Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - Pdf 36

Học viện chính trị quốc gia Hồ chí minh

Lấ MAI TRANG

Đổi Mới CÔNG Tác TUYÊN Truyền Của Đảng
Đáp ứng YÊU Cầu Hội Nhập Quốc Tế
ở Việt NAM Hiện NAY

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: CHNH TR HC
Mó s: 62 31 20 01

Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS.TS. Lấ MINH QUN
2. TS. ON TRNG TH

H NI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Mai Trang

Lê Mai Trang


MỤC LỤC

3.1. Thực trạng công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
3.2. Vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền của Đảng đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

58
58
97

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG
TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Phương hướng đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
4.2. Giải pháp về đổi mới công tác tuyên truyền đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

102
102
103
140
145
146




FTA

:

Khu vực mậu dịch tự do

HNQT

:

Hội nhập quốc tế

NXB

:

Nhà xuất bản

PTA

:

Thỏa thuận thương mại ưu đãi

WTO

:

Tổ chức Thương mại thế giới

truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng trong xã hội, trước hết là trong các
lực lượng xã hội tiên tiến, khơi dậy tinh thần yêu nước, tính sáng tạo của quần
chúng, động viên lực lượng quần chúng tham gia sự nghiệp cách mạng.
CTTTcủa Đảng đã cổ vũ toàn dân tộc theo Đảng, làm nên Cách mạng Tháng
Tám, lập nên Nhà nước dân chủ cộng hòa, giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.


2
Sau khi giành được chính quyền và trở thành đảng cầm quyền, CTTT
trở thành một trong những phương thức cầm quyền của Đảng, đóng góp to
lớn vào việc xây dựng chính quyền và các đoàn thể nhân dân đáp ứng các
yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới, CTTT của Đảng
đã có nhiều đổi mới, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng trong công
tác tư tưởng của Đảng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, góp phần
vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN), đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội
nhập quốc tế (HNQT).
Trong mối quan hệ giữa CTTT của Đảng và HNQT, với tính cách là
trường hợp nghiên cứu hay đối tượng nghiên cứu của luận án này, có thể thấy
CTTT của Đảng đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình và HNQT ở
nước ta. CTTT của Đảng về HNQT đã tích lũy được những bài học kinh
nghiệm bước đầu quý báu, làm cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thành chức năng,
nhiệm vụ tuyên truyền đáp ứng yêu cầu của HNQT ở nước ta hiện nay và
những năm tới.
Tuy nhiên, CTTT Đảng trong điều kiện HNQT cũng bộc lộ nhiều hạn
chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, đó là
những khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội, điểm xuất phát thấp của đất
nước khi tham gia HNQT, sự biến động phức tạp của tình hình thế giới. Về

trình HNQT, trong đó có CTTT của Đảng.
Nghị quyết Bộ Chính trị (Khóa XI) ngày 10/4/2013 về HNQT xác định:
"Tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân về yêu cầu
hội nhập quốc tế, về các cơ hội và thách thức, về phương hướng, nhiệm vụ
trọng yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực, để thống
nhất nhận thức và hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình
hội nhập quốc tế" [35] là một trong những định hướng chỉ yếu của HNQT ở
nước ta hiện nay. Theo đó, CTTT của Đảng cần phải được đổi mới về vị trí


4
và chức năng, nội dung và hình thức, phương pháp và phương tiện, tổ chức
bộ máy và cán bộ.
Công cuộc đổi mới nói chung, HNQT nói riêng đang đặt ra cho CTTT
của Đảng những yêu cầu mới - dân chủ,khách quan, kịp thời, chủ động, đa
chiều,... CTTT của Đảng không chỉ là sự thuyết phục bằng lý luận mà còn
phải được chứng minh bằng thực tiễn sinh động. Nếu trước kia chỉ cần coi
trọng một mặt “Đảng nói, dân tin”, nhưng ngày nay phải chú trọng hơn mặt
thứ hai “Đảng làm, dân theo”, “Dân nói, Đảng nghe”.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Đổi mới
công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt
Nam hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sĩ Chính trị học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về đổi mới CTTT của Đảng. Luận
án phân tích thực trạng và đề xuất nhằm đổi mới CTTT của Đảng đáp ứng được
yêu cầu của HNQT ở Việt Nam hiện nay góp phần cho hội nhập thành công.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan hình hình nghiên cứu có liên quan:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cần thiết, có liên quan về CTTT

4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng về CTTT của Đảng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu của luận án là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
- Các phương pháp công cụ cho việc nghiên cứu của luận án là phân
tích, tổng hợp, lịch sử, lô gíc, so sánh và các phương pháp khác.
5. Những đóng góp về khoa học
Thứ nhất, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận về CTTT và đổi
mới CTTT của Đảng trong điều kiện HNQT ở Việt Nam hiện nay từ góc độ
chính trị học.


6
Thứ hai, làm rõ nội hàm của khái niệm CTTT của Đảng với tính cách
một phương thức cầm quyền của Đảng và những đặc điểm của nó.
Thứ ba, làm rõ những yêu cầu của HNQT đối với CTTT của Đảng ở
Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, đánh giá thực trạng của CTTT của Đảng trong điều kiện HNQT
ở Việt Nam hiện nay (theo những tiêu chí về chủ thể, khách thể, đối tượng,
phạm vi, mức độ, hiệu quả, v.v.).
Thứ năm, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm đổi mới CTTT
của Đảng đáp ứng yêu cầu HNQT ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học - thực tiễn cho
việc xây dựng chủ trương, chính sách, lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai CTTT
của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh HNQT ở Việt Nam hiện nay.
Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tư liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa học chính trị, khoa học tuyên truyền

phẩm đã phân tích, luận giải vị trí, tầm quan trọng của CTTT; khái niệm
tuyên truyền cổ động; lực lượng, đối tượng, phương pháp tuyên truyền của
Đảng của giai cấp công nhân. Trong tác phẩm này, V.I.Lênin đưa ra những
đánh giá sâu sắc về xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên truyền đến hôm
nay vẫn còn nguyên tính thời sự: “Hàng tuần nên tổ chức giảng cho họ vài bài
và biết kịp thời điều động họ đến những thành thị khác, nói chung tổ chức cho
những người có khả năng tuyên truyền đi thăm các thị trấn” [119, tr.115].


8
Tác phẩm "Tuyên ngôn Đảng Cộng sản" của C.Mác - Ph.Ăngghen [42]
là tác phẩm lý luận đầu tiên đề cập đến CTTT và cổ động của giai cấp vô sản
cách mạng. Tác phẩm này này đã chỉ ra mục đích của CTTT là xóa bỏ chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất, “tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ
sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản thành chính quyền” [42, tr.42];
chỉ ra đối tượng tuyên truyền không chỉ là tập hợp quần chúng vô sản mà còn
lôi kéo các tầng lớp khác đi theo giai cấp mình; nêu ra khẩu hiệu hành động
cách mạng: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!” [42, tr.75].
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô trước
đây, có nhiều công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng, một số đã được
dịch ra tiếng Việt. Khi nghiên cứu về cơ sở của hoạt động tuyên truyền tư
tưởng của Đảng Cộng sản, các nhà khoa học đi sâu phân tích làm rõ các
đặc điểm và những yêu cầu dưới góc độ tâm lý học, giáo dục học đối với
hoạt động này. Tác phẩm "Về giáo dục cộng sản chủ nghĩa" của
M.I.Calinin [91] đã nêu những nguyên lý cộng sản dưới hình thức đơn
giản nhất: trung thực, có học thức, có lòng yêu Tổ quốc; còn giáo dục và
bồi dưỡng những phẩm chất cao quý là một yếu tố hết sức quan trọng
trong sự nghiệp giáo dục cộng sản. M.I.Calinin khẳng định: “Cần phải đến
với từng người, đánh giá họ, làm nổi bật những mặt tốt của họ bởi vì
không thể chỉ giáo dục dựa trên mặt tiêu cực” [91]. Nhà giáo dục Xô Viết

cuốn: "Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới" của Trần Khang và
Lê Cự Lộc dịch [71] đã tổng kết một cách có hệ thống những kinh nghiệm cơ
bản trong CTTT tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó chỉ rõ vai
trò đặc biệt quan trọng của CTTT. Trên các mặt trận lãnh đạo của Đảng thì
tuyên truyền tư tưởng là mặt trận hết sức quan trọng. Trong các cơ quan lãnh
đạo các cấp của Đảng thì chính quyền làm CTTT tư tưởng là hết sức quan
trọng, còn trong hàng ngũ cán bộ của Đảng thì những người làm CTTT tư
tưởng là lực lượng hết sức quan trọng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc coi tuyên truyền tư tưởng của Đảng là
phương tiện giáo dục, vận động quần chúng và mang tính chính trị rất cao có


10
đặc điểm là công khai, kịp thời, nhanh nhạy, có thể đưa đường lối chủ trương,
chính sách của Đảng vào trong quần chúng nhanh nhạy nhất, rộng rãi và biến
thành hành động thực tế của quần chúng. Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Trung Quốc Giang Trạch Dân chỉ rõ: "Tăng cường và cải tiến công tác chính
trị, tư tưởng của Đảng trong tình hình mới là một việc lớn của toàn Đảng,
cũng là nhiệm vụ nặng nề về công tác tuyên truyền tư tưởng" [47]. Trong bài
"Tổng kết công tác xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 30 năm cải
cách mở cửa", tác giả Tập Cận Bình đã nêu:
Trước sau như một, Đảng coi việc học tập và vận dụng chủ nghĩa
Mác, đặc biệt là những thành quả mới nhất của sự nghiệp Trung
Quốc hóa chủ nghĩa Mác là nội dung trung tâm giáo dục, bồi dưỡng
cho đảng viên và cán bộ, v.v. ra sức thúc đẩy việc đưa vào giáo
trình, giảng đường, tuyên truyền giáo dục những tư tưởng chói lọi
quan trọng như lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại
diện” và quan điểm phát triển khoa học, để giúp đông đảo cán bộ, đảng
viên xác định chắc chắn thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm giá
trị chủ nghĩa Mác, tỉnh táo và kiên định chính trị, duy trì và phát triển

giả B.Mozias [40] đã nhấn mạnh những yêu cầu CTTT của Đảng Cộng sản
Trung Quốc, trong đó bộ máy tuyên truyền Đảng Cộng sản từng bước “cấy”
những giá trị thị trường mới vào khuôn khổ hệ tư tưởng hiện thời, làm cho
chúng trở nên dễ hiểu và dễ chấp nhận đối với quần chúng nhân dân.
Ở Trung Quốc, các tác giả Chu Hiểu Tín, Phùng Linh Chi đã đi sâu làm
rõ những quan niệm về hiệu quả CTTT và tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả trình độ hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; ý thức, niềm tin cộng sản chủ nghĩa và tính tích cực
xã hội (tiêu chuẩn quyết định công tác tư tưởng, CTTT). Các tác giả cũng chỉ
ra các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để nâng cao hiệu quả CTTT.
Theo đó, điều kiện khách quan là lối sống xã hội, chế độ dân chủ và môi
trường xã hội. Nhân tố chủ quan bao gồm trình độ lãnh đạo của của Đảng đối


12
với CTTT, năng lực của cán bộ tuyên truyền, thường xuyên cải tiến các hình
thức, phương pháp; phát huy vai trò của các cơ quan tuyên truyền và các tổ
chức xã hội [109].
Các tác giả Chu Hiểu Tín, Phùng Linh Chi còn chỉ ra tính tất yếu của
việc đổi mới CTTT của Đảng Cộng sản, các tác giả này xác định rõ sự cần
thiết phải đẩy mạnh công tác tư tưởng và phương hướng đổi mới CTTT. Trên
cơ sở nghiên cứu nguyên nhân khiến Liên Xô, Đông Âu thay đổi chế độ, các
tác giả cho rằng, không được để khoảng trống trên trận địa văn hóa, tư tưởng.
Từ việc nhận thức rõ vai trò của các phương pháp, phương tiện - những binh
chủng của CTTT như báo chí, truyền thông, dư luận xã hội, v.v. các tác giả
còn chỉ rõ vai trò của những phương tiện đó để nâng cao hiệu quả của CTTT đó là “xây dựng cơ chế phản hồi nhanh dư luận, tạo ra kênh thông tin thông
suốt cho quyết sách của Đảng và Chính phủ” [109, tr.83].
Có thể nói, từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917, với sự ra đời và phát triển của các Đảng Cộng sản cầm quyền trên thế
giới, những nghiên cứu về CTTT của Đảng Cộng sản đã được quan tâm
nghiên cứu. Các công trình trên đã góp phần làm rõ lý luận về CTTT như khái

hiệu quả của CTTT.
Cuốn sách "Nguyên lý công tác tư tưởng" tác giả Lương Khắc Hiếu
[64] đã đề cập đến những vấn đề chung nhất của CTTT như đối tượng, bản
chất, hình thái, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương châm
hoạt động và vai trò CTTT; những nội dung cơ bản của công tác giáo dục tư
tưởng về thế giới quan, những vấn đề về phương pháp, hình thức, phương tiện
và sự lãnh đạo của Đảng đối với CTTT như hệ thống giáo dục lý luận chính
trị, các phương tiện truyền thông đại chúng, xây dựng đội ngũ cán bộ tư
tưởng. Tác giả nêu ra hai nhóm nâng cao hiệu quả CTTT. Nhóm thứ nhất là
thiết lập các điều kiện cho công tác tư tưởng gồm: môi trường sống, điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tồn tại xã hội nói chung. Nhóm thứ
hai là tác động vào các yếu tố công tác tư tưởng gồm: nắm vững đối tượng,
xác định mục đích, nội dung, phương thức phù hợp; tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, quản lý của Nhà nước, kiện toàn bộ máy CTTT. Cuốn sách là tài


14
liệu rất cơ bản giúp nghiên cứu sinh làm tài liệu tham khảo và sử dụng để
trình bày những vấn đề lý luận của luận án. Tuy nhiên, nội dung hai cuốn
sách chỉ dừng lại ở những vấn đề lý luận chung về công tác tư tưởng nói
chung, trong đó có CTTT.
Công trình: "Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng ở Tây Nguyên trong
giai đoạn hiện nay" của tác giả Trương Minh Tuấn [116] đã đề cập đến việc
đổi mới CTTT ở Tây Nguyên trong bối cảnh HNQT. Việc nhận thức sâu sắc
về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của CTTT sẽ góp phần ổn định chính trị xã hội ở Tây Nguyên, đây là cơ sở để phát triển bền vững một trong những
địa bàn trọng điểm của đất nước trong HNQT hiện nay.
Cuốn sách: "Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới"
của tác giả Phạm Tất Thắng [108] đã đề cập sâu về công tác tư tưởng, lý luận
của Đảng, trong đó đưa ra những biện pháp đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung,
phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận của

Tuyên giáo Trung ương [11]; "Những vấn đề lớn của thế giới và quá trình hội
nhập, phát triển của nước ta" của Ban Tuyên giáo Trung ương [13] đã chỉ ra
những nhược điểm, hạn chế của CTTT nói chung và tuyên truyền kinh tế nói
riêng là “chậm đổi mới phương thức hoạt động để phù hợp với tình hình mới
và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước; công tác
tuyên truyền về lĩnh vực kinh tế chưa được chú trọng đúng mức” [13].
Bài viết: "Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác
tuyên giáo" của tác giả Lê Hồng Anh [2] đã chỉ rõ thực trạng CTTT hiện nay.
Bên cạnh kết quả đạt được là cơ bản đã góp phần nâng cao nhận thứ, niềm tin
trong các tầng lớp nhân dân về con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Tuy nhiên, tác giả cũng đã chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại trong CTTT về nội
dung còn "đơn điệu, nghèo nàn", biện pháp còn "sơ cứng", chưa tạo hiệu quả
sau và rõ nét. Từ đó, tác giả đã đề cập tới một số giải pháp cho là khả thi để
nâng cao hơn hiệu quả CTTT của Đảng.


16
Thứ tư, về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới CTTT của Đảng
nói chung và CTTT của Đảng trong điều kiện HNQT nói riêng, có các công
trình nghiên cứu như:
- "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 2010" của Ban Tuyên giáo Trung ương [12] đã đánh giá kết quả và đề ra giải
pháp tuyên truyền sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Cuốn sách: "Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư
tưởng" của tác giả Hà Học Hợi [69] đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTT của Đảng trong bối
cảnh của những năm đầu thế kỷ XX, góp phần tạo ra sự thống nhất hơn nữa
trong Đảng và đồng thuận trong xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trên cơ sở làm rõ tiêu chí đánh giá chất
lượng và hiệu quả CTTT, dự báo tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và

HNQT để từ đó đòi hỏi CTTT của Đảng phải nâng cao hơn nữa về chất lượng
như thế nào để đáp ứng yêu cầu của HNQT ở Việt Nam.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có, “tìm kiếm câu trả lời” cần
thiếtvà có thể cho những vấn đề chưa được làm rõ về CTTT của Đảng và đổi
mới CTTT của Đảng đáp ứng yêu cầu HNQT ở Việt Nam hiện nay, luận án
này xác định ba nhóm vấn đề chủ yếu cần nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, CTTT của Đảng xem xét từ góc độ chính trị học là gì? CTTT
của Đảng với tính cách là một phương thức thực thi quyền lực chính trị của
Đảng cầm quyền là gì và có những đặc điểm, yêu cầu gì? HNQT ở Việt Nam
cho đến nay đặt ra yêu cầu gì đối với CTTT của Đảng (với tính cách Đảng
cầm quyền)?
Thứ hai, thực trạng và vấn đề đặt ra của CTTT Đảng trong điều kiện
HNQT ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Nguyên nhân và bài học của CTTT
của Đảng trong điều kiện HNQT ở Việt Nam hiện nay là gì?
Thứ ba, CTTT của Đảng cần phải đổi mới như thế nào (quan điểm, giải
pháp và kiến nghị đổi mới) để đáp ứng các yêu cầu của HNQT?


20
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN
CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN VÀ CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG

2.1.1. Tuyên truyền và công tác tuyên truyền
2.1.1.1. Khái niệm tuyên truyền
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ tuyên truyền đã được nhà thờ
La Mã sử dụng từ gần 400 năm trước, dùng để chỉ hoạt động của các nhà
truyền giáo với mục đích thuyết phục, lôi kéo những người khác đi theo đạo

bởi nó tác động vào đối tượng vốn rất phức tạp là nhận thức, tư tưởng của con
người. Chính vì thế, CTTT vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, phản ánh một
cách tập trung những cách thức làm thay đổi nhận thức thức, thái độ và hành
vi vốn rất phức tạp của con người.
Công tác tuyên truyền xuất hiện và tồn tại trong xã hội loài người, là
một hoạt động xã hội, cả chủ thể và khách thể tham gia đều là con người. Đối
tượng tác động của nó là ý thức con người và rộng hơn là ý thức xã hội. Hoạt
động tuyên truyền là hoạt động của con người tác động đến con người. Tuyên
truyền phục vụ nhiệm vụ phát triển xã hội (với nghĩa rộng) và cũng chịu ảnh
hưởng từ môi trường xã hội. Tuyên truyền phát triển cùng với sự phát triển
của xã hội, khi xã hội phát triển sẽ tạo những điều kiện và yêu cầu mới cho
hoạt động tuyên truyền, làm cho hoạt động tuyên truyền phát triển. Sự hình
thành và phát triển của ngôn ngữ và phương tiện truyền thông từ sơ khai đến
hiện đại (với máy tính, internet, vệ tinh nhân tạo, cáp quang...) tuyên truyền
ngày càng giúp cho con người tiếp cận các nguồn thông tin to lớn và nhanh
chóng hơn.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status