Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp phù hợp - Pdf 36

LỜI CAM ĐOAN
Tôi Lê Thị Thu Hương xin cam đoan đồ án này là của riêng tôi, được nghiên
cứu một cách độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép
công bố của các đơn vị cung cấp. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Lê Thị Thu Hương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các tập thể, cá nhân trong và
ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi Trường và
các thầy cô giáo trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội trong những
năm qua đã truyền cho tôi những kiến thức quý báu.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Lê Thị Thoa – Giảng viên
khoa Môi trường, trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực tập để
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các chú, các anh chị Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Bình Xuyên và các cán bộ môi trường tại các công ty,
hợp tác xã đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong suốt
thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người
thân của tôi đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học
tập, rèn luyện tại trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016

KCN
TDP
TNMT
TTCN
TT
QLCTR
QLMT
UBND
VSMT
RTSH

Nội dung
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Hợp tác xã
Dịch vụ môi trường
Khu công nghiệp
Tổ dân phố
Tài nguyên môi trường
Tiểu thủ công nghiệp
Thị trấn
Quản lý chất thải rắn
Quản lý môi trường
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh môi trường
Rác thải sinh hoạt


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................5

với sự phát triển đó công tác bảo vệ môi trường phải đối mặt với nhiều vấn đề nan
giải mới nảy sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt.
Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: Đồng bằng, trung du và miền
núi, có vị trí gần trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc. Với mục tiêu phát triển theo hướng
công nghiệp hoá hiện đại hoá, song song với việc phát triển đô thị, chất lượng cuộc
sống ngày càng cao thì rác thải sinh hoạt cũng được tạo ra ngày càng nhiều với
thành phần ngày càng đa dạng và phức tạp vì vậy Bình Xuyên không tránh khỏi vấn
đề bất cập trong công tác quản lý chất rắn sinh hoạt. Hiện nay trên địa bàn huyện
Bình Xuyên lượng chất thải rắn sinh hoạt có xu hướng ngày càng tăng nếu không có
một giải pháp phối hợp đồng bộ để thu gom, vận chuyển, xử lý tốt CTR sinh hoạt
thì đây sẽ là mối hiểm họa đối với môi trường, cảnh quan, mất mỹ quan đô thị, khu
dân cư, nông thôn, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước . Xuất phát từ
thực tiễn của huyện tôi thực hiện đề tài '' Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất giải
pháp phù hợp " nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn
huyện, góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ người dân.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH cho
huyện Bình Xuyên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng phát sinh CTR sinh hoạt: Nguồn phát sinh, khối lượng, thành
phần, tỷ trọng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên
- Hiện trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt: quá trình lưu trữ rác tại hộ gia
đình, hoạt động thu gom vận chuyển và và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn.

1


- Nhân thức của cộng đồng về công tác quản lý CTR sinh hoạt trên đia bàn

các công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn,
gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa
- Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu
các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,... Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải
từ việc trang trí đường phố.
- Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các
quá trình xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,...

3


- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ
các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì
đóng gói sản phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên
làm việc.
- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các
cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm
dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu
hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp [4].
1.1.3.Thành phần, tính chất của CTR sinh hoạt
1.1.3.1. Thành phần của CTR sinh hoạt.
CTR sinh hoạt có thành phần rất phức tạp và luôn biến đổi vì thành phần CTR
sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào tập quán, mức sống của người dân, mức độ tiện
nghi của đời sống con người, nhịp độ phát triển kinh tế và trình độ văn minh, theo
từng mùa trong năm của từng khu vực. Thành phần chất thải rắn có thể được biểu
diễn từ rất đơn giản chỉ gồm 2 thành phần chính là rác thực phẩm và phần còn lại
hoặc rất chi tiết gồm từng thành phần riêng. Đối với các nước châu Á, rác thực
phẩm hoặc thành phần hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học là thành phần thường
chếm tỉ lệ cao nhất.
Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt


24-45

40

4-10

Carton

3-15

4

Chất dẻo

2-8

Vải vụn

Trọng lượng riêng
(kg/m3 )
Khoảng

Trung

giá trị

bình

12-80


6-15

10

32-96

64

Cao su

0-2

0,5

1-4

2

96-129

128

Da vụn

0-2

0,5

8-12


Độ ẩm( %)

Khoảng

Trung

Khoảng

giá trị

bình

giá trị

Gỗ

1-4

2

Thủy tinh

4-16

Can hộp

(kg/m3 )

Trun


6

2-4

3

48-160

88

Kim loại không thép

0-1

1

2-4

2

64-240

160

Kim loại thép

1-4

2

rất quan trọng trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí như: thu hồi
vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàng lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia loại
bằng phương pháp từ tính.
* Khả năng giữ nước thực tế
Khả năng giữ nước thực tế của chất thải rắn là toàn bộ lượng nước mà nó có
thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của
chất thải rắn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò
rỉ từ bãi rác. Nước đi vào mẫu chất thải rắn vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra
tạo thành nước rò rỉ. Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén
và trạng thái phân huỷ của chất thải. Khả năng giữ nước của hỗn hợp chất thải rắn
(không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50-60%.
* Độ thấm (tính thấm) của chất thải đã được nén
Tính dẫn nước của chất thải đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng, nó
sẽ chi phối và điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm,
nước thấm) và các khí bên trong bãi rác

6


b. Tính chất hoá học của CTR
Các nguyên tố cơ bản trong chất thải rắn sinh hoạt gồm có C (cacbon), H
(hydro), N (nitơ), O (oxy), S (lưu huỳnh) và tro. Các nguyên tố thuộc nhóm halogen
cũng được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành phần khí thải
khi đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định
công thức hoá học của thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt cũng
như xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân compost.
c. Tính chất sinh học của CTR
Các thành phần hữu cơ ( không kể các thành phần như plastic, cao su, da) của
hầu hết CTR có thể được phân loại về phương diện sinh học như sau:
- Các phân tử có thể hoà tan trong nước: Đường, tinh bôt, amino acid và nhiều

b.Thu gom CTR sinh hoạt
Các loại hệ thống thu gom
Thu gom CTR là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay từ
những điểm thu gom, chất chung lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp,
trung chuyển hay chôn lấp.
Thu gom CTR trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp bởi vì CTR
khu dân cư, thương mại và công nghiệp phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại,
công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay cả khu vực trống.
Sự phát triển như nấm của các vùng ngoại ô lân cận trung tâm đô thị đã làm
phức tạp thêm cho công tác thu gom.
Các loại dịch vụ thu gom CTR
* Hệ thống thu gom CTR chưa, không phân loại tại nguồn
- Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư biệt lập thấp tầng bao gồm:
+ Dịch vụ thu gom ở lề đường (Curb): Người chủ nhà chịu trách nhiệm đặt
các thùng rác đã đầy rác ở lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang
các thùng đã được đổ bỏ trở về vị trí chung để tiếp tục chứa chất thải.
+Dịch vụ thu gom ở lối đi – ngõ hẻm (Alley),các thùng chứa rác đặt ở đầu các
lối đi, ngõ hẻm.
+ Dịch vụ thu gom kiểu mang đi – trả về (Setout – Setback): các thùng rác
container được mang đi và mang trả lại cho các chủ nhà sau khi đã đổ bỏ CTR,
công việc được thực hiện bởi các đội trợ giúp.
+ Dịch vụ thu gom kiểu mang đi (Setout) giống dịch vu kiểu mang đi- trả về,
chỉ khác là chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng chứa rác trở về vị trí ban đầu.
- Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình:
Dịch vụ thu gom lề đường là phương pháp phổ biến cho các khu dân cư này.

8


Đội thu gom có trách nhiệm vận chuyển các thùng chứa CTR từ các hộ gia đình đến


9


Nhược điểm lớn của hệ thống này là xe thu gom có cấu tạo phức tạp gây khó
khăn trong việc bảo trì
c.Vận chuyển CTR sinh hoạt
Hệ thống trung chuyển
Thông thường, CTR được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh đến bãi
chứa hoặc cơ sở tái chế. Tuy nhiên, hầu hết các nơi tiếp nhận CTR cuối cùng này
được bố trí ngay cạnh thành phố, hoặc cách xa tuyến giao thông chính, nếu vận
chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp thì không khả thi vì chi phí vận chuyển khá cao.
Vì vậy cần có hoạt động trung chuyển, trong đó CTR từ các xe thu gom nhỏ được
chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển CTR đến một
khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi, hoặc đến bãi đổ.
Trạm trung chuyển có chức năng chính là chuyển CTR từ các xe thu gom và
các xe vận chuyển nhỏ sang các phương tiện vận chuyển lớn hơn. Có 3 loại trạm
trung chuyển:
+ Trạm trung chuyển chất thải trực tiếp: CTR từ các xe thu gom nhỏ được đổ
trực tiếp vào xe vận chuyển lớn hoặc bị nén để nén chất thải vào xe lớn, hay nén
thành kiện để thuận tiện chuyển đến bãi chôn lấp.
+ Trạm trung chuyển kiểu tích lũy: CTR được đổ trực tiếp vào hố chứa. Từ hố
này, CTR sẽ được chuyển lên xe vận chuyển nhờ các thiết bị khác. Trạm trung
chuyển kiểu tích lũy khác biệt so với trạm trung chuyển chất thải trực tiếp ở chỗ nó
được thiết kế sao cho có thể lưu trữ CTR trong khoảng 1 – 3h.
+ Trạm trung chuyển kết hợp chất thải trực tiếp và chất thải tích lũy: Đây là
những trạm trung chuyển đa chức năng. Tất cả các xe thu gom khi đến trạm trung
chuyển đều phải qua khâu kiểm tra tại trạm cân. Các xe thu gom sẽ được cân, sau
đó đến sàn dỡ tải và đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển trở lại trạm cân, cân
xe và tính lệ phí.


- Phân sau khi ủ trở thành một chất - Tốn nhân công và diện tích ủ
mùn hữu ích cho nông nghiệp như - Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và
tăng độ phì nhiêu của đất giúp cây lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ quan
trồng hấp thụ

- Làm ô nhiễm mùi cho khu vực xung quanh

Phương pháp đốt.
Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là giảm tới mức thấp
nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý
nghĩa cao trong bảo vệ môi trường. Công nghệ này thường áp dụng ở các quốc gia
phát triển.
Bảng 1.3: Ưu nhược điểm của phương pháp đốt
Ưu điểm
Nhược điểm
- Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của - Vân hành dây chuyền phức tạp đòi hỏi
chất thải đô thị

năng lực kỹ thuật và tay nghề cao

- Phương pháp này cho phép xử lý được - Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao
nhiều chất thải đô thị mà không cần năng lương và chi phí xử lý cao
nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi - Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
chôn lấp rác
không khí
Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
Chôn lấp là phương pháp phổ biến nhất, kinh tế nhất và phù hợp với những
11


Trong đó, tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung
bình 10 ÷ 16 % mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm
khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%). Chỉ
số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống. Năm 2007, chỉ số
CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên
phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày (Bảng 1.5). Năm 2008, theo Bộ
Xây dựng thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, lớn hơn nhiều so với ở nông thôn là
0,4 kg/người/ngày. Tuy nhiên, theo Báo cáo của các địa phương năm 2010 thì chỉ
số phát sinh CTR sinh hoạt đô thị trung bình trên đầu người năm 2009 của hầu hết
các địa phương đều chưa tới 1,0 kg/người/ngày. Các con số thống kê về lượng phát
sinh CTR sinh hoạt đô thị không thống nhất là một trong những thách thức cho việc
tính toán và dự báo lượng phát thải CTR đô thị ở nước ta
12


Bảng 1.5. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2007

STT

1
2
3
4
5

Loại đô thị

Chỉ số CTR sinh

Lượng CTR đô thị

626
228.490
Tổng cộng
17.682
6.453.930
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo diễn biến Môi trường quốc gia 2011) [1]
Kết quả trên đã cho thấy, lượng CTR đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai

đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng CTR
sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị tương ứng khoảng 8.000 tấn/ngày (2,92 triệu
tấn/năm). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, tổng lượng và chỉ số phát sinh
CTR đô thị của đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 hiện nay đã tăng lên rất nhiều.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Thủ đô Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới
hành chính thì lượng CTR đô thị phát sinh đã lên đến 6.500 tấn/ngày (con số của
năm 2007 là 2.600 tấn/ngày), bên cạnh đó, số đô thị loại 1 đã tăng lên 10 đô thị
(trong khi năm 2007 là 4 đô thị loại 1)
Thành phần CTR sinh hoạt phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị. Mức
sống, thu nhập khác nhau giữa các đô thị đóng vai trò quyết định trong thành phần
CTR sinh hoạt. Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần rác
có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 - 77,1%; tiếp
theo là thành phần nhựa: 8 - 16%; thành phần kim loại đến 2%; CTNH bị thải lẫn
vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 1%.
Lượng CTR đô thị ngày càng tăng và thành phần ngày càng phức tạp do số
lượng dân cư chuyển từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng bởi quá trình đô thị
hóa cao, do mức sống ngày càng cao nên tiêu dùng ngày càng đa dạng. Mức độ đô
thị hóa tăng nhanh nên số dân ở các đô thị càng ngày càng tăng, nhất là các thành
phố lớn có kinh tế phát triển như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,...

13


sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại
đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Việc phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi, vì vậy ở hầu
hết các đô thị nước ta, việc thu gom rác chưa phân loại vẫn là chủ yếu. Công tác thu
gom thông thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom
vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ
nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được công nhân thu gom vào các xe
đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc
tại các chợ/khu dân cư có đặt container chứa rác, công ty môi trường đô thị có xe
chuyên dụng chở container đến khu xử lý)
Tp. Hồ Chí Minh có 2 trạm trung chuyển lớn: trạm trung chuyển Quang
Trung tiếp nhận 1.084 tấn/ngày, trạm trung chuyển Tống Văn Trân tiếp nhận 820
tấn/ngày. Rác từ 2 trạm trung chuyển này được các xe lớn chuyển tới khu liên hiệp
xử lý CTR Đa Phước, Phước Hiệp và Nhà máy Xử lý rác Vietstar. Một trong những
bức xúc của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom CTR là thiếu các địa điểm
trung chuyển rác. Hà Nội chưa có trạm trung chuyển rác trong khi khoảng cách từ
Hà Nội tới khu xử lý rác Nam Sơn khoảng 50km. Các thành phố khác cũng chưa có
trạm trung chuyển rác đúng nghĩa như ở Tp. Hồ Chí Minh. Theo đánh giá hiện nay,
hầu hết các đô thị mới chỉ có các điểm tập kết rác, tuy vậy, các điểm tập kết này
cũng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
14


Công tác xã hội hóa việc thu gom và vận chuyển chất thải đang được thực
hiện rộng rãi ở nhiều nơi. Chỉ ở các đô thị lớn cấp thành phố mới có URENCO đảm
nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đô thị. Tuy nhiên vẫn có sự tham gia
của các công ty cổ phần hoặc công ty tư nhân. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội,
ngoài URENCO là đơn vị đảm trách chính còn có khoảng gần 30 đơn vị tư nhân và
tập thể khác tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt. Tại các đô
thị nhỏ cấp thị trấn, phần lớn là các hợp tác xã, tổ đội thu gom, tổ chức tư nhân đảm

Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km theo hướng
Tây - Tây Bắc.
Huyện Bình Xuyên có diện tích tự nhiên là 14.847,31ha, được giới hạn bởi
tọa độ địa lý từ 21012’57” đến 210 27’ 31” độ vĩ Bắc và 105036’06” đến 105043’26” độ
kinh Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.
+ Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà Nội).
+ Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.
+ Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.

16


Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Bình Xuyên
Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch
vụ. Huyện Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh
Vĩnh Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long Nội Bài; cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế
– chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội – Lào Cai,
quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua là những điều kiện rất thuận
lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (công nghiệp - dịch vụ và nông lâm
nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ
hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho
công cuộc công nghiệp hóa của huyện.
17


b. Điều kiện tự nhiên.
Huyện Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền
núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam:
- Vùng núi: Tập trung ở phía Bắc của huyện là những ngọn núi cao từ 3001.500m chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đất thích hợp với mục đích lâm

Nguồn nước mặt của huyện khá phong phú, bao gồm 20 hồ thủy lợi, hệ thống
sông suối (các sông chính là sông Cà Lồ, Cầu Bồn, Sông Cánh, Sông Mây), ao hồ
và hệ thống kênh mương tưới tiêu nhỏ khác.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a, Điều kiện kinh tế
*Thực trạng phát triển nghành nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng của
ngành trồng trọt giảm, chăn nuôi và thủy sản tăng nhanh. Việc ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật đã được thực hiện tốt trong cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp đã hoạt động tích cực đảm bảo hậu cần cho sản xuất nông
nghiệp. Ngành nông nghiệp của huyện trong những năm qua phát triển tương đối ổn
định.
* Thực trạng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Một số sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn
huyện trong những năm vừa qua đã xuất hiện sản phẩm chứa đựng hàm lượng chất
xám và gia công cao như: gạch ốp lát thương hiệu Prime, lắp giáp xe máy Piagio
(KCN Bình Xuyên) và sản xuất phụ tùng xe máy Nissin. Nhìn chung với một số sản
phẩm công nghiệp - TTCN như trên thì huyện Bình Xuyên mới chỉ đáp ứng nhu cầu
thông thường của người dân địa phương là chủ yếu, những năm gần đây đã bắt đầu
có sự bứt phá vào các sản phẩm cao cấp như lắp giáp xe máy, một số sản phẩm linh
kiện điện tử cao cấp ....phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu và người tiêu dùng của các
đô thị lớn.
* Thực trạng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch
Công nghiệp phát triển kéo theo các ngành thương mại và dịch vụ phát triển.
Tuy vậy, do mạng lưới giao thông của huyện còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng ngành
dịch vụ chưa được đầu tư nhiều (mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, khu du
lịch…) dân cư nông thôn còn chiếm tỷ lệ lớn với mức thu nhập thấp và sức mua
kém… đã kìm hãm sự phát triển của ngành dịch vụ trong những năm qua, không
tương xứng với sự phát triển của công nghiệp.
b, Điều kiện văn hóa xã hội


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status