Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại một số vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển tỉnh nghệ an - Pdf 38

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

TRẦN THỊ THÀNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI MỘT SỐ
VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

TRẦN THỊ THÀNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI MỘT SỐ
VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015




Trần Thị Thành

77


MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đã có bước phát triển mạnh
mẽ, thu được những thành tựu to lớn, góp phần giảm nghèo, tạo thu nhập và công
ăn việc làm cho một bộ phận lực lượng lao động, đóng góp tích cực cho kinh tế
nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Đến nay thủy sản đã phát triển
thành một ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hóa đi đầu trong hội nhập kinh tế
quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư
khắp các vùng miền, góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng vùng
biểu đảo của Tổ quốc.
Trong đó, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) được đánh giá là một trong những lĩnh
vực của ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Theo thống kê của Tổng
cục Thủy sản, năm 1994 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác nội địa mới chỉ
đạt 397.168 tấn, chiếm 30.86% tổng sản lượng thủy sản; năm 2006 sản lượng NTTS
đạt 1.694.000 tấn và đến năm 2011, đã đạt xấp xỉ 5,3 triệu tấn với giá trị kim ngạch
xuất khẩu của toàn ngành đạt 6,18 tỷ USD trong đó sản lượng NTTS là 3,05 triệu
tấn chiếm 58% tổng sản lượng [21, 24]. Năm 2014 tổng sản lượng thuỷ sản đạt
6.311 ngàn tấn, tăng 4,8% so với 2013 trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 3.393 tấn
tăng 5,5% so với năm 2013. Hiện nay, NTTS đóng vai trò vô cùng quan trọng đối
với kinh tế - xã hội với kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đạt 4% GDP,
tạo công ăn việc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động [1].
Cùng với sự lớn mạnh của lĩnh vực NTTS cả nước, NTTS tỉnh Nghệ An
cũng đã đạt được những kết quả khả quan trong những năm gần đây. Năm 2014

trường trong NTTS nói chung và môi trường nước thải từ NTTS nói riêng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, học viên đã chọn đề tài thạc sỹ “Đánh
giá hiện trạng môi trường nước tại một số vùng nuôi trồng thủy sản ven biển tỉnh
Nghệ An”. Mục tiêu chính của đề tài là: (i) Đánh giá tổng quan về phát triển NTTS
và hiện trạng môi trường trong hoạt động NTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An, (ii)
Đánh giá thực trạng xử lý nước thải trong NTTS tại một số vùng ven biển điển hình
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, (iii) Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô
nhiễm môi trường tại các vùng NTTS ven biển tỉnh Nghệ An.

79


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình nuôi trồng thủy sản
1.1.1. Vai trò của nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một lĩnh vực sản xuất hàng hóa, và phát triển
NTTS nhằm duy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản [14]. Các sản
phẩm từ NTTS cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng, chế biến xuất khẩu. NTTS
diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước của các thủy vực với nhiều chủng loại khác
nhau, bao gồm cả áp dụng khoa học - kỹ thuật phục vụ cho quá trình NTTS.
Ở nước ta, hoạt động NTTS nước ta thực sự khởi sắc từ năm 1990, giai đoạn
năm 2000-2002 bùng phát cả về diện tích lẫn đối tượng nuôi. Việc mở rộng diện
tích NTTS chủ yếu được tiến hành trên các vùng đất ngập nước ven biển, trong các
thủy vực nước mặn ven bờ, trên các khu đất trũng thấp ven biển ở miền Trung và
một phần từ diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển sang NTTS ở hai vùng
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Các hoạt động NTTS được triển khai ở
các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế từng bước
các hoạt động khai thác thủy sản cạn kiệt và đánh bắt quá mức và ở vùng biển ven
bờ. Vì thế, NTTS được xem là phương thức hỗ trợ việc duy trì khai thác, sử dụng

2014, giá trị sản xuất đạt 830 nghìn tỷ đồng, tăng 3,86% so với năm 2013, trong
đó thuỷ sản đạt 188,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,82%. Tổng sản lượng thủy sản năm
2014 đạt 6.311 ngàn tấn, tăng 4,8% so với năm 2013, trong đó sản lượng nuôi trồng
đạt 3.393 ngàn tấn, tăng 5,5% so với năm 2013 [1]. Giá trị sản xuất thuỷ sản giai
đoạn năm 2013 – 2014 được nêu cụ thể tại bảng 1.1.
Bảng 1.1: Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 2010 [1]
ĐVT: Tỷ đồng

Thủy sản chung
- Nuôi trồng
- Khai thác

Năm 2013

Năm 2014

176.548,0
106.570,1
69.977,9

188.596,2
115.672,9
72.923,3

Năm 2014 so với
năm 2013 (%)
106,8
108,5
104,2


nhất, bình quân chỉ đạt 0,7 tấn/ha [24].
Tổ chức sản xuất: Kinh tế hộ gia đình tiếp tục phát triển và đóng góp quan
trọng trong phát triển NTTS, nhưng quy mô hộ gia đình (lao động, đất đai) nhỏ dưới
2,6 lao động/hộ. Tổng số hợp tác xã (HTX) ngày càng tăng, bình quân mỗi HTX
quản lý hàng trăm hecta. Kinh tế hợp tác có sự chuyển biến tích cực [25].
Sản xuất giống chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị
trường, như: Công ty CP, Công ty UP, Việt - Úc. Các trại sản xuất giống trong nước
bước đầu đáp ứng nhu cầu nhưng chất lượng con giống còn thấp, tự phát, thiếu
kiểm tra giám sát,… [25].

82


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (12/2014), Báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch tháng 12 và cả năm 2014 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TS Ban
hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt Việt Nam (VietGAP).
3. Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Nghệ An (12/2014), Báo cáo tổng kết nuôi trồng
thuỷ sản 2014 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2015.
4. Cục Thống kê Nghệ An (2011-2015) Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An các năm
từ 2010 đến năm 2014, Nghệ An.
5. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững CRSD, Chi cục nuôi trồng
thuỷ sản tỉnh Nghệ An (12/2014), Báo cáo đánh giá hoạt động giám sát chất
lượng nước.
6. Dự án Hợp phần hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững (SUDA), Từ điển
thuật ngữ nuôi trồng thuỷ sản của FAO năm 2008, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
7. Trương Văn Đàn, Lê Công Tuấn, Nguyễn Quang Lịch, Võ Thị Phương Anh,

18. Trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn Đại học Vinh CERD-VU (2009),
Đánh giá tác động ảnh hưởng của nước sông Mai Gang tới hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản, Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản Nghệ An giai đoạn II
(FSPS II Nghệ An).
19. Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Tổng cục thuỷ sản, Báo cáo Tình hình áp
dụng VietGAP trong nuôi trồng thuỷ sản khu vực phía Bắc năm 2014.
20. Lê Quốc Tuân, Nguyễn Trần Liên Hương (2003), Đánh giá hiện trạng chất
lượng nước trong vùng nuôi tôm tập trung và đề xuất một số phương pháp xử
lý nước thải tự nhiên, Đại học Nông lâm Tp.Hồ Chí Minh.
21. Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Nghiên cứu hiện trạng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản
ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải, Trung tâm Nghiên cứu,
quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực
miền Bắc.

84


22. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2004), Quyết định số 1244/QĐ.UB-NN ngày
08/4/2004 về việc phê duyệt quy hoạch NTTS mặn lợ tỉnh Nghệ An giai đoạn
2004-2010.
23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2012), Quyết định số 4552/QQĐ-UBND ngày
13/11/2012 về việc phê duyệt quy hoạch Nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ tỉnh Nghệ
An đến năm 2020.
24. Viện Kinh tế Quy hoạch Thuỷ sản (2012), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể
phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Tổng cục
Thuỷ sản.
25. Viện Quản lý Thuỷ sản (2006), Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư
nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam, Tài liệu được xây dựng theo yêu cầu của Bộ
Thuỷ sản và Ngân hàng Thế giới.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status