Đánh giá thực trạng công tác Quản lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn Thị trấn Cao Lộc – Huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn - Pdf 36

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em
còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất
đai, các cán bộ trong UBND thị trấn Cao Lộc, gia đình và bạn bè trong và ngoài
trường Đại học Tài nguyên và Môi tường Hà Nội.
Có được kết quả như ngày hôm nay, trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng
và cảm ơn chân thành đối với các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai, đặc biệt
là giảng viên Ths. Võ Ngọc Hải – Khoa Quản lý đất đai – Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho em trong suốt
quá trình thực tập và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn UBND thị trấn Cao Lộc là các đơn vị đã trực tiếp
giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu làm chuyên đề tại địa phương.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm Ths. Bùi Thị Then , cùng tập
thể lớp LĐH3QĐ khoa Quản lý đất đai và toàn thể bạn bè , những người đã giúp đỡ
em trong khoảng thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường.
Do thời gian và kinh nghiệm có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những
thiếu sót. Vậy kính mong được sự tham gia đóng góp ý kiến chân thành của các
thầy cô giáo, và các bạn để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.

Lạng Sơn, ngày 30 tháng 03 năm 2015
Sinh viên

Ngô Ngọc Mai


DANH MỤC CÁC BẢNG& BIỂU ĐỒ

STT
1
2



6

Bảng 06: Kết quả đăng ký, cấp GCN QSDĐ chia theo loại đất năm 2014

47

7

Bảng 07: Kết quả kiểm kê đất đai của thị trấn Cao Lộc năm 2014

49

8

Biểu đồ 01: Cơ cấu lao động Thi trấn Cao Lộc năm 2014

28

9

Biểu đồ 02: Cơ cấu sử dụng đất thị trấn Cao Lộc

30

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
QSDĐ
UBND
BTNMT

quỹ đất hiện có. Liên tục trong nhiều năm qua, câu chuyện đất đai luôn là thời sự
nóng với người dân cũng như với các nhà hoạch định chính sách. Các hiện tượng
tranh chấp đất đai xảy ra nhiều, vấn đề giao đất, cho thuê đất, lấn chiếm đất đai, sử
dụng đất đai sai mục đích, trái thẩm quyền diễn ra phổ biến; việc sử dụng đất lãng
phí, thiếu tính khoa học và thiếu đồng bộ xảy ra ở hầu hết các địa phương. Do đó
cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
các đối tượng trong quan hệ đất đai nên công tác Quản lý Nhà nước về đất đai là hết
sức quan trọng.
Thị trấn Cao Lộc là một trong 2 thị trấn của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ nhưng chưa
theo hướng sản xuất hàng hóa , các ngành nghề khác tuy có nhưng chưa phát triển
mạnh. Trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng dân số, sự chuyển đổi mạnh
mẽ của nền kinh tế thì nhu cầu đất đai cho các ngành, các lĩnh vực sản xuất ngày

4


một gia tăng, đặt ra nhiều vấn đề phức tập, gây áp lực lớn đến quỹ đất.. Vì vậy trong
thời gian tới công tác QLNN về đất đai có ý nghĩa và tầm quan trọng ảnh hưởng rất
lớn đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ổn định đời sống của
nhân dân, khai thác tốt tiềm năng đất đai, bảo vệ quyền lợi hài hòa của Nhà nước và
nhân dân trong việc sử dụng quỹ đất hiện có của địa phương.
Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng của công tác QLNN về đất đai, đề ra các
biện pháp thiết thực nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác này trên địa
bàn thị trấn là rất thiết thực trong giai đoạn hiện nay.
Được sự đồng ý của khoa Quản Lý Đất Đai, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
Võ Ngọc Hải, em xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng công tác
Quản lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn Thị trấn Cao Lộc – Huyện Cao Lộc –
Tỉnh Lạng Sơn”.
2. Mục đích, yêu cầu

Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, có đất đai
mới có các hoạt động diễn ra. Đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh thái
của con người và các sinh vật trên trái đất.
b) Vai trò của đất đai
Đất đai có vai trò hết sức quan trọng, dưới sự nhìn nhận ở nhiều góc độ khác
nhau, có những đặc trưng riêng không giống các vật thể khác , bởi các đặc trưng
sau:
- Nguồn cung giới hạn trong khi số lượng ngươi và của cải do con người tạo
ra ngày càng tăng. Như vậy, có thể so sánh tương đối thì nguồn cung về đất đai
ngày càng hạn hẹp trong khi giá trị sử dụng đất ngày càng tăng.
- Đất đai luôn tồn tại trong tự nhiên, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau
trong xã hội, người có quyền đối với đất không thể cất giấu được cho riêng mình,
khi sử dụng phải tuân theo các nguyên tắc chung của xã hội.
- Đất đai không do con người tạo ra, không bị tiêu hao trong quá trình sử
dụng. Do đó, khả năng sinh lợi của đất đai phụ thuộc vào khả năng sử dụng, khai

6


thác của con người. Do đó, đất đai trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc
gia.
1.1.2. Quan niệm cơ bản của Đảng và Nhà nước về đất đai
1.1.2.1. Từ khi thành lập Đảng đến năm 1945
Những năm thập niên 20, đất nước ta bị kẻ thù thực dân Pháp xâm lược và bè
lũ bọn vua quan thối nát, đất nước ta chìm trong màn đêm nô lệ, đời sống của nhân
dân ta vô cùng cơ cực. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 Đảng ta ra đời, mặc dù hoạt động
trong điều kiện vô cùng sáng suốt trong đó có chủ trương và chính sách về ruộng
đất hết sức kịp thời. Đảng ta đã nêu lên khẩu hiệu “ Tịch thu ruộng đất của bọn địa
chủ ngoại quốc, bổn sứ và các giáo hội, giao ruộng đất cho trung và bần nông”.
Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, cách mạng ruộng đất được đặt thành một trong

cục Quản lý Ruộng đất thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lý ruộng đất ở địa
phương trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.
Giai đoạn 1980 – 1991 được mở đầu bằng Hiến Pháp 1980, trong đó đảm
bảo thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần kinh tế: kinh tế
quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể. Hiến
pháp đã quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân
được Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Thủ tướng Chính
phủ đã ra Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 về việc triển khai đo đạc giải thửa nhằm
nắm lại quỹ đất trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng đất đai trong
giai đoạn mới.
Đầu năm 1981, Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động
trong hợp tác xã nông nghiệp. Tiếp theo, Đại hội Đảng khóaVI năm 1986 đã đưa
vấn đề lương thực - thực phẩm trở thành một trong ba chương trình mục tiêu đổi
mới kinh tế. Năm 1987 Luật Đất đai lần đầu tiên của nước ta được ra đời, có hiệu
lực từ năm 1988. Dấu mốc tiếp theo có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế
nông nghiệp là Nghị Quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 5/4/1989, một văn
kiện quyết định nhằm đổi mới chế độ sử dụng đất nông nghiệp. Nghị Quyết đã
khẳng định việc chuyển nền nông nghiệp tự cung tự cấp theo hướng sản xuất hàng
hóa. Đây là những bước đi có tính then chốt nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình ở

8


nông thôn trên cơ sở Nhà nước giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định,
lâu dài.
Để triển khai Luật Đất đai 1987, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị
quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
đã phê chuẩn hai Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành một Nghị định, Thủ tướng
Chính phủ đã có một Chỉ thị. Tổng cục Quản lý Ruộng đất đã ban hành một số

và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/07/2004. Luật đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Vai trò của
QLNN về đất đai được nâng lên một bậc, việc phân cấp quyền hạn, chức năng
QLNN của từng cấp được xác định rõ ràng hơn. Đất đai được quản lý chặt chẽ và sử
dụng hợp lý hơn, mang lại hiệu quả kinh tế hơn.
Đất đai là tài nguyên đặc biệt, trước hết bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là
tặng vật tự nhiên dành cho con người, tiếp đến mới là thành quả do tác động khai
phá của con người. Cái tính chất vô cùng đặc biệt của đất đai là ở chỗ tính chất tự
nhiên và tính chất xã hội đan quyện vào nhau; nếu không có nguồn gốc tự nhiên, thì
con người dù có tài giỏi đến đâu cũng không tự mình (dù là sức cá nhân hay tập thể)
tạo ra đất đai được. Con người có thể làm ra nhà máy, lâu đài, công thự và sản xuất,
chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hoá, sản phẩm, nhưng không ai có thể sáng tạo ra
đất đai. Do đó, quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng đất đai, dù Nhà nước hay người
dân cũng cần phải hiểu đặc điểm, hết sức đặc biệt ấy.
Đất đai quý giá còn bởi con người không thể làm nó sinh sản, nở thêm, ngoài
diện tích tự nhiên vốn có của quả đất. Khi chúng ta nói đất đai là hàng hoá, dù có
thêm hai chữ đặc biệt vào đó, thì cũng không lột tả được hết tính chất đặc biệt của
đất đai cả về phương diện tự nhiên cũng như xã hội. Vì thế, sự ứng xử với vấn đề
đất đai trong hoạt động quản lý không thể được đơn giản hoá, cả trong nhận thức
cũng như trong hành động.( Trích trong bài viết “Quản lý đất đai - những khía cạnh
đặc thù”- của Đ/C Phạm Quang Nghị: Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Ban chấp hành
TW Đảng Cộng sản Việt Nam ).
1.1.3. Khái niệm QLNN về đất đai
Quản lý là sự tác động có định hướng lên một hệ thống bất kỳ, nhằm trật tự
hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy định nhất định.

10


Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi của nhà nước, đó là sự tác động có tổ


Đất đai giữ vị trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của con
người, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Cho nên quản lý
nhà nước về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước
- Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy,
không thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung
thành tài sản riêng.
- Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới có toàn
quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền
lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai
nói riêng
Vấn đề này được quy định tại điều 4 Luật đất đai năm 2013
b) Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất
đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng
Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất
đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng... từ những chủ thể trực tiếp sử dụng
đất đai. Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ
thể trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa
đảm bảo lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước
Vấn đề này được quy định tại điều 5 Luật đất đai năm 2013
c) Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản lý
đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc
này.
Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong quản lý
đất đai được thể hiện bằng việc:
-Xây dựng tết các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả
thi cao;
- Quản lý và giám sát tết việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch

quyền sử dụng đất;
6- Thanh tra việc chấp hành các chế dộ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;
7- Giải quyết tranh chấp đất đai.

13


Luật đất đai 1987 mới chỉ giải quyết mối quan hệ hành chính về đất đai giữa
Nhà nước ( tư cách là chủ sở hữu) với người sử dụng đất. Do đó, nội nhung QLNN
về đất đai không có những nội dung về đánh giá đất, kinh tế đất, cho thuê đất... Do
không thừa nhận đất có giá nên Nhà nước nghiêm cấm chuyển dịch đất đai dưới
mọi hình thức. Những quy định này làm cho quan hệ đất đai không được vận động
theo hướng tích cực.
1.1.6.2. Luật Đất đai 1993
Nội dung QLNN về đất đai được quy định tại Điều 13 Luật đất đai năm
1993, bao gồm 7 nội dung:
1- Điều tra,khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính;
2- Quy hoạchvà kế hoạch hoá việc sử dụng đất;
3- Ban hànhcác văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các
văn bảnđó;
4- Giao đất,cho thuê đất, thu hồi đất;
5- Đăng kýđất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất,
thốngkê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
6- Thanh traviệc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất;
7- Giảiquyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trongviệc quản lý và sử dụng đất đai.
Luật đất đai 1993 đã thừa nhận đất có giá và cho phép được chuyển nhượng
QSDĐ, đồng thời Nhà nước đã xây dựng hệ thống các văn bản pháp quy, tạo hành
lang pháp lý cho quan hệ đất đai vận động tích cực.
1.1.6.3. Luật Đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009

2- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính.
3- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
4- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

15


6- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8- Thống kê, kiểm kê đất đai.
9- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
12- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử
dụng đất đai.
15- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
1.1.6.5. Nội dung chủ yếu của QLNN về đất đai trên địa bàn cấp xã
Ngay sau khi Luật Đất đai 1993 được ban hành và đi vào cuộc sống cùng
hàng loạt các văn bản dưới luật nhằm chi tiết và đồng bộ hóa Luật Đất đai cũng
được ban hành thì địa bàn phường cũng thực hiện nhiệm vụ của mình theo luật quy
định.
Và đến nay, khi Luật Đất đai 2013 đã có hiệu lực thi hành thì những nhiệm
vụ chủ yếu của QLNN về đất đai trên địa bàn thị trấn như sau:

cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan
tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất;
- Tại Khoản 2 Điều 197 Luật Đất đai 2013 quy định: Ủy ban nhân dân các cấp
có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính
tại địa phương; quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan ở địa phương
để giải quyết thủ tục hành chính về đất đai và các thủ tục hành chính khác có liên
quan.
17


- Tại Khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương
mình;
- Tại Khoản 1 Điều 208 Luật Đất đai 2013 quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm
pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.
Từ những nhiệm vụ nêu trên có thể khái quát thành các nhiệm vụ chủ yếu
của QLĐĐ trên địa bàn cấp xã là:
+ Thực hiện vai trò quản lý đất đai của mình thông qua việc thực hiện chính
sach pháp luật do Nhà nước quy định.
+ Tổ chức kê khai đăng ký đối với người sử dụng đất, lập và quản lý sổ địa
chính, sổ theo dõi biến động đất đai.
+ Lập sổ mục kê đất, thực hiện việc thống kê đất đai và chỉnh lý bản đồ hiện
trạng sử dụng đất hàng năm và kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
theo định kỳ 5 năm một lần.
+ Tiến hành phân tích, hòa giải các tranh chấp về đất đai.
+ Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa
phương; phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch

hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thông qua việc kiểm tra, giảm sát quản lý và sử dụng đất, Nhà nước nắm
chắc tình hình sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và giải quyết những vi
phạm pháp luật về đất đai.
1.2. Căn cứ pháp lý
Cơ sở khoa học của công tác quản lý sử dụng đất được thể hiện cụ thể thông
qua các văn bản phát luật do Nhà nước ban hành:
-Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
đất đai
-Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
-Nghị định số 104/2014/NĐ-CP quy định về khung giá đất
-Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất
-Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất

19


-Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất
-Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất
-Nghị định 112/2014/NĐ-CPQuy định về quản lý cửa khẩu biên
giớiđất liền
- Nghị định 102/2014/NĐ-CPquy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai
- Thông tư 35/2014/TT-BTNMTquy định việc điều tra, đánh giá đất đai
- Thông tư 34/2014/TT-BTNMTquy định về xây dựng, quản lý, khai
thác hệ thống thông tin đất đai - Thông tư 29/2014/TT-BTNMTquy định chi

2.2.3.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
2.2.3.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
2.2.3.7.Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
2.2.3.8.Thống kê, kiểm kê đất đai
2.2.3.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
2.2.3.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
2.2.3.11.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
2.2.3.12.Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
2.2.3.13.Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
2.2.3.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản
lý và sử dụng đất đai
2.2.3.15.Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
2.2.4. Phân tích khó khăn và để xuất giải pháp
2.2.5. Kết luận và kiến nghị
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thông tin được thu thập chủ yếu la cơ sở lý luận và các quy định của các cơ
quan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan Nhà nước ở địa phương về quản lý đất
đô thị, trên cơ sở đó thu thập được nhưng số liệu về việc sử dụng đất ở địa phương.
Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu qua cổng báo, các trang thông tin của
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
21


- Phương pháp thống kê được dùng để xử lý các tài liệu, đặc biệt là các số
liệu thực tiễn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng
đất đô thị. Qua đó, có được các số liệu, thông tin tin cậy trình bày trong đồ án.
2.3.1. Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu
- Tìm hiểu qua các hồ sơ lưu trữ địa chính xã, phân tích thống kê các nội

-

Phia Bắc giáp xã Hợp Thành.

-

Phía Nam giáp phường Vĩnh Trại thành phố Lạng Sơn.

-

Phía Đông giáp xã Hợp Thành.

-

Phía Tây giáp phường Vĩnh Trại và phường Hoàng Văn Thụ , thành phố
Lạng Sơn.
Thị trấn Cao Lộc có tổng diện tích tự nhiên 275.00 ha với 7129 nhân khẩu.Thị

trấn Cao Lộc có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là trung tâm huyện lỵ, vừa nằm sát
thành phố Lạng Sơn, có tuyến quốc lộ 1A quan trọng chạy qua.

23


3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thị trấn Cao Lộc địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nghiêng dần Đông
Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình so với mặt nước biền 260 m.
Nhìn chung địa hình của thị trấn Cao Lộc không phức tạp, ít đồi núi.
Địa mạo chủ yếu là đất pha sét trắng.
3.1.1.3. Khí hậu

nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội.

24


3.1.1.5. Tiềm năng du lịch
Cao Lộc phong phú tiềm năng văn hóa lễ hội chính là biểu hiện sinh động
của đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, của cả cộng đồng. Song đây
cũng lại là điều kiện, tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa cộng đồng.
Trong tiết trời xuân, với khung cảnh hoa rừng & rất nhiều lễ hội, Cao Lộc
chính là dịp tốt để du khách, nhất là những ai thích khám phá. Được hòa vào những
nếp sống sinh hoạt thường nhật của người dân, những nét văn hóa đặc trưng của
đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao. Những nét văn hóa giàu bản sắc trong sự giao
thoa của xưa và nay như nghề nhuộm chàm, dệt thổ cẩm hay sự sâu sắc, ý nhị của
những bài hát shi, lượn của đồng bào và phát triển những nét đẹp truyền thống của
địa phương.
3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Đất đai Thị trấn Cao Lộc chủ yếu được hình thành do quá trình phong hoá đá
mẹ (đá vôi, đá phiến thạch sét, cuội kết…) ngoài ra còn có một phần nhỏ diện tích
đất được hình thành do sản phẩm dốc tụ và đất phù sa sông suối. Diện tích đất tốt
chiếm tỷ lệ thấp, đất nghèo dinh dưỡng, ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Các loại đất phát sinh thể hiện như sau: Đất mùn trên núi ở độ cao trên 1000
m; Đất feralit màu vàng nhạt trên núi; Đất feralit đỏ vàng trên núi cao, ở độ cao từ
300 - 700 m; Đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi thấp; Đất phù sa sông suối;
Đất lúa nước vùng đồi núi.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Trên địa bàn thị trấn có sông Kỳ Cùng chảy qua, có suối
lớn, một số hồ đập và các con suối nhỏ là nguồn nước mặt chủ yếu có thể khai thác
để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong Thị trấn.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status