Thiết kế và sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1930 đến 1954, trường trung học phổ thông - Pdf 36

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

CHU THỊ DÀNG

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1954,TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ

HÀ NỘI 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

CHU THỊ DÀNG

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1954,TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Lịch sử
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :PGS.TS Trịnh Đình Tùng

Cách mạng

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DHLS

Dạy học lịch sử

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

LS

Lịch sử

SLHS

Số lượng học sinh

SLGV

Số lượng giáo viên


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 12
4.1. Mục đích:.................................................................................................. 12
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................. 12 5.
Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................... 13
5.1. Cơ sở phương pháp luận: ......................................................................... 13
5.2. Cơ sở phương pháp nghiên cứu: ............................................................. 13
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 13
7. Đóng góp của luận văn................................................................................ 13
8. Cấu trúc của đề tài....................................................................................... 14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ
VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP LỊCH SỬ THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG. ............................................ 15
1.1. Cơ sở lí luận. ............................................................................................ 15

iii


1.1.1.Quan niệm về bài tập nói chung và bài tập trong dạy học lịch sử nói
riêng................................................................................................................. 15
1.1.2. Các loại bài tập trong dạy học lịch sử................................................... 18
1.1.3. Quan niệm về năng lực nói chung ........................................................ 29
1.1.4. Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. .......................................... 35
1.1.5. Ý nghĩa của việc sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng lực vận
dụng kiến thức trong dạy học lịch sử .............................................................. 38
1.2. Thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng bài tập nói chung và bài tập theo
hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch
sử ở trường THPT hiện nay ........................................................................... 41
1.2.1. Đối với giáo viên................................................................................... 43
1.2.2. Đối với học sinh. .................................................................................. 45

2.4.3. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm. ............................................ 94
2.4.4. Kết quả thực nghiệm. ........................................................................... 95
2.5. Tiểu kết chương 2. ................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả tổng hợp ý kiến thăm dò của giáo viên về việc sử dụng bài tập
trong dạy học lịch sử ở trường THPT...................................................................42
Bảng 1.2. Kết quả tổng hợp ý kiến học sinh về việc sử dụng bài tập lịch sử ở trường
THPT...........................................................................................................................................44

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Kết quả điểm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng.................................................................................................................... 95

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo điều đó, nhất định phải thực
hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều"
sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí
nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải
quyết vấn đề
Trong các trường phổ thông hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học đã và
đang được tiến hành song kết quả đạt được vẫn còn rất hạn chế. Phần lớn giáo viên vẫn
còn duy trì lối đọc chép, học sinh vẫn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.Tình trạng
này diễn ra ở hầu hết các môn học trong đó có môn Lịch sử.
Môn Lịch sử trong trường phổ thông không chỉ trang bị cho các em học sinh vốn
kiến thức lịch sử của dân tộc và tìm hiểu lịch sử thế giới mà còn góp phần to lớn trong
việc phát triển các năng lực, xây dựng niềm tin, lòng tự tôn dân tộc, giáo dục truyền
thống, chủ nghĩa yêu nước, hình thành nhân cách và bản lĩnh con người Việt Nam.Tuy
nhiên dạy và học môn Lịch sử trong các trường phổ thông hiện nay đang là một vấn đề
nóng của ngành giáo dục. Mấy năm gần đây thực trạng dạy và học lịch sử trong trường
phổ thông đã gây ra sự bức xúc, nỗi lo âu của xã hội. Điều này không chỉ được phản ánh
qua điểm số các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng mà còn
qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và qua dư luận xã hội.
Hạn chế lớn nhất của giáo dục ở nước ta hiện nay là đại bộ phận học sinh không
thích học môn sử, coi như môn học của các sự kiện, năm tháng, môn học của trí nhớ,
khô khan, nhàm chán. Các đề kiểm tra thì chủ yếu vẫn thiên về kiểm tra
kiến thức mà chưa đề câp̣ tới viêc̣ ren kĩ năng và thai đô ̣ . Nội dung kiểm tra, đánh
giá thiên về việc tái hiện, ghi nhớ kiến thức của học sinh chỉ ở mức độ nhận biết,
chưa đánh giá được khả năng thông hiểu và vận dụng…
Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi bộ môn lịch sử phải có sự đổi mới toàn
diện, đồng bộ từ nội dung, chương trình,phương pháp dạy học, kiểm tra đánh
giá…Trong việc đổi mới phương pháp dạy học,việc thiết kế và sử dụng bài tập lịch
4




định phương pháp sử dụng bài tập là phương pháp tốt nhất đem lại sự phát triển tư
duy cho học sinh.
Tiến sĩ giáo dục Liên Xô I.F.Kharlamop trong cuốn "Phát huy tính tích cực học
tập của học sinh như thế nào", NXB Giáo dục, Hà Nội, 1979, đã nhấn mạnh "Lời nói
sinh động của giáo viên kết hợp với tính trực quan và bài tập có hiệu quả to lớn trong
việc dạy học… Nó còn góp phần rèn luyện tư duy, phân tích tập cho các em nhìn thấy bản chất
của các đối tượng và hiện tượng ẩn sau các hình thức và biểu hiện bề ngoài, kích thích tính
ham hiểu biết của các em".
I.Ia.Lecne với "Phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử", NXB Giáo dục,
Hà Nội, 1982 đã chỉ ra rằng dạy học có sử dụng bài tập thích hợp sẽ là cơ sở để diễn ra sự
tái hiện tri thức và phương pháp hoạt động.
F.K.Kôrovkin khi nghiên cứu về "Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ
thông" cũng khẳng định vai trò quan trọng của bài tập. Bài tập là phương tiện cơ bản
để củng cố kiến thức lịch sử cho học sinh sau mỗi bài học.
Trong cuốn "Các phương pháp sư phạm", NXB Thế Giới, Hà Nội, 1999,
GuyPalmade đã nhấn mạnh việc dạy học có sử dụng bài tập hợp lí sẽ tạo ra trong óc trẻ một
biểu tượng bền vững. Đặc điểm của phương pháp này là cung cấp cho học sinh, trong
phạm vi có thể những dữ kiện quan trọng nhất, cần khắc sâu, ghi nhớ.
Cuốn "Các phương pháp dạy học hiệu quả'' (năm 2011) của tác giả
Robert.J.Marzano-Debra J.Pikering-Jane E.Pollock, người dịch Nguyễn Hồng Vân, gồm
13 chương được đưa ra với mục đích phát huy cao độ khả năng học tập của học sinh.
Trong đó nhân tố quan trọng là giáo viên cần có tầm nhìn trong việc lựa chọn, áp dụng
PPDH thích hợp và tác giả đặc biệt coi trọng phương pháp tạo và kiểm định các giả
thuyết đề ra những giải pháp khác nhau nhằm giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn
đề trong thực tiễn.
Cuốn "Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả" (năm 2011) của
Jame.H.Strong, người dịch Lê Văn Canh, đề cao vai trò của người GV và cần chú trọng
HS giỏi và yếu kém. Tác giả nhấn mạnh đến các PPDH, kĩ thuật dạy học để phát

đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh đã và đang được
nghiên cứu rất nhiều trong những năm gần đây.
7


Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đã xác định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học"; "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo
theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học", "Đổi mới hình
thức thi, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá
năng lực người học, kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kì học, cuối năm học
theo mô hình của các nước có nền giáo dục
phát triển"
Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: "Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Trong giáo trình "Giáo dục học" tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987, Hà Thế
Ngữ, Đặng Vũ Hoạt đã nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng bài tập. Tác giả cho rằng các
bài tập lịch sử nếu được sử dụng khéo léo sẽ tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu,
giảm độ mệt nhọc, phát triển năng lực chú ý, óc quan sát tò mò, tạo điều kiện cho học
sinh liên hệ học tập với đời sống, sản xuất.
Như vậy, các tác giả đã nhấn mạnh con đường nhận thức của học sinh đi từ trực

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quá trình thiết kế và sử dụng bài tập
để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong quá trình dạy lịch sử ở trường
THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Do điều kiện, thời gian, tài liệu và trình độ bản thân còn hạn chế nên luận
văn chỉ đề ra việc thiết kế và sử dụng bài tập lịch sử để phát triển năng lực vận dụng
11


kiến thức cho học sinh lớp 12 phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954,
tìm hiểu thực trạng và tiến hành thực nghiệm sư phạm trong giờ học nội khóa tại một số
trường THPT trên địa bàn Hà Đông-Hà Nội.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục đích:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài chúng tôi muốn:
Khẳng định vai trò của bài tập trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức
trong dạy học lịch sử nói chung và lịch sử VN từ năm 1930 đến 1954 nói riêng.
Đánh giá thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT đặc biệt là vấn đề sử dụng
bài tập để phát triển năng lực học sinh.
Đi sâu tìm hiểu nội dung kiến thức từ đó đề xuất một số biện pháp để thiết kế và
sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ 1930-1954, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT
hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:
Nghiên cứu cơ sở lí luận của các vấn đề liên quan đến bài tập và sử dụng bài
tập trong dạy học lịch sử.
Nghiên cứu cơ sở lí luận của các vấn đề về phát triển năng lực nhất là năng lực vận
dụng kiến thúc cho học sinh khi dạy học lịch sử.

cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954, lịch sử lớp 12
(chương trình chuẩn), góp phần nâng cao hiệu quả bài dạy.
7. Đóng góp của luận văn.
Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn có được những đóng góp sau đây:

13


Khẳng định vai trò của việc sử dụng bài tập trong việc phát triển năng lực
vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam từ 1930 đến
năm 1954 nói riêng.
Đánh giá đúng thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT đặc biệt là vấn đề sử
dụng bài tập để phát triển năng lực học sinh.
Đề xuất một số biện pháp thiết kế và sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực
vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 - 1954 ở trường THPT.
8. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng bài tập theo
hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông.
Chương 2: Thiết kế và sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng lực vận dụng
kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954, trường
THPT.Thực nghiệm sư phạm.

14


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG
BÀI TẬP LỊCH SỬ THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG

cũng là bài tập. Câu hỏi được gọi là bài tập chỉ khi câu hỏi chứa đựng nhưng tình
huống bắt học sinh phải tư duy độc lập sáng tạo để tìm ra lời giải đúng. Trong quan
điểm này cái mà nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Đằng chọn góc độ tiếp cận là hướng tới
phân biệt bài tập với câu hỏi và qua đó khẳng định mục tiêu của bài tập chính là hướng
học sinh tới tư duy độc lập, sáng tạo. Đây chính là một yêu cầu bắt buộc đối với người
dạy học khi xây dựng hệ thống bài tập cho học sinh. Xác định mục tiêu của hoạt động
luyện tập rồi mới xây dựng các bài tập cụ thể sẽ giúp người dạy và cả người học đi đúng
hướng, đạt hiệu quả dạy và học cao hơn.
Trần Quốc Tuấn trong luận án tiến sĩ Bài tập trong dạy học lịch sử ở trường
THPT đã đưa ra một quan điểm riêng về bài tập như sau: bài tập là một hệ thống thông
tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình
dạy học, đòi hỏi người học có một lời giải đáp, mà lời giải đáp này về toàn bộ hoặc
từng phần không ở trạng thái có sẵn với người giải tại thời điểm mà bài tập được đưa
ra. Quan niệm này nhắc nhở người dạy học về việc bài tập không phải hướng tới việc
nhắc lại máy móc, "học vẹt" kiến thức đã học mà còn hướng tới rèn luyện những phẩm
chất mới, những kiến thức, kĩ năng mới cho người học.
Từ các quan niệm về bài tập như vậy chúng ta có thể thống nhất lại ở một số
điểm sau:
1. Bài tập có vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học.
2. Bài tập gắn bó chặt chẽ với người giải nó
3. Bài tập hướng tới mục đích rèn luyện tư duy, khắc sâu kiến thức giúp
người đọc hoàn thành và củng cố mục tiêu học tập của mình.
Cần phân biệt rõ ràng các khái niệm bài tập và câu hỏi. Bởi đây là hai khái niệm
khá gần gũi với nhau. Câu hỏi được sử dụng trong cả đời sống và dạy học. Tuy nhiên
câu hỏi trong đời sống và trong dạy học có sự khác biệt. Trong dạy học câu hỏi được
hiểu là những câu hỏi của giáo viên mang những yếu tố mở, yếu tố nhận biết hoặc
khám phá lại dưới dạng một thông tin khác bằng cách cho học sinh
16



Thứ nhất, bài tập lịch sử được xem là một hệ thống thông tin quy định nhiệm
vụ mà học sinh phải thực hiện hay là mục đích mà giáo viên và học sinh cần phải hoàn
thành trong dạy học lịch sử (bao gồm: kiến thức, tư tưởng, tình cảm, xúc cảm và kỹ
năng, kỹ xảo).
Thứ hai, bài tập lịch sử được tiến hành ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học:
nghiên cứu kiến thức mới, củng cố khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng và kiểm tra
đánh giá kiến thức, xúc cảm tình cảm và kỹ năng - kĩ xảo.
Thứ ba, bài tập lịch sử đặc biệt là bài tập nhận thức tìm tòi là phương tiện chính
yếu, chủ đạo của dạy học nêu vấn đề, một kiểu cơ bản của phương pháp dạy học nhằm
phát huy năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
Thứ tư, bài tập lịch sử là phương tiện thúc đẩy nỗ lực của học sinh giúp các
em tiếp cận dần với phương pháp tự học, tự nghiên cứu
Như vậy bài tập lịch sử cũng như bài tập trong các môn học khác đều nhằm giúp
phát triển toàn diện năng lực học sinh, là một thước đo của kiểm tra đánh giá. Xây dựng hệ
thống bài tập cho môn học nhằm hoàn thành một mục tiêu dạy học là một nhiệm vụ cần
thiết và bắt buộc đối với người giáo viên. Đồng thời phải lưu ý tới trình độ kiến thức
đặc điểm của học sinh để xây dựng những bài tập phù hợp, kích thích tư duy sáng tao,
đôc lâp, tích cực của các em. Điều này lại càng được đặt ra bức thiết hơn đối với môn
lịch sử.Bài tập không phải chỉ là những câu hỏi mà nó hướng tới việc phát triển tư duy,
năng lực cho học sinh. Vì vậy bài tập có vai trò vô cùng quan trọng trong dạy học. Nắm
bắt được điều này người dạy sẽ có những hoạt động phù hợp để hoàn thành hiệu quả công
việc của mình.
1.1.2. Các loại bài tập trong dạy học lịch sử.
1.1.2.1. Cơ sở phân loại bài tập.
Việc phân loại bài tập nói chung và phân loại bài tập lịch sử nói riêng có tầm
quan trọng đặc biệt vì nó giúp chúng ta hiểu được vị trí, tác dụng của từng loại để trên
cơ sở đó tiến hành xây dựng nội dung và xác định phương pháp thực hiện thích hợp. Có
nhiều cách phân loại bài tập dựa trên các tiêu chí khác nhau, mỗi cách phân

18


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status