm ra và nêu bật được các nét nổi bật của con vật mà ta định
tả”.


Sáng kiến kinh nghiệm
Khi xác định rõ trọng tâm của đề bài là tả hình dáng và hoạt động của một
con vật mà em yêu quý nhất, học sinh hiểu và nêu rõ được bài viết phải làm nổi
bật những nét riêng về hình dáng và hoạt động của con vật được tả so với các
con vật khác. Muốn vậy cần quan sát trực tiếp, quan sát bằng nhiều giác quan,
chọn lọc những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Tôi thường xuyên nhắc nhở các em phải đọc kĩ đề bài, chỉ lơ đãng một chút
trong việc đọc đề bài là chúng ta sẽ không thể viết đúng trọng tâm yêu cầu của
đề bài và bài viết tất sẽ không đáp ứng đúng trọng tâm.
VD: “Tả cảnh một buổi sáng trên đường phố” và “Tả cảnh đường phố vào

kết thúc là tổng kết điểm và biểu dương một số học sinh có bài viết hay, sáng


Sáng kiến kinh nghiệm
tạo. Học sinh ngồi nghe. Tôi thấy việc tổ chức hoạt động trên không hiệu quả.
Tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy và thấy rõ hiệu quả cao hơn. Tôi tiến
hành như sau:
Khi nhận xét chung về bài viết của học sinh, tôi đã tổ chức cho học sinh tham
gia hoạt động nhận xét đánh giá, chứ không chỉ là việc làm riêng của cô giáo.
Các em được trực tiếp tham gia tập bình giá. Do đó học sinh hiểu và dễ dàng
chấp nhận việc đánh giá của cô giáo.
Tôi thường nhận xét ưu điểm (nội dung và hình thức) trước. Khi chấm bài
viết của học sinh, tôi đã thống kê được những ưu điểm chung của bài viết. Trong
các ưu điểm, tôi chú ý đến những suy nghĩ riêng, những cảm xúc hồn nhiên, tế
nhị sâu sắc. Những cách vận dụng kiến thức khéo léo, những nhận xét mới mẻ,
những đoạn văn hay, bài làm có bố cục sáng tạo, những cách đặt câu, dùng từ
hay. Khi nhận xét những ưu điểm có dẫn chứng cụ thể, nêu tên và biểu dương
học sinh.
- Tôi gọi học sinh lên đọc những câu văn, đoạn văn hay trong bài viết của
mình. Cả lớp nhận xét, bình giá bài của học sinh có ưu điểm gì? Để viết được
câu văn hay như thế, em cần chú ý điều gì?
Các em rất thích thú với hoạt động này. Qua đó, các em phát huy được những
ưu điểm mà mình đạt được trong bài viết, đồng thời học tập được những thành
công trong bài viết của bạn và khuyến khích các em viết được những câu văn
hay, đoạn văn sinh động để được cô giáo và các bạn khen ngợi.
* Phần nhận xét những ưu điểm chung trong bài viết tôi thường nêu những
dẫn chứng cụ thể để học sinh tự đánh giá những điểm không chính xác, những
hiểu biết lệch lạc trong cách miêu tả chi tiết. Phân tích cụ thể để học sinh rút
kinh nghiệm. Khi nhận xét phần nhược điểm, tôi thường không nêu tên học sinh
đã mắc lỗi trong bài viết.

- Sau khi nhận xét chung xong, tôi tổng kết điểm của cả lớp với mục đích
các em tự nhận thấy kết quả chung của bài biết của cả lớp so với đề bài trước có
tiến bộ không…
2.4 Hoạt động 4: Học sinh sửa lỗi chung:


Sáng kiến kinh nghiệm
Tôi tổ chức cho học sinh thực sự làm việc và làm việc có trí tuệ. Đặc biệt
quan tâm đến vấn đề dạy học phân hóa đối tượng.
- Tôi chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tương ứng với một đối tượng: Khá Giỏi, Trung bình, Yếu. (Tất nhiên học sinh không nhận biết được điều đó mà
chỉ hiểu đơn thuần là học tập theo nhóm)
Căn cứ vào sổ chấm chữa tôi chọn ra những lỗi điển hình mà học sinh thường
mắc như lỗi chính tả, lỗi dùng từ, diễn đạt…thiết kế một phiếu học tập chung
cho cả lớp. Tuy nhiên có những yêu cầu riêng cho từng đối tượng.
Ví dụ: ở phần lỗi chính tả, đối với học sinh trung bình, yếu tôi chỉ yêu cầu
học sinh sửa lại cho đúng còn đối với học sinh khá giỏi, tôi yêu cầu các em giải
thích cách sửa.
Tôi tổ chức cho học sinh sửa lỗi như sau:
a) Lỗi chính tả:
Cách sửa: Kẻ bảng thành 2 cột (1 bên ghi lỗi chính tả, 1 bên ghi cách viết
chính tả), học sinh trong mỗi nhóm bàn cách sửa lỗi,gọi một nhóm yếu, trung
bình trình bày cách sửa trước lớp. Các nhóm khá, giỏi nhận xét, bổ sung (nếu
có).
Ví dụ: Khi chấm bài viết của học sinh tiết kiểm tra viết “Tả cảnh”, thống kê
các lỗi chính tả, các em thường mắc những lỗi sau:
Lỗi đã mắc

Sửa lại

Chú mưa


cầu các nhóm đối chiếu, tự soát bài
- Tại sao con lại sửa “gồ gề” thành “gồ

- Học sinh trung bình – khá trả lời: Vì

ghề”

âm “gờ” khi ghép với “i”, “e”, “ê” phải
viết thành “gh”. Như vậy phải sửa “gồ
gề” thành “gồ ghề”.

- Vì sao viết là “Trú mưa” thì đúng còn - Học sinh giỏi: Vì xét về nghĩa “chú”:
“chú mưa” lại sai?

danh từ chỉ người. “Trú”: động từ chỉ
hành động. Vậy “chú mưa” phải sửa
thành “trú mưa”

Chốt: Ngoài việc nhớ các quy tắc viết
VD khi ghép âm “gờ”, “ngờ” với “i”,
“e”, “ê” các con cần phải dựa vào
nghĩa của từ tạo nên nó. Có như vậy
khi viết văn các em mới không mắc
phải lỗi chính tả.
b) Chữa các lỗi dùng từ:
Sau khi cho học sinh làm bài tập trong phiếu, tôi tiến hành chữa bài. Đối với
học sinh yếu, trung bình, tôi cho các em phát hiện từ dùng sai trong câu và tìm
từ thích hợp thay thế hay hơn, giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm bằng cách đặt
những câu hỏi gợi mở để các em trả lời.

học sinh yếu, còn học sinh khá-giỏi thì lại hay mắc phải lỗi diễn đạt.
* Đối với học sinh trung bình-yếu, tôi tập trung giúp các em nhận ra các lỗi
sai và sửa câu đúng sao cho diễn đạt đủ ý, đủ nghĩa. Khuyến khích các em tìm
câu hay hơn (nếu thấy các em có tiến bộ).
Sửa câu thiếu chủ ngữ:
VD: Trong lớp, em chơi thân với Hòa. Là bạn tốt của em.


Sáng kiến kinh nghiệm
Tôi yêu cầu học sinh chỉ ra câu sai ( Là bạn tốt của em), nhận xét lỗi sai (sai
về cấu trúc câu, thiếu chủ ngữ: C?/ là bạn tốt của em?), sửa lại: Hòa là bạn tốt
của em.
Sửa câu chỉ có trạng ngữ, thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ:
VD: Khi mặt trời ló rạng.
Cách sửa: Bỏ từ “khi” hoặc thay dấu chấm bằng dấu phẩy rồi thêm một vế
câu.
vd: “Khi mặt trời vừa ló rạng, các bác nông dân đã vác cuốc ra đồng.” (bài
làm của học sinh)
* Đối với học sinh khá-giỏi, tôi hướng dẫn các em kĩ phần chữa lỗi diễn đạt và
biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật, những từ ngữ gợi tả, gợi cảm để viết
lại câu văn hay hơn.
VD: Một học sinh có óc quan sát tinh tế nhưng diễn đạt còn chưa thoát ý. Khi
tả ông mình đang tưới cây (đề 4, tiết 1, tuần 16: “Tả một người lao động (công
nhân, nông dân, thợ thủ công,…) đang làm việc”) đã viết:
“Đọng lại trên những chiếc lá xanh thẫm, trên vầng trán đã nổi nhiều vết
nhăn của ông là những giọt mồ hôi như muốn tưới cây giúp ông.”
Tôi sửa bằng cách cho học sinh có câu sai nêu rõ ý muốn trình bày và nêu rõ
trực tiếp trước lớp điều muốn viết.
Học sinh: Mồ hôi của ông rơi trên lá, lẫn trong những giọt nước tưới.
Giáo viên: Vậy trên cơ sở ý của bạn chúng ta sẽ cùng sửa để làm cho câu văn

giáo viên đã đánh dấu trong bài làm. Với lỗi chính tả dùng từ sai, các em chữa
ngay sang lề bên trái. Với lỗi về câu, về ý các em chữa lại xuống bài làm gạch
chân phần đã sửa chữa.
Trường hợp học sinh không mắc lỗi nào, tôi yêu cầu các em tìm những từ
ngữ gợi tả, gợi cảm thay thế những từ ngữ trong bài để câu văn hay hơn, sinh
động hơn.


Sáng kiến kinh nghiệm
Yêu cầu học sinh đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. Nếu em nào
không tự sửa được lỗi cả nhóm thảo luận giúp bạn. Nhóm trưởng có trách nhiệm
ghi lại các lỗi và cách sửa vào bảng thống kê lỗi.
Trong khi học sinh làm việc theo nhóm tôi đến từng nhóm, đối chiếu các lỗi
sai và cách sửa của các em với sổ chấm chữa của mình. Giúp đỡ một số nhóm
yếu.
Cuối cùng tôi yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo sau đó tôi đối chiếu với sổ
chấm chữa, nhận xét. Trường hợp có lỗi cả nhóm không sửa được, tôi ghi lỗi cần
sửa đó lên bảng, yêu cầu các nhóm khác sửa giúp dưới sự điều khiển của cô
giáo.
2.6 Hoạt động 6: Đọc bài văn hay
Chọn đọc bài theo kiểu:
a) Đọc câu hay, ý sáng tạo
b) Đọc đoạn hay
c) Đọc bài hay
a. Đọc câu hay, ý sáng tạo:
Tôi thường nhặt ra trong bài của học sinh những câu hay, sử dụng tốt biện
pháp nghệ thuật để đọc và phân tích. (Có thể có bài viết chưa tốt nhưng bài viết
lại có câu hay và những câu này được đánh dấu sẵn trong quá trình chấm bài)
Ví dụ: “Nhìn từ xa, ngôi nhà như một tòa biệt thự nhỏ xinh nằm núp mình
dưới bóng cây xanh mát. Xung quanh nhà được xây bao bọc bởi những bức

rằng một bài làm văn của em dù hay, dù chưa hay đều đáng trân trọng vì đó là
kết quả của một quá trình lao động.
2.7 Hoạt động 7: Học sinh viết lại một đoạn văn trong bài:
Tôi tiến hành các bước như sau:
- Bước 1: Yêu cầu mỗi học sinh tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong
bài làm của mình để viết lại cho hay hơn. (Giáo viên quan sát, giúp đỡ một số
học sinh yếu).
Đối với học sinh khá-giỏi, các em không sai lỗi nào, tôi yêu cầu các em viết
lại một đoạn chưa hay trong bài có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh,
nhân hóa, dùng từ gợi tả, gợi cảm để bài viết hay hơn.
- Bước 2: Giáo viên chữa 2 đến 3 bài của học sinh (dùng máy chiếu hoặc
bảng phụ)


Sáng kiến kinh nghiệm
- Bước 3: Yêu cầu học sinh đổi vở soát bài. Giáo viên tranh thủ chấm 5 đến
7 bài, chọn một bài hay để đọc trước lớp.
- Bước 4: Yêu cầu các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu
cần), giáo viên nhận xét .
- Bước 5: Đọc đoạn văn hay, yêu cầu học sinh tìm ưu điểm của bài văn đó
để học tập.
2.8 Hoạt động 8: Giáo viên hướng dẫn công việc sửa bài và chuẩn bị bài
mới:
Những năm trước, tôi rất “ngại” công việc này vì như thế sẽ mất rất nhiều
thời gian của giáo viên. Chính vì vậy, hiệu quả của việc sửa lỗi không cao. Mặc
dù tiết trước, giáo viên đã sửa rất triệt để nhưng đến tiết sau học sinh lại mắc
phải chính lỗi đó, thậm trí có trường hợp điều đó bị lặp lại ngay chính ở cùng
một học sinh. Do đó, trong năm học này, ngay từ tiết trả bài đầu tiên, tôi đã yêu
cầu học sinh nộp bài cũ đã sửa trước khi viết bài mới. Tôi yêu cầu học sinh viết
lại bài viết của mình sau khi đã sửa lỗi đã mắc.

thật vui, nhẹ nhàng.
Nhờ việc học tốt tiết Tập làm văn trả bài, các em đã viết bài văn hay hơn rất
nhiều. Chất lượng môn Tập làm văn cao hơn hẳn so với đầu năm.
Và đặc biệt hơn nữa, tôi còn nhận được sự tin yêu từ phía học sinh. Các em
không chỉ mạnh dạn góp ý, trao đổi ý kiến trong tiết Tập làm văn trả bài mà còn
ở tất cả các tiết học. Tình cảm giữa cô và trò ngày càng trở nên thân thiết. Tôi
càng hiểu rõ hơn ý nghĩa sâu xa của câu: “Yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy
nhiêu”. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy tôi tiếp tục tìm tòi và áp dụng
những kinh nghiệm đã tích lũy được vào sự nghiệp trồng người của mình.

CHƯƠNG 3: Kết luận
Cốt lõi cơ bản của tiết “Trả bài viết” Tập làm văn là làm cho học sinh tự
nhận xét được điều hay, cái chưa được về bài viết của mình, của bạn qua những
đề văn cụ thể, để rồi cùng nhau học tập những cái hay, sửa chữa lỗi mắc phải.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng muốn dạy tiết Tập làm văn trả bài
cho học sinh đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần:
- Có lòng nhiệt tình, tâm huyết của người thầy, nhận thức đầy đủ về tầm quan
trọng của tiết học, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, luôn cải tiến
phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
- Chuẩn bị chu đáo sổ chấm chữa. Nắm chắc những ưu, nhược điểm của các
em trong hành văn.Xây dựng kế hoạch bài dạy chu đáo, chi tiết với hệ thống câu


Sáng kiến kinh nghiệm
hỏi gợi mở thích hợp nhằm phát huy tính tích cực học tập mạnh dạn tham gia
phát biểu ý kiến xây dựng bài của học sinh.
- Phát huy vai trò chủ đạo của người thầy, động viên tạo niềm tin, hưng phấn
và ý thức độc lập suy nghĩ trong quá trình học tập của học sinh.
- Dạy cho học sinh hiểu được cách chữa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi câu.
- Để tiết dạy có hiệu quả phải dạy học phân hóa đối tượng.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status