Đánh Giá Thực Trạng Và Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Và Điều Trị Bệnh Cầu Trùng Gà Thịt Tại Xã Đông Đạt Huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên - Pdf 35

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU THỊ MAI

TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG
VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG GÀ THỊT TẠI XÃ ĐÔNG ĐẠT
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Thú y
: Chăn nuôi thú y
: 2009 - 2014
: TS. Mai Anh Khoa

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Từ năm 2008 Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã đào tạo theo
hình thức tín chỉ với hình thức đào tạo này đã giúp sinh viên trở lên năng
động hơn và có ý thức trong học tập cao hơn.

tốt nghiệp là một khâu không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên trước khi
rời ghế nhà trường, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú
y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ tận tình của
thầy giáo TS. Mai Anh Khoa các cán bộ ủy ban nhân dân xã Động Đạt huyện Phú Lương em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và áp dụng
các biện pháp phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà thịt tại xã Động Đạt
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức
chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập
ngắn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Em
mong nhận được sự đóng góp, phê bình của các thầy cô giáo của các bạn để
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Trang
Bảng 1.1: Lịch dùng vacxin cho đàn gà thịt ................................................... 10
Bảng 1.2: Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 14
Hình 2.1: Sơ đồ vòng đời cầu trùng ................................................................ 21
Bảng 2.1: Lịch dùng thuốc phòng bệnh cho đàn gà thịt ................................. 31
Bảng 2.2. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo lứa tuổi qua kiểm tra phân ............. 40
Bảng 2.3. Cường độ nhiễm cầu trùng gà theo lứa tuổi qua kiểm tra phân ..... 41
Bảng 2.4: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức chăn nuôi .................. 43
Bảng 2.5: Cường độ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức chăn nuôi .......... 43
Bảng 2.6: Tỷ lệ gà nhiễm cầu trùng qua kiểm tra trạng thái phân .................. 44
Bảng 2.7: Cường độ gà nhiễm cầu trùng qua kiểm tra trạng thái phân .......... 45
Bảng 2.8: Biểu hiện bệnh tích của gà chết do bệnh cầu trùng ........................ 47
Bảng 2.9: Kết quả điều trị bệnh cầu trùng của thuốc Hancoc và Coccistop trên
gà thí nghiệm ................................................................................................... 48
Bảng 2.10: Độ an toàn của thuốc .................................................................... 48


1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ........................................................... 1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN ................................................................................. 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................... 2
1.1.3. Tình hình nông nghiệp ............................................................................ 3
1.1.3.1. Ngành trồng trọt: .................................................................................. 3
1.1.3.2. Ngành chăn nuôi: ................................................................................. 3
1.1.3.3. Tập quán chăn nuôi: ............................................................................. 4
1.1.3.4. Tình hình dịch bệnh: ............................................................................ 4
1.1.3.5. Công tác thú y: ..................................................................................... 5
1.1.4. Tình hình phát triển lâm nghiệp: ............................................................. 5
1.1.5. Đánh giá chung ....................................................................................... 5
1.1.5.1. Thuận lợi .............................................................................................. 5
1.1.5.2. Khó khăn .............................................................................................. 6
1.1.5.3. Phương hướng ...................................................................................... 6
1.2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT .. 7
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất ....................................................... 7
1.2.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................ 7
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất.......................................................... 8
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi ............................................................................... 8
1.2.3.2. Công tác thú y ...................................................................................... 9


1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 15
1.3.1. Kết luận ................................................................................................. 15
1.3.2. Kiến nghị ............................................................................................... 15
2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.............................................. 16
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 16
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 17
2.2.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 17

2.5.2. Tồn tại ................................................................................................... 50
2.5.3. Đề nghị .................................................................................................. 50
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 51


1

PHẦN 1
1.CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Động Đạt là một xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cách
trung tâm thành phố 32 km dọc theo quốc lộ 3.
Xã Động Đạt gồm có các xóm: Làng Chảo, Làng Ngòi, Tân Lập, Cây
Trâm, Đồng Nghè I, Đồng Nghè II, Ao Trám, Đuổm, Làng Lê, Cây Hồng I,
Cây Hồng II, Cầu Lân, Đồng Chằm, Đồng Niêng, Cộng Hoà, Ao Sen.
Địa hình đất đai:
Xã Động Đạt có diện tích 40,34 km².
Động Đạt có địa hình tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt
biển từ 100- 400m. Phía Bắc và Tây Bắc có địa hình núi cao, độ cao trung
bình 300 - 400m, độ dốc lớn (phần lớn >20O). Địa hình bị chia cắt phức tạp,
nhiều khe suối, phía Nam có địa hình tương đối bằng phẳng hơn.
Các loại đất: phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu, đất đỏ vàng thích hợp với
các loại cây hàng năm chiếm tỷ lệ 23,5% so với toàn huyện. Hai loại đất đỏ
vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá mamabazơ và trung tính phù
hợp với việc trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và bố trí sản xuất
theo hướng nông- lâm kết hợp chiếm hơn 30% tổng diện tích toàn huyện.
Khí hậu thủy văn
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, với hai mùa đông lạnh và hè

trình độ chuyên môn và công tác phục vụ của bác sĩ cũng hết sức tận tình, chu
đáo. Số người đến khám chữa bệnh tại tuyến xã và huyện ngày một đông hơn.
* Văn hóa: Do có nhiều dân tộc anh em sinh sống nên các nét văn hoá
dân tộc trong huyện rất đa dạng và phong phú. Người dân cũng tích cực gìn
giữ nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế:
Sau khi điều tra khảo sát, theo nguồn thống kê của tôi đã thu được
thông tin: toàn xã có 2356 hộ với tổng số nhân khẩu là 47698.
Về mức tăng trưởng GDP của xã qua 3 năm qua là:
* Năm 2010: 4,68%
* Năm 2011: 5,32%
* Năm 2012: 6,75%


3

Điều kiện xã hội:
Điều kiện xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế của một vùng lãnh thổ thậm chí một địa phương nó bao gồm vấn đế về
dân số, lao động, thu nhập bình quân đầu người, tập quán sản xuất, trình độ
văn hoá. Đây có thể là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm những mặt khác nhau
trong hoạt động kinh tế nông hộ
Tình hình dân cư:
Dân số 9874 người, mật độ dân cư 104 người/ km2.
Xã Động Đạt có 9 dân tộc anh em sinh sống trong đó: Người Kinh
chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng chiếm 8,05%, người Dao
4,04%, người Sán Dìu 3,29 còn lại là một số dân tộc khác như Thái, Hoa, H’mông.
Phân bố dân cư không đều giữa các thôn trong khi mật độ dân cư.
Tỷ lệ tăng dân số còn cao khoảng 1,7%, tỷ lệ sinh thô giảm từ 0,8 - 1

Chăn thả kết hợp: Đây là phương thức chăn nuôi được áp dụng rộng rãi
hiện nay, phương thức này có ưu điểm là tận dụng được nguồn thức ăn ngoài
tự nhiên, dễ quản lý, nuôi dưỡng và kiểm soát được dịch bệnh phù hợp với hộ
gia đình.
Nuôi nhốt: áp dụng hoàn toàn đối với lợn, gà công nghiệp và với trâu
bò vỗ béo.
Thức ăn dành cho động vật nuôi nhốt là thức ăn có sẵn từ ngành trồng
trọt kết hợp với thức ăn công nghiệp. Nuôi nhốt mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn hẳn nhờ tăng hệ số sử dụng thức ăn, giảm thời gian nuôi dưỡng.
1.1.3.4. Tình hình dịch bệnh:
Nói chung trên địa bàn xã tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp.
Gà: Thường mắc các bệnh ký sinh trùng như cầu trùng, bệnh đường hô hấp
CRD, newcatsle, gumboro, tụ huyết trùng, bạch lỵ, bệnh ở đường tiêu hóa.
Trâu bò: Thường mắc các bệnh như tụ huyết trùng và lở mồm long
móng. Các bệnh thông thường khác thường mắc như tiêu chảy, viêm đường
tiêu hoá và ký sinh trùng đường tiêu hoá. Ngoài ra trâu, bò trong huyện còn
mắc ký sinh trùng đường máu và bệnh ghẻ.
Dê: Do chăn thả rông, thức ăn phụ thuộc vào tự nhiên. Vệ sinh thức ăn
và chuồng trại không đảm bảo nên đàn dê trong xã mắc rất nhiều bệnh. Biểu
hiện triệu chứng điển hình của một số bệnh: Viêm loét miệng truyền nhiễm,
giả lao, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, ký sinh trùng. Mặc dù số lượng dê
không ngừng tăng lên nhưng chất lượng còn thấp.


5

Lợn: thường xảy ra các bệnh truyền nhiễm (tụ dấu + lepto ...) bệnh sản
khoa (sảy thai do thiếu vi chất, đẻ khó ...).
Nguyên nhân là do lợn nuôi rải rác trong dân, điều kiện nuôi nhốt chật
chội, mật độ nuôi nhốt cao và ở gần nơi sinh hoạt của người dân. Thức ăn

trình độ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và có trách nhiệm trong
công tác.
Tận dụng được tài nguyên thiên nhiên sẵn có phong phú nên càng ngày
Động Đạt càng phát triển cùng với sụ phát triển chung của toàn huyện ngành
nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.
Ngành chăn nuôi ngày càng chiếm vị trí quan trọng với người dân và
đươc người dân đầu tư ngày càng cao.
1.1.5.2. Khó khăn
Chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ chiếm 70% trong hộ dân cư gây ô nhiễm
môi trường, khó khăn cho công tác quản lý dịch bệnh.
Địa hình khá phức tạp nhiều thôn xóm vẫn còn hạn chế về nhiều mặt
như giao thông, do địa hình có độ dốc cao nên không thuận tiện cho việc giao
thông đi lại.
Công tác chăn nuôi tuy phát triển nhưng bên cạnh đó vẫn có nhưng mặt
hạn chế hàng năm vẫn có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã, dịch bệnh bùng
phát do công tác vệ sinh thú y chưa thực hiện tốt tất cả các khâu như: Phòng
bệnh quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, một nguyên nhân khác do ý thức của bà
con nông dân chưa nắm bắt được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh khi phát
hiện gia súc gia cầm bị bệnh không tiến hành thiêu hủy mà bán chạy hoặc xử
lý xác chết không đúng theo pháp lệnh thú y quy định bà con vứt xác xuống
ao hồ sông suối tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan và ô nhiễm môi trường.
Các hộ chăn nuôi tư nhân và một số trang trại vẫn chưa được đầu tư
trang thiết bị đảm bảo dạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Công tác tuyên truyền vận động bà con qua các đợt tiêm phòng vẫn
chưa được thực hiện một cách triệt để dẫn đến công tác phòng dịch bệnh chưa
đạt hiệu quả cao.
Đầu ra của ngành chăn nuôi vẫn còn thấp và bị hạn chế nhiều so với chi
phí của người nông dân bỏ ra.
1.1.5.3. Phương hướng
Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của xã Động Đạt, trên cơ sở đó

nghiệm của cán bộ cơ sở của những người đi trước, không ngại khó khăn, vất vả.
- Thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, bám sát cơ sở sản xuất, theo dõi,
nắm chắc tình hình.
- Tham khảo ý kiến, của ban lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật và những công
nhân có kinh nghiệm của trại chăn nuôi.
- Nhiệt tình, khiêm tốn học hỏi, mạnh dạn áp dụng những kiến thức đã
học vào thực tế để nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức chuyên môn.


8

- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của thầy giáo hướng dẫn để có
những bước đi đúng đắn.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
Cùng với việc thực hiện chuyên đề tại trại thí nghiệm tôi đã tiến hành
nuôi gà thịt theo đúng quy trình kỹ thuật trong 6 tháng thực tập đã tiến hành
nhiều công tác phục vụ sản xuất cho bà con nông dân trong địa bàn xã cũng
như trong trại thực tập như ứng dụng kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho gà
thịt Tuỳ theo giai đoạn phát triển của gà mà ta áp dụng quy trình chăm sóc
cho phù hợp
- Giai đoạn úm gà: 1- 21 ngày tuổi
Khi nhập gà về, cho gà vào quây rồi cho gà uống nước ngay, nước cho
gà uống phải sạch có pha thêm B.complex, Colistil..cho gà uống nước sau
khoảng 1 giờ thì cho gà ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này nhiệt độ là yếu tố rất
quan trọng, đặc biệt là từ 1- 10 ngày tuổi, từ 1- 3 ngày tuổi nhiệt độ trong
quây là 34- 350 C sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi gà.
Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi đảm bảo nhiệt
độ thích hợp cho đàn gà, nếu thấy gà tập trung chụm đống dưới chụp sưởi là
thiếu nhiệt độ, do vậy cần hạ thấp chụp sưởi. Gà tản đều dưới chụp sưởi là

- Công tác phòng bệnh.
Trại gà gia đình là một cơ sở chăn nuôi có quy mô nhỏ, tuy vậy công
tác phòng bệnh cũng hết sức quan trọng. Việc phòng bệnh được thực hiện
thường xuyên và nghiêm ngặt. Trại luôn xác định phương châm ‘‘phòng bệnh
hơn chữa bệnh”qua đó ta thấy được tiêm phòng là biện pháp tích cực và bắt
buộc trong quy trình chăn nuôi của trại.
Việc phòng bệnh được thực hiện một cách thường xuyên và nghiêm
ngặt. Tiêm phòng là biện pháp tích cực và bắt buộc trong quy trình chăn nuôi
của trại. Lịch tiêm phòng và sử dụng vacxin được quán triệt chỉ đạo và giám sát
chặt chẽ. Trong thời gian thực tập tại trại,và địa phương tôi đã tham gia công
tác tiêm phòng cho đàn gia cầm, gia súc theo kế hoạch của Xã Động Đạt tổ
chức tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi.
Trâu bò: Tiêm vacxin lở mồm long móng và tụ huyết trùng 2 lần trên
năm vào tháng 4 và tháng 9.
Chó: Tiêm phòng vacxin dại 1 lần/ năm.
Lợn: Tiêm vacxin tụ dấu, dịch tả.


10

Gà: Tiêm vacxin cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro.

Bảng 1.1: Lịch dùng vacxin cho đàn gà thịt
Ngày tuổi

Loại vắc-xin

Phương pháp dùng

7 ngày tuổi

ốm thường thấy: ủ rũ, bỏ ăn, mệt mỏi, kém linh hoạt, thân nhiệt tăng.
Vì vậy, để chẩn đoán đúng bệnh thì ngoài triệu chứng lâm sàng qua
quan sát, còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật. Đối với gà chết
cấp tính chưa có triệu chứng bên ngoài thì chúng tôi tiến hành mổ khám quan
sát bệnh tích bên trong.
Ngoài những công việc theo dõi đàn gà bản thân tôi còn luôn cố gắng
học hỏi, rèn luyện để nâng cao tay nghề như:
* Bệnh cầu trùng gà
- Nguyên nhân: bệnh Cầu trùng do các loại động vật đơn bào khác nhau
thuộc họ Coccidia gây ra, ký sinh chủ yếu tế bào biểu mô ruột. Triệu chứng:
thời kỳ nung bệnh là 4-5 ngày, gà mắc bệnh ăn ít, lông dựng, phân dính quanh
hậu môn. Nếu gà bị nặng thì gà mất thăng bằng, cánh bị tê liệt, thiếu máu nên
mào và niêm mạc nhợt nhạt, gà gầy dần, phân có lẫn máu.
Coccistop 2000
Coccistop 2000: loại thuốc này do hãng Intervet (Hà Lan) sản xuất.
Thuốc có dạng bột màu trắng dễ hoà tan, sử dông an toàn và hiệu quả cao.
Thành phần: Sulfadimedin 40%


11

Sulfadimethoxin 4%
Diaveridin 6%
Vitamin K 4%
Liều trị: 1-2g/1 lít nước, dùng liên tục 3-5 ngày
Liều phòng bằng 1/2 liều trị
Ngoài việc tiến hành kiểm tra theo dõi đàn gà trong quá trình điều trị
bệnh cầu trùng còn phát hiện một số bệnh khác như
* Bệnh bạch lỵ
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Salmonell pullorum gây ra. Bệnh sảy ra chủ yếu

- Gà còi cọc, lông xơ xác, chậm lớn, tiêu chảy phân màu nâu. Trong
đàn có nhiều con trọng lượng lớn nhỏ không đều nhau.
Điều trị:
Dùng 1 liều duy nhất 1 trong 2 chế phẩm sau để điều trị.
+ SG levasol: 1g/1kg thể trọng.
+ Levamisol-S: 1viên (8g)/8kg thể trọng.
Bổ sung vitamin ADE.B.Complex-C: 1 g/1lít nước uống hoặc Amilyte:
1 g/2 lít nước uống, giúp tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi sức khỏe.
Sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 2-3 ngày 1 lần Pividine hoặc
Antivirus -FMB.
* Bệnh thiếu vitamin B1 (Vitamin B1 deficiency).
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể hiện triệu chứng biếng ăn trầm trọng. ở
đây các dây thần kinh bị viêm làm cơ thể suy nhược, đi lại xiêu vẹo, vẹo đầu,
liệt các cơ, gà bám, đậu không được và chết.
Nguyên nhân:
Do khẩu phần thức ăn bị thiếu B1. Nguyên nhân thức ăn phối hợp
không hợp lý, nhiều tinh bột (ngô tấm) thiếu cám.
Triệu chứng:
Gà giảm ăn đột ngột và trọng lượng cũng giảm kèm theo xù lông, chân
yếu, đứng không vững dẫn đến bị liệt;
Bắt đầu là các ngón chân co quắp và sau đó phát triển vào các cơ của
chân, vào cơ của cánh và cổ. Trường hợp nặng, gà nằm trên những ngón chân
co quắp và đầu quay về một phía. Cuối cùng gà không thể đứng được, không
thể đi và không thể ăn được.
Trị bệnh:
Bệnh nặng có thể pha vitamin B1 cho uống:


13




14

Điều trị:
Coli-Flox: 1 ml/10kgTT/ngày, tiêm bắp thịt.
B. Complex: 0,5 ml/kgTT, tiêm bắp thịt.
Dùng liên tục 2 - 3 ngày
Công tác khác
+ Tiêm Dextran-Fe cho lợn con
+ Thiến lợn đực, lợn cái.
+ Tiêm vacxin cúm gia cầm cho đàn gà.
+ Sát trùng chuồng trại.
Cụ thể kết quả phục vụ sản xuất được tóm tắt ở bảng sau:

Bảng 1.2: K ết quả phục vụ sản xuất
Diễn giải
Số lượng
Nội dung
1. Công tác chăn nuôi
+ Nuôi gà thịt
+ Nuôi gà hậu bị
2. Phòng chữa bệnh ở gà,
+ Tiêm vắc-xin cúm Gia cầm
+ Chủng vắc-xin Gumboro
+ Chủng vắc-xin IB- ND
+ Chủng lasota
+ Điều trị bệnh Bạch lỵ gà
+Điều trị CRD gà
3. Công việc khác

500
500
450
18
10

An toàn
An toàn
An toàn
An toàn
90
75

80
25
5
1
6

80
25
5
1
6

100
100
100
100
100

Qua quá trình thực tập tại trại gà tôi có một số đề nghị nhằm nâng cao
hiệu quả chăn nuôi như sau:
- Trại cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đưa tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ
đến người chăn nuôi.
- Có kế hoạch đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân viên trong trạ- Đẩy
mạnh hơn nữa công tác vệ sinh thú y trong khu vực chăn nuôi. Đặc biệt, cần
kiểm soát chặt chẽ việc sát trùng của công nhân mỗi khi ra vào trại và khu
vực trại nuôi


16

PHẦN 2
2.CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
“Đánh giá thực trạng và áp dụng các biện pháp phòng và điều trị
bệnh cầu trùng gà thịt tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên”.
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế khoa học kỹ thuật thì ngành
chăn nuôi nước ta cũng đang phát triển mạnh mẽ. Trong đó chăn nuôi gia cầm
là một trong những ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nó không những cung
cấp một lượng lớn các sản phẩm dinh dưỡng như: Thịt, trứng mà còn mang lại
nguồn thu nhập cao cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó người chăn nuôi cũng
biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm ngắn thời gian chăn
nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Động Đạt là một trong những xã thuộc huyện Phú Lương có tình hình
chăn nuôi phát triển đặc biệt là chăn nuôi gia cầm, do mang đặc tính của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, kiểu khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh

hấp, tuần hoàn, bài tiết, sinh dục. Nhưng cấu tạo giải phẫu sinh lý của gia cầm
lại có nhiều điểm khác với gia súc đặc biệt là ở hệ hô hấp, tiêu hoá, sinh dục,
trong đó:
Hệ hô hấp của gia cầm gồm xoang mũi, khí quản, phế quản, phổi và 9 túi
khí chính. Nhờ đó mà cơ thể gia cầm nhẹ có thể bay được, bơi được, hơn nữa
dịch hoàn của gia cầm nằm trong mà quá trình sinh sản vẫn bình thường...
Hệ tiêu hoá bao gồm khoang miệng, hầu, thực quản trên diều, thực
quản dưới diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực tràng, lỗ
huyệt, tuyến tuỵ và gan. Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ, khoang miệng không
có răng và môi, chỉ có tác dụng lấy thức ăn, không có tác dụng nhai nghiền
nhỏ thức ăn. Thực quản phình to thành diều, ở đây thức ăn được làm mềm
quấy trộn và tiêu hoá từng phần do các men và vi khuẩn trong thức ăn. Sau
một thời gian lưu tại diều thức ăn xuống dạ dày tuyến nhưng cũng không giữ
lâu ở đây. Khi được dạ dày tuyến làm ướt thức ăn được chuyển xuống dạ dày
cơ. Ở dạ dày cơ diễn ra đồng thời hai quá trình tiêu hóa là tiêu hoá men và
tiêu hoá cơ học. Dạ dày không tiết dịch tiêu hoá, nhờ có cơ khoẻ và màng
sừng phát triển mà thức ăn được nghiền nhỏ và trộn lẫn với dịch vị từ dạ dày



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status