Hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần dệt may phú hòa an - Pdf 39

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÀM PHÁN KÝ KẾT
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hƣớng dẫn:

Nguyễn Thị Cẩm

TS. Phan Thanh Hoàn

Lớp: K46B QTKDTM
Niên khóa: 2012-2016

Huế, tháng 05/2016


Lời Cám Ơn
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện quy trình
đàm phán ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc cûa công ty cổ
phần Dệt may Phú Hòa An”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn sự tận tình và chu đáo cûa Quý
thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế trong 4 năm qua đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức bổ ích.

3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 3
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 4
5. Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 4
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về đàm phán thương mại ........................................ 5
1.1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 5
1.1.1.2. Đặc điểm của đàm phán kinh doanh ....................................................... 5
1.1.2. Các phương pháp đàm phán trong thương mại quốc tế ............................... 7
1.1.2.1. Đàm phán lập trường .............................................................................. 7
1.1.2.2. Đàm phán nguyên tắc ............................................................................. 8
1.1.3. Các hình thức đàm phán trong thương mại quốc tế ..................................... 9
1.1.3.1. Đàm phán bằng văn bản (thư tín thương mại) ........................................ 9
1.1.3.2. Đàm phán bằng điện thoại ...................................................................... 9

i


1.1.3.3. Đàm phán trực tiếp ............................................................................... 10
1.1.4. Phương pháp tiếp cận ................................................................................. 10
1.1.4.1. Cách thức tiếp cận kiểu thắng – thua .................................................... 10
1.1.4.2. Cách thức tiếp cận kiểu thua – thắng .................................................... 10
1.1.4.3. Cách thức tiếp cận thắng – thắng .......................................................... 10
1.1.5. Quy trình đàm phán chung cho tất cả các cuộc đàm phán ......................... 11
1.1.6. Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng trong ngoại thương ......................... 13
1.1.6.1. Lập kế hoạch đàm phán ........................................................................ 14

2.2.1.4. Giá trị thương hiệu và các khách hàng hiện có..................................... 44
2.2.2. Các nhân tố bên ngoài công ty ................................................................... 45
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh................................................................................. 45
2.2.2.2. Yếu tố khách hàng ................................................................................ 46
2.2.2.3. Yếu tố chính sách - pháp luật của nhà nước ......................................... 47
2.3. Quy trình đàm phán kÝ kết hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may MẶC của
Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An .................................................................. 47
2.3.1. Lập kế hoạch đàm phán .............................................................................. 47
2.3.2. Chuẩn bị đàm phán ..................................................................................... 48
2.3.2.1. Chuẩn bị thông tin về đối tác ................................................................ 48
2.3.2.2. Chuẩn bị nội dung đàm phán ................................................................ 49
2.3.2.3. Chuẩn bị nhân sự đàm phán .................................................................. 49
2.3.2.4. Chuẩn bị địa điểm đàm phán ................................................................ 50
2.3.3. Tiến hành đàm phán ................................................................................... 50
2.3.3.1. Giai đoạn tiếp cận và trao đổi thông tin ................................................ 50
2.3.3.2. Giai đoạn thuyết phục ........................................................................... 51
2.3.3.3. Giai đoạn nhượng bộ thương lượng...................................................... 51
2.3.3.4. Kết thúc đàm phán ................................................................................ 51
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm........................................................... 54
2.4. Đánh giá quy trình đàm phán của các chuyên gia trong công ty ..................... 55
2.4.1. Cơ cấu mẫu điều tra .................................................................................... 55
2.4.1.1. Thông tin về phiếu điều tra ................................................................... 55
2.4.1.2. Đặc điểm của đối tượng điều tra ........................................................... 55
2.4.2. Đánh giá của chuyên gia công ty về lập kế hoạch đàm phán ..................... 55
2.4.3. Đánh giá của chuyên gia công ty về chuẩn bị đàm phán ........................... 56
2.4.4. Đánh giá của chuyên gia công ty về tiến hành đàm phán .......................... 57

iii





DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2013 - 2015 ............................ 35
Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2013-2015 .......... 37
Bảng 2.3. Hình thức xuất khẩu của công ty qua 3 năm 2013 - 2015........................ 39
Bảng 2.4. Các tài sản chính ảnh hưởng lên hoạt động gia công của công ty ........... 43
Bảng 2.5. Một số đối tác chính của công ty.............................................................. 46
Bảng 2.6: Tình hình đàm phán và ký kết hợp đồng của công ty giai đoạn 2013- 2015
................................................................................................................................... 52
Bảng 2.7. Điểm đánh giá trung bình về lập kế hoạch đàm phán .............................. 55
Bảng 2.8. Điểm đánh giá trung bình về chuẩn bị đàm phán..................................... 56
Bảng 2.9. Điểm đánh giá trung bình về tiến hành đàm phán ................................... 57
Bảng 2.10. Điểm đánh giá trung bình về kết thúc đàm phán ................................... 58

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1.

Quy trình đàm phán chung cho tất cả các cuộc đàm phán ................... 11

Hình 1.2. Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng trong ngoại thương ....................... 14
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty năm 2015 .................................................... 32
Hình 2.1. Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc
của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An ............................................................. 47
Hình 3.1. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm ......................................................... 68

vi

may mặc với hoạt động chính là gia công xuất khẩu, được thành lập vào tháng
11/2008 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 5/2009. Trong gần 7 năm hoạt
động, Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An đã không ngừng nỗ lực, không ngừng
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm- K46B QTKDTM

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn

phát huy thế mạnh của mình để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng
thị trường, tạo công ăn việc làm cho người dân ở địa phương.
Tuy nhiên thực tế cho thấy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và
Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An nói riêng, công tác đàm phán còn rất non trẻ,
thiếu bề dày kinh nghiệm. Các nước khác trên thế giới nhờ khôn khéo trong đàm
phán nên đã ký kết được nhiều hợp đồng tốt và nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình. Nếu công tác đàm phán không thành công thì công ty sẽ không có đơn hàng
để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty được liên tục và phát triển.
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra như trên, tác giả đã quyết định lựa chọn vấn
đề “Hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu hàng
may mặc của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh,
phân tích việc thực hiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu
hàng may mặc của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An để từ đó chỉ ra ưu, nhược
điểm của hoạt động này và đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy trình đàm phán

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tùy theo từng giai đoạn, nghiên cứu
thu thập thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn như:
- Các đề tài khoa học có liên quan.
- Giáo trình tham khảo.
- Các trang web chuyên ngành, tạp chí khoa học, trang web của công ty.
- Các thông tin, số liệu như tình hình sử dụng nguồn nhân lực, doanh thu của
công ty, các phương thức kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ
năm 2013 - 2015, tài sản của công ty năm 2015,... được lấy từ công ty, đặc biệt là
phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trong quá trình thực tập tại công ty.
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn sâu, trực tiếp chuyên gia kết
hợp phiếu điều tra (bảng câu hỏi) về các vấn đề liên quan.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm- K46B QTKDTM

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn

- Phương pháp điều tra chọn mẫu:
+ Lựa chọn mẫu điều tra: Đối tượng điều tra chọn mẫu nghiên cứu gồm các
chuyên gia thuộc công ty .
+ Dự kiến số lượng phiếu điều tra là 5 phiếu.
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Số liệu thu thập sẽ được xử lý qua excel, sử dụng thang đo Likert (1-Rất
không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3-Bình thường, 4-Đồng ý, 5- Rất đồng ý) với giá trị

Theo Fisher & Ury (1991): “Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái
mà ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế
nhằm đạt được thỏa thuận trong khi giữa ta và phía bên kia có những quyền lợi có
thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng.
Theo Joseph Burnes (1993): “Đàm phán là một thảo luận giữa hai hay nhiều
bên để đi đến mục đích chung là đạt được thỏa thuận về những vấn đề ngăn cách
các bên mà không bên nào đủ sức mạnh – hoặc có sức mạnh nhưng không muốn
dùng sức mạnh để giải quyết vấn đề ngăn cách đó”.
Tóm lại đàm phán thương mại là một quá trình mà các bên tiến hành thương
lượng, thảo luận nhằm thống nhất các mối quan tâm chung và những quan điểm bất
đồng dựa trên các yếu tố thiết yếu của hợp đồng thương mại.
1.1.1.2. Đặc điểm của đàm phán kinh doanh
- Đàm phán kinh doanh lấy lợi ích kinh tế đạt được là mục đích cơ bản
Trong đàm phán kinh doanh người đàm phán lấy việc đạt được lợi ích kinh tế,
mới đề cập đến những lợi ích kinh tế khác. Tuy trong quá trình đàm phán kinh
doanh, người đàm phán có thể điều động và vận dụng các nhân tố, mà các lợi ích
phi kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả đàm phán, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn
là lợi ích kinh tế. Người đàm phán chú ý hơn đến giá thành của đàm phán, hiệu suất
và hiệu quả. Cho nên người ta thường lấy sự tốt, xấu của hiệu quả kinh tế mà đàm
phán kinh doanh. Không nhằm tới hiệu quả kinh tế cũng mất đi ý nghĩa.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm- K46B QTKDTM

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn

- Giá cả là hạt nhân của đàm phán



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn

mãn nhu cầu thấp nhất của đối phương, nếu không nhìn nhận nhu cầu thấp nhất của
đối thủ, bức bách đối phương một cách không hạn chế, cuối cùng sẽ làm đối
phương rút lui mà mất hết lợi ích đã đến tay mình. Nhãn quan của người đàm phán
không thể chỉ nhìn vào lợi ích của mình, nhất là khi lợi ích của đối phương đến gần
“điểm ranh giới”, cần giữ thái độ tỉnh táo và cảnh giác, kiên nghị đàm phán, nên
dừng thì dừng, để khỏi do dự bất cập. Nếu bức đối phương ra khỏi trường đàm phán
cuối cùng mình sẽ chẳng được gì.
1.1.2. Các phƣơng pháp đàm phán trong thƣơng mại quốc tế
1.1.2.1. Đàm phán lập trường
Mỗi bên đứng trên vị trí của mình đưa ra một lập trường nào đó, bảo vệ nó và
nhượng bộ để đi đến thỏa thuận
- Đàm phán kiểu mềm
Còn gọi là đàm phán kiểu hữu nghị , trong đó người đàm phán cố gắng tránh
xung đột, dễ dàng nhượng bộ, nhằm thỏa thuận và giữ gìn mối quan hệ giữa hai
bên. Mục tiêu chính của phương pháp đàm phán kiểu mềm là tối đa hóa lợi ích
chung để từ đó tối đa hóa lợi ích của chính mình. Hai bên sẽ xây dựng mối quan hệ
lâu dài trên cơ sở hợp tác và cùng có lợi để nhanh chóng đi đến thỏa thuận.
Trong thực tế, nếu người đàm phán theo kiểu mềm gặp được đối tác cùng kiểu
đàm phán, thì cuộc đàm phán diễn ra rất thuận lợi, tốc độ nhanh, không khí thoải
mái, khả năng ký được hợp đồng chắc chắn. Nhưng đàm phán kiểu mềm gặp phải
đối thủ cứng rắn thì hết sức bất lợi, cuộc đàm phán diễn ra trong bầu không khí căng
thẳng, người đàm phán kiểu mềm phải lùi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác,
và cuối cùng cuộc đàm phán tan rã hoặc cố ký cho được hợp đồng nhưng hợp đồng
không bình đẳng, người khuất phục phải chịu thiệt thòi.

Ưu điểm của đàm phán kiểu cứng là dễ đạt được lợi ích mong muốn, đàm phán
diễn ra nhanh chóng, có thể giành nhiều lợi ích. Nhược điểm là đối tác đôi khi không
thực hiện được, đa số trường hợp là cả hai bên khó đi đến thỏa thuận, dễ đổ vỡ.
1.1.2.2. Đàm phán nguyên tắc
Theo Roger và cộng sự (1991) thì:
Có bốn nguyên tắc cơ bản trong đàm phán
- Tách con người ra khỏi vấn đề: mềm mỏng với con người, cứng với vấn đề,
giải quyết vấn đề độc lập với lòng tin.
- Tập trung vào lợi ích, không tập trung vào lập trường: xác định quyền lợi,
không có giới hạn cuối cùng.
- Sáng tạo những giải pháp cùng có lợi: xây dựng nhiều phương án để cùng đạt

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm- K46B QTKDTM

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn

mục đích.
- Sử dụng các tiêu chuẩn khách quan: đạt được kết quả dựa trên têu chuẩn
khách quan.
Tiêu chuẩn đàm phán theo nguyên tắc: Đáp ứng được lợi ích chính đáng của
cả hai bên, kết quả đàm phán phải mang lại hiệu quả, không làm phương hại đến
quan hệ giữa các bên.
Trong ba chiến lược đàm phán, thì chiến lược đàm phán kiểu nguyên tắc có
nhiều ưu thế hơn cả, vì thế chiến lược này được dùng nhiều. Tuy nhiên để sử dụng
thành công chiến lược này, cần phải có một số yêu cầu nhất định, trong đó điều kiện

Đây là kiểu đàm phán mà các bên tham gia đàm phán gặp trực tiếp để tiến
hành trao đổi và thỏa thuận về các điều kiện kinh doanh. Cách thức này giúp dễ
dàng hiểu biết thông cảm cho nhau, dễ đoán được ý định của phía bên kia, sử dụng
tốt phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Tuy nhiên, đàm phán trực tiếp yêu cầu phải
có thời gian và không gian cụ thể, thủ tục đi lại khó khăn tốn kém, dễ làm bên kia
phật ý, dễ để lộ ý định của mình.
1.1.4. Phƣơng pháp tiếp cận
1.1.4.1. Cách thức tiếp cận kiểu thắng – thua
Cách thức tiếp cận kiểu thắng – thua (win – lose) hay còn gọi là cách tiếp cận
kiểu phân chia là việc các bên cố gắng dùng mọi chiến lược và thủ thuật để phân
chia lợi ích làm cho mình càng nhiều lợi ích càng tốt. Cách tiếp cận kiểu thắng –
thua có ưu điểm là bên có sức mạnh và có thế lực có thể tối đa hóa lợi ích của mình
trước một bên yếu thế hơn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có những nhược điểm
là không thể có thỏa thuận chung nếu các bên đều sử dụng vì không bên nào
nhượng bộ bên nào.
1.1.4.2. Cách thức tiếp cận kiểu thua – thắng
Cách thức tiếp cận kiểu thua – thắng (lose – win) là cách tiếp cận trong đó một
bên chủ động là bên thua, sẵn sàng nhượng bộ và tạo cơ hội thuận lợi cho đối tác thắng.
Đàm phán theo cách thức tiếp cận này có những ưu điểm giúp các bên có được
kết quả theo ý muốn, tạo cảm giác dễ chịu và ấn tượng tốt đẹp cho đối tác, quan hệ
trong tương lai được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, nếu bên được nhượng bộ,
bên được tạo thuận lợi ở thế thắng không có tinh thần hợp tác và không sẵn sàng
nhượng bộ trong lần đàm phán tiếp theo thì quan hệ giữa các bên không thể phát
triển tốt đẹp và bên chủ động đàm phán theo kiểu thua – thắng cũng không thể có
lợi ích như mong muốn.
1.1.4.3. Cách thức tiếp cận thắng – thắng

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm- K46B QTKDTM

10

trường kinh doanh, về mối quan hệ với các bên thứ ba, về những người có ảnh hưởng
(chính quyền, cấp trên,...), về các đối thủ cạnh tranh, về cơ sở hạ tầng,... Các bên cần
nhận thức được rằng, các yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến vị thế của họ, thế mạnh

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm- K46B QTKDTM

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn

tương đối của mỗi bên có thể thay đổi bất cứ lúc nào do các yếu tố nêu trên.
Những cuộc gặp gỡ không chính thức được thể hiện để các bên thăm dò vị thế
của nhau. Sau những cuộc gặp gỡ này, các bên sẽ quyết định có tiếp tục đàm phán
hay không? Những quyết định hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận mức độ hợp tác
hay xung đột, ưu thế hay bị lệ thuộc vào những lợi ích mong muốn có được từ mối
quan hệ. Quá trình sẽ kết thúc một khi các bên cảm thấy có quá nhiều xung đột hoặc
có sự nghi ngờ về sự thành công trong tương lai.
Trong mối quan hệ kinh doanh quốc tế, giai đoạn tiền đàm phán thường quan
trọng hơn cả giai đoạn đàm phán chính thức. Các mối quan hệ xã hội không chính
thức giữa các nhà đàm phán được nảy sinh và phát triển trong giai đoạn này có thể
rất có ích. Sự tin tưởng sẽ giúp tăng khả năng thỏa hiệp. Phương pháp thông thường
để thiết lập các mối quan hệ này là mời đại diện của phía đối tác đến thăm công ty
hoặc đất nước bạn để tạo niềm tin đối với họ.
Các bên cũng bắt đầu xây dựng chiến lược cho giai đoạn đàm phán trực tiếp.
Ở đây chiến lược là một kế hoạch hoàn chỉnh dễ xem xét và giải quyết các vấn đề,
các giải pháp có thể có và những ưu tiên cần lựa chọn trong mối quan hệ tương
quan với những ưu tiên, lựa chọn của đối tác. Các bên cố gắng nâng cao thế mạnh

đầu tiên của đối tác, ngay cả khi đôi bên có những sự trùng hợp đặc biệt. Nhà đàm
phán có thể buộc đối tác nhượng bộ hơn nữa bằng cách kéo dài quá trình đàm phán.
Sự cân bằng giữa thái độ kiên định bảo vệ lập trường và tin tưởng ở đối tác là rất
quan trọng trong đàm phán.
Thường thì bên nào cho rằng ưu thế tương đối của mình cao hơn đối tác, thì sẽ
ít nhượng bộ đối tác hơn, còn bên yếu thế hơn sẽ chịu lép vế, nhượng bộ nhiều hơn
và tạo được bầu không khí đàm phán tốt hơn.

Giai đoạn 3: Hậu đàm phán
Ở giai đoạn này, tất cả các điều kiện được thỏa thuận xong. Hợp đồng đang
được soạn thảo và chuẩn bị để ký.
1.1.6. Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng trong ngoại thƣơng

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm- K46B QTKDTM

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn

Lập kế hoạch đàm phán

Tổ chức đàm phán

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Hình 1.2. Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng trong ngoại thƣơng
1.1.6.1. Lập kế hoạch đàm phán
Kế hoạch hóa hoạt động đàm phán của doanh nghiệp gồm có hai phần là lập

- Đề xuất các ý tưởng phối hợp các mục đích và mục tiêu khác nhau.
Xác định mục tiêu đàm phán phải xác định được mục tiêu chung (mục tiêu chính,
các mục tiêu bổ trợ) và các mục tiêu cụ thể cho từng nội dung đàm phán khác nhau.
 Lập kế hoạch hành động:
Lập kế hoạch hành động bao gồm kế hoạch chiến lược, kế hoạch nhân sự, kế
hoạch về địa điểm và kế hoạch cho chương trình đàm phán, trong đó lập kế hoạch
về chiến lược, nhân sự và chương trình đàm phán là rất quan trọng.
 Lập kế hoạch về chiến lược là phải xác định được tư duy chiến lược, các
biện pháp chiến lược, các kỹ thuật cụ thể cho từng nội dung đàm phán để đạt được
mục tiêu đề ra. Để lập kế hoạch chiến lược cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Chiến lược và kỹ thuật của đối tác là gì?
- Chúng ta đối xử với đối tác theo cách thức gì?
- Sẽ tác động như thế nào để đối tác cân nhắc những quan điểm chủ chốt của
mình ?
- Khi nào thì thảo luận những mối quan tâm và mục tiêu nổi bật của các bên?
- Tại sao các bên nên kiên trì để đạt được thỏa thuận cuối cùng?
 Lập kế hoạch chiến lược về nhân sự cần phải xác định được những nhà đàm
phán của đối tác, những người đã tham gia đàm phán với chúng ta, những người mà
chúng ta đã biết trước và những người mà chúng ta chưa biết. Từ đó lập kế hoạch
đàm phán của chúng ta, bao gồm những người đã từng tham gia đàm phán với đối

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm- K46B QTKDTM

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn




Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn

- Cung cấp thông tin kịp thời
 Quy trình thu thập và xử lý thông tin của doanh nghiệp:
- Xác định nhu cầu thông tin và phân loại:
Để tiến hành thu thập và xử lý thông tin, vấn đề đầu tiên là phải xác định các
thông tin cần thiết. Các thông tin cần thiết được chia làm hai loại: thông tin cung
cấp đều đặn cho các nhà đàm phán và những thông tin cần thiết cho từng cuộc đàm
phán chuyên biệt. Các thông tin cụ thể là:
+ Các thông tin chung về thị trường như các thông tin về tình hình kinh tế,
chính trị, pháp luật, văn hóa, tập quán kinh doanh…
+ Các thông tin về hàng hóa: cơ cấu, chủng loại, thông số kých thước, giá
cả…
+ Thông tin chung về đối tác: quá trình hình thành và phát triển, hình thức tổ
chức, địa vị pháp lý, các mặt hàng kinh doanh, kinh nghiệm, uy tín, khả năng tài
chính…
+ Thông tin về đoàn đàm phán của đối tác: thành phần, phong cách, mục tiêu,
chiến lược, kỹ thuật đàm phán đối tác thường sử dụng…
- Xác định nguồn thu thập thông tin:
Sau khi đã xác định được nhu cầu và phân loại các thông tin cần thiết, bước
tiếp theo là phải xác định nguồn và thu thập thông tin. Các nguồn thông tin mà
doanh nghiệp có thể thu thập được như:
+ Thông tin của các tổ chức quốc tế chuyên ngành như Tổ chức chức thương
mại thế giới WTO, Công nghệ thông tin và truyền thông ITC, Ủy ban kinh tế xã hội
châu Á và Thái Bình Dương ESCAP… hoặc thông tin của các tổ chức khu vực như
Liên minh Châu Âu EU, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, Hiệp hội


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status