Đạo đức trung hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay - Pdf 39

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

ĐẠO ĐỨC TRUNG, HIẾU TRONG NHO GIÁO
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC
TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành

: Triết học

Mã số

: 62.22.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trần Nguyên Việt


Hà Nội – 2014
MỤC LỤC
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................5
1.1 Các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu
của Nho giáo nói riêng ................................................................................................5


thức

trách

nhiệm

trong

điều

kiện

hiện

nay



Việt

Nam

................................................................................................................................ 13
8

Tiểu kết chương 4....................................................................................................144
KẾT LUẬN ............................................................................................................146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................148



1


chế kinh tế ở nước ta diễn ra trong vài thập niên gần đây đã tạo môi trường thuận lợi
cho cái cũ, cái lạc hậu có cơ hội phục hồi, cái bệnh hoạn, suy đồi, biến thái được
dung dưỡng. Tình trạng lao dốc của đời sống đạo đức tỷ lệ nghịch với sự tăng
trưởng các điều kiện vật chất, sức mạnh đồng tiền đã khiến xã hội đối mặt với thực
trạng vô đạo đức, phản văn hóa ngày càng gia tăng. Nhiều người thừa tiền nhưng
sống thiếu văn hóa, giàu về vật chất nhưng hủ bại về đời sống đạo đức. Không ít
đạo lý vốn được coi là chân lý sống bị đảo lộn: người già bị bạc đãi, con trẻ bị bỏ
rơi, con người cảm thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình, không ít người
không thực hiện trách nhiệm của một người làm con đối với cha mẹ, quên đi trách
nhiệm của một công dân đối với tổ quốc…
Khi Việt Nam đã và đang tiếp tục đối mặt với những thách thức về suy thoái
đạo đức, thì việc trở lại với những giá trị đạo đức căn bản như hiếu, trung để giáo
dục ý thức trách nhiệm cho con người càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu đạo đức trung, hiếu của Nho giáo từ khía cạnh lịch sử triết
học có nhiệm vụ gạn đục khơi trong để tìm lấy ở đó những giá trị hợp lý có thể vận
dụng trong điều kiện mới là việc làm không chỉ mang tính học thuật thuần túy, mà
còn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách đối với xã hội hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đạo đức
trung, hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm
ở Việt Nam hiện nay”, cho luận án tiến sỹ triết học của mình với mong muốn được
đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc làm rõ và sâu sắc hơn hai phạm trù đạo
đức đó của Nho giáo cũng như cho việc hoạch định phương hướng giải quyết các
vấn đề thực tiễn cấp bách nảy sinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
trong điều kiện hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích: Từ việc phân tích nội dung căn bản của đạo đức trung, hiếu của

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án trình bày khái quát được nội dung đạo đức trung, hiếu của Nho giáo
ở Trung Quốc đồng thời chỉ ra được sự tiếp biến của đạo đức trung, hiếu trong Nho
giáo ở Việt Nam và nhận định được về ý nghĩa của đạo đức trung, hiếu đối với việc
giáo dục ý thức trách nhiệm cho cá nhân trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.

3


6. Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận: Luận án luận giải những nội dung cơ bản của đạo đức trung,
hiếu Nho giáo và sự tiếp biến ở Việt Nam. Làm rõ ý nghĩa của nó đối với việc giáo
dục ý thức trách nhiệm cho cá nhân trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần phục vụ nghiên cứu chuyên sâu và giảng
dạy lịch sử triết học. Luận án cũng có thể trở thành tư liệu tham khảo cho các
chuyên ngành có liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
chia thành bốn chương, chín tiết.

4


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung,
hiếu của Nho giáo nói riêng
Nho giáo là học thuyết ra đời từ thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc. Sự tồn tại,
hưng vong và những nội dung cơ bản của Nho giáo đã nhận được sự quan tâm rộng
khắp của giới nghiên cứu ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Quốc hay Nho giáo Hán Đường, hay Nho giáo Lê Nguyễn…Ngũ luân là quan trọng
nhất trong Nho giáo, trung hiếu là quan trọng nhất trong ngũ luân” [47, tr.218-220].
Trong khi phân tích về đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung hiếu của Nho
giáo nói riêng, Trần Văn Giầu cũng đặt ra và giải quyết vấn đề quan hệ giữa hiếu và
trung. Ông chỉ ra rằng: “Sau chữ trung thì chữ hiếu là điều quan trọng đặc biệt của
ngũ luân. Lắm khi chữ hiếu được đặt trước cả chữ trung, đạo hiếu được xem là nền
của đạo trung” [47, tr.241]. Trần Văn Giàu khẳng định: “trung hiếu là hai đức tính
cơ bản của con người mà luân lý Nho giáo đòi hỏi một cách nghiêm khắc. Đánh giá
con người, nhận xét hành vi, tất thảy đều lấy trung hiếu làm tiêu chuẩn” [47,
tr.246]. Ông cho rằng: “Cái chính yếu nhất của Nho giáo là đạo đức. Đạo đức Nho
giáo cuối cùng là nhằm phục vụ sự trị nước: trị quốc, bình thiên hạ là cái đích cao
của sự thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia. Như vậy mối quan hệ giữa đạo đức và trị
đạo là điều dễ thấy trong Nho giáo” [47, tr.112].
Có thể thấy trong khi đặt và giải quyết vấn đề đạo đức Nho giáo nói chung,
đạo đức trung hiếu của Nho giáo đã được Trần Văn Giầu phân tích và có sự so sánh
nhất định giữa các thời kỳ của Nho giáo, giữa các đại biểu của nó và sự vận dụng đa
dạng của các nhà Nho Việt Nam. Tuy nhiên, do chỉ chiếm một thời lượng nhỏ trong
tác phẩm nên đạo đức trung, hiếu mới chỉ được đề cập ở những nội dung căn bản
mà chưa đi sâu vào chi tiết. Quan điểm và những phân tích của Trần Văn Giầu vì
thế mở ra một khả năng khai thác sâu rộng hơn nữa vấn đề trung, hiếu mang tính
xâu chuỗi lịch sử trên bình diện Triết học.
Bàn về đạo đức Nho giáo, Quang Đạm trong “Nho giáo xưa và nay” khẳng
định “Khổng Khâu và các đồ đệ trực tiếp hoặc gián tiếp của “Phu Tử” dành công
phu nhiều nhất vào sự giảng dạy trau dồi các đức hiếu đễ, đức nhân và đức lễ. Đi từ
đáy tháp lên tới đỉnh tháp, chúng ta sẽ cố gắng một mặt tìm hiểu chung tất cả các

6


đức trên đây, mặt khác tập trung sự chú ý nhiều hơn vào hiếu đễ, nhân và lễ…Nếu



đẩy lên thái quá như vậy không? Đây là vấn đề mà đề tài cần tiếp tục đi sâu làm rõ.
Trong phần “Tư tưởng hiếu đạo Trung Quốc – Diễn biến và vấn đề”, Vi
Chính Thông đã đi theo tiến trình diễn tiến thay đổi của hiếu đạo Trung Quốc và
bước đầu đưa ra nhiều vấn đề với dẫn chứng minh họa từ kinh điển. Ông cũng đã
khái quát những nội dung chính “Tư tưởng hiếu đạo của Khổng Tử” thành: duy trì
trật tự trên dưới; chuẩn mực về đạo đức luân lý; hiếu và nhân; hiếu và trung. Trong
đó, tác giả cũng khẳng định: “Vì từ sau Tần, Hán, hiếu trung bị lẫn lộn nên đã làm
cho tư tưởng hiếu đạo bị méo mó đi nhiều. Những nhân sỹ chống Nho gia thời kỳ
đầu dân quốc đã từng cho rằng đó là một trong những luận cứ chứng minh tư tưởng
Nho gia có lợi cho nền chuyên chế. Nhưng trong tư tưởng hiếu đạo của Khổng Tử
thể hiện trong “Luận ngữ” thì không có hiện tượng lẫn lộn giữa hiếu và
trung…Trong ngôn luận của Khổng Tử nói về quan hệ trung hiếu không chỗ nào có
ý nghĩa trung quân như người đời sau nói” [123, tr.255]. Đây là nhận định rất quan
trọng và có ý nghĩa định hướng đối với việc nghiên cứu đạo đức trung hiếu.
Trong phần “Mạnh Tử phát huy tư tưởng hiếu đạo”, Vi Chính Thông cho
rằng Mạnh Tử đã có nhiều phát triển về mặt hiệu quả tư tưởng tập trung ở một số
điểm: Đề ra nguyên tắc “thân thân” (thương yêu người thân); Mở rộng ý nghĩa của
hiếu đễ; Vô vi (không vi phạm); Tạo ra những điển hình về người con có hiếu.
Những nội dung được đề cập khá quan trọng nhưng do thời lượng nhỏ nên chưa
khai thác sâu được nhiều luận cứ trong kinh điển Nho giáo. “Sự mở rộng tư tưởng
hiếu đạo từ sau Mạnh Tử” được Vi Chính Thông khảo sát qua thư tịch cổ như: Đại
học, Trung Dung, Lã Thị Xuân Thu, Đại đới lễ ký. Qua những thư tịch cổ này, ở
những vấn đề chính các sách đều có lặp lại và những nét tương đối riêng biệt.
Thông qua diễn biến của tư tưởng hiếu đạo từ Khổng Mạnh tới Tần Hán, Vi Chính
Thông cũng phát hiện ra hai vấn đề xuất hiện là: vấn đề lẫn lộn giữa trung và hiếu
và vấn đề giữa tình riêng và phép nước. Ông cho rằng: “sự lẫn lộn giữa hiếu và
trung rất có thể liên quan tới chế độ cha truyền con nối. Dưới chế độ cha truyền con
nối, thế tử và vua cha là quan hệ cha con, nên con phải tận hiếu với cha. Đối với thế

hóa nên tính chất tổng hợp lý tính trừu tượng mang tính triết học trong tác phẩm còn
mờ nhạt. Chưa thấy Tiêu Quần Trung phân tích về cơ sở tồn tại xã hội, cái mà trên
đó văn hóa hiếu đạo nảy sinh và phản ánh. Cho nên, tuy diện mạo của hiếu đạo
trong nền văn hóa Trung Hoa thì đã được phác họa song lý do cư bản để nó nảy

9


sinh, tồn tại và biến dịch trong quá trình vận động thì chưa được đề cập. Đây là khu
vực có thể tiếp tục bổ sung, khai thác và nghiên cứu ở một cấp độ chi tiết hơn.
Phan Đại Doãn trong tác phẩm “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” đã
phân tích: “Ở Việt Nam, trên nền tảng Đông – Nam Á, gia đình nhỏ lấy vợ chồng
làm mặt ngang bằng, bình đẳng là chính, khi tiếp nhận luân lý Nho giáo đương
nhiên phải chuyển đổi, đó là quan niệm hiếu gắn liền với nghĩa. Nho giáo Việt Nam
cũng bàn luận nhiều về hiếu trung. Nhưng tư tưởng trung của Việt Nam không phải
là nét chính yếu (như người Nhật)” [29, tr.98]. “Hiếu vốn là tinh thần, là nội dung
của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa trong phong
tục tín ngưỡng như “thờ cúng tổ tiên”, “trọng lão” nhưng về sau lại được giáo lý
Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành luân lý xã hội. Các
nhà nước dưới thời Lê – Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đình…lấy hiếu làm
chuẩn mực cho các giá trị xã hội, làm tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách, lấy hiếu để
ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên và đặc biệt được pháp luật
hóa, chính sách hóa” [29, tr.144]. Phan Đại Doãn đã nhận định về vấn đề nhà nước
pháp luật hoá những quan niệm hiếu nghĩa để rút ra những nội dung cơ bản của đạo
hiếu ở Việt Nam, đồng thời khẳng định: Hiếu là nhân cách con người, là gốc của
nhân luân, là một giá trị xã hội cao quý, là quan hệ đứng dọc trong gia đình và dòng
họ, có ý nghĩa quan trọng nhất trong các nguyên tắc ứng xử gia đình. Đạo hiếu thể
hiện trước hết ở việc con cháu phải nuôi dưỡng ông bà cha mẹ . Đây là yêu cầu tối
thiểu đối với mỗi thành viên trong gia đình. [29, tr.156]. Không những thế, theo
Phan Đại Doãn, “hiếu không dừng ở đạo đức, mà xa hơn còn là phạm trù tín

khi bàn về “hiếu với sinh tồn của nhân loại”, có đoạn: “Lục Ngọc Lâm: Khổng
thánh nhân! Phải kính dưỡng cha mẹ, đó là điều tất nhiên. Nhưng đem đạo hiếu
nâng lên thành nguyên tắc cơ bản của nhân loại trong đối xử nhân thế, sẽ khiến cho
hành vi của con người trở nên bảo thủ bó tay, bị ràng buộc quá nhiều, xã hội chỉ biết
tông theo tông pháp khó mà tiến lên được. Khổng Tử: Hiếu với sự phát triển xã hội
là nhất trí, thống nhất với nhau. Hơn nữa hiếu còn có thể yêu cầu làm rạng danh tổ
nghiệp, lập công danh hiển hách, soa lại nói hiếu cản trở sự tiến lên của xã hội, sao
lại nói xã hội bị dẫm chân tại chỗ, bảo thủ được. Bản chất của hiếu là sinh, có nghĩa
là luôn làm cho sự nghiệp phát đạt, xã hội sôi động phát triển tưng bừng” [86,
tr.153]. Trần Chí Lương còn đặt vấn đề hiếu là nguồn gốc của lòng yêu nước và ý

11


nghĩa của hiếu đối với thế kỷ XXI là nêu ra được phương pháp tư duy mới: “Hiếu
đem trời gọi là cha, đem đất gọi là mẹ, xem người và vạn vật là một thể. Đây là một
phương thức tư duy mới. Con người đối với cha mẹ như thế nào thì đối với tự nhiên
như thế ấy, cùng chung sống với tự nhiên” [86, tr.169]
Với cùng một cấu trúc phát vấn, nhiều vấn đề liên quan đến đạo hiếu của
Nho giáo đã được đề cập và giải thích theo tư duy hiện đại tích cực. Bàn về trung,
tác giả cũng áp dụng phương pháp tương tự để nói về: bản chất của trung, các tầng
bậc và mức độ trung, bất trung, trung thần… Trần Chí Lương cũng đặt vấn đề “Ý
nghĩa hiện đại của trung”: “trung là trung với nước, trung với dân tộc, trung với sự
nghiệp. Trung là công chính vô tư, khiêm chính, liêm công, cần kiệm xây dựng sự
nghiệp. Ở thời hiện đại, trung không những là nguồn gốc sinh ra lòng yêu nước mà
còn sinh ra tinh thần quốc tế cao cả để các nước trên thế giới hợp tác, hòa hợp với
nhau” [86, tr.171]… Cách tiếp cận của Trần Chí Lương là cách tiếp cận mới, hiện
đại hóa vấn đề dựa trên kinh điển được hiểu như một sự thông diễn hay cách ngôn.
Các vấn đề về trung hiếu của Nho giáo được đề cập đều được Trần Chí Lương đặt
trong sự đa nghĩa để luận bàn. Điều này có cơ sở từ trong bản chất của Nho giáo vì

hưởng rất mạnh. Hễ ai hiếu đễ thì được trọng thưởng. Thụy hiệu của các vua đời
Hán đều có chữ Hiếu. Như vậy có thể thấy hiếu rất được xem trọng vào thời đó”
[71, t.1, tr.493]. Tuy khẳng định vị trí của hiếu và phần luận bàn được đặt trong
phần Nho gia đời Tần Hán song không thấy Phùng Hữu Lan bàn trực tiếp về tư
tưởng hiếu của các Nho gia thời kỳ này mà chỉ tập trung vào Nho giáo nguyên thủy.
Do đó, cần tiếp tục có sự nghiên cứu, so sánh để làm rõ sự tương đồng cũng như
khác biệt trong quan niệm về hiếu của các nho gia ứng với từng thời kỳ trong lịch
sử tồn tại và phát triển Nho giáo.
Cũng có những nhà nghiên cứu đi sâu hơn vào đạo đức trung, hiếu của Nho
giáo và đánh giá sự tiếp biến của nó trong xã hội Việt Nam trong phạm vi nghiên
cứu hẹp và đưa ra nhiều nhận định có giá trị. Chẳng hạn:
Phan Chu Trinh trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông Tây” phân
tích sự cực đoan, siêu hình và tầm thường hóa các quan niệm đạo đức trung, hiếu
của những người ông gọi là hủ nho: “Một bọn hủ nho mắc cạn vẽ rắn thêm chân,
đem những tư tưởng rất nông nỗi truyền bá ra để trói buộc dân gian. Như là: “Quần
thần chí nghĩa bất khả đào ư thiên địa chi gian” nghĩa là mình sinh ra ở xứ này phải

13


đôi ông vua lên đầu…, “thiên hạ vô bất thị để phụ mẫu” nghĩa là trong trời đất
không có cha mẹ nào quấy” [134, tr.5]. Phan Chu Trinh còn phân tích việc cường
điệu một cách hình thức khi treo tranh Nhị thập tứ hiếu và chỉ ra rằng: “cha con xem
ra chỉ còn thấy những kẻ chân lấm tay bùn còn biết cắm cúi lo làm để nuôi cha mẹ,
chứ như bọn thượng lưu, trung lưu thì ta không còn thấy chữ hiếu nữa. Bọn ấy
thường nhiều mượn những lốt lễ nghĩa rất kỳ khôi của bọn tà nho mang vào để che
miệng thế gian, chớ không có một chút gì gọi là hiếu thuận cả. Nào là nằm đường,
nào là chống gậy, nào là khóc mả, nào là ở dơ” [134, tr.5]. Phan Chu Trinh chỉ ra
rằng luân lý của ta có thời kỳ chỉ ở trong vòng chật hẹp của vua và tôi “Vua là
người cầm quyền chính trong nước, là người đầu sỏ trong bộ lạc ấy…là người lấy

định hướng, gợi mở cho công việc nghiên cứu.
Trần Nguyên Việt với bài viết “Đạo hiếu Việt Nam qua cái nhìn lịch đại” đã
luận giải khái niệm hiếu, quan điểm hiếu đạo theo tiến trình phát triển lịch sử tư
tưởng Việt Nam. Trần Nguyên Việt cho rằng: “Tinh thần trung hiếu thời Trần đã để
lại cho các triều đại phong kiến Việt Nam về sau một bài học sâu sắc mà triều đại
nào không biết phát huy nó đều gặp phải khó khăn trong việc điều hành đất nước và
đặc biệt, không thể thắng được kẻ thù xâm lược” 161, tr.36 và “chủ trương lấy
hiếu trị thiên hạ, “lấy trung làm hiếu” (Minh Mệnh chính yếu) đã làm cho đạo hiếu
trở thành cái chủ đạo trong lối sống của nhiều gia đình cũng như chuẩn mực đạo
đức trong văn hóa ứng xử xã hội mang tính luân lý người Việt” 60, tr.41…Trên cơ
sở đó, Trần Nguyên Việt rút ra một số đặc điểm trong đạo hiếu Việt Nam: đạo hiếu
thiên về hoạt động thực tiễn hơn là lập thuyết; đạo hiếu Việt Nam chịu ảnh hưởng
của nhiều học thuyết triết học, chính trị - đạo đức, tôn giáo và các yếu tố bản địa;
thừa nhận đạo hiếu như một lẽ tự nhiên, người Việt Nam chấp nhận và tuân thủ việc
luật pháp hóa các hành vi đạo đức, coi những quy phạm đạo hiếu đã được luật pháp
hóa ấy như những chuẩn mực đạo đức để điều chỉnh, định hướng hành vi đạo đức
của mình; đạo hiếu Việt Nam có thể nhìn theo hai chiều chính: chiều đứng dọc và
chiều bằng ngang.
Tuy Trần Nguyên Việt đã rút ra những đặc điểm của đạo hiếu Việt Nam
nhưng trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu hẹp, ông chưa có điều kiện để đề cập
và khai thác sâu các khía cạnh như: bổn phận, trách nhiệm của người làm con, tính
thống nhất và mâu thuẫn giữa hiếu và trung ở từng thời kỳ lịch sử cụ thể... Cho nên,

15


nếu dùng hệ chuẩn của kinh điển Nho giáo để soi dẫn tiến trình biến đổi của đạo
đức trung hiếu theo lịch đại có thể đem lại cách đánh giá vừa toàn diện vừa mang
tính lịch sử cụ thể. Đây là một cách cửa, một lối đi đã được mở để tiếp tục bước
tiếp.

của khoa học và thực tiễn cách mạng mà phân biệt cái đúng, cái tốt cụ thể để kế
thừa và phát huy, cái sai, cái xấu để xóa bỏ hoặc cải tạo. Đối với Nho giáo đã để lại
những dấu ấn còn sức sống đáng chú ý trong các truyền thống và nền nếp hoạt động
của chúng ta, đó là một đòi hỏi cần thiết thường xuyên. Chính trong thời cuộc đổi
mới hiện nay, điều đó đã và đang trở thành bức thiết” 30, tr.551.
Nguyễn Hiến Lê ngay trang đầu của ấn phẩm “Khổng Tử” cũng khẳng
định: “Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời đại của nó, xem nó
giải quyết được những vấn đề của thời đại đó không, coi đó là tiến bộ so với các
thời trước, một nguồn cảm hứng cho các thời sau không. Và nếu sau mươi thế hệ,
người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí của con người được nâng cao thì phải coi
nó là cống hiến to lớn của nhân loại rồi” 76, tr.5.
Hoàng Tuấn Kiệt trong “Tầm nhìn mới về lịch sử Nho học Đông Á” đã viết:
“Nếu như chúng ta có được cái nhìn toàn diện về tình hình phát triển của Nho học
tại khu vực Đông Á, bao quát được những nét đặc biệt và tương đồng của Nho học
tại các nước Đông Á, đồng thời đúc rút được những nội hàm và đặc trưng của Nho
học Đông Á, thì chúng ta có thể vận dụng tối đa những giá trị tinh thần của Nho gia
để xây dựng cơ sở cho quá trình tương tác và hòa nhập giữa nền văn minh Đống Á
và nền văn minh thế giới trong giai đoạn đối thoại văn minh của thời đại hiện nay”
69, tr.17.
Sự minh triết trong tư tưởng Khổng Tử có thể giúp ích cho chúng ta khi đối
diện với vô số vấn đề của cuộc sống hiện đại. Đó là quan điểm của Yu Dan trong
tác phẩm “Khổng Tử tinh hoa – Những điều diệu kỳ từ tư tưởng và triết lý sống của
Khổng Tử”. Yu Dan khẳng định: “Những gì chúng ta có thể thu nhận từ Luận ngữ
của Khổng Tử là những chân lý giản dị mà mỗi người tâm đắc và có thể tiếp
nhận…Chân lý ấy dạy cho chúng ta sống một cuộc sống hạnh phúc theo nhu cầu
tinh thần của chính mình” 31, tr.8-10. Cho nên, theo bà, trước những vấn đề làm ta
bối rối trong cuộc sống mà kết cục thường hoàn toàn ngược với mong muốn của ta,
Khổng Tử luôn có những lời khuyên để tránh những tình trạng ấy.

17

sinh. Quan trọng hơn là chỉ ra được phương pháp đạt tới lý tưởng – đó là công việc

18


thực tế của đạo đức. Đối tượng vận dụng đạo đức là cuộc sống con người…Hướng
về giúp ích hay hướng về phản lại là do sự chi phối của sức mạnh lý tính. Gợi nên
sức mạnh lý tính là sự tu dưỡng của đạo đức Nho gia” 123, tr.93.
Tiêu Quần Trung trong “Chữ hiếu trong nền văn hóa Trung Hoa” cũng
khẳng định: “Quan niệm, tôn chỉ và đặc điểm của nhà Nho là ở chỗ tính nhân văn
và tính đạo đức. Có nghĩa là giáo dục lấy con người làm trung tâm và mục đích, là
một loại giáo dục “thành nhân” chứ không chỉ là “thành tài”. Làm người ra sao,
thành người như thế nào? Tức là trở thành “con người đạo đức”. Khổng Tử khai
sáng Nho học là học phái đạo đức. Ông khai sáng sự nghiệp là giáo dục đạo đức.
Nhiệm vụ giáo dục theo ông là đào tạo học trò thành “người có đạo đức”. Tính chất
giáo dục của Khổng Tử là hướng về nhân sinh, mục tiêu đào tạo con người có nhân
cách hoàn mỹ, có đạo đức cao thượng” [135, tr.221].
Vũ Khiêu trong bài viết “Về giá trị đương đại của Nho giáo ở Việt Nam” đã
viết: “Nhiều tiêu chuẩn tối thiểu của đạo đức đã bị coi thường ở một số tầng lớp.
Thái độ và hành vi đối xử với cha mẹ, cũng như quan hệ vợ chồng, con cái, anh em
đang diễn ra một cách tùy tiện và nhiều lúc rất đáng chê trách. Phải chăng đạo đức
Nho giáo có những điều tốt đẹp mà xã hội ta đã không giữ lại?” 154, tr.158.
Cho nên, ở vấn đề này, cá nhân nghiên cứu sinh đặc biệt tán thành quan điểm
của GS. Vũ Khiêu: “Nho giáo từng đóng một vai trò to lớn trong lịch sử Việt Nam
và vẫn còn tiếp tục có tác dụng trong xa hội ngày nay. Nếu không đặt vấn đề nghiên
cứu Nho giáo một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ buông trôi cho sự phục hồi
những nhân tố tiêu cực của Nho giáo đồng thời cũng sẽ lãng phí những nhân tố tích
cực mà Nho giáo còn có thể đóng góp vào sự nghiệp của chúng ta hôm nay.
Chúng ta cần học tập thái độ của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc vừa khai
thác những nhân tố hợp lý của Nho giáo, vừa gạt bỏ những nét tiêu cực của nó.

lương tâm, sự trung thực và khiêm tốn…là những phẩm chất nhân cách không thể
mua bán được, không thể thay đổi được” [21, tr.221]
Du Vinh Căn trong “Tư tưởng Khổng Tử” khẳng định: “Khổng Tử đã đưa ra
nội dung trọn vẹn về đạo đức, luật lệnh được coi là lễ giáo và đức giáo. Trong việc
lấy lễ giáo và đức giáo để phòng ngừa phạm tội, Khổng Tử đã đưa ra hàng loạt luật
lệnh đạo đức, ông chú trọng tới một trong những biện pháp mang tính tổng hợp để
khống chế tội phạm xã hội và hệ thống đối sách phòng ngừa phạm tội. Trong đó

20


điều trước tiên là phải “hiếu”…Đạo đức giáo hóa của hiếu và gia đình được coi là
vật truyền tải của hiếu, là đòn bẩy trong hệ thống đối sách ngăn ngừa và khống chế
phạm tội. Trong xã hội tông pháp, lấy hiếu để ổn định gia đình, lấy ổn định gia đình
để ổn định xã hội, thì không còn nghi ngờ gì nữa, điều đó có thể đạt được hiệu quả
như mong muốn” [8, tr.164]
Cho rằng việc dạy và học chữ nhân, chữ hiếu là việc làm cả đời, nó không có
điểm tận cùng, không có thời gian quy định cụ thể học bao nhiêu lâu thì thành nhân
hoặc người có hiếu, Vũ Phượng Ngọc trong bài viết: “Cần dạy học sinh từ nhỏ chữ
nhân, chữ hiếu” khẳng định: Giáo dục ở đây là dạy cho học sinh ngay từ thủa ấu thơ
biết vị tha, độ lượng, biết hành xử đúng đắn đối với các mối quan hệ xã hội phức
tạp hàng ngày; Việc phụng dưỡng cha mẹ già, thờ cúng tổ tiên, thắp hương tưởng
nhớ các anh hùng, liệt sỹ đều là phản ánh chữ hiếu trong đạo lý làm người. [99,
tr.14]
Đặt vấn đề về quá trình giáo dục đạo nhân suốt đời cho con người Phạm
Đình Đạt trong “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức ở
nước ta hiện nay” cho rằng: “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nếu như gạt bỏ
những hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó vẫn có những
giá trị lịch sử nhất định trong đời sống xã hội hiện đại trước những cơn lốc của cơ
chế thị trường. Những giá trị ấy chỉ ra rằng sức mạnh của con người chính là tính

mực. Xác lập vai trò của lễ là xác lập sự kiểm tra của toàn dân đối với từng người,
kể cả người lãnh đạo. Khi pháp luật chưa thành một ý thức thường trực ở từng con
người mà tình hình các xã hội Châu Á là thế, nếu vứt bỏ lễ đi thì chỉ đưa xã hội tới
hỗn độn hoặc tới chuyên chính của những người thiếu trách nhiệm” [64, tr.63].
Tuy không thấy Phan Ngọc đi sâu luận giải vấn đề này nhưng cách đặt vấn
đề này cho thấy mối tương quan không tách rời giữa những đạo đức trung hiếu của
Nho giáo và việc giáo dục ý thức trách nhiệm cho con người. Bởi lẽ trách nhiệm
giữa người với người khi thực hiện lễ mà Phan Ngọc nói tới đã bao hàm trong đó
mối quan hệ vua tôi, cha con. Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục đi sâu để xác lập được
một cách chi tiết mức độ ảnh hưởng hay sự quy định của Nho giáo và từng phạm trù
đạo đức trong đó có đạo đức trung, hiếu của Nho giáo đối với việc giáo dục để hình
thành ý thức trách nhiệm của con người.
Với một sự khai thác sâu, Nguyễn Thị Nga trong “Quan niệm của Nho giáo

22



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status