Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2013 4 2015 - Pdf 37

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0----------

PHẠM THỊ NGỌC DIỆP
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2013- 4/2015”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý Đất đai
Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0----------


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, em đã nhận đƣợc sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn Ngọc
Anh giáo viên Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hƣớng
dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn sự góp ý chân thành của Thầy, Cô giáo Khoa Quản lý
tài nguyên, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em
thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
Vĩnh Phúc, Thanh tra Sở, phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Quản lý đất
đai, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc, Lãnh đạo Thanh
tra Sở và các anh, chị đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu
thực hiện đề tài tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Vĩnh Phúc.
Em xin cám ơn gia đình, những ngƣời thân, cán bộ, đồng nghiệp và
bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./.
Sinh viên thực hiện khóa luận
Phạm Thị Ngọc Diệp


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005- 2014 ......................... 28
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 ............ 38
Bảng 3.3: Một vài vụ việc từ tháng 8/2014 chƣa đƣợc giải quyết ................ 43
Bảng 3.4: Một số vụ việc đang đƣợc tiến hành xác minh ............................... 44

HTX

: Hợp tác xã

UBND

: Ủy ban nhân dân

SDĐ

: Sử dụng đất

GDP

: Gross Domestic Product

FDI

:

Foreign Direct Investment

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

GCNQSDĐ


3. Ý nghĩa ....................................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI .................. 5
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài........................................................................ 5
1.1.2. Nội dung khiếu nại chủ yếu ................................................................. 5
1.1.3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu nại ............................................. 6
1.2. Căn cứ pháp lý ........................................................................................ 9
1.2 KHÁI NIỆM VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT
ĐAI .............................................................................................................. 10
1.2.1 Khái niệm về khiếu nại và khiếu nại về đất đai.................................. 10
1.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai ...................................... 11
1.2.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại ........................................... 13
1.2.4. Trình tự giải quyết khiếu nại của công dân về đất đai....................... 15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 19
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................... 19
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..................................... 19
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................. 19
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 20


vi

2.4.1. Phƣơng pháp điều tra cơ bản ............................................................. 20
2.4.2. Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu .......................... 21
2.4.3. Phƣơng pháp đánh giá, đối chiếu, so sánh ........................................ 21
2.4.4. Phƣơng pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài ... 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 22
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ..................................... 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................... 22

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành, tồn tại và phát
triển trên nền tảng quan trọng nhất đó là đất đai. Ngay từ khi xuất hiện, con
ngƣời đã lấy đất đai làm nơi cƣ ngụ, sinh tồn, phát triển. Ngày nay đất đai trở
thành tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, nó luôn gắn với
cuộc sống, với lao động của con ngƣời nên có vai trò hết sức to lớn trong đời
sống xã hội. Tuy nhiên, đất đai chỉ phát huy tác dụng dƣới sự tác động tích
cực và thƣờng xuyên của con ngƣời.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, công tác quản lý về đất đai của Nhà
nƣớc ta luôn là vấn đề hàng đầu. Tuy nhiên, chính vì những tính chất đặc biệt
của đất đai mà công tác quản lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Thực tế, trong những năm gần đây, đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng,
bức xúc của toàn xã hội. Trong thực tế công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai
còn nhiều bất cập, bên cạnh những địa phƣơng, những đơn vị thực hiện quản
lý và sử dụng đất đúng pháp luật vẫn còn không ít các địa phƣơng, đơn vị
buông lỏng công tác quản lý đất đai. Việc thực hiện pháp luật đất đai chƣa tốt
không chỉ đối với các chủ sử dụng đất mà ngay cả với cơ quan Nhà nƣớc. Do
vậy vẫn xảy ra nhiều vi phạm nhƣ: sử dụng đất không đúng mục đích đƣợc
giao, lấn, chiếm đất đai, mua bán đất trái phép, giao đất và cấp đất không
đúng thẩm quyền… dẫn đến các tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo các hành vi vi
phạm pháp luật đất đai ngày càng nhiều. Ở những địa phƣơng yếu kém,
những khiếu nại đó dẫn đến các đơn thƣ yêu cầu giải quyết liên tục bị tồn
đọng, trở thành điểm nóng tác động xấu đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội
của địa phƣơng, làm giảm niềm tin của nhân dân trong việc thực hiện pháp
luật và vai trò quản lý Nhà nƣớc về đất đai của chính quyền cơ sở giảm sút.




3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Vĩnh
Phúc trong giai đoạn tháng 2013- 4/2015.
+ Đánh giá giải quyết khiếu nại đất đai theo địa giới hành chính cấp huyện;
+ Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại về đất đai theo các chính sách
xã hội nhƣ: Lấn chiếm; Giải phóng mặt bằng ( GPMB); Các nội dung khác liên
quan tới đất đai.
+ Đánh giá giải quyết khiếu nại đất đai theo từng vụ việc điển hình ,giải
quyết lâu ngày nhƣ: Khiếu nại đông ngƣời; khiếu nại của cá nhân với tổ chức;
tổ chức với tổ chức...
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải
quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh.
2.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững và thực hiện đúng các văn bản theo quy định của Luật Đất
đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013, Luật Khiếu nại 2011 và các văn bản
pháp luật khác có liên quan.
- Khi đƣa ra số liệu phải chính xác, trung thực, khách quan và có
nguồn gốc.
- Nêu rõ biện pháp khắc phục cụ thể và đƣa ra kiến nghị và đề xuất phải
có tính khả thi, phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng và phù hợp
với quy định của pháp luật.
- Tổng hợp đƣợc kết quả giải quyết khiếu nại về đẩt đai tại Sở Tài
nguyên Môi trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây.
3. Ý nghĩa
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:


với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.[3]
- Với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai thì tranh chấp, khiếu nại, về
đất đai thƣờng chỉ là vấn đề quyền sử dụng đất hoặc là quyền sử dụng liên quan
đến địa giới hành chính hoặc quyền sử dụng liên quan đến tài sản.
- Giải quyết mọi trƣờng hợp khiếu nại về đất đai phải đảm bảo nguyên
tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc làm đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý; kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng
đất, đồng thời sửa lại theo đúng pháp luật những trƣờng hợp xử không đúng.
- Giải quyết các khiếu nại về đất đai phải nhằm mục đích phát triển sản
xuất, ổn định và từng bƣớc cải thiện đời sống của nhân dân.
- Gắn việc giải quyết các vấn đề về đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí
lại cơ cấu sản xuất hàng hóa mở mang ngành nghề, phân bố lại lao động, dân
cƣ phù hợp với đặc điểm và quy định của địa phƣơng.
1.1.2. Nội dung khiếu nại chủ yếu
- Nội dung khiếu nại của công dân tập trung chủ yếu liên quan đến đất
đai (chiếm trên 70%), trong đó:


6

+ Tập trung nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội;
+ Khiếu nại đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai trong nhân dân qua các thời
kỳ nhƣng chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm;
+ Khiếu nại về nhà ở (đòi nhà cho thuê, cho mƣợn, cho ở nhờ, đòi nhà
thuộc diện thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc về quản lý nhà;
+ Khiếu nại về chính sách xã hội; khiếu nại trong hoạt động tƣ pháp;….
1.1.3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu nại
1.1.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Trong thời gian gần đây, chính quyền địa phƣơng tiến hành thu hồi

nông dân, đất sản xuất của dân nhƣng sau đó đƣa vào các nông - lâm trƣờng
quốc doanh và nay cổ phần hóa; Chính sách về nhà ở nhƣ tịch thu, trƣng mua,
trƣng dụng cải tạo, quản lý nhà vắng chủ, bán nhà theo Nghị định 61/CP của
Chính phủ, tranh chấp đất đai, nhà cửa trong nhân dân, tranh chấp đất đai, đòi
lại cơ sở tôn giáo, đòi lại đất của đồng bào dân tộc... phát sinh trong những
năm trƣớc đây, đến nay chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm. Số vụ việc này không
còn nhiều nhƣng thƣờng có tính chất gay gắt, phức tạp và rất khó khi áp dụng
pháp luật để giải quyết.
- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế
nên có những yêu cầu, đòi hỏi không đúng hoặc vƣợt quá quy định pháp luật.
Có những vụ việc đã đƣợc giải quyết nhiều lần với nhiều biện pháp khác
nhau, cơ bản là đúng chính sách, pháp luật, có lý, có tình nhƣng ngƣời khiếu
nại vẫn không chấp nhận kết quả giải quyết, thậm chí có những phản ứng tiêu
cực, cố chấp, gây rối trật tự hoặc đã bị các thế lực thù địch, phần tử cơ hội
chính trị trong và ngoài nƣớc lợi dụng kích động, khiếu kiện kéo dài, bức xúc.
1.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác quản lý về đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo, nhiều cán bộ lợi
dụng, tham nhũng tiêu cực, trục lợi, làm giàu bất chính từ đất nhƣng không bị
xử lý nghiêm minh.


8

- Công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nƣớc ở một số địa phƣơng
còn nhiều yếu kém, nhất là công tác quản lý đất đai, thể hiện:
+ Công tác thu hồi đất, xác định giá đất, kiểm đếm, kiểm kê đất đai, tài
sản trên đất, xác định diện tích, loại đất, xây dựng phƣơng án bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ, giải quyết việc làm có lúc, có nơi làm chƣa tốt, có khi còn để
xẩy ra thiếu sót, sai phạm hoặc thực hiện thiếu công khai, dân chủ, công bằng,
dẫn đến công dân không chấp nhận, phát sinh khiếu nại đòi quyền lợi, có

đời sống khó khăn dẫn đến công dân bức xúc, khiếu kiện đông ngƣời, gay gắt.
Trên thực tế, có nhiều trƣờng hợp bố trí tái định cƣ không hợp lý, hoặc tạo
việc làm không ổn định nên sau một thời gian công dân quay lại khiếu nại.
- Công tác giám sát của cơ quan dân cử, của các tổ chức chính trị xã hội
đối với cơ quan hành chính tƣ pháp trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên.
1.2. Căn cứ pháp lý
Giải quyết khiếu nại về đất đai là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ
quan nhà nƣớc. Việc giải quyết tốt khiếu nại về đất đai góp phần ổn định tình
hình chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ trƣớc đến nay, Đảng và
Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại về đất đai và
đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định về vấn đề
này. Nhƣ vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở
pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện công tác
giải quyết khiếu nại về đất đai; làm cơ sở cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền trong việc giải quyết khiếu nại các văn bản cụ thể:
- Luật Đất đai 2003 ngày 26/11/2003 có hiệu lực từ ngày 01/07/2004;
- Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hƣớng dẫn
thực hiện thi hành Luật đất đai 2003 của Chính Phủ;
- Luật khiếu nại năm 2011;
- Luật Đất đai 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014;


10

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về hƣớng
dẫn thi hành luật đất đai 2013;
-Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2011 quy định chi tiết về một
số điều luật khiếu nại.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về việc

1.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai Ngƣời sử dụng đất có
quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý
đất đai.
- Việc giải quyết khiếu nại đƣợc thực hiện nhƣ sau:
+ Trƣờng hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về
quản lý đất đai do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
giải quyết lần đầu mà ngƣời khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết
thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Trong trƣờng hợp khiếu
nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thì quyết định
của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng là quyết định giải
quyết cuối cùng;
+ Trƣờng hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về
quản lý đất đai do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng giải
quyết lần đầu mà ngƣời khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì
có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân;
So với quy định tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 (về thẩm quyền
giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án), thì thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đất đai của Tòa án đƣợc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 203 Luật
Đất đai 2013 đƣợc mở rộng hơn nhiều. Đối với các tranh chấp mà đƣơng sự
không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định


12

tài Điều 100 của Luật Đất đai 2013, ngoài cơ quan quản lý hành chính, ngƣời
dân còn có quyền lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp. Quy định
nào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân trong giải quyết tranh chấp, giảm
áp lực cho cơ quan hành chính nhà nƣớc và góp phần hạn chế tình trạng khiếu

hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Để triền khai thi hành thống nhất các quy định của Luật Đất đai 2013,
hiện nay TANDTC cùng với VKSNDTC, Bộ Tƣ pháp, Bộ TNMT đang khẩn
trƣơng xây dựng, hoàn thiện thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn quy định của Luật
Đất đai 2013 về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
1.2.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại
1.2.3.1 Người khiếu nại có các quyền sau đây
- Tự mình khiếu nại.
Trƣờng hợp ngƣời khiếu nại là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng
lực hành vi dân sự thì ngƣời đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc
khiếu nại;
Trƣờng hợp ngƣời khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhƣợc điểm về thể
chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì đƣợc
ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc
ngƣời khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
- Nhờ luật sƣ tƣ vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sƣ khiếu nại
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trƣờng hợp ngƣời khiếu nại là ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý theo quy
định của pháp luật thì đƣợc nhờ trợ giúp viên pháp lý tƣ vấn về pháp luật hoặc
ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình;


14

- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho ngƣời đại diện hợp pháp tham
gia đối thoại;
- Đƣợc biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do ngƣời giải

đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật.
1.2.4. Trình tự giải quyết khiếu nại của công dân về đất đai
1.2.4.1. Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu
a. Thụ lý giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc khiếu nại thuộc thẩm
quyền giải quyết mà không thuộc một trong các trƣờng hợpđƣợc quy định tại
Điều 11 của Luật này, ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải
thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho ngƣời khiếu nại, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà
nƣớc cùng cấp biết, trƣờng hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
b. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày
thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn
nhƣng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn
giải quyết có thể kéo dài hơn nhƣng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
c. Xác minh nội dung khiếu nại
* Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, ngƣời có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của
ngƣời có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra
quyết định giải quyết khiếu nại ngay;


16

+ Trƣờng hợp chƣa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status