Đánh giá chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang và đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên nước - Pdf 36

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Khoa Khí tượng thuỷ văn và Tài nguyên nước, Trường
đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, với sự hướng dẫn trực tiếp của thạc sĩ Lê
Thu Trang và kỹ sư Nguyễn Hồng Hạnh, em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá
chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang và đề xuất
các biện pháp quản lý tài nguyên nước”.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và
chân thành nhất đếnTHS. Lê Thu Trang và KS Nguyễn Hồng Hạnh, người đã quan
tâm, dìu dắt và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Đồng thời em xin cảm ơn các vị lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Tài nguyên và Môi
trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang, đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô trường Đại Học Tài
Nguyên Và Môi Trường Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành tốt đồ án
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Khí tượng – Thủy
văn và Tài Nguyên nước đã hết lòng truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu
trong suốt thời gian học tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, toàn thể người thân trong gia đình và bạn bè
đã động viên khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như
hoàn thành đồ án.
Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên bản đồ án không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy
cô và bạn bè để bản đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm
2015
Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Kiều Trang


pH

Chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước

PO43-

Phosphat

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

Hàm lượng chất rắn lơ lửng


DANH MỤC BẢNG BIỂU



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tuyên Quang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp
với tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp với tỉnh
Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây Nam

thấp, nước thải sinh hoạt, bệnh viện, sản xuất công nghiệp, chăn nuôi… chưa được
6


thu gom, xử lý triệt để. Tình trạng khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước
không tuân thủ các quy định của pháp luật. Do đó nguồn nước của tỉnh đã có nhiều
biểu hiện suy giảm; chất lượng nước mặt ở một số nơi đã có biểu hiện bị ô nhiễm
cục bộ.
Hiện nay, phần lớn lượng nước thải ở Tuyên Quang chưa được xử lý hoặc chỉ
mới được xử lý sơ bộ và thải vào một số hệ thống sông chính. Trong đó có sông Lô.
Vì vậy, nếu không có những ứng xử kịp thời trong công tác quản lý nguồn nước
sông Lô thì nguy cơ nguồn nước tự nhiên này bị nhiễm bẩn là khó tránh khỏi. Như
vậy để đánh giá chất lượng nước sông Lô một cách trung thực cần tiến hành phân
tích diễn biến chất lượng môi trường nước sông Lô theo các thông số chọn lọc ở
một không gian theo tần số nhất định trong thời điểm một năm một cách có hệ
thống, từ đó sẽ thu được được nhiều số liệu quan trọng đáp ứng cho công tác đánh
giá.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Khoa Khí tượng thuỷ
văn và Tài nguyên nước, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và với
sự hướng dẫn trực tiếp của kỹ sư Nguyễn Hồng Hạnh, tôi thực hiện đề tài “Đánh
giá chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang và đề
xuất các biện pháp quản lý tài nguyên nước.” để thấy được chất lượng nước sông
Lô đoạn chảy qua tỉnh Tuyên Quang. Bên cạnh đó nhằm thống kê, đánh giá hiện
trạng chất lượng nước sông Lô; đề xuất các giải pháp kiểm soát , xử lý khả thi các
nguồn nước thải trước khi xả vào sông Lô, Phục vụ hiệu quả công tác quản lý Tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là hết sức cấp bách và cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước Sông Lô đoạn chảy qua
tỉnh Tuyên Quang và đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên nước trong những

- Giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường đưa ra các biện
pháp quản lý cũng như các dự án phù hợp nhằm kiểm soát cũng như hạn chế tác
động của các nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước sông Lô.

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Một số khái niệm
-Khái niệm môi trường:
8


“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. [1]
-Khái niệm ô nhiễm môi trường:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”. [1]
-Khái niệm suy thoái môi trường:
“Suy thoái môi trường là sự suy giảm vế chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật”. [1]
-Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước:
Theo hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
“Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã”.
*Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác
chết của chúng.
*Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu

trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ
dễ phân hủy bởi vi sinh vật.
+NO3: là sản phẩm cuois cùng của sự phân hủy các chất có chứa nitơ trong nước
thải.
+Các yếu tố kin loại nặng : các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của
chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, sắt, Mangan…ở hàm lượng nhỏ nhất định
chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động vật, thực vật. Nhưng khi hàm
lượng tăng chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi
thức ăn.
-Các thông số sinh học:
+Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi tường, xác định
mức độ ô nhiễm về mặt sinh học của nguồn nước.
1.3.Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1.Vẫn đê ô nhiễm nước mặt trên thế giới
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nước đáp ứng các nhu cầu của cuộc
sống, sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận
tải…Tài nguyên nước trên thế giới có trữ lượng khoảng 1,45 tỷ km 3 trong đó trữ
lượng nước sông là 12.000 km3 chiếm khoảng 0,001% tổng lượng nước.[2]
Đây là nguồn nước chính phục vụ cho nhu cầu của con người. Do vậy nó đóng
vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống, sự phát triển của mọi quốc gia trên thế
giới. Nhưng ngày nay nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng, ngày càng ô nhiễm
làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khỏe, sự phát triển của nhân loại.
Các dòng sông ngoài việc cung cấp nước cho mục đích sản xuất, sinh hoạt, khai
thác các nguồn lợi sẵn có thì bên cạnh đó nó cũng là nơi tiếp nhận một khối lượng
chất thải rất lớn từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Tốc độ ô
nhiễm nước phản ảnh trung thực sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Do dân số trên trái đất ngày càng tăng nhanh đã gây áp lưc lớn đến tài nguyên
nước trên hành trinh, con người ngày càng xả nhiều chất thải độc hại và chưa có
biện pháp xử lý và quản lý triệt để nguồn nước thải dẫn đến chất lượng nước ngày
càng suy giảm. Hầu hết các hoạt động của con người đều ảnh hưởng đến chất lượng

nguồn ô nhiễm khác nhau. Do đó, việc cần làm trước tiên là phải tiến hành đánh giá,
kiểm tra, quan trắc hệ thống sông, để xác định được cụ thể thành phần của nguồn
nước thải gây ô nhiễm, xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng, đồng thời đề
xuất những biện pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực đến chất lượng nước sông,
nâng cao khả năng cung cấp nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của con
người.
1.3.2.Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cùng với quá trình gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa nên việc sử dụng nước ngày càng tăng cao. Trong khi đó, quá trình xử
lý nước chưa được hiệu quả và vấn đề xử lý các vi phạm lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Vì
vậy, chất lượng nước tại nhiều thủy vực, nhiều con sông đang xuống cấp nghiêm
trọng, nhiều nơi ô nhiễm cục bộ và trong tình trạng đáng báo động.
Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, có hơn 2.360 con sông lớn hơn
10km trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích và lưu vực từ 10000 km2 trở lên.
11


Phần lớn sông ngòi nước ta đều là nước ngọt, vừa cung cấp nước phục vụ sinh
hoạt của con người, vừa phục vụ cho ngành sản xuất khác. Tuy nhiên, nước ngọt là
nguồn tài nguyên hạn chế và dễ bị suy thoái, nước ngọt rất cần thiết cho sự sống,
phát triển của con người, sinh vật và môi trường.
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và đô
thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với mức độ
nghiêm trọng khác nhau. Nông nghiệp là nghành sử dụng nhiều nước nhất dùng
tưới lúa và hoa màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông
Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học càng góp phần ô nhiễm môi
trường nông thôn. Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước nhiều nhất. Mỗi ngành
có một loại nước thải khác nhau dẫn tới mối khu vực có mức độ ô nhiễm khác nhau.
Khu công nghiệp Thái Nguyên xả nước thải vào sông Cầu khiến cho nước sông có
màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt

- Sông Sài Gòn: Mức độ ô nhiễm là nghiêm trọng cả về hữu cơ (DO = 1,5 - 5,5
mg/l; BOD = 10 - 30 mg/l), dầu mỡ, vi sinh, không có điểm nào đạt TCVN đối với
nguồn loại A. Ô nhiễm cao nhất là ở vùng sông chảy qua trung tâm TP Hồ Chí
Minh. Ngoài ra, sông Sài Gòn còn bị axit hoá nặng do nước phèn ở đoạn Hóc Môn Củ Chi (pH = 4,0 -5,5).
- Sông Cầu: Chất lượng nước các sông thuộc lưu vực sông Cầu ngày càng xấu
đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông
Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là tại các điểm thải của
Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Khu Gang thép Thái Nguyên... , chất lượng nước
không đạt cả tiêu chuẩn A và B. Tiếp đến là đoạn sông Cà Lồ, hạ lưu sông Công,
chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn A và một số yếu tố không đạt tiêu chuẩn B.
Yếu tố gây ô nhiễm cao nhất là các chất hữu cơ, NO2- và dầu. Ô nhiễm nhất là đoạn
từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tới cầu Gia Bảy, ôxy hòa tan đạt giá trị thấp nhất
(0,4 - 1,5 mg/l), BOD5, COD rất cao (>1000mg/l); Colifom ở một số nơi khá cao,
vượt quá tiêu chuẩn A tới hàng chục lần. Hàm lượng NO2 > 2,0 mg/l và dầu >
5,5mg/l, vượt quá tiêu chuẩn B tới 20 lần.
- Sông Nhuệ - sông Đáy: Hiện tại, nước của trục sông chính thuộc lưu vực sông
Nhuệ - sông Đáy đã bị ô nhiễm, đặc biệt là nƣớc sông Nhuệ. Chất lượng nước sông
Nhuệ từng lúc (phụ thuộc vào thời gian mở cống Liên Mạc), từng nơi vượt trên giới
hạn cho phép đối với nước loại B. Các sông khác có chất lượng nước ở mức giới
hạn cho phép đối với nƣớc loại B. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa khắc phục,
xử lý ô nhiễm kịp thời thì tương lai không xa nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy
không thể sử dụng cho sản xuất được.
Ngoài ra, ô nhiễm nước ở các sông hồ ở nội thành Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp
Đà Nẵng đang ở mức trầm trọng, các chỉ tiêu quan trắc đều vượt quá tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần, thậm chí hàng trăm lần.
Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng các dòng sông ở Việt Nam đang ngày càng bị
ô nhiễm nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng do việc xả nước thải của
các cơ sở sản xuất công nghiệp. Nếu chúng ta không có giải pháp quản lý và xử lý
triệt để thì hậu quả sẽ rất khó lường. Vì vậy, cần có quá trình quản lý chặt chẽ hơn
của các cơ quan chức năng cũng như việc tôn trọng về pháp luật của các cơ sở sản

1.4.Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Sự gia tăng dân số cùng với tăng trưởng nhanh về công nghiệp hóa và đô thị hóa
đã làm tăng nhu cầu về nước trong khi nguồn nước sẵn có không tăng lên. Điều này
làm suy thoái nghiêm trọng nguồn nước cả về chất lượng và số lượng. Theo kết quả
khảo sát mức độ ô nhiễm ở một số hệ thống sông lớn trên toàn quốc và một số đoạn
chảy trọng điểm, đem so sánh với chất lượng tiêu chuẩn nước thì hầu hết không đạt
tiêu chuẩn. Những tên sông như Tô Lịch, Kim Ngưu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai - Sài
Gòn, Thị Vải,…nước các dòng sông này ngày một đen đặc, bốc mùi hôi thối, ô
nhiễm nghiêm trọng và không thể sử dụng. Đây là hậu quả của quá trình quy hoạch
thoát nước, xử lý nước thải không đồng bộ.[6]
Chất lượng nước sông phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm các điều kiện tự
nhiên như địa chất, sinh thái, chế độ khí hậu thủy văn và các tác động của con người
trong lưu vực sông. Các hoạt động như sử dụng quá nhiều phân bón, đốt nhiên liệu
và đô thị hóa đã làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong các dòng sông (nitơ
(N), photpho (P) và các kim loại nặng). Theo nguồn gốc thì ô nhiễm nguồn nước có
hai nguyên nhân chính là: ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên và ô nhiễm nước từ các
hoạt động của con người.
14


1.4.1. Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên
Ô nhiễm môi trường nước gây ra bởi các hiện tượng tự nhiên như mưa, lũ, lụt,
gió, núi lửa,… Trong mỗi cơn mưa, nước mưa rơi xuống bề mặt đất, mái nhà, mặt
đường,…kéo theo các chất bẩn cùng các hoạt động sống của động vật, thực vật, vi
sinh vật và xác chết của chúng xuống cống rãnh, sông suối, thủy vực,… Do đó, làm
gia tăng hàm lượng các chất bẩn trong nước. Mặt khác, trong mỗi trận lũ, nước lũ sẽ
chảy tràn qua các đô thị, khu dân cư, khu sản xuất,… và nước sẽ làm hòa tan hoặc
cuốn trôi một lượng lớn chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất, phân bón và các tạp
chất khác xuống thủy vực. Vì vậy, làm nhiễm bẩn môi trường nước. Nhưvậy, ô
nhiễm nước có nguồn gốc từ tự nhiên có diễn biến phức tạp và khó kiểm soát, có


chất khó bị phân hủy sinh học như dầu mỡ, các chất tẩy rửa tổng hợp và các chất
hữu cơ như thức ăn thừa…Vì vậy dễ gây mùi và làm biến đổi màu sắc của các
nguồn nước.
Ngoài ra, hoạt động sinh hoạt của con người còn gián tiếp gây ô nhiễm nước.
Các chất thải rắn hữu cơ được sinh ra sau khi tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm cao
trong môi trường sẽ bị phân hủy, đây là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm
môi trường nước mặt, nước ngầm ở các khu vực bãi rác và các khu vực chứa rác.
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước có nguồn gốc từ con
người tiếp theo đó là các hoạt động giao thông vận tải. Việc sử dụng môi trường
làm địa bàn vận chuyển đi lại của các phương tiện giao thông đã gây tác động tiêu
cực đến chất lượng môi trường nước. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện
giao thông đã xả ra môi trường nước một lượng lớn các chất thải, các chất khó bị
phân hủy như xăng, dầu, mỡ,… Ngoài ra, còn phải kể đến các vụ tai nạn của các tàu
chở dầu, hóa chất,… đã gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước trên phạm
vi rộng lớn.
Mặt khác, hoạt động nông nghiệp cũng tác động đáng kể đến môi trường nước.
Trong quá trình canh tác con người đã sử dụng một lượng lớn các hóa chất bảo vệ
thực vật, các loại phân bón vô cơ, hữu cơ. Tuy nhiên, cây trồng không hấp thụ hết
hoặc chưa kịp hấp thụ hết lượng hóa chất này mà tiếp xúc với nguồn nước thì bị
nước hòa tan, cuốn trôi và sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Một hiện
tượng thường thấy trong thời gian gần đây là hiện tượng “nước nở hoa” ở các thủy
vực có tiếp nhận nguồn nước thải từ hoạt động nông nghiệp. Đây được xem là hiện
tượng phú dưỡng nguồn nước do trong nước có chứa một hàm lượng lớn các chất
dinh dưỡngnhư Nitơ, Photpho, Cacbon. Đây là các thành phần có trong phân bón
mà cây trồng không hấp thụ được từ hoạt động bón phân của con người. Qua đó,
chúng ta thấy rằng môi trường nước bị ô nhiễm còn do hoạt động nông nghiệp của
con người.
Như vậy, với các hoạt động của mình, con ngƣời đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác
động đến môi trường nước, trong đó hoạt động công nghiệp là một trong những

Nhìn chung Tuyên Quang là tỉnh có nguồn tài nguyên nước măt phong phú, đủ
khả năng cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của địa phương. Mạng lưới
sông ngòi của tỉnh rất dày, có tiềm năng lớn về thuỷ điện. Tuy nhiên, do độ dốc
dòng chảy lớn, long sông hẹp nên vào mùa mưa, sông suối ở Tuyên Quang hay gây
lũ lụt cho các vùng thấp hơn.
Nguồn nước sông:
Sông Lô: Đoạn chảy qua Tuyên Quang dài 145 km, diện tích lưu vực 2.090
km2. Sông có lưu lượng lớn nhất 14.200 m3/s, nhỏ nhất 80,7 m3/s, trung bình khoảng
2.000 m3/s; mực nước cao nhất là 28,64 m; thấp nhất là 14,97 m.
Sông Gâm: là phụ lưu lớn nhất, chiếm khoảng 44,1% diện tích lưu vực sông Lô
đoạn chảy qua tỉnh Tuyên Quang dài 170 km, diện tích lưu vực 2.870 km 2.
Sông Phó Đáy: Đoạn chảy qua Tuyên Quang dài 84 km, diện tích lưu vực
khoảng 800km2.
1.5.3. Nước dưới đất [9]
Các tầng chứa nước lỗ hổng ở Tuyên Quang có phạm vi phân bố rất hẹp. Chúng
thường phân bố dọc theo sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy, trên các thềm sông,
bãi bồi,dài 500÷1.000 m, rộng khoảng 500 m. Mức độ chứa nước tương đối tốt.
17


Nước dưới đất ở Tuyên Quang có độ khoáng hoá thấp, chất lượng tốt, đáp ứng
được tiêu chuẩn làm nguồn cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt.
1.5.4. Nước khoáng, nước nóng [10]
Ngoài nguồn nước dưới đất, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện được 5
nguồn nước khoáng: nước khoáng Mỹ Lâm, Bình Ca, Bản Rừng, Làng Yểng và Pắc
Ban. Các nguồn nước này có khả năng khai thác để chữa bệnh và làm nước uống
đóng chai.
1.6. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước của tỉnh Tuyên Quang [11]
Tỉnh Tuyên Quang hiện có 2.926 công trình khai thác nước mặt với tổng lưu
lượng khai thác là: 7.981.208.704 m3/năm. Trong đó có 2.796 công trình khai thác

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Trên tổng chiều dài hơn 145 km của sông Lô chảy qua địa phận tỉnh Tuyên
Quang, qua khảo sát đánh giá đặc điểm của các vị trí lấy mẫu là phải có tính đại
diện cao cho chất lượng nước tại vị trí lấy mẫu và các khu vực lân cận.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu,đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Lô đoạn chảy qua
tỉnh Tuyên Quang (từ năm 2007 – 2011).
- Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Tuyên Quang
(từ năm 2007 – 2011).
- Các biện pháp quản lý tài nguyên nước sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Tuyên
Quang.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng để thực hiện đề tài gồm có:
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được
dùng trong nghiên cứu một đề tài. Đây là phương pháp tham khảo tài liệu sẵn có
liên quan đến vẫn đề nghiên cứu. Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có sẵn, thu
thập phân tích qua các báo cáo, đề tài nghiên cứu, các báo cáo đánh giá tác động
môi trường. Phương pháp này là phương pháp truyền thống nhanh và hiệu quả. Với
phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các thông tin sau:
19


-Các thông tin điều kiện tự nhiên, đặc điểm dòng chảy, đặc điểm kinh tế xã hội,
sự phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Tuyên
Quang.
-Các số liệu quan trắc, phân tích chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua địa bàn
tỉnh Tuyên Quang (từ năm 2007 – 2011).
2.3.2. Phương pháp tổng hợp so sánh đối chiếu với QCVN08:2008BTNMT

xã thuộc vùng khó khăn.
Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch chạy qua địa bàn tỉnh với chiều dài
90km, nối liền Tuyên Quang với các tỉnh biên giới phía Bắc, một số tỉnh Trung du
và Hà Nội.
Khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội với thị xã Tuyên Quang là 165km. Theo chiều
Đông - Tây, Tuyên Quang cũng có điều kiện trao đổi kinh tế với một số tỉnh thuộc
vùng núi Bắc Bộ, trước hết là với Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn… Ngoài ra,
thông qua đường sông, chủ yếu là sông Lô, việc giao lưu có thể diễn ra trong nội
tỉnh và với các tỉnh khác ở mức độ nhất định.
Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng tạo ra những khó khăn đáng kể. Đây là một tỉnh
miền núi, lại nằm sâu trong nội địa, hơn nữa, nền kinh tế nhìn chung còn chậm phát
triển, kết cấu hạ tầng lại thấp kém; việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các tỉnh chủ
yếu trông cậy vào đường ô tô và một phần đường sông. Tuyên Quang chưa có
đường sắt, đường hàng không… Do ở sâu trong nội địa, xa các cảng, cửa khẩu và
các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên việc trao đổi hàng hoá, liên kết kinh tế
với các tỉnh khác còn gặp nhiều hạn chế.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
3.1.2.1. Địa hình
Tỉnh Tuyên Quang có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp, bị chia cắt bởi
nhiều dãy núi cao, với trên 70% diện tích là núi đồi. Phần lớn địa hình có hướng
nghiêng từ Bắc-Tây Bắc xuống Nam-Đông Nam. Các dãy núi chính cũng chạy theo
hướng này và có cấu trúc vòng cung rõ rệt, nhưng không kéo dài liên tục mà bị chia
cắt thành những khối rời rạc. Trên địa bàn tỉnh có 5 kiểu địa hình như sau: địa hình
núi trung bình (cao 700-1500m), địa hình núi thấp (cao 300-700m), địa hình đồi
thấp (cao dưới 300m), địa hình karst và địa hình thung lũng.
Sự chênh lệch độ cao địa hình giữa các vùng trong tỉnh khá lớn: nơi cao nhất là
đỉnh Cham Chu (huyện Hàm Yên) với độ cao tuyệt đối là 1.580m, nơi thấp nhất ở
phía Nam huyện Sơn Dương với độ cao chỉ từ 23-24m so với mực nước biển.
Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau:
- Vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và


IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

16.1
15.1
14.7
17.8
12.5

22.2
13.7
22.1
20.3
17.6


28.4
28.6
28.7
27.8
28.4

26.6
27.9
27.6
27.7
27.0

25.0
25.8
25.6
24.5
23.9

19.8
20.4
20.0
20.0
22.2

19.6
17.2
18.9
18.0
16.5

IV

V

VI

VII

VIII

IX

81.5

27.8

79.3

163.8

202.3

173.1

167.4 148.4

X

XI


61.8
55.3
69.8
27.2

69.4
100.4
56.3
70.1

145.8
138.7
133.5
169.6

117.4
180.2
138.7
152.9

151.8
161.9
195.9
198.8

143.1
232.9
161.3
208.4


II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

77
82
81
83
80

80
78

86
83
83

85
84
84
87
83

84
84
84
86
85

83
85
84
83
84

78
83
78
85
84

83
81


VI

VII

VIII

IX

X

XI

XI
I

2
20
9
111
12.9

32
44
15
3
12.0

17
78


180.2

207.2

224.5

208
264
128
214
262.5

20
187
37
43
87.9

14
157
9
24
35.1

22
6
1
92
4.7


IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

75
62
48
48
51

44
84
43
54
71


60
65
67
60
57

96
65
65
75
56

84
66
60
61
60

94
71
60
87
51

66
51
57
72
42

Ở Việt Nam, sông Lô dài 270 km, ít dốc. Đoạn sông Lô chảy trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang có chiều dài 145 km với diện tích lưu vực khoảng 2.090 km 2, bao
gồm cả trung và hạ lưu sông. Tại khe Lau sông Lô tiếp nhận nguồn nước của sông
25



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status