Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn xã đồng bẩm – thành phố thái nguyên – tỉnh thái nguyên - Pdf 40

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

PHẠM TUẤN DŨNG

Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM FITO-BIOMIX RR TRONG XỬ LÝ PHẾ THẢI
NÔNG NGHIỆP RƠM, RẠ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Dƣơng Minh Ngọc
Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Bảng 2.1: Trữ lượng nước mặt ở các sông năm 2012 ............................................... 17
Bảng 4.1: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh.......................................... 34
Bảng 4.2: Kết quả quan trắc của chi nhánh CTCP Sơn Lâm .................................... 36
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nước suối Linh Nham tháng 4/2015 ............................ 37
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nước đoạn giao nhau giữa suối Linh Nham với sông
Cầu tháng 4/2015 ..................................................................................... 38
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nước sông Cầu tháng 4/2015 ....................................... 40
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nước một số mẫu nước giếng đào tháng 4/2015.................. 42


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế xã Đồng Bẩm năm 2010 ..................... 28
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ người dân sử dụng thiết bị lọc ............................................. 33
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ các nguồn tiếp nhận nước thải nhà vệ sinh .......................... 35
Hình 4.4: Biểu đồ kết quả so sánh chất lượng nước tại 3 địa điểm lấy mẫu............. 41
Hình 4.5: Biểu đồ kết quả so sánh chất lượng nước giếng tại 3 lấy mẫu.................. 43


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1

BOD5


Nhu cầu oxy hóa học

7

ĐHNL

Đại học Nông lâm

8

Fe

Sắt

9

IWRA

Hội Nước Quốc tế

10

KL

Kết luận

11

NĐ- CP


Quốc hội

17

STNMT

Sở Tài nguyên Môi trường

18

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

19

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

20

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

21

TP


Tổ chức khí tượng thế giới


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ..........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..............................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ....................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ....................................................................................4
2.1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan: .........................................................4
2.1.1.2. Vai trò của nước: ...........................................................................................6
2.1.2. Các chỉ tiêu hóa lí.............................................................................................8
2.1.2.1. Độ đục ............................................................................................................8
2.1.2.2. Độ màu (màu sắc) ..........................................................................................8
2.1.2.3. Giá trị pH .......................................................................................................8
2.1.2.4. Chất rắn hòa tan ............................................................................................9
2.1.2.5. Chloride ..........................................................................................................9
2.1.2.6. Sắt ...................................................................................................................9
2.1.2.7. Nitrogen-Nitrit (N-NO2) .................................................................................9
2.1.2.8. Nitrogen – Nitrat (N-NO3) ...........................................................................10
2.1.2.9. Ammoniac (N-NH4+) ....................................................................................10

3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt...................................................22
3.3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường ....................................22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................22
3.4.1. Phương pháp kế thừa.....................................................................................22
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..........................................................23
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................23
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu phân tích ...................................................................23
3.4.5. Phương pháp so sánh.....................................................................................25


vii

3.4.6. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ......................................25
3.4.7. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu ........................................25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................26
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................26
4.1.1.2. Địa hình ........................................................................................................26
4.1.1.3. Khí hậu .........................................................................................................26
4.1.1.4. Thủy văn: ......................................................................................................27
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên...................................................................................27
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...............................................................................28
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ....................................28
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ......................................................29
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập .......................................................30
4.1.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn .........................................30
4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................31
4.1.2.6. Đánh giá chung về xã Đồng Bẩm ................................................................32
4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng và xử lý nƣớc tại xã Đồng Bẩm .....................33

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên ban tặng cho con
người, không có nước thì không có sự sống và cũng không có một hoạt động kinh tế
nào có thể tồn tại được. Nước là khởi đầu và là nhu cầu thiết yếu của sự sống; là yếu
tố quan trọng của sản xuất; là nhân tố chính để bảo đảm môi trường. Tuy vậy,
nguồn tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, khối lượng và chất lượng nước
ngày càng suy giảm, hạn hán, lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian
trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và đó chính là nguyên nhân đã gây
ra khủng hoảng về nước ở nhiều nơi trên thế giới.
Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về kinh
tế, tốc độ phát triển kinh tế cao vì thế nhu cầu khai thác sử dụng nguồn nước phục
vụ cho sản xuất, sinh hoạt cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng
không đi kèm với công tác bảo vệ, phát triển bền vững thì trong tương lai tình trạng
suy thoái cạn kiện nguồn nước là hậu quả không thể tránh khỏi. Để phát triển kinh
tế - xã hội một cách bền vững thì công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên
nước cần được chú trọng.
Là một trong những trung tâm công nghiệp lớn ở Việt Nam, thành phố Thái
Nguyên đang trên đà phát triển. Cùng với đà phát triển đó trong những năm vừa qua
từ khi được chuyển địa giới về thành phố Thái Nguyên, xã Đồng Bẩm đã và đang
trong đà phát triển kinh tế. Cuộc sống của người dân trên địa bàn xã được nâng cao,
kèm theo đó là sự phát triển của các ngành dịch vụ. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu
các ngành kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp đã kéo theo hàng loạt vấn đề
môi trường cần được quan tâm. Tại đây nguồn nước thải phát sinh từ các hoạt động
công nghiệp, nông nghiệp và nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình hầu hết đều
chưa qua xử lý và được thải trực tiếp hay gián tiếp ra sông Cầu và suối Linh Nham.
Chính vì vậy, việc xem xét, đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn xã Đồng
Bẩm, xác định các nguồn ô nhiễm và dự báo mức độ ảnh hưởng của các hoạt động kinh


2


3

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
 Đưa ra được các kết quả, đánh giá chính xác nhất về chất lượng môi trường
nước, giúp cơ quan quản lý môi trường có biện pháp thích hợp để bảo vệ.
 Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo
vệ môi trường và kế hoạch cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
người dân trên địa bàn.
 Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho
cộng đồng dân cư


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan:
 Khái niệm môi trƣờng
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người
như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
 Chức năng của môi trƣờng
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con

đục của nước, gây suy thoái thủy vực [13].
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên:Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão…
hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Từ sinh hoạt, từ các hoạt động công
nghiệp
 Tiêu chuẩn môi trƣờng
Theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Việt Nam: Tiêu chuẩn môi
trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm
lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý
được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp
dụng để bảo vệ môi trường.
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên
ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh
tế - xa hội có tính đến dự báo phát triển, cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường
bao gồm các nhóm chính sau:


6

- Tiêu chuẩn nước bao gồm: nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven
biển, nước thải…
- Tiêu chuẩn không khí bao gồm: khói bụi, khí thải (các chất thải)….
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản
xuất nông nghiệp
- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử,
văn hóa
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học
- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng

Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập
trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch
quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai
cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển
khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng
nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa
(lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng nước con người sử dụng trong
một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và
63% cho hoạt động nông nghiệp).
- Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt.
Thiếu nước, các loài cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó,
trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong
công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất…
- Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp
là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp
như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
- Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát
triển. Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng
ngàn kilomet như ở nước ta.
- Đối với giao thông: Là môt trong những con đường tiềm năng và chiến
lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa lớn,


8

quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của
một quốc gia.
- Đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của con người: Nước đóng một
vai trò vô cùng quan trọng. Nếu vì lý do nào đó mà thiếu nước sẽ vô tình gây ảnh
hưởng nghiêm trọng lên cơ thể. Con người có thể thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu mặc

hoặc ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên đối với dân địa phương, sự
kiện trên không gây một phản ứng nào trên cơ thể. Trong ngành cấp nước, hàm
lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo nên giữ thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối
đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000mg/l [3].
2.1.2.5. Chloride
Chloride là ion chính trong nước thiên nhiên và nước thải. Vị mặn của
Chloride thay đổi tùy theo hàm lượng và thành phần hóa học của nước. Với mẫu
chứa 25mgCl/l người ta đã có thể nhận ra vị mặn nếu trong nước có chứa ion Na+.
Tuy nhiên khi mẫu nước có độ cứng cao, vị mặn rất khó nhận biết dù có chứa đến
1000mgCl/l. Hàm lượng Chloride cao sẽ gây ăn mòn các kết cấu ống kim loại. Về
mặt nông nghiệp Chloride gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của cây trồng [3]
2.1.2.6. Sắt
Sắt là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo hồng cầu. Vì
thế sắt với hàm lượng 0,3mg/l là mức ấn định cho phép đối với nước sinh hoạt. Vượt
qua giới hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt.
Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe (III) hydrat hình
thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch tạo ấn tượng không tốt cho người sử dụng.
Cũng với lý do trên, nước có sắt không thể dùng cho một số ngành công
nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm,…
Kết tủa sắt lắng đọng thu hẹp dần tiết kiệm hữu dụng của ống dẫn mạng lưới
phân phối nước [3]
2.1.2.7. Nitrogen-Nitrit (N-NO2)
Nitrit là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân hủy các
chất đạm hữu cơ. Vì có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác nhau của
nitrogen nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ. Trong các


10

hệ thống xử lý hay hệ thống phân phối cũng có nitrit do những hoạt động của vi

11

2.1.2.12. Oxy hòa tan (DO)
Giới hạn lượng hòa tan (dissolved oxygen) trong nước thiên nhiên và nước
thải tùy thuộc vào điều kiện hóa lý và hoạt động sinh học của các loại vi sinh vật.
Việc xác định hàm lượng oxy hòa tan là phương tiện kiểm soát sự ô nhiễm do mọi
hoạt động của con người và kiểm tra hậu quả của việc xử lý nước thải [3].
2.1.2.13. Nhu cầu oxy hóa học(COD)
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy tương đương của các cấu trúc hữu cơ
trong mẫu nước bị oxy hóa bởi tác nhân hóa học có tính oxy hóa mạnh. Đây là một
phương pháp xác định vừa nhanh chóng vừa quan trọng để khảo sát các thông số của
dòng nước và nước thải công nghiệp, đặc biệt trong các công trình xử lý nước thải.
Phương pháp này không cần chất xúc tác nhưng nhược điểm là không có tính bao
quát đối với các hợp chất hữu cơ (thí dụ axit axetic) mà trên phương diện sinh học
thực sự có ích cho nhiều loại vi sinh trong nước. Trong khi đó nó lại có khả năng oxy
hóa vài loại chất hữu cơ khác nhau như celluloz mà những chất này không góp phần
làm thay đổi lượng oxy trong dòng nước nhận ở thời điểm hiện tại[3]
2.1.2.14. Nhu cầu oxy sinh hóa(BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) được xác định dựa trên kinh nghiệm phân tích
đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệp chuẩn, trong việc tìm sự liên hệ giữa
nhu cầu oxy đối với hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị
ô nhiễm [3].
2.1.3.Các chỉ tiêu vi sinh
2.1.3.1. Fecal coliform (Coliform phân)
Nhóm vi sinh vật Coliform được dùng rộng rãi làm chỉ thị của việc ô nhiễm
phân, đặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy ở 35 – 370 C với
sự tạo thành axit aldehyd và khí trong vòng 48h [3]
2.1.3.2. Escherichia Coli (E.Coli)
Escherichia Coli, thường được gọi là E.Coli hay trực khuẩn đại tràng, thường
sống trong ruột người và một số động vật. E.Coli đặc hiệu cho nguồn gốc phân,

01:2009/BYT
Chỉ thị số 02/2005/CT-BTNMT ngày 02/06/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý Tài nguyên nước dưới đất.


13

QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống
QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước Việt
Nam phế duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về bảo
vệ môi trường
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1. Cơ sở triết học
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người và xã
hội thành một hệ thống rộng lớn. Trong đó yếu tố con người giữ vai trò rất quan
trọng. Sự thống nhất của hệ thống trên được thực hiện trong các chu trình sinh địa
hóa của năm thành phần cơ bản:
- Sinh vật sản xuất có chức năng tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
dưới tác động của quá trình quang hợp
- Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn tạo ra các
chất thải.
- Sinh vật phân hủy có chức năng phân hủy các chất thải, chuyển chúng
thành chất vô cơ đơn giản
- Con người và xã hội loài người
- Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người
với số lượng ngày một tăng

Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm thuế, phí và lệ phí, hệ thống đặt cọc –
hoàn trả, côta ô nhiễm, nhãn sinh thái, hệ thống tiêu chuẩn ISO(Nguyễn Thị Lợi,
2010)[4]
2.4. Các tiêu chuẩn so sánh
Để đánh giá chính xác chất lượng nước, tùy theo từng mục đích sử dụng loại
nước mà có những tiêu chuẩn, quy chuẩn khác nhau. Cụ thể trong khóa luận sử
dụng các quy chuẩn để đánh giá chất lượng nước:
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp


15

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống
- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
2.5. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới tổng lượng nước ước tính khoảng 332 tỷ dặm khối, Trong đó nước
đại dương chiếm 94,4% còn lại khoảng 2% tồn tại dạng băng tuyết ở các cực và 0,6%
các bể chứa khác. Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam cự và chỉ có hơn 10% ở Bắc
cực, phần còn lại là các đỉnh núi hoặc sông băng. Lượng nước ngọt chúng ra có thể sử
dụng ở các sông, suối, hồ nước ngầm chỉ khoảng 2 triệu dặm khố (0,6% tổng lượng
nước) trong đó nước mặt chỉ khoảng 36.000km3 còn lại là nước ngầm. Tuy nhiên, việc
khai thác nguồn nước ngầm để sử dụng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.
Do vậy nguồn nước mặt đóng vai trò rất quan trọng [15]
Sự biến đổi khí hậu dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước làm ô nhiễm chất
hữu cơ trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô nhiễm hữu cơ rõ rệt. Ô nhiễm
dinh dưỡng khoảng 10% số con sông trên thế giới có nồng độ nitrat rất cao. Ô
nhiễm do kim loại nặng, do các chất hữu cơ tổng hợp, do vi sinh vật gây bệnh, việc

hay công nghiệp riêng biệt, nguồn nước dùng để vui chơi – giải trí – thể dục thể
thao, nuôi trồng thủy sản…
Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp trực tiếp (sau khi xử lý nước ngầm) cho từng
đối tượng trên như cấp nước ăn uống, sinh hoạt, công nghiệp, thực phẩm, cấp nước
cho công nghiệp dệt, tẩu nhuộm…
Tiêu chuẩn chất lượng nước của các dòng thải cho phép xả vào các mực nước
tự nhiên như sông, hồ, biển…
Trên cơ sở đó nước là vấn đề sống còn của nhân loại. Nguồn nước bị ô nhiễm
vô cùng nghiêm trọng trên thế giới từ các hội nghị đã đưa ra những biện pháp
nhưng vẫn còn ảnh hưởng vì vậy cần hành động để có môi trường xanh, sạch, đẹp
bảo vệ nhân loại con người.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status