Luận án Tiến sĩ Kinh tế Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam - Pdf 39

1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tập đoàn Dệt may Việt nam được thành lập ngày 02/12/2005 theo Quyết định
314/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Tổng
công ty Dệt May Việt nam. Trong những năm qua Tập đoàn Dệt - May Việt Nam đã có
nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước về tạo việc làm, nguồn thu
ngân sách và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong những năm gần đây trong bối cảnh nền
kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế thế giới, mặt khác trong
điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng, Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức to lớn, đòi
hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ cả về kỹ thuật - công nghệ sản xuất, tổ chức quản lý, cơ
chế chính sách để có thể tiếp tục cạnh tranh bình đẳng và phát triển một cách bền vững.
Nghị quyết Hội nghị TW 3 của BCH Trung ương Đảng, khóa XI đã đề ra mục
tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015 là: “ Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng,
hiệu quả, sức cạnh tranh,..”. Quốc hội Khóa XIII cũng đã thông qua Nghị quyết về Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, trong đó tái cơ cấu doanh nghiệp,
chủ yếu là các TĐKT, TCT Nhà nước là một trong ba trọng tâm của tái cơ cấu nền
kinh tế. Tái cơ cấu TĐKT, TCT nhà nước đòi hỏi phải thực hiện nhiều nội dung khác
nhau, từ tổ chức lại hệ thống sản xuất, ngành nghề kinh doanh, bộ máy quản lý đến
nguồn nhân lực, chiến lược phát triển, thị trường và sản phẩm. Điều đó cũng liên quan
mật thiết đến các hoạt động tài chính của Tập đoàn, đòi hỏi cơ chế quản lý tài chính
của Tập đoàn cũng phải được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp, tạo điều kiện
thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Tập đoàn.
Về khung khổ pháp lý, mặc dù từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 5/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động


2


3

* Sách ‟Tập đoàn kinh tế: Lý luận và Kinh nghiệm quốc tế - Ứng dụng vào Việt
Nam” của TS. Trần Tiến Cường và các tác giả năm 2005. Nội dung chủ yếu là tổng hợp
các kinh nghiệm quốc tế về hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế từ khu vực doanh
nghiệp Nhà nước, phân tích cơ hội và thách thức đối với các Tổng công ty Nhà nước khi
phát triển theo hướng Tập đoàn kinh tế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về chính sách
cho quá trình hình thành Tập đoàn kinh tế trên cơ sở các Tổng công ty ở Việt Nam.
* Luận án tiến sĩ ‟Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các Tổng công
ty 91 phát triển theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”, năm 2006 của tác giả
Nguyễn Xuân Nam. Nội dung chủ yếu của luận án là làm rõ quá trình hình thành, mô
hình, đánh giá thực trạng của cơ chế quản lý vốn và tài sản hiện nay của các Tổng công
ty 91, đưa ra được những ưu điểm và tồn tại của cơ chế quản lý vốn và tài sản của các
Tổng công ty 91 ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản
của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam hiện nay phù hợp với định hướng phát triển các
Tổng công ty 91 thành các Tập đoàn kinh doanh.
* Luận án tiến sĩ ‟Cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
theo định hướng Tập đoàn kinh tế”, năm 2006 của tác giả Chu Xuân Lai. Luận án đã
phân tích quá trình hình thành và thực trạng cơ chế quản lý tài chính của các Tổng
công ty Nhà nước ở Việt Nam, chỉ ra được những vấn đề còn bất cập của cơ chế quản
lý tài chính hiện tại của các Tổng công ty, cũng như các nguyên nhân khách quan và
chủ quan của thực trạng này và đi đến khẳng định các Tổng công ty Nhà nước ở Việt
Nam nói chung, Tổng công ty Dầu khí (chưa phải là Tập đoàn kinh tế). Luận án đã đề
xuất mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam trên nguyên tắc quyền sở hữu về nguồn lực tài chính và tự chủ
về mặt tài chính làm nền tảng.
* Luận án tiến sĩ ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng công ty
Nhà nước theo mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”, năm 2008 của tác giả Phùng
Thế Tính. Nội dung của luận án đã làm sáng tỏ thực tiễn và rút ra những hạn chế trong

lý vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung.


5

Ngoài ra cũng còn nhiều bài viết về TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các Tập
đoàn kinh tế được đăng trên các kỷ yếu hội thảo, báo và tạp chí kinh tế trong nước.
Từ những trình bày trên cho thấy, các công trình nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận
khác nhau khi nghiên cứu về cơ chế tài quản lý chính của TĐKT. Có công trình nghiên cứu
về cơ chế quản lý tài chính nói chung của các Tập đoàn kinh tế, song cũng có những công
trình lại chỉ nghiên cứu một hay một số nội dung của cơ chế quản lý tập đoàn như cơ chế
huy động vốn, sử dụng vốn hoặc kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của TĐKT. Có công
trình nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của một Tập đoàn cụ thể, có công trình nghiên cứu
cơ chế quản lý tài chính trên góc độ chung của các TĐKT. Tuy nhiên chưa có công trình
nghiên cứu nào về cơ chế tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được công bố.
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn
Dệt - May Việt Nam”. Đây là nghiên cứu đầu tiên về cơ chế quản lý tài chính của Tập
đoàn Dệt May Việt Nam. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về cơ
chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài
chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam.
Trên cơ sở thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn tác giả đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn
nữa cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt - May Việt nam.
Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đối với luận án là:
- Nghiên cứu làm rõ hơn những vấn đề lý luận chủ yếu về TĐKT và cơ chế quản lý
tài chính trong các TĐKT, những kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính trong các
TĐKT của một số quốc gia trên thế giới.

chính của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh chung của các Tập đoàn.


7

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như: Phương pháp phân tích thống
kê, đối chiếu, so sánh, diễn giải và tổng hợp, phương pháp chuyên gia, kết hợp phương
pháp phân tích định tính và định lượng... trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử để xem xét, phân tích đánh giá các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu.
Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án bao gồm:
- Số liệu sơ cấp thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp cán bộ, các phòng ban
chức năng của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
- Số liệu thứ cấp được tác giả sử dụng qua một số kênh như: Niêm giám thống kê,
Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Ngoài ra luận án cũng sử
dụng một số số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ…

7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
- Làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của
các TĐKT. Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ
và các công ty con trong TĐKT; các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tài chính của các TĐKT.
- Chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ quản lý tài chính của
một số TĐKT trên thế giới để có thể xem xét vận dụng ở Việt nam.
- Phản ánh và đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập
đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay trên các nội dung cơ bản: cơ chế huy động tạo
lập vốn; cơ chế đầu tư, sử dụng vốn; cơ chế phân phối lợi nhuận; cơ chế kiểm
tra, giám sát tài chính trong Tập đoàn.
- Chỉ ra được những ưu điểm và những hạn chế, tồn tại trong cơ chế quản lý
tài chính hiện tại của Tập đoàn Dệt May Việt nam; làm rõ nguyên nhân của những hạn

vốn của các tổ chức, cá nhân. Quá trình tích tụ vốn trong các công ty để thực hiện quá
trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 19291933 và đặc biệt sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh các nước
đã chú trọng đến việc khôi phục đất nước và đầu tư cho phát triển kinh tế nên đã tạo ra
một quá trình sáp nhập các doanh nghiệp, công ty để hình thành nên các tập đoàn kinh
tế. Khi mới hình thành các tập đoàn kinh tế chỉ tập trung hoạt động trong những ngành
mũi nhọn mang lại lợi nhuận cao của quốc gia đó. Trải qua quá trình hình thành và phát
triển các tập đoàn kinh tế nhận thấy cần phải đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
từng bước mở rộng quy mô kinh doanh ra các quốc gia trên thế giới từng bước hình
thành các công ty hoạt động xuyên quốc gia.
Kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn kinh tế đã cho thấy quá trình hình thành và
phát triển các TĐKT là một tất yếu khách quan song cũng là một quá trình lâu dài, gắn
liền với sự tập trung, tích tụ sản xuất và nhu cầu tự nhiên về hợp tác, liên kết SXKD
của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển theo cơ chế cạnh tranh và thị trường.
Việc tập trung đầu tư vốn cho sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
vào SXKD đã từng bước nâng cao sức cạnh tranh và trở thành động lực phát triển nền
kinh tế. Tập đoàn kinh tế ra đời phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất


10

trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó nó còn thể hiện vai trò đầu tàu và chi phối
nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế của các quốc gia như năng lượng, giao thông
vận tải, xây dựng cơ bản, công nghiệp v.v….
Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm Tập đoàn kinh tế
(TĐKT), không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn là nội dung tranh luận trên phạm vi
quốc tế và giữa các nhà khoa học kinh tế.
Ở các nước phương Tây: TĐKT được nhận thức như là một tổ hợp các công ty
độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty, hay chi nhánh góp vốn cổ
phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ [44], hoặc đó là một TĐKT về tài chính, gồm
một công ty mẹ và các công ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn; mỗi

có chức năng liên kết giữa các thành viên về kinh tế nhằm tăng khả năng tích tụ, tập
trung vốn, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và tối đa hóa giá trị của Tập đoàn”.

1.1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Mặc dù chưa có sự thống nhất trong nhận thức và khái niệm về TĐKT, tuy
nhiên có thể nhận thấy những đặc điểm nổi bật của các TĐKT, đó là:
Một là, Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
độc lập, liên kết với nhau bởi mối quan hệ Công ty mẹ - Công ty con
Bản thân TĐKT không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ, các công ty con và
các công ty liên kết có tư cách pháp nhân. Không có một quyết định hành chính của bất
kỳ cấp quản lý nào về việc thành lập tập đoàn. Các doanh nghiệp tham gia TĐKT giữ
nguyên sự độc lập của mình về địa vị kinh tế và pháp lý; Trong đó, công ty mẹ đóng
vai trò chủ đạo, là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên. Thông qua bộ
máy quản lý của công ty mẹ, Tập đoàn quản lý các công ty thành viên thống nhất về
mọi mặt từ định hướng phát triển SXKD, chiến lược bán hàng, chiến lược đầu tư, quản
lý vốn, quản lý dòng tiền trong nội bộ tập đoàn … nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất cho Tập đoàn.
Hai là, Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân


12

Tập đoàn kinh tế là tổ hợp kinh doanh chứa đựng trong đó các doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân, nhưng bản thân tập đoàn lại không phải là một pháp nhân. Các doanh
nghiệp là thành viên của tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao
nhất như hội đồng thành viên (với công ty TNHH), đại hội đồng cổ đông (với công ty cổ
phần). Theo thỏa thuận giữa các thành viên của tập đoàn, chủ tịch hội đồng thành viên, hội
đồng quản trị các công ty trong tập đoàn tập hợp lại thành hội đồng chủ tịch tập đoàn. Hội
đồng chủ tịch bầu ra chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch không thực hiện chức năng điều
hành cụ thể đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức của các công ty thành viên;

điều dễ hiểu. Vì vậy, cơ cấu tổ chức của các TĐKT khá đa dạng, không có khuôn mẫu
thống nhất. Cơ cấu tổ chức được xây dựng trên nền tảng văn hoá, đặc điểm ngành nghề
kinh doanh, phong cách quản lý, chiến lược xây dựng và phát triển của mỗi tập đoàn.
Nhìn chung, cơ cấu tập đoàn thường có một công ty mẹ và các công ty con,
trong đó công ty mẹ thường đảm nhiệm các chức năng như phát triển thị trường, ứng
dụng công nghệ mới, điều phối toàn tập đoàn vận động đến mục tiêu đã định sẵn thông
qua chiến lược chung, qua tỷ lệ vốn góp hay những quan hệ khác. Thông thường, các
TĐKT thường được tổ chức theo 3 dạng cơ cấu: (i) Cơ cấu tổ chức hình tháp: đỉnh tháp
là trung tâm quyền lực, điều hành mọi hoạt động của toàn tập đoàn, sự phát triển kéo
dài theo nhánh (mở rộng đáy hình tháp) nhưng đảm bảo trật tự từ trên xuống; (ii) Cơ
cấu tổ chức phân cấp: Các quan hệ thường được phân định và giới hạn theo cấp quản lý
như cấp 1 chỉ quản lý cấp 2, cấp 2 chỉ quản lý cấp 3; cấp 1 không can thiệp, quản lý
cấp 3; (iii) Cơ cấu tổ chức mạng lưới: Các quan hệ đan xen, ban đầu là một trung tâm,
phát triển theo sơ đồ mạng, sau đó mỗi nhân tố trong mạng có thể phát triển thành một
trung tâm độc lập với đầy đủ các quan hệ như trong mạng lưới ban đầu.
Sở hữu vốn trong các TĐKT vì thế cũng rất đa dạng. Trước hết, vốn trong tập
đoàn là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm vốn tư nhân và vốn nhà
nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các
công ty thành viên vào CTM và thông thường ở hai cấp độ: (i) Cấp độ thấp hay còn gọi


14

là liên kết mềm, vốn của công ty “mẹ”, công ty “con”, công ty “cháu” là của từng công
ty; và (ii) Cấp độ cao hay còn gọi là liên kết cứng là công ty “mẹ” tham gia đầu tư vào
các CTC, biến các công ty “con”, công ty “cháu” thành công ty TNHH một thành viên
do công ty mẹ làm chủ sở hữu hoặc công ty mẹ chiếm trên 50% vốn điều lệ (với công ty
TNHH), giữ cổ phần chi phối (với công ty con, cháu là công ty cổ phần). Trên thực tế,
không một TĐKT nào chỉ có quan hệ về sở hữu vốn theo một cấp độ mà đan xen cả hai
cấp độ tùy theo từng trường hợp trong quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, cháu.

tập đoàn trên toàn cầu như hệ thống khách sạn Hilton nhưng cũng có những sản phẩm nổi
tiếng hơn cả tên của tập đoàn (Ở Việt Nam, thương hiệu sản phẩm bột giặt OMO được
biết đến nhiều hơn tên của công ty Unilever, mặc dù tập đoàn này có tới hơn 1.600 thương
hiệu sản phẩm độc lập).
Để giảm thiểu rủi ro, trong các Tập đoàn kinh tế, ngoài ngành nghề sản phẩm,
dịch vụ chủ yếu, các Công ty còn hoạt động trong những ngành nghề, sản phẩm và lĩnh
vực kinh doanh khác nhau nhằm mục đích phân tán rủi ro và tăng khả năng chi phối thị
trường, đồng thời tạo điều kiện chuyên môn hoá, khai thác thế mạnh chuyên môn, uy tín
trong ngành. Thông thường các ngành nghề kinh doanh có liên quan chặt chẽ với nhau sẽ
hỗ trợ đắc lực cho chuyên ngành chính, tạo điều kiện liên kết kinh tế mang tính dây
chuyền và liên hợp.

1.1.3 Vai trò của Tập đoàn kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường các TĐKT có vị trí vô cùng quan trọng trong nền
kinh tế của mỗi quốc gia, các Tập đoàn nắm giữ phần lớn nguồn lực phục vụ quá trình
sản xuất của quốc gia đó. Quá trình phát triển của các TĐKT có vai trò quan trọng đến
hệ thống kinh tế, vai trò này được thể hiện qua một số mặt sau:
Một là: Đối với bản thân các Tập đoàn kinh tế
+ Việc hình thành các TĐKT cho phép phát huy lợi thế của các đơn vị kinh tế
quy mô lớn; khai thác một cách triệt để năng lực, uy tín, các hoạt động đầu vào, đầu ra
và các dịch vụ chung của cả Tập đoàn. Bên cạnh đó, Tập đoàn không ngừng phát huy
năng lực sản xuất, khả năng sản xuất của mình cũng như của tất cả các thành viên trong


16

Tập đoàn thông qua việc tập trung huy động mọi nguồn lực phục vụ quá trình SXKD.
Từng bước xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty thành viên, thực hiện tốt
chiến lược phát triển Tập đoàn, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập
đoàn và các công ty thành viên.

chế những ảnh hưởng xấu do hao mòn vô hình.
Hai là: Đối với nền kinh tế
+ Về thu NSNN: Các TĐKT tạo nguồn thu lớn cho NSNN. Nguồn thu của
NSNN phụ thuộc đáng kể các khoản thuế từ các chủ thể trong nền kinh tế nói chung,
trong đó các TĐKT nói riêng có đóng góp nguồn thu rất quan trọng. Các khoản thu này
có tác động tích cực đến tình hình kinh tế, xã hội đã làm cho vị thế của các các TĐKT
ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia nói chung.
+ Về mặt tài chính: Hầu hết các TĐKT lớn có khả năng chi phối thị trường tài
chính dựa trên các hoạt động đầu tư và tham gia vào các giao dịch tài chính với khối lượng
giao dịch lớn. Vì vậy, sự biến động của thị trường tài chính phụ thuộc vào sự điều chỉnh
của một số các Tập đoàn lớn trong nền kinh tế.
Việc huy động vốn từ các công ty thành viên trong Tập đoàn để tập trung đầu tư
vào những công ty, những dự án có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước
khắc phục tình trạng phân tán vốn trong TĐKT. Quá trình sử dụng vốn như trên của
TĐKT là cơ sở cho việc hình thành các công ty tài chính (CTTC) trong Tập đoàn kinh tế.
Các CTTC thực hiện chức năng huy động vốn từ các công ty thành, điều hòa vốn đầu tư
vào những lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển hoặc lĩnh vực đạt hiệu quả kinh tế cao.
CTTC có thể huy động vốn thông qua việc vay từ các công ty thành viên trong Tập đoàn
với lãi suất thỏa thuận.
+ Về sử dụng lao động: Hiện nay số lượng lao động được các TĐKT đang sử
dụng là rất lớn điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động trong xã hội.
TĐKT hoạt động dưới hình thức là các công ty đa quốc gia được coi như là một giải
pháp quan trọng giúp các quốc gia đang phát triển thực hiện quá trình chuyển giao công
nghệ giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn với nhau. Mục đích của quá trình


18

chuyển giao công nghệ giữa các công ty thành viên nhằm giúp các công ty lựa chọn
những công nghệ sản xuất phù hợp với trình độ của mình với chi phí thấp nhất và hạn

quốc gia với nhau. Vì vậy, phần lớn các TĐKT là những Tập đoàn đa quốc gia nhằm
tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Mô hình tổ chức này được
nhiều Tập đoàn áp dụng như: Royal Dutch/ Shell, British Petroleum, Toyota, …
- Mô hình tổ chức Tập đoàn kinh tế dựa trên sự phát triển cao của thị trường
tài chính:
Theo hình thức này, các TĐKT được hình thành xoay quanh hạt nhân là CTTC.
Phần lớn cổ phiếu của các công ty con do công ty mẹ nắm giữ nên các công ty con chịu
sự chi phối của công ty mẹ. Mặt khác, các TĐKT hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh
vực, ngành nghề khác nhau, các công ty con chịu sự chi phối và kiểm soát của công ty
mẹ, mặc dù giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn còn có thể có sự khác nhau về
kỹ thuật và công nghệ. Theo mô hình này, công ty mẹ là công ty tài chính hay gắn với
công ty mẹ là CTTC hay là các NHTM có uy tín và thế lực lớn. Thông thường các
TĐKT hoạt động theo mô hình này thường lấy tên theo công ty mẹ, trong các công ty
thành viên sự khác nhau về kỹ thuật và công nghệ đã hình thành nên quá trình sáp nhập
hay bán bớt các công ty thành viên trong Tập đoàn.

1.1.4.2 Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn kinh tế
(1). TĐKT theo cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực:
Đặc điểm nổi bật của cấu trúc này là tính nhất nguyên và quyền lực (hình 1.1). Trung
tâm của cấu trúc này là Văn phòng của Tập đoàn (haed office) với cơ cấu bao gồm Ủy
ban điều hành Tập đoàn (executive committee) và các đơn vị chức năng phụ trách những
lĩnh vực chuyên biệt như sản xuất, kinh doanh, tài chính,... Văn phòng của Tập đoàn là
cơ quan quản lý của Tập đoàn, cơ quan này được tổ chức tại công ty mẹ và không có tư
cách pháp nhân độc lập.


20

Hình 1.1: Mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc nhất nguyên
ỦY BAN

mô hình này.
(2) Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc Holding (hình 1.2):
Điểm nổi bật của cấu trúc này là không có sự kiểm soát tập trung
- Cơ cấu tổ chức mô hình: Văn phòng và các công ty thành viên, trong đó Văn
phòng Tập đoàn chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động điều phối chung của toàn
Tập đoàn, không thực hiện quá trình kiểm tra, kiểm soát trực tiếp quá trình SXKD của


21

các công ty thành viên. Các công ty thành viên trong Tập đoàn đều có tư cách pháp
nhân, có quyền tự chủ tương đối cao về tài chính và kinh doanh của mình.
Hình 1.2: Mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc Holding
Công ty nắm vốn

Công ty X

Sản xuất
kinh doanh

Công ty Z

Bán hàng

Tài chính

Công ty Z

Kỹ thuật


Hoạt động kinh doanh chính của công ty mẹ là đầu tư vốn vào các công ty khác
Hai là: Mô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh OHC
(operating holding copany). Ngoài việc đầu tư vốn vào các công ty khác thì công ty mẹ
còn tham gia trực tiếp vào các hoạt động SXKD như các công ty khác trong Tập đoàn.
Một số ưu và nhược điểm của mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc
Holding:
- Giữa quyết định về chiến lược và quyết định điều hành kinh doanh của các nhà
quản lý cấp cao ở mô hình PCH đã có sự tách biệt. Còn trong mô hình OHC, các nhà quản
lý cấp cao còn phải tập trung vào cả việc ra quyết định điều hành kinh doanh của mình và
các quyết định mang tính chiến lược cho cả Tập đoàn.
- Mô hình PHC đã làm thay đổi hành vi của nhà quản lý, bởi vì các nhà quản lý
trong mỗi bộ phận có thể trở thành Chủ tịch (CEO) của một công ty con độc lập.
- Đối với nền kinh tế tăng trưởng và có thị trường vốn phát triển mạnh đòi hỏi việc
quản trị Tập đoàn và các công ty thành viên cần được quan tâm đúng mức. Hiệu quả hoạt
động về vốn được xác định thông qua tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE – Return
on Equity). Vì vậy, PHC hình thành là một giải pháp hữu hiệu nhằm đánh giá hiệu quả của
đầu tư vốn và năng lực quản trị của Tập đoàn.


23

- Công ty nắm vốn chủ động lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và quyết định khả năng
tham gia đầu tư. Tại các văn phòng điều hành TĐKT theo cấu trúc Holding, các chuyên
gia về lĩnh vực đầu tư, quản lý vốn đầu tư kinh doanh có điều kiện tích lũy được nhiều
kinh nghiệm. Khi đó, các công ty nắm vốn trở nên dễ dàng và thuận lợi trong việc đưa ra
quyết định tham gia hay không tham gia vào hoạt động kinh doanh, xây dựng các danh
mục đầu tư kinh doanh mới.
- Công ty nắm vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mà công ty
đã đầu tư vào công ty con. Qua đây cho thấy, đây là hình thức phân tán rủi ro cho các
công ty con. Thực tế cho thấy công ty mẹ trong các TĐKT thường đứng ra bảo lãnh

Ban chức năng Y

Các công ty
bán hàng

Ban chức năng Z

Các công ty
tài chính

Các công ty
khối
kỹ thuật

Mô hình này phù hợp với những TĐKT có quy mô lớn. Mô hình này đòi hỏi vừa
phân quyền vừa tập trung nhưng về tổng thể phải đạt hiệu quả như mong muốn. Mô hình
này là sự kết hợp giữa mô hình cấu trúc nhất thể với mô hình cấu trúc holding.
Tính chất tập trung của mô hình TĐKT theo cấu trúc hỗn hợp dựa trên cơ chế kiểm
soát tập trung của cơ quan văn phòng Tập đoàn đối với 3 vấn đề sau:
Thứ nhất: Đưa ra những quyết định mang tính chiến lược của TĐKT
Thứ hai: Quyết định những chính sách chung, điều hành các giao dịch bên
trong Tập đoàn
Thứ 3: Có quyền tuyển chọn, bổ nhiệm, đánh giá, giám sát, miễn nhiệm các cán
bộ cấp cao của Tập đoàn.
Việc phân bổ nguồn vốn và điều hành các giao dịch nội bộ của văn phòng Tập
đoàn ngoài việc căn cứ vào các hoạt động tài chính của các công ty thành viên nó còn
tạo sự gắn kết các hoạt động trên với việc thực hiện chiến lược kinh doanh và tối đa
hóa hiệu quả hoạt động của toàn Tập đoàn. Bên cạnh đó, văn phòng Tập đoàn và
những lĩnh vực hoạt động cụ thể đều được quản lý tập trung theo mô hình dạng cấu
trúc hỗn hợp.

dưới thực hiện.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status