Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường đồng quang thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 2014 - Pdf 35

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG DIỆP ANH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN PHƢỜNG ĐỒNG QUANG – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2012 ĐẾN 2014”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoá học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

năng lực công tác có thể vững vàng khi ra trường.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Quản lý Tài nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên em đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của
phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2012 - 2014”.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên cùng các thầy cô giáo đã
giảng dạy trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến
thầy giáo TS. Phan Đình Binh, là thầy đã trực tiếp hướng dẫn để em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ phường Đồng Quang đã
nhiệt tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ em làm quen với thực tế hoàn thành
bản báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân và gia đình đã giúp
đỡ em trong quá trình nghiên cứu khóa luận.
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận của
em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè để bài kháo luận của em được hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh Viên

Dƣơng Diệp Anh


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu trong khu vực thương mại dịch vụ ....................... 32

1.3. Yêu cầu đề tài .......................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học, tính pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai ....................4
2.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam
theo luật đất đai 2003 ..................................................................................................8
2.3. Khái quát về tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2012 - 2014 .........................................................................................................9
2.3.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước ...........................9
2.3.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Thái Nguyên ...........................14
2.4 Khái quát về tình hình quản lý đất đai ở phường Đồng Quang, giai đoạn 2012 2014 ...........................................................................................................................19
2.4.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở phường Đồng Quang .....................19
2.4.1. Một số tồn tại ..................................................................................................23
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................24
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24
3.1.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai .............................................................24
3.1.2. Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của phường Đồng Quang. ........... Error!
Bookmark not defined.
3.2. Tình hình sử dụng đất ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................25
PHẦN 4. KẾT QUẢ ĐA ̣T ĐƢỢC ..........................................................................26
4.1. Tình hình cơ bản của phường Đồng Quang .......................................................26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................30


v
4.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hôi và môi truờng ...............37
4.2.1. Những lợi thế chủ yếu và kế t quả đa ̣t đươ ̣c ....................................................37
4.2.2. Những hạn chế ................................................................................................37

nước về đấ t đai của phường Đồng Quang. ................................................................62
4.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất
đai ..............................................................................................................................63
4.6.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách trong quản lý đấ t đai ....................................63
4.6.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư ............................................................64
4.6.3. Giải pháp về khoa học- công nghê ..................................................................
65
̣
4.6.4. Các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường ................................65
4.7. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoa ̣ch- kế hoa ̣ch sử dụng đất ...................66
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................68
5.1. Kết luận ..............................................................................................................68
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân
cư, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại
Chương II Điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo
quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật Đất đai năm 2003 (Mục 2, Điều 21 - 30) khẳng định rõ nội dung lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo ngành, theo cấp lãnh thổ hành chính.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không
chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất

Xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, được sự
phân công của Khoa Quản lý tài nguyên, dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Đình
Binh - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Đồng Quang,
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014”
1.2. Mục đích đề tài
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Đồng
Quang, giai đoạn 2012 - 2014. Xác định những điểm mạnh và những gì chưa làm được
trong việc thực hiện 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, từ đó tìm ra nguyên nhân
và đề xuất giải pháp để làm tốt công tác này ở địa phương những năm tới.
1.3. Yêu cầu đề tài
- Nắm vững nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của
Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003, hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật về đất đai của Trung ương và địa phương.
- Nắm vững thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Các
số liệu điều tra, thu thập được phải đảm bảo được tính trung thực, khách quan.


3
- Những kiến nghị đề xuất với các cấp có thẩm quyền phải phù hợp với
thực tế ở địa phương và phù hợp với luật pháp do Nhà nước quy định.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa học tập: Củng cố kiến thức đại học và bước đầu làm quen với
công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngoài thực tế.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
của phường Đồng Quang, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp cho công tác
quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện tốt hơn.


4


5
- Nghị định số: 79/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ sửa đổi , bổ
xung một số điều của Nghị định số: 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về thủ
tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng
đất và thế chấp góp vốn bằ ng giá trị quyền sử dụng đất.
Điều 6 Luật Đất đai 2003 dựa trên cơ sở từ các nội dung trên cũng đã
khẳng định lại một lần nữa, có bổ sung và sửa đổi gồm 13 nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai. 13 nội dung này ngoài việc triển khai và làm rõ một số
nội dung về quản lý Nhà nước về đất đai được quy định trong Luật Đất đai
1993 nó còn tập trung vào một số vấn đề mới như:
+ Quản lý tài chính về đất đai.
+ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản, trong đó quy định những loại đất nào được tham gia thị trường
bất động sản, nội dung hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản, quản lý dịch vụ cung cấp thông tin đất đai.
+ Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

+ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai: như tư vấn về giá đất,
tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dịch vụ về đo đạc lập bản đồ,
dịch vụ thông tin về đất đai.
Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động
của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở
hữu Nhà nước đối với đất đai. Để công tác quản lý đất đai được thuận lợi,
phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ các nội dung quản lý này.
Ngoài các văn bản trên, cơ sở pháp lý để Nhà nước quản lý đất đai là
hàng loạt các nghị định, thông tư chỉ thị của Chính phủ, Bộ Tài nguyên &
Môi trường:
+ Quyết định số 14/2003/QĐ-BTNMT ngày 20/11/2003 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật

Tài chính và Bộ Tài nguyên & Môi trường HD việc luân chuyển hồ sơ của
người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.


7
+ TT 04/2006/TT-BTNMT HD phương pháp tính đơn giá dự toán, xây
dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
+ Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc
phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai .
+ Quyết định 08/2006/QĐ-BTMT về Ban hành Quy định về
GCNQSDĐ.
+ Quyết định 07/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành Định mức kinh tế
- kỹ thuật Đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ.
+ TT 08/2007/TT-BTNMT HD thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ TT số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 HD việc lập, chỉnh lý ,
quản lý hồ sơ địa chính.
+ Chỉ thị 09/2007/CT-TTg về tăng cường quản lý sử dụng đất của các
quy hoạch và dự án đầu tư.
+ Chỉ thị 11/2007/CT-TTg về việc triển khai thi hành Luật Kinh doanh
bất động sản.
+ Quyết Định 11/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành Định mức kinh
tế - kỹ thuật đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ
thực hiện đồng thời cho nhiều người sử dụng đất.
+ Quyết Định 12/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành Định mức kinh
tế - kỹ thuật thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp.
+ Chỉ thị 31/2007/CT-TTg về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử
dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
+ Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về

- Thống kê kiểm kê đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai.
- Quản lý và phát triển thì trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản


9
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
2.3. Khái quát về tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam và tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2012 - 2014
2.3.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước
2.3.1.1. Một số kết quả đạt được
Công tác quản lý đất đai đã đáp ứng được phầ n nào yêu cầu và đạt
được kết quả như sau:
+ Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Từ khi Luật và các văn bản Luật đất đai ra đời, các Bộ và Ban ngành từ
TW tới địa phương đã triển khai thực hiện trên khắp cả nước , tạo ra một hành
lang pháp lý cho công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
giữa luật cũ và luật mới còn nhiều khó khăn và vướng mắ c

. Chính vì vậy ,

trong giai đoạn tới cầ n thiế t Chính phủ , các Bộ, các Ban ngành cần phải cố

Đất sản suất nông nghiệp: Đã cấp được hơn 16 triệu giấy chứng nhận
với diện tích trên 8,1 triệu ha, đạt 83% diện tích cần cấp giấy.
Đất lâm nghiệp: Cấp được 2,45 triệu giấy với 10,1 triệu ha, đạt 84,3%.
Đất nuôi trồng thủy sản : Cấp 1,08 triệu giấy với hơn 577.000ha, đạt
83,8% diện tích cần cấp giấ y.
Đất ở đô thị: Cấp được 3,55 triệu giấy với diện tích hơn 82.000ha, đạt
62,6% diện tích cần cấp giấy.
Đất ở nông thôn: Cấp được 11,6 triệu giấy với diện tích 425.000ha, đạt
76,8% diện tích cần cấp giấy.
Đất chuyên dùng: Cấp được 138.000 giấy với diện tích 445.000ha đạt
54% diện tích cần cấp.


11
Thực hiện nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chiń h phủ, các địa phương
đã triển khai cấp GCNQSDĐ theo mẫu mới với tổng số 1,277 triệu giấ y, tổng
diện tích 890.000 ha, trong đó có 33.863 GCN bao gồm cả đất và tài sản.
+ Công tác giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất.
Đến nay đã có khoảng 7.987 dự án được giao đất, thuê đất với diện tích
hơn 184.179ha, trong đó có 89.654ha đất giao không thu tiền sử dụng đất,
8.306ha đất được giao có thu tiền, có 1.781 dự án xin chuyển mục đích sử
dụng đất với tổng diện tích hơn 1.061ha, trong đó có 9.460ha đã được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Thu hồi
được 7.289ha do vi phạm pháp luật về đất đai, trong đó có 7.056ha thu hồi do
vi phạm quy định tại khoản 12 điều 38 của Luật đất đai 2003, đạt 65% diện
tích phải thu hồi.
+ Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Thông qua kiểm kê cho thấy cả nước có tổng diện tích tự nhiên
33.093.804ha bao gồm đất nông nghiệp 26.100.106ha chiếm 79%, đất phi
nông nghiệp 3.670.186ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng 3.323.512ha chiếm

thường, giải phóng mặt bằng, 10,0% là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về
đất đai, 8,6% là tranh chấp đất đai, 6,8% là đòi lại đất cũ, 4,0% là những
trường hợp khác.
Như vậy muốn tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra,
kiể m tra và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo tranh chấp về đất đai cần thiết
tiến hành thanh tra, kiểm tra, thực hiện công tác quản lý đất đai một cách
thường xuyên và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, giải quyết dứt điểm,
hạn chế thấp nhất các vụ tồn đọng, tránh phát sinh những vụ mới.
+ Công tác quản lý tài chính về đất đai, quản lý việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất.
Hàng năm công tác này được thực hiện thường xuyên theo đúng Luật
đất đai. Nguồn tài chính thu được từ đất đai được chi một khoản đáng kể cho
công tác đền bù đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, phần còn lại được
nộp vào ngân sách Nhà nước.
+ Quản lý và phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị
trƣờng bất động sản, quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất.
Đây là những nội dung mới ban hành khi Luật đất đai năm 2003 ra đời,
nhưng thị trường này sau đó đã phát triển rất mạnh trên phạm vi cả nước. Các


13
quyền của người sử dụng đất được giao dịch thông qua thị trường bất động
sản. Dịch vụ công về đất đai cũng bước đầu được thực hiện cùng với sự ra đời
của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở các cấp huyện và tỉnh.
2.3.1.2. Một số tồn tại
Trước quá trình đô thị hóa và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các
luật và chính sách liên quan đến đất đai đã liên tục được bổ sung, sửa đổi
nhưng vẫn nhanh chóng trở nên lạc hậu và có nhiều điểm không phù hợp với
thời cuộc. Điều này gây ra nhiều vấn đề như tham nhũng, lãng phí, tranh
chấp, kiện cáo làm giảm hiệu quả sử dụng đất. Những tranh chấp và bất ổn

nâng cao hơn nữa năng lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.
Căn cứ các quy định của Luật Đất đai năm 2003, tỉnh đã xây dựng và
ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai phù hợp
với yêu cầu thực tiễn của địa phương, trong đó có các Nghị quyết về Quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất(QH, KHSDĐ), cấp GCN, bồi thường giải phóng
mặt bằng, giá đất; các quy định về cơ chế tài chính, về chính sách bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Chủ động triển khai có hiệu
quả các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đặc biệt là các văn bản liên
quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; công tác cấp GCN; xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính, các thủ tục hành chính về đất đai…được dư luận
đánh giá tích cực, tháo gỡ được nhiều khó khăn, giải phóng các rào cản để
huy động nguồn lực đất đai cho đầu tư phát triển.
Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã có
những chuyển biến tích cực, được dư luận đánh giá cao, nhất là công tác giao
đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thời gian thực hiện thủ tục
hành chính được giảm thiểu thông qua việc lồng ghép các thủ tục về đầu tư,
xây dựng, đất đai, môi trường ngay từ khâu chấp thuận dự án đầu tư đến khâu
bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đều được thực hiện qua cơ
chế ”một cửa liên thông” .
Công tác lập và quản lý QH, KHSDĐ được thực hiện ở cả 3 cấp từ cấp
tỉnh đến cấp cơ sở, bước đầu đã được đổi mới theo hướng nâng cao chất


15
lượng và tính khả thi của phương án quy hoạch, làm rõ được những nội dung
quy hoạch của từng cấp, tạo tính chủ động, linh hoạt cho từng cấp trong xây
dựng phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng trong thực hiện các mục
tiêu CNH, HĐH. Thông qua QH, KHSDĐ, tài nguyên đất bước đầu đã được
đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ được môi trường
sinh thái; phát huy được nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất

phòng đạt gần 91.88%; đất ở đô thị đạt 90,75%; đất sản xuất nông nghiệp gần
73%. Đã cơ bản hoàn thành việc điều chỉnh, cấp đổi lại với khoảng 30.400
GCN đạt tỷ lệ trên 97% số GCN cần cấp đổi.
Công tác kiểm kê đất đai theo chỉ thị 31/CT-TTg của thủ tướng Chính phủ
và thống kê đất đai hàng năm đều đảm bảo chất lượng và thời gian theo quy định.
Công tác thông tin, lưu trữ đất đai đang từng bước được hiện đại hóa đáp ứng yêu
cầu quản lý, nhu cầu của các ngành, các cấp và của người dân.
Công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất phục vụ cho các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng và phát triển kinh tế đã được triển khai đồng bộ, đúng quy định
pháp luật, thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và quốc tế với quy mô lớn.
Từ năm 2003 tới nay, có 1.300 tổ chức doanh nghiệp được nhà nước
giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích gần 4.000 ha, bảo đảm được quỹ đất
chủ yếu dành cho công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển
đô thị.
Diện tích đất dành cho phát triển đô thị tăng nhanh, đến nay, có trên
109 dự án đã được chấp thuận với diện tích 5.280 ha, trong đó có 33 dự án với
diện tích 740 ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, giai đoạn 2004 – 2011
bình quân tăng gần 100 ha/năm, góp phần hình thành mạng lưới đô thị phân
bố đồng bộ ở các địa phương trong tỉnh; diện tích đất quy hoạch dành cho khu
công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có gần 4.500 ha, giai đoạn 2000 - 2011
bình quân tăng gần 400 ha/năm.
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã
có nhiều tiến bộ, việc tổ chức triển khai các quy định về công bố công khai
quy hoạch xây dựng QH, KHSDĐ; phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư gắn với việc vận dụng phù hợp các cơ chế chính sách về đất đai đã góp


17
phần từng bước ổn định chỗ ở, đời sống, chuyển đổi ngành nghề, tạo được


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status