Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Ba Vì – TP. Hà Nội - Pdf 36

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
1. Những nội dung trong khóa luận này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của cô giáo ThS. Bùi Thị Then.
2. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực và chưa từng sử
dụng để bảo vệ môn học nào.
3. Mọi tham khảo trong báo cáo này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, thời
gian, địa điểm công bố.
4. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Lê Thị Cẩm Tú


2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và rèn luyện, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai. Các thầy cô đã trang bị
cho tôi những kiến thức cơ bản về chuyên ngành làm hành trang cho tôi vững bước
về sau.
Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của cô giáo - Ths. Bùi Thị Then
cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Ba Vì thành phố Hà Nội. Sự động viên của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện
để tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Trong báo cáo thực tập tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất


Quản lý Nhà nước
Quản lý đất đai
Quyết định
Ủy ban nhân dân
Chỉ thị trung ương
NQ/TW Nghị quyết trung ương
Nghị định Chính phủ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở

BTNMT
TCQLÐÐ
QĐ - BTNMT
CT - TTg
TT - BTNMT
V/v

hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Bộ Tài nguyên và Môi Trường
Tổng cục quản lý đất đai
Quyết định Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chỉ thị thủ tướng
Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường
Về việc


5

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.4

Hiện trạng đất chưa sử dụng của huyện Ba Vì năm 2014

50

Bảng 3.5

Diện tích đất theo đối tượng sử dụng và đối tượng được giao để

51

quản lý của huyện Ba Vì năm 2014
Bảng 3.6

Biến động đất đai huyện Ba Vìgiai đoạn 2013 - 2014

52

Bảng 3.7

Hệ bản đồ giải thửa 299 của 31 xã trên địa bàn huyện Ba Vì

59

Bảng 3.8

Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Ba Vì năm 2014

65


14

Nhà nước
Hình 3.1

Bản đồ thành phố Hà Nội

32


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống và là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình
cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, văn minh, quốc phòng. Mặt khác, đất đai là tài
nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế
và di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Chính vì vậy, việc quản lý
và sử dụng tài nguyên quý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết
định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính
trị và phát triển xã hội.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra những yêu cầu to lớn đối với
công tác quản lý Nhà nước (QLNN) về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong
đó QLNN về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng, phức tạp liên quan trực tiếp tới lợi ích
của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai chuyển từ chỗ là quan hệ khai
thác chinh phục thiên nhiên chuyển thành các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và

2.1. Mục đích
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo hiến pháp và pháp luật
đất đai.
- Đánh giá thực trạng công tác QLNN về đất đai của huyện Ba Vì – TP. Hà Nội
- Tìm hiểu nguyên nhân gây áp lực đến công tác QLNN về đất đai tại huyện và đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng đất của huyện Ba
Vì trong thời gian tới.
2.2. Yêu cầu
- Số liệu đưa ra phải phản ánh trung thực khách quan thực trạng quản lý và sử dụng
đất đai của huyện, phải được phân tích, đánh giá một cách khách quan đúng pháp
luật .
- Những ý kiến đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng của huyện.

9


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai
Đất đai là tặng vật quý giá mà thiên nhiên ban tặng, không do con người tạo
ra. Đất đai không tự sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ
mụch đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác nhằm phục vụ nhu cầu thiết
yếu của con người.
Lịch sử phát triển của nhân loại luôn gắn liền với đất đai. Tất cả các cuộc
chiến tranh trên thế giới và các cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước đều có liên
quan đến đất đai bởi đất đai là yếu tố cấu thành nên mỗi quốc gia, là điều kiện
không thể thiếu đối với môi trường sống và mọi ngành kinh tế.
Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, có đất đai
mới có hoạt động sống diễn ra. Đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh thái
của con người và các sinh vật trên trái đất.

phương trực thuộc UBND các cấp.
Giai đoạn 1980 – 1991 được mở đầu bằng Hiến Pháp 1980, trong đó đảm
bảo thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần kinh tế: kinh tế
quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể. Hiến
pháp đã quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân
được Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Thủ tướng Chính
phủ đã ra Chỉ thị 299/TTg Ngày 10/11/1980 về việc triển khai đo đạc giải thửa nắm
lại quỹ đất trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng đất đai trong giai
đoạn mới.
Năm 1987 Luật Đất Đai lần đầu tiên của nước ta được ra đời, có hiệu lực từ
năm 1988. Dấu mốc tiếp theo có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế nông
nghiệp là Nghị Quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính Trị ngày 5/4/1989, một văn kiện
quyết định nhằm đổi mới chế độ sử dụng đất nông nghiệp. Đây là những bước đi có
tính then chốt nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn trên cơ sở Nhà nước
giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài.
Để triển khai Luật Đất Đai 1987, Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị và Nghị quyết
Hội Nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VII, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã
phê chuẩn hai pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành một nghị định, Thủ tướng chính
phủ đã có một Chỉ thị. Tổng Cục Quản Lý Ruộng Đấtđã ban hành một số quyết
định và thông tư hướng dẫn.
11


Hiến pháp 1992 ra đời, trong đó quy định rõ chế độ sở hữu và QLĐĐ: “ Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân “ ( Điều 17), “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất
đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và
cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được
chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật “
( Điều 18).

thêm hai chữ đặc biệt vào đó thì cũng không lột tả hết được tính chất đặc biệt của
đất đai về cả phương diện tự nhiên cũng như xã hội. Vì thế, sự ứng xử với vấn đề
đất đai trong hoạt động quản lý không thể được đơn giản hóa, cả trong nhận thức
cũng như trong hành động (Trích trong bài viết “ Quản lý đất đai – những khía
cạnh đặc thù”- Của Đồng chí Phạm Quang Nghị: Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư
Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam.
1.1.3. Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai
Quản lý là sự tác động có định hướng lên một hệ thống bất kỳ, nhằm trật tự
hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy định nhất định.
QLNN là hoạt động thực thi của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và
điều khiển quyền lực của Nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự
pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trong công cuộc xây dựng
Nhà nước xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc của các cơ quan Nhà nước trong hệ
thống từ Trung ương đến địa phương.
QLNN về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất đai
nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng địa phương
theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhất về quy hoạch, kế hoạch, sử dụng
khai thác có hiệu quả các nguyên tài nguyên đất đai trong cả nước từ Trung ương
tới địa phương làm cho người sử dụng đất hiểu được Pháp luật và thực hiện nghiêm
túc, đúng pháp luật về đất đai.

13


1.1.4. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai
a. Mục đích
Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích:
- Bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người sử dụng.



- QLĐĐ phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.5. Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
Là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt
động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất
đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trong việc kiểm
tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai.
Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ
quan QLĐĐ có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả trách nhiệm
được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách, chế độ, thể chế phù
hợp với từng giải đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dung QLNN về đất
đai. Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý mọi mặt
đời sống kinh tế, xã hội trong đó có QLĐĐ. Mục đích cuối cùng của Nhà nước và
người sử dụng đất là làm sao khai thác tốt tiềm năng của đất đai phục vụ cho mục
tiêu kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý
theo quy hoạch và pháp luật.
a. Luật Đất Đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009
Sau một giai đoạn đổi mới, nền kinh tế của chúng ta phát triển rất nhanh, đất
nước ta bắt đầu chuyển sang một thời kỳ mới - tiến vào công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Để khắc phục những tồn tại của Luật Đất đai 1993, đồng thời tạo
hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ về đất đai trong thời kỳ bắt đầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tại kỳ họp thứ 4, Khoá XI, Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật đất đai lần thứ ba vào ngày 26
tháng 11 năm 2003 -đó là Luật Đất đai 2003.
Luật Đất đai 2003 đã chi tiết hoá, chuẩn lại và bổ sung một số nội dung quản lý
nhà nước về đất đai so với Luật Đất đai 1993. Tại Khoản 2, Điều 6, Luật này quy
định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó.

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất.

16


- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
c. Nội dung chủ yếu của quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện
Ngay sau khi Luật Đất Đai 1993 được ban hành và đi vào cuộc sống cùng
hàng loạt các văn bản dưới luật nhằm chi tiết và đồng bộ hóa Luật Đất Đai cũng
được ban hành thì địa bàn huyện cũng thực hiện nhiệm vụ của mình theo luật quy
định.


của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
1.1.6. Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở
nước ta.
a. Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay.
Theo quy định tại điều 17 Hiến Pháp 1992: Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở
hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện duy nhất. Nhà nước thống nhất QLĐĐ.
Nhà nước thực hiện các quyền của một chủ sở hữu như sau:
Quyền định đoạt đối với đất đai
- Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy
hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất;
- Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang
sử dụng đất, thu hồi đất;
- Định giá đất.
Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính
về đất đai.
- Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
- Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
- Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử
dụng đất mang lại.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình
thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử
dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Nhà nước thống nhất QLĐĐ trong cả nước.


Người sử dụng đất
Quyền
-Nghĩa vụ

Mượn, thuê nhân công

Định đoạt, chiếm hữu, sử dụng và hưởng lợi
Hưởng lợi

Đất đai:
Chế độ sở hữu
Chế độ sử dụng

Giúp đỡ và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ
Sử dụng

Luật pháp, quy hoạch, kinh tế

Quản lý nhà nước về đất đai:
Nhiệm vụ quản lý
Trách nhiệm quản lý

Đăng ký, hồ sơ địa chính
Hình 1.1 : Sơ đồ về mối quan hệ giữa người sử dụng đất và Nhà nước

21


c. Vai trò của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Công tác QLNN về đất đai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội



22

Các văn bản luật của Trung ương


- Luật Đất đai 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành
Luật Đất đai.
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của BTNMT ban
hành qui định về cấp GCN.
- Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) về việc ban hành kế hoạch, triển khai thi hành
Luật Đất đai 2003.
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của BTNMT về thống
kê, kiểm kê đất đai.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của chính phủ về Quy định
GCN.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của BTNMT quy định
về GCN.
- Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của BTNMT quy định
bổ sung về GCN.
- Luật Đất Đai 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014



24

Các văn bản luật của UBND Thành Phố Hà Nội


- Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 của UBND Thành phố
Hà Nội về việc Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân Thành phố do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về
thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án
đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND TP Hà Nội
về việc ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố
được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về hạn mức giao đất;
hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được
phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 của UBND Thành phố
Hà Nội về việc Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân Thành phố do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
- Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố
Hà Nội về việc Ban hành Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBDN
Thành phố được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng
ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn ao, liền kề và đất
vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status