Luận văn Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Pdf 35

LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, cùng với quá
trình pháp triển kinh tế xã hội, đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của xã hội loài người, không có đất đai thì không có bất kỳ
một ngành sản xuất nào, cũng như không thể nào có sự tồn tại của loài
người. Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, là điều
kiện cho sự sống của động vật, thực vật và con người trên trái đất này.
Đất đai có vai trò rất quan trọng nên công việc đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đai (GCNQSDĐ) là một nhiệm vụ hang đầu mà
mỗi một nhà nước phải tiến hành tốt và chặt chẽ.Việc đăng ký cấp
GCNQSDĐ sẽ giúp cho người sử dụng đất có thể yên tâm đầu tư, cải tạo
nâng cao hiệu quả đồng thời sẽ giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ và bảo
vệ quyền hợp pháp cho người sử dụng đất.
Hiện nay với sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá, sự gia tăng
dân số, nhu cầu sử dụng đất cao, mọi người ai cũng muốn sở hữu nó thế
nhưng đất đai lại có hạn, không sản sinh ra được nên xẩy ra hiện tượng
tranh giành, lẫn chiếm, khiếu nại tố cáo ngày càng nhiều. Vì thế cấp
GCNQSDĐ rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp
GCNQSDĐ trong thời gian qua Nhà nước và các cấp, các ngành đã hết sức
nỗ lực nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ nhằm tạo ra một hệ thống
địa chính hoàn chỉnh phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhà
nước đã ban hành các văn bản, hướng dẫn việc cấp GCNQSDĐ.Trong quá
trình thực hiện đã thu được một số thành quả nhất định song bên cạnh đó
cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu
những khó khăn đó, để đề ra phương hướng giải quyết, nhằm mục đích đẩy
nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ.
Từ những yêu cầu cấp thiết trên,em đã lựa chọn đề tài: "Thực trạng
và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
1



nay”.
Con người khai thác sử dụng đất đai để trồng trọt chăn nuôi, tạo ra
nhiều sản phẩm thoả mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm của mỗi người.
Trình độ khai thác đất đai gắn liền với sự tiến hoá của xã hội làm cho con
người và đất đai ngày càng gắn chặt hơn. Quan hệ giữa con người và đất
đai càng phát triển và chặt chẽ hơn. Mặt khác con người càng ngày nhận
thức và hiểu biết hơn về khoa học kỹ thuật, khám phá và khai thác “kho
báu” trong lòng đất phục vụ cho mục đích của mình.
Đất đai gắn liền với khí hậu, trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái
đất, khí hậu cũng trải qua nhiều biến động do những nguyên nhân tự nhiên
hoặc do những tác động của con người. Trong quá trình cải tạo và chinh
phục thiên nhiên, con người càng can thiệp vào quá trình biến đổi của tự
nhiên. Biến đổi khí hậu có tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên đất
liền, đặc biệt là đối với cây trồng.
Như vậy, việc sử dụng hợp lý đất đai ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý
nghĩa về cải tạo, bảo vệ và biến đổi môi trường. Những biến đổi khí hậu,
sự phá vỡ hệ sinh thái trên trái đất ngoài tác động ảnh hưởng của tự nhiên
thì vai trò con người tác động cũng rất lớn: lụt úng do chặt phá rừng, canh
tác bất hợp lý…Tất cả những tác động đều làm biến đổi đến môi trường. Vì
vậy sử dụng tài nguyên đất không thể tách rời việc bảo vệ và cải tạo môi
trường .
4


b) Đất đai đối với sự phát triển các ngành kinh tế
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội. Tuy
nhiên đối với từng ngành cụ thể thì đất đai có vị trí, vai trò khác nhau.
Trong ngành công nghiệp (trừ ngành khai khoáng), đất đai làm nền
tảng, làm địa điểm, làm cơ sở để tiến hành những thao tác, những hoạt
động sản xuất kinh doanh.

Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để bảo

vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại điện chủ sở hữu thống
nhất quản lý nhằm đảm bảo việc sử dụng đất một cách hợp lý, đầy đủ, tiết
kiệm và có hiệu quả cao. Nhà nước chỉ giao cho các tổ chức,cá nhân và các
hộ gia đình, và người sử dụng đất được hưởng các quyền lợi và có trách
nhiệm thực hiên các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Thông qua việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu, đăng ký đất sẽ quy định trách nhiện pháp lý giữa cơ quan nhà nước
với người sử dụng đất. Hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất sẽ cung cấp thông tin một cách đầy đủ và cơ sở pháp lý để xác định các
quyền của người sử dụng nhằm bảo vệ khi có tranh chấp xẩy ra, đồng thời
đưa ra những quy định về nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải tuân thủ như
nghĩa vụ bảo vệ và sử dụng đất đai một cách hiệu quả, nghĩa vụ tài chính
khi sử dụng đất.
b) Đăng ký đất là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ
toàn bộ quỹ đất đai, đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ,hợp lý,tiết
kiệm và có hiệu quả cao nhất.
Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích nằm
trong phần lãnh thổ của quốc gia.Vì vậy Nhà nước muốn quản lý đất đai
cần phải nắm rõ các thông tin về tình hình sử dụng đất.Các thông tin cần
thiết để quản lý nhà nước về đất đai gồm có:
- Đối với đất đai Nhà nước giao quyền sử dụng, các thông tin cần biết
gồm: tên chủ sử dụng, kích thước, diện tích, vị trí, hình thể, hạng đất, mục
đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những
thay đổi và cơ sở pháp lý của những thay đổi đó.
6





- Công tác giao đất, cho thuê đất: Khi có quyết định giao đất, cho thuê
đất sẽ tạo lập cơ sở pháp lý ban đầu cho người được giao đất thực hiện
nghĩa vụ tài chính.Và sau khi đăng ký, được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất thì lúc đó mới chính thực có sự rằng buộc pháp lý giữa Nhà nước
với người sử dụng đất.
- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Dựa vào những số liệu, con số
trong việc đăng ký đất đai sẽ giúp cho việc thông kê, kiểm kê chính xác, đạt
hiệu quả cao.
- Công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai: Trong quá trình
thực hiện đăng ký đất đai ban đầu, công tác thanh tra và giải quyết tranh
chấp giúp xác định đúng đối tượng được đăng ký, xử lý triệt để những tồn
tại trong quá khứ.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đăng ký, cấp GCNQSDĐ ta cần triển khai
thực hiện các nội dung một cách đồng bộ, kết hợp chặt chẽ với nhau giúp
cho việc cung cấp các thông tin một cách chính xác, đầy đủ, thực trạng tình
hình sử dụng đất đai để đánh giá, đề xuất, bổ sung hoặc điều chỉnh các
chính sách, chủ trương, chiến lược quản lý sử dụng đất.
Qua đó cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc cấp
GCNQSDĐ, việc cấp GCN có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết
những vấn đề tồn tại trong lịch sử về quản lý và sử dụng đất; giải quyết có
hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; góp phần đẩy nhanh và
thuận lợi cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu
hồi đất.
Đồng thời với công tác đăng ký đất đai và cấp GCN, Nhà nước tiến
hành xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính. Đây là tài liệu cơ sở pháp lý quan
trọng để phục vụ cho việc theo dõi và quản lý của Nhà nước đối với các
hoạt động liên quan tới đất đai, là dữ liệu chính để xây dựng hệ thống thông
tin đất đai. GCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của

chính xác cao. Độ chính xác ngoài phụ thuộc vào phương pháp còn phụ
thuộc vào công cụ đo, tính diện tích trên bản đồ và hình thể của thửa đất
cần đo vẽ.
9


Hình thể diên tích là thông tin cho chúng ta biết hình dạng thửa đất, độ
chính xác của hình thể thửa đất nó phụ thuộc vào độ chính xác của thông
tin về diện tích .
Kích thước của thửa đất là một thông tin rất quan trọng không chỉ đảm
bảo thông tin về diện tích và hình thể diện tích mà nó còn rất quan trọng
trong việc quản lý đất đai, nhất là trong việc thanh tra và giải quyết tranh
chấp đất đai đồng thời khắc phục những hạn chế khi xác định kích thước
khi đo vẽ bản đồ.
Diện tích, hình thể, kích thước là ba loại thông tin có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Độ chính xác của thông tin phụ thuộc vào các điều kiên đo
đạc như: trình độ chuyên môn, kinh phí, các phương pháp và phương tiện
đo vẽ, tính toán. Tuy nhiên, trước yêu cầu về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và lập hồ sơ địa chính ban đầu, trong điều kiện kính phí nước ta
còn hạn chế nên có thể đo vẽ bản đồ bằng toạ độ địa chính chỉnh lý bản đồ
giải thửa cũ, hay tính diện tích bằng số đỏ trực tiếp ngoài thực địa….Tuỳ
từng địa phương sẽ chọn ra một phương pháp đo vẽ nhằm đẩy nhanh việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu.
- Thực hiện triệt để, kịp thời: mọi đối tượng sử dụng đất hay có nhu
cầu biến động đều phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước nhằm
đảm bảo cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai trên toàn lãnh thổ đồng thời
đảm bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng về sử dụng đất,
đảm bảo cho người sử dụng đất được bảo vệ và thực hiện đúng nghĩa vụ
của mình.
2. Đối tượng kê khai đăng ký quyền sử dụng đất

- Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các cơ quan tổ chức quốc tế,
các tổ chức đầu tư Việt Nam thì do người đứng đầu đăng ký, nhưng các cơ
quan ngoại giao ở nước ta nhưng thuộc chủ quản của nước ngoài thì những
tổ chức đó phải đăng ký và người đứng đầu hoặc được uỷ quyền đăng ký.
- Các cá nhân nước ngoài hoặc những người Việt Nam định cư ở
nước ngoài thì những người này phải đăng ký và đăng ký ở cấp Huyện.
- Các loại đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích công ích hoặc
11


đất phi nông nghiệp được sử dụng vào mục đích công cộng, những đất này
thì do chủ tích xã đứng ra đăng ký.
- Đất bị thu hồi, chưa giao, chưa cho thuê, chưa sử dụng thì chủ tịch
xã đứng ra đăng ký.
2.2

Các loại đất phải kê khai đăng ký quyền sử dụng đất.
Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải kê khai toàn bộ phần diện tích

đất hiện đang sử dụng, kể cả phần diện tích mà tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân cho người khác thuê. Nhưng không kê khai diện tích mà mình đi thuê.
Văn phòng uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kê
khai để đăng ký vào sổ địa chính phần diện tích của cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác có chức năng ngoại giao của
nước ngoài, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế và liên chính phủ
hoặc phi chính phủ tại Việt Nam.
Văn phòng uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn kê khai để đăng ký
vào sổ địa chính phần diện tích sau đây:
+ Đất xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan hành chính, sự nghiệp của
xã, các loại đất chuyên dụng khác sử dụng vào mục đích công cộng trong

hợp pháp được pháp luật quy định.
Theo điều 50 của Luật Đất đai 2003 quy định các loại giấy tờ hợp
pháp đó là:
- Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm
1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách
đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà Chính phủ cách mạng
lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản
gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất. Các giấy tờ
hợp pháp về chuyển nhượng, mua bán đất trước ngày 15 tháng 10 năm
1993 và được UBND xã, phường nhận sử dụng đất trước ngày đó.
13


- Giấy tờ thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của
pháp luật.
- Giấy tờ do cơ quan thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. Nếu
hộ gia đình thuộc tên của người khác thì phải có giấy tờ chuyển nhượng và
có chữ ký của tên người đó còn nếu người đó mất thì phải có ngưòi thân
của người chuyển nhượng ký và không có tranh chấp.
4. Những trường hợp không được cấp GCNQSDĐ.
Theo điều 41 của nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10
năm 2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai. Nhà nước không cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau:
- Đất do nhà nước giao cho các tổ chức quản lý các công trình công
cộng, quản lý diện tích đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây
dựng-chuyển giao, quản lý đất có mặt nước của các sông lớn và đất có mặt

_ Tờ tường trình nguồn gốc sử dụng đất đối với trường hợp không có
giấy tờ hợp lệ theo khoản 1,2 va 5 điều 50 của Luất Đất đai năm 2003 được
UBND Phường nơi có đất thẩm tra xác nhận về nguồn gốc đất,thời điểm
sử dụng đất và tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất xác nhận về
nguồn gốc đất,thời điểm sử dụng đất và tình trạng tranh chấp đất đai đối
với thử đất (kèm theo các giấy tờ lien quan nếu có như:tờ khai nhà đất năm
1977-1983-1999…).
- Trích lục bản đồ địa hình thửa đất hoặc trích đo bản đồ địa hình thửa đât.
- Bản sao hộ khẩu thưởng trú và chứng minh nhân dân có chứng thực
hoặc bản photo thì phải mang theo bản chính để đối chiếu .
-

Văn bản uỷ quyền xin cấp GCNQSDĐ (nếu có).
Hồ sơ được lập thành 2 bộ ( một bộ chính, một bộ sao) .
b- Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bước 1 : Người sử dụng đất và chủ sở hữu nhà (sau đây gọi chung

là đương sự) có trách nhiệm :
- Liên hệ Trung tâm Địa chính - Nhà đất hoặc những đơn vị có chức
năng đo lập bản đồ địa chính để ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ kỹ thuật thửa
đất và sơ đồ mặt bằng nhà, mua mốc ranh đất và mẫu đơn xin cấp giấy
15


chứng nhận .
- Cắm mốc ranh đất có sự chứng kiến và ký xác nhận không tranh
chấp của đại diện các hộ tứ cận, trước khi đơn vị đo đạc đến đo đạc.
- Kê khai đầy đủ, trung thực, rõ ràng nguồn gốc hình thành nhà, đất
theo các nội dung trong đơn .
Bước 2 : Sau khi có hồ sơ kỹ thuật thửa đất và sơ đồ mặt bằng nhà,

thẩm tra và xác nhận vào đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu nhà đối với nhà, đất có giấy tờ hợp lệ. Thời hạn
thẩm tra và xác nhận là 05 ngày.
c. Trường hợp nhà, đất không có giấy tờ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp
xã phải thông qua Hội đồng đăng ký đất để tổ chức xét duyệt đơn đăng ký.
d. Công bố công khai kết quả xét đơn (15 ngày) tại Uỷ ban nhân dân
cấp xã để người dân tham gia góp ý nhằm phát hiện tình trạng tranh chấp .
Giai đoạn 2: Cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện :
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ do Uỷ ban nhân
dân cấp xã chuyển đến, cơ quan Địa chính - Xây dựng hoàn thành phần
việc chuyên môn chuyển cơ quan Thuế để tổ chức thu thuế và trình Uỷ ban
nhân dân cấp huyện phê duyệt . Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu thì
thông báo UBND cấp xã sửa chữa, bổ sung. Thời hạn sửa chữa, bổ sung
không quá 07 ngày.
Giai đoạn 3 : Uỷ ban nhân dân cấp huyện :
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cơ quan Địa
chính- Xây dựng chuyển đến, Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét ký giấy
chứng nhận .
Giai đoạn 4 : Cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện phối hợp với
UBND cấp xã nơi có đất để phát giấy chứng nhận khi đương sự đã thực
hiện hoàn thành nghịa vụ tài chính .
Thời hạn hoàn thành việc cấp gíây chứng nhận theo hình thức tập
trung là 55 ngày, không kể ngày nghỉ theo qui định .
d- Thủ tục xin cấp bản nhì giấy chứng nhận :
17


Trường hợp đương sự xin cấp bản nhì giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc bản nhì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà khi bị mất, bao gồm
các bước sau :

nhất, thì thực hiện các việc sau :
1. Làm đơn xin đổi giấy chứng nhận (đơn tự viết) kèm theo bản chính
Quyết định công nhận quyền sử dụng đất và bản đồ hiện trạng, nộp tại cơ
quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện .
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan
Địa chính - Xây dựng cấp huyện trình UBND cùng cấp cấp đổi giấy chứng
nhận cho đương sự.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT
I. LỰC LƯỢNG THAM GIA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP
GCNQSDĐ
1. Tổ chức bộ máy đăng ký xã.
Công tác quản lý đất đai ở mỗi xã được giao cho đội ngũ cán bộ địa
19


chính của cấp xã, mỗi xã đều có một cán bộ địa chính, có nhiệm vụ đến đất
đai của xã mình và chịu trách nhiệm trước UBND xã về công tác quản lý
đất đai, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng tài nguyên và môi
trường cấp Huyện.Cán bộ địa chính là người tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp
GCNQSDĐ tại địa phương.Tuy nhiên trong một xã còn gọi là hội đồng
đăng ký cấp xã có trách nhiệm tư vấn cho uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn trong việc xét đơn đăng ký quyền sử dụng đất tại cấp xã. Số lượng
thành viên Hội đồng có từ 7 tới 10 người,các thành phần bao gồm:
- Phó chủ tịch uỷ ban nhân dân xã (phường ,thị trấn):chủ tịch hội
đồng;
- Cán bộ phụ trách tư pháp:Phó chủ tịch Hội đồng;
- Cán bộ địa chính:Thư ký Hội đồng;
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân:Uỷ viên Hội đồng;

Trong thời gian tới việc bổ sung lực lượng làm công tác quản lý đất
đai là một việc làm cần thiết, đồng thời phải tổ chức cho đội ngũ cán bộ
hiện có tham gia các khoá học nâng cao trình độ để đáp ứng những đòi hỏi
của công việc trong thời gian tiếp.
II. CÔNG TÁC KÊ KHAI DĂNG KÝ VÀ XÉT DUYỆT ĐƠN DĂNG
KÝ Ở CẤP XÃ.
1. Tổ chức kê khai đăng kí đất.
Việc kê khai đăng ký đất đai là việc làm hết sức cần thiết vì nó là cơ
sở để bảo vệ quyền lợi và xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất, mặt
khác để thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ xác lập mối quan hệ
21


pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất giúp cho Nhà nước quản lý
chặt chẽ quỹ đất đai.
Trước khi tổ chức kê khai đăng ký đất, UBND xã tổ chức thực hiện
một số công việc chuẩn bị như: lập danh sách chủ sử dụng đất cần đăng ký,
chuẩn bị địa điểm đăng ký, lịch đăng ký phù hợp với từng loại đối tượng và
từng địa phương, phổ biến hướng dẫn để mọi chủ sử dụng đất thực hiện,
chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, bản đồ, biểu mẫu cần thiết phục vụ cho việc kê
khai đăng ký, bố trí lực lượng cán bộ làm công tác kê khai đăng ký đất cho
từng điểm đân cư.
Trong qua trình tổ chức kê khai đăng ký đất, cán bộ chuyên môn của
tổ đăng ký hướng dẫn đến từng chủ sử dụng đất kê khai và chuẩn bị các hồ
sơ có liên quan kèm theo để nộp cho UBND xã nơi có đất sử dụng.
Hồ sơ xin đăng ký đất của chủ sử dụng đất được quy định trong luật
đất đai 2003 bao gồm:
- Đơn xin cấp GCNQSDĐ
- Các giấy tờ hợp pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất( nếu có).
- Biên bản xác định ranh giới, mốc giới của thửa đất.

đất.
Trên cơ sở xem xét kỹ các nội dung trên, Hội đồng đăng ký đất xác
định rõ:
+ Các trường hợp có đủ điều kiện được đăng ký và đề nghị cấp
GCNQSDĐ
+ Các trường hợp chưa đủ điều kiện được đăng ký, phải qua xử lý mới
được đăng ký và cấp GCNQSDĐ.
+ Các trường hợp không được đăng ký và cấp GCNQSDĐ.
Kết quả xét duyệt và kết luận của hội đồng phải được biểu quyết và
ghi chi tiết vào biên bản họp.
Công bố công khai danh sách chủ sử dụng được đăng ký, không đăng
ký trước toàn dân. Tiến hành nhận các đơn khiếu nại của người dân. Nếu
trong thời hạn công bố, công khai 15 ngày, nếu trong 15 ngày mà không có
khiếu nại thì sẽ lập biên bản kết thúc thời hạn công bố công khai. Nếu có
23


thắc mắc thì giải quyết xong rồi mới đăng ký, nếu không giải quyết được
thì sẽ để vấn đề đó sau này giải quyết sau và vẫn tiếp tục làm các trường
hợp khác.
3. Công tác xét duyệt và cấp GCNQSDĐ của cấp Huyện
Sau khi nhận hồ sơ do cấp xã gửi lên, UBND Huyện có trách nhiệm
thẩm tra hồ sơ về các vấn đề sau:
-

Mức độ đầy đủ của hồ sơ
Kết quả xét duyệt trên đơn đăng ký, biên bản xét duyệt của Hội đồng

đăng ký đất, biểu tổng hợp xử lý vi phạm về các mặt: phân loại đơn xin
đăng ký đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, hình thức xử


nghiệp,lâm nghiệp, đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dung, đất cơ
sở tôn giáo tín ngưỡng, đất nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó có 13 tỉnh cấp
giấy chứng nhận đạt trên 90% diện tích cần cấp đối với các loại đất
chính(đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đất ở đô thị),14 tỉnh đạt
từ 80% đến 90% ,10 tỉnh đạt từ 70%đến 80%,27 tỉnh còn lai đạt dưới
70%.Cụ thể như sau:
- Đối với đất sản xuất nông nghiệp: đã cấp 13.686.351 giấy với diện
tích 7.485.643 ha, đạt 82,1% so với diện tích cần cấp; trong đó cấp cho hộ
gia đình và cá nhân là 13.681.327 giấy với diện tích 6.963.330 ha; cấp cho
tổ chức 5.024 giấy với diện tích 522.313 ha. Có 31 tỉnh đạt trên 90%, 11
tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 8 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%; 12 tỉnh đạt từ
50 đến 70%; 2 tỉnh còn l ại đ ạt d ư ới 50%.
- Đối với đất lâm nghiệp : trên phạm vi toàn quốc diện tích đất lâm
nghiệp đã cấp 1.111.302 giấy với diện tích 8.116.154 ha, đạt 62,1% diện
tích cần cấp giấy. Có 13 tỉnh đạt trên 90%, 7 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 5
tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%; 8 tỉnh đạt từ 50 đến 70%; 31 tỉnh còn lại đạt
dưới 50%;
- Đối với đất nuôi trồng thủy sản: đã cấp 642.545 giấy với diện tích
478.225 ha, đạt 68,3% diện tích cần cấp giấy; còn 10 tỉnh chưa triển khai
cấp GCN đối với đất nuôi trồng thuỷ sản.
- Đối với đất ở tại đô thị: đã cấp 2.837.616 giấy với diện tích 64.357
ha, đạt 62,2% diện tích so với nhu cầu cần cấp GCNQSDĐ Có 17 tỉnh c ó t
ỷ lệ di ện tích được cấp giấy đạt trên 90%, 6 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 6
tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%; 15 tỉnh đạt từ 50 đến 70%; 20 tỉnh còn lại
đạt dưới 50%. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, thực hiện cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đ ất ở cho người có nhu cầu
theo quy định của Luật nhà ở.
- Đối với đất ở tại nông thôn: đã cấp 11.705.664 giấy với diện tích
383.165 ha, đạt 76,5% diện tích cần cấp giấy. Có 19 tỉnh đạt trên 90%, 16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status