Triết học chính trị j j rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay - Pdf 36

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN THỊ CHÂU LOAN

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ J.J. ROUSSEAU VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN THỊ CHÂU LOAN

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ J.J. ROUSSEAU VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành:

CNDVBC &CNDVLS

Mã số:

62 22 80 05


Nguyễn Thị Châu Loan


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Đặng Hữu Toàn và TS. Lưu Minh Văn đã tận tình hướng dẫn, động viên
trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án để tác giả có thể hồn thành bản luận
án này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cơ, các cán bộ thuộc khoa Triết học,
phịng Đào tạo Sau đại học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình
viết luận án và làm các thủ tục bảo vệ.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, cơ quan và
bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu thực
hiện bản luận án.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Châu Loan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..... 9
1.1. Tình hình nghiên cứu về những điều kiện và tiền đề ra đời triết học
chính trị Rousseau .............................................................................................. 9
1.2. Tình hình nghiên cứu về những tư tưởng triết học chính trị Rousseau ...... 11
1.3. Tình hình nghiên cứu về ý nghĩa của triết học chính trị Rousseau đối với
việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay ............................... 17

5.4. Ý nghĩa của tư tưởng Rousseau về nhà nước pháp quyền – thiết chế
thực hiện quyền tự nhiên đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 134
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 145
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 150

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Triết học chính trị là bộ phận của triết học nghiên cứu những nền tảng của đời
sống chính trị và tồn bộ cơ chế hoạt động của nó từ góc độ triết học. Triết học chính
trị có vị trí đặc biệt và ảnh hưởng lớn lao đến mọi lĩnh vực của đời sống chính trị - xã
hội trong mỗi quốc gia cũng như đến mối quan hệ giữa các quốc gia. Triết học chính
trị hiện nay là sự phát triển của lịch sử triết học chính trị của nhân loại. Bàn về vai trị
của việc nghiên cứu lịch sử triết học, trong đó có lịch sử triết học chính trị, Ph.
Ăngghen viết: “…Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
khơng thể khơng có tư duy lý luận … Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh
dưới dạng năng lực của người ta mà có. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn
thiện, và muốn hồn thiện nó thì cho tới nay khơng có một cách nào khác hơn là
nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [3, tr. 487-479].
Dưới đây là một số điểm thể hiện tính cấp thiết của đề tài luận án:
Thứ nhất, việc nghiên cứu các di sản tư tưởng vĩ đại của nhân loại, đặc biệt là
tư tưởng triết học chính trị của thời đại Khai sáng ở Tây Âu thế kỷ XVIII là quan
trọng và cần thiết, bởi vì các tư tưởng triết học chính trị trong thời đại ngày nay,
trong thế kỷ XX và XXI đã và đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của các di sản đó. Việc
nghiên cứu này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, giúp chúng ta hiểu rõ nền tảng

độ này bác bỏ quyền tự do và bình đẳng của con người. Các cách hiểu trái ngược nhau của
các xu hướng này xuất phát từ các lập trường chính trị khác nhau và đều được luận giải
theo một cách nào đó từ những đoạn trích dẫn trong các tác phẩm của Rousseau. Chính vì
thế, cho đến nay, sự tìm hiểu về con người cũng như triết học chính trị của Rousseau vẫn
được tiếp tục.
Thứ ba, trong những thập kỷ vừa qua, tư tưởng triết học chính trị của
Rousseau trước hết là các tư tưởng về tự do và bình đẳng, về ý chí chung, về chủ
quyền nhân dân, về khế ước xã hội, về nhà nước pháp quyền, trong đó có phương
thức tổ chức, phân chia và phân định giữa quyền lập pháp, quyền hành pháp và
quyền tư pháp, về sự kiểm sốt các quyền lực chính trị đã được du nhập vào Việt
Nam. Các tư tưởng đó có giá trị gợi mở trong quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay. Những kiến
giải sâu sắc về bản chất và hệ quả của các hiện tượng “tha hóa” của quyền lực và
4


cách thức kiểm sốt, loại bỏ sự tha hóa đó có khơng ít điểm cịn giá trị trong cuộc
đấu tranh chống hiện tượng lạm quyền, tham nhũng, lãng phí và tình trạng suy
thối đạo đức lối sống đang trở nên trầm trọng ở “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên” trong bộ máy nhà nước và trong hệ thống chính trị các cấp, có nguy cơ đe
dọa sự tồn vong của chế độ, như theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị IV và V
của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.
Thứ tư, trong bối cảnh giao lưu hội nhập tư tưởng và toàn cầu hóa mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội hiện nay, trong điều kiện phát triển các thành tựu vĩ đại của
công nghệ thông tin, đặc biệt internet với các kho tư liệu vĩ đại trong các thư viện
điện tử, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các những tinh hoa tư tưởng nhân loại,
trong đó có tư tưởng triết học chính trị của Rousseau là hết sức quan trọng và cần
thiết, không chỉ nhằm hiểu rõ nền tảng và cơ chế hoạt động trong nhà nước pháp
quyền ở các quốc gia phương Tây, mà còn nhằm kế thừa, phát triển các thành tựu tư
tưởng của nhân loại và học hỏi các kinh nghiệm của thế giới đối với việc xây dựng lý

pháp quyền với tính cách là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người.
- Đánh giá những giá trị, hạn chế và một số ảnh hưởng của triết học chính
trị Rousseau, từ đó phân tích ý nghĩa của một số tư tưởng cơ bản trong triết học
chính trị Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và
các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền, về xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là những quan điểm nền tảng
cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Ngoài ra, luận án cịn kế thừa những cơng trình nghiên
cứu chun biệt thuộc lĩnh vực triết học và các khoa học lân cận như chính trị học, luật
học, v.v. có liên quan đến đề tài luận án.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp của phép biện
chứng duy vật trong việc nghiên cứu, trong đó phối hợp các phương pháp như phân
tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, khái qt hóa, lơgíc và lịch sử,
phương pháp văn bản học, v.v..
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án có đối tượng nghiên cứu là triết học chính trị
Rousseau: những tư tưởng nền tảng của triết học chính trị về bất bình đẳng xã hội, về
con người, về các quyền tự nhiên của con người, về ý chí chung, về chủ quyền tối cao,
về khế ước xã hội và tư tưởng của ông về nhà nước pháp quyền với tính cách là thiết
6


chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người. Trên cơ sở phân tích đánh giá nội
dung và những giá trị, hạn chế, ảnh hưởng của các tư tưởng triết học chính trị
Rousseau, luận án nghiên cứu làm rõ ý nghĩa của chúng đối với việc xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung làm rõ những tư tưởng cơ bản, giá trị
hạn chế và ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau, chủ yếu trong tác phẩm

viên cao học và những người quan tâm nghiên cứu về lịch sử triết học phương Tây
nói chung, triết học chính trị và học thuyết chính trị Khai sáng Pháp nói riêng, cũng
như cho những người quan tâm đến các vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng nhà
nước pháp quyền trên thế giới và Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tư liệu tham khảo, luận án bao gồm
5 chương 15 tiết.

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu về những điều kiện và tiền đề ra đời triết học chính trị
Rousseau
Trong số các cơng trình thuộc loại này, có thể kể đến các cơng trình bằng
tiếng Việt, được viết bởi các tác giả Việt Nam hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài ra
tiếng Việt như Đại cách mạng Pháp 1789 của A. Manfrêt (1965), Jean – Jacques
Rousseau (1996) của Phùng Văn Tửu, Lịch sử tư tưởng chính trị (2001) của các tác
giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Triết học chính trị Montesquieu với
việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (2006) của Lê Tuấn Huy, v.v.[40].
Trong cuốn Đại cách mạng Pháp 1789, sau khi phân tích sâu sắc bối cảnh
kinh tế, chính trị và xã hội nước Pháp trước cách mạng, A. Manfrêt đã khẳng định:
“Những nguyên nhân chủ yếu làm cho cách mạng không tránh khỏi: mâu thuẫn sâu
sắc giữa chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản đã hình thành trong lịng chế độ ấy,
biểu hiện bằng quan hệ mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với các
đẳng cấp có đặc quyền, đã tạo thành những yếu tố quyết định cuộc khủng hoảng
ngày càng sâu sắc của toàn bộ chế độ phong kiến” [65, tr. 34-35]. Tác giả cuốn sách
còn tập trung vào sự chuẩn bị tư tưởng cho sự ra đời của thế kỷ Ánh sáng với các nhà
tư tưởng Pháp như Montesquieu, Voltair, Diderot, v.v. và các nhà tham gia biên soạn

so sánh kế thừa và cả sự khác biệt của tư tưởng triết học chính trị của Rousseau đối với
tư tưởng triết học chính trị của Montesquieu. Khác với Montesquieu cho rằng, về bản
chất, con người luôn có xu hướng lạm dụng quyền lực, và vì vậy, mọi quyền lực chính
trị cho dù là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, đều cần phải được
kiểm sốt, Rousseau lại có niềm tin sâu sắc vào ý chí chung, chủ quyền tối cao, đặc
biệt vào quyền lập pháp. Vì vậy, theo ơng chỉ cần tập trung chủ yếu vào việc ngăn
chặn nguy cơ lạm quyền của chính phủ và cơ quan tư pháp [40].
Ngồi ra, thuộc loại tư liệu này, có một số luận văn như Tư tưởng triết học
chính trị của Machiavelli trong tác phẩm ―Quân vương‖ (2007), Luận văn Thạc sĩ
triết học của Tạ Thu Hằng, Vấn đề tự do và bình đẳng trong triết học S.Montesquieu
và J.J Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (2008), Luận văn thạc sĩ triết
học của Trần Hương Giang, Quan niệm của G. Locke về quyền sở hữu của con người
trong tác phẩm ―Khảo luận thứ hai về chính quyền‖ (2010) luận văn thạc sĩ của
Đặng Thị Loan…Hơn nữa, có thể kể đến một số bài viết đăng trên tạp chí Triết học
như “John Locke – Nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng” (số 2, 2001) của
Phạm Văn Đức, “Một số tư tưởng triết học chính trị của John Locke: Thực chất và ý
nghĩa lịch sử” (số 1, 2007) của Đinh Ngọc Thạch, v.v..
10


Liên quan trực tiếp đến loại tư liệu này, phải kể đến các bài viết của nhà triết
học Nga S.V. Zanin về nguồn gốc của các quan điểm chính trị xã hội của Rousseau
[169, tr. 19-26] hay về các nguồn gốc lý luận và đặc điểm của giả thuyết về trạng thái
tự nhiên ở Rousseau [171, tr. 477-485].
Các tư liệu và cơng trình nghiên cứu kể trên đã mang đến một bức tranh tổng
quan và trình bày các phân tích khác nhau liên quan đến các điều kiện kinh tế - xã hội
và văn hóa của Châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng trong thế kỷ XVII và
XVIII, đến tư tưởng chính trị của N. Machiavelli, T. Hobbes, J. Locke, S. Montesquieu
và một số nhà tư tưởng khái sáng Pháp khác với tính cách là những tiền đề ra đời triết
học chính trị của Rousseau. Một số trong các cơng trình ở trên đã đề cập đến cuộc đời

cách là học giả được xuất bản trong cuốn Bàn về khế ước xã hội do ơng dịch và tái
bản năm 2004.1
Có một số luận án, luận văn, các cơng trình, bài viết đề cập trực tiếp hay gián
tiếp ở mức độ nhất định đến triết học chính trị của Rousseau. Trong số này, có thể kể
đến một tài liệu hữu ích liên quan trực tiếp đến nghiên cứu về triết học chính trị J.J.
Rousseau là cơng trình Tư tưởng của J.J Rousseau về quyền tự do, về bình đẳng và
về Nhà nước (2006), Luận văn thạc sĩ triết học của của Nguyễn Thị Thanh Minh bảo
vệ tại Viện Triết học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Tư tưởng về quyền tự do, về
bình đẳng và về Nhà nước là bộ phận quan trọng của tư tưởng triết học chính trị của
J.J. Rousseau. Đề cập đến tư tưởng về quyền tự do, bình đẳng, về nhà nước và nhà
nước pháp quyền trước Rousseau, cơng trình này tập trung chủ yếu vào tư tưởng của
Rousseau về quyền tự do, bình đẳng và tư tưởng của ông phần nào bàn về nhà nước
và nhà nước pháp quyền. Xem xét quan niệm của Rousseau về sự ra đời của nhà
nước trên cơ sở khế ước xã hội và quan niệm của ông về chủ quyền nhân dân, luận
văn nhận định: “Nhà nước pháp quyền theo quan niệm của Rousseau không phải là
sản phẩm của tôn giáo, mà là kết quả của sự thỏa thuận giữa người và người” [72, tr.
61]. Do khuôn khổ giới hạn của luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ giới hạn ở những nội
dung này của triết học chính trị của J.J. Rousseau.
Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thu Hương “Quan niệm về con người trong
triết học khai sáng Pháp” (2007) bảo vệ tại Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thì tập trung vào quan niệm về
con người ở một số nhà triết học Khai sáng Pháp, trong đó có J.J. Rousseau. Quan
1

Một phiên bản khác của tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Rousseau được dịch giả Dương Văn Hóa đưa ra
dưới tiêu đề Khế ước xã hội, có kèm theo lời giới thiệu và in tại Nxb Thế giới năm 2013. Theo chúng tôi,
phiên bản của dịch giả Hoàng Thanh Đạm vẫn là phù hợp hơn so với phiên bản mới này.

12


cách có hệ thống và chun sâu các nội dung khác của triết học chính trị Rousseau liên
quan đến ý chí chung, chủ quyền tối cao, khế ước xã hội, nhà nước pháp quyền và mối
13


quan hệ giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ chế kiểm soát các quyền
lực, đặc biệt là quyền hành pháp. Trong chương 3, tác giả Dương Thị Ngọc Dung tập
trung làm rõ ý nghĩa lịch sử của triết học chính trị của J.J. Rousseau, trong đó khẳng
định giá trị và ảnh hưởng của triết học chính trị của J.J. Rousseau đối với cách mạng
thế giới và đặc biệt đối với mối liên hệ lịch sử giữa tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa và triết học chính trị J.J. Rousseau. Do chủ đích
riêng và kết cấu phù hợp với tên đề tài, cơng trình trên chưa khai thác và làm rõ được
một cách có hệ thống và sâu sắc ý nghĩa của các nội dung đa dạng khác nhau của các
tư tưởng triết học chính trị của J.J. Rousseau (như ý chí chung, chủ quyền tối cao, khế
ước xã hội, cơ cấu tổ chức và phân chia các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ
chế kiểm soát các quyền lực hành pháp và tư pháp) đối với việc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù có
cách tiếp cận khác gắn liền với sự phát triển các tư tưởng chính trị của J.J. Rousseau
qua các tác phẩm, các thời kỳ khác nhau, cơng trình trên là hữu ích, cần thiết và có giá
trị tham khảo cho nghiên cứu về đề tài luận án.
Trong một luận văn thạc sĩ khác với chủ đề: Vấn đề tự do và bình đẳng trong
triết học S.Montesquieu và J.J Rousseau trong tác phẩm bàn về khế ước xã hội, được
bảo vệ năm 2008 tại Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Trần Hương Giang đã tập trung làm rõ sự tương
đồng và khác biệt giữa hai nhà tư tưởng khai sáng vĩ đại là S.Montesquieu và J.J
Rousseau trong cách tiếp cận đến vấn đề tự do và bình đẳng với tính cách là vấn đề
cốt lõi và xuất phát điểm của triết học chính trị trong phạm vi tác phẩm Bàn về khế
ước xã hội. Tuy nhiên, luận văn này chưa đề cập và phân tích các nội dung quan
trọng khác của triết học chính trị Rousseau và chưa xem xét các nội dung này được
trình bày trong các tác phẩm khác của ơng. Sự khác biệt giữa hai nhà tư tưởng này về

ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Ở các nước trên thế giới, chủ đề triết học chính trị của J.J. Rousseau đã được
khơng ít các học giả quốc tế quan tâm nghiên cứu. Trong số này, không thể không
kể đến tác giả người Đức Iring Fetscher với cuốn Rousseaus politische Philosophie
(Triết học chính trị Rousseau, Frankfurt am Main, 1989); các tác giả người Anh
Stephen Ellenburg với tác phẩm Rousseau’s Political Philosophy (Triết học chính trị
Rousseau, Cornell University Press, Ithaca and London, 1976) và Mads Qvortrup với
tác phẩm The Political Philosophy of Jean – Jacques Rousseau. Impossibility of
reason (Triết học chính trị Jean – Jacques Rousseau. Tính bất khả của lý tính,
Manchester University Press, Manchester, 2003).
15


Trong tác phẩm Rousseaus politische Philosophie (Triết học chính trị
Rousseau, Frankfurt am Main, 1989), tác giả Iring Fetscher tập trung vào các nội dung
liên quan đến triết học chính trị Rousseau như sau: 1) Sự phê phán của J.J. Rousseau
đối với xã hội đương thời; 2) Quan niệm của J.J. Rousseau về con người và các vấn đề
đạo đức; 3) Nền cộng hòa theo quan niệm của J.J. Rousseau; 4) Những tiền đề đối với
việc kiến tạo và các phương tiện để duy trì nền cộng hịa; 5) J.J. Rousseau và cách
mạng Pháp. Theo tác giả, cần xem xét quan niệm của J.J. Rousseau về con người và
các vấn đạo đức như là cơ sở hay nền tảng triết học, từ đó có thể phân tích các tư
tưởng triết học chính trị của nhà tư tưởng Pháp vĩ đại này như là sự vận dụng nền tảng
trên cho các vấn đề chính trị thực tiễn liên quan đến nền cộng hịa như ý chí chung,
quyền lập pháp, quyền hành pháp với các hình thức chính phủ và quyền tư pháp.
Trong tác phẩm Triết học chính trị Rousseau (Rousseau’s Political Philosophy,
Cornell University Press, Ithaca and London, 1976), tác giả Stephen Ellenburg tập
trung khai thác các khía cạnh đặc thù của triết học chính trị Rousseau liên quan đến
quan niệm của ơng về con người (trong đó có truyền thống tự do kế thừa từ J. Locke,
mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, cái tơi, tự do, bình đẳng chính trị, tự do tuyệt
đối...), đến sự thống nhất và kỷ cương của cuộc sống cộng đồng (như sự chân thành,

(2007), luận án Tiến sĩ của Dương Thị Ngọc Dung, Triết học chính trị Jean Jacques
Rousseau và ý nghĩa lịch sử của nó (2008), bài “J.J. Rousseau (1712 - 1778) nhà triết
học khai sáng Pháp mang lập trường chính trị cấp tiến – tả khuynh” của Nguyễn Thị
Bích Lệ, đăng trên Tạp chí Triết học, số 7, năm 2008.
Luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Thị Châu Loan “Tư tưởng cơ bản của
Triết học chính trị J.J Rousseau trong tác phẩm ―Bàn về khế ước xã hội‖ (2007) đề
cập đến một số giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học chính trị của Rousseau ở một
số trang trong phần kết luận của luận văn. Tuy vậy, các nhận định đó chưa được
phân tích sâu sắc, chưa đưa ra các đánh giá của các học giả khác nhau về triết học
chính trị Rousseau và chưa phân tích ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau đối
với sự phát triển tư tưởng chính trị sau này trong thế kỷ XIX, XX và hiện nay. Sự
phân tích các tư tưởng triết học chính trị của J.J. Rousseau mới dừng lại ở mức độ
của luận văn thạc sĩ, chưa thực sâu, dừng lại ở tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, chưa
có sự so sánh với tư tưởng triết học chính trị của Montesquieu, chưa có sự phân tích
sâu sắc ý nghĩa của các tư tưởng triết học Rousseau từ phương diện xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt Nam.
Luận án Tiến sĩ của Dương Thị Ngọc Dung, Triết học chính trị Jean Jacques
Rousseau và ý nghĩa lịch sử của nó (2008) đã dành chương 3 để bàn về ý nghĩa lịch
sử của triết học chính trị của J.J. Rousseau, trong đó chú ý đến giá trị và ảnh hưởng
của triết học chính trị của J.J. Rousseau đối với cách mạng thế giới như Đại cách
17


mạng Pháp 1789 hay đối với bước chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX hay đối với sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa năm 1945. Tuy nhiên, do chủ đích của mình, luận án của Dương Thị Ngọc Dung
chưa có phần phân tích đánh giá một cách có hệ thống về những giá trị và hạn chế
của triết học chính trị Rousseau, đặc biệt chỉ xem xét một cách khái lược ảnh hưởng
của triết học chính trị Rousseau ở phương diện ý nghĩa lịch sử, chưa phân tích một
cách sâu sắc ở phương diện lý luận ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau đến

thể tách rời của cá nhân trong học thuyết chính trị của Rousseau”, một số bài viết
của M.M. Kovalevsky, của Tsertelev D.N, của A. Divilkovsky về ảnh hưởng của
J.J. Rousseau đến nước Nga, đặc biệt đến L. Tolstoy. Theo G. Kovalevsky, khơng
có sự khác nhau cơ bản giữa học thuyết của J.J. Rousseau về chủ quyền nhân dân
và học thuyết của Montesquieu về cân bằng quyền lực, mà trái lại thậm chí quan
niệm của Montesquieu và Rousseau về mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền
hành pháp là có sự tương đồng. Quan niệm này được A.S. Alekseev đánh giá và
chính xác hóa lại.
Bên cạnh đó, có thể kể đến các bài viết bằng tiếng Nga có liên quan như bài
“J.J. Rousseau và “lý thuyết phân quyền” trong thời cận đại” của S.V. Zanin đăng
trong: Những vấn đề chính sách pháp quyền và xã hội ở Nga năm 1999 [166]; “Học
thuyết của J.J. Rousseau về các giá trị và các quan điểm chính trị của ơng” của S.V.
Zanin đăng trong Tin tức của Trung tâm khoa học Samara, Viện Hàn Lâm Khoa học
Nga, Số 4 (2008) [172]; “Tính mâu thuẫn của các quan điểm triết học lịch sử và
chính trị xã hội của Rousseau” của T.I. Oizerman đăng trong tạp chí Những vấn đề
Triết học, số 5 (2009) [179]; “Về đặc thù của lý thuyết khế ước của J.J. Rousseau”
của N.I. Filaretov đăng trong Những vấn đề hiện nay của của pháp quyền Nga, số 1
(2009) [187]. Các bài viết này đề cập đến những nhận định về các tư tưởng triết học
chính trị của J.J. Rousseau.
Ngồi ra, có thể kể đến các cơng trình khác viết bằng tiếng Anh, tiếng Đức có
liên quan như Der Widerspruch zwischen Mensch und Bürger bei Rousseau (Mâu
thuẫn giữa con người và công dân ở Rousseau) của Nils Ehlers, xuất bản năm 2004)
tại Göttingen; From Rousseau to Lenin. Studies in Ideology and Society (Từ
Rousseau đến Lenin. Nghiên cứu về hệ tư tưởng và xã hội) của Colletti, Lucio, được
John Merrington and Judith White dịch và xuất bản năm 1974 tại New York and
London; Klassiker der politischen Ideengeschichte von Platon bis Marx (Các nhà
kinh điển của lịch sử tư tưởng chính trị từ Platon đến Mác) của Walter ReeseSchaefer, xuất bản năm 2007 tại Munich và Wien; Rousseau. Eine Welt von
19



Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số
KX.04.04 do GS. TS. Trần Ngọc Đường, Văn phịng Quốc hội chủ trì; (5) Xây dựng và hồn thiện hệ thống
pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đề tài Khoa học cấp
Nhà nước, mã số KX.04.05, do Vũ Đức Khiển, Uỷ ban Pháp luật Quốc hội chủ trì; (6) Cải cách các cơ quan
tư pháp, hồn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án trong Nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, Mã số KX.04.06, do tác giả
ng Chu Lưu, Bộ Tư pháp chủ trì; (7) Cơ chế quan hệ của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì
dân với các định chế xã hội ở Việt Nam hiện nay, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.04.07, do GS.TS.
Lê Văn Quang, Học Viện Chính trị Qn sự chủ trì; (8) Cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đề tài Khoa học cấp Nhà
nước, mã số KX.04.08 do GS. Lê Minh Thơng, Viện NC Nhà nước và Pháp luật chủ trì; và (9) Xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đề tài Khoa
học cấp Nhà nước, mã số KX.04.09 do Thang Văn Phúc, Bộ Nội vụ làm chủ nhiệm.

20


Tiếp đến, có thể kể đến các cơng trình đề cập đến lý luận nhà nước pháp
quyền và vấn đề xây dựng nhà nước pháp ở Việt Nam hiện nay. Đó là các cuốn
sách chuyên khảo, sách tham khảo có thể sắp xếp theo trật từ thời gian từ năm 1992
đến nay như Nhà nước pháp quyền: lịch sử và hiện đại (Nxb Thông tin khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1993); Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996) của tác giả Nguyễn Văn
Niên; Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2005) do GS. Đào Trí Úc làm chủ biên; Xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2006) do các tác giả Nguyễn Văn Yểu và Lê Hữu Nghĩa làm đồng chủ biên;
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các định chế xã hội ở nước ta hiện nay
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006) của GS. Lê Văn Quang và tác giả Văn Đức
Thanh; Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Lý luận và thực


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status