ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và đề XUẤT các GIẢI PHÁP QUẢN lý, sử DỤNG đất NGHĨA TRANG, NGHĨA địa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội - Pdf 35

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Vũ Thị Ngọc Hiền

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Địa chính
Mà số: 60 44 80

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC\

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Vũ Thị Ngọc Hiền

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Địa chính
Mà số: 60 44 80
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC\

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


Hình 1.2 : Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản ............................ 16
Hình 1.3 : Cảnh đông đúc tại một nghĩa trang ở Matxcova (Nga) ........................ 17
Hình 1.4 : Kim cương táng...................................................................................... 17
Hình 1.5 : Thạch táng.............................................................................................. 18
Hình 1.6 : Hóa táng ................................................................................................. 18
Hình 1.7 : Yên hoa táng .......................................................................................... 18
Hình 1.8 : Bút táng .................................................................................................. 18
Hình 1.9 : Hai khu mộ tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì) .................. 19
Hình 1.10: “Thành phố ma” ở Thừa Thiên Huế ...................................................... 21
Hình 1.11: Nghĩa trang rộng hàng chục ha ở Bình Thuận ....................................... 21
Hình 2.1 : Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của Hà Nội .......................26
Hình 2.2 : GDP bình quân đấu người qua các năm của Hà Nội ...........................26
Hình 2.3 : Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Hà Nội năm 2009 ....................................29
Hình 2.4 : Lưu trữ bình tro tại nghĩa trang Văn Điển ............................................. 35
Hình 2.5 : Vị trí táng phụ thuộc vào phán quyết của “Thầy địa lý” ....................... 37
Hình 2.6 : Nghĩa trang Yên Kỳ với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP
tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh ............................................................... 55
Hình 2.7 : Nghĩa trang Vĩnh Hằng với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP
Ao Vua ..................................................................................................................... 55
Hình 2.8 : Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang Vĩnh Hằng..................................... 57
Hình 2.9 : Nghĩa trang Yên Kỳ không có tường bao và hệ thống thoát nước..............58
Hình 2.10: Phế thải tại nhiều nghĩa địa không được xử lý.............................................58
Hình 2.11: Mộ cụ Dương Khuê tại xã Tảo Dương Văn (Ứng Hòa) ........................... 59
Hình 2.12: Tình trạng thiếu thống nhất về hướng và quy mô diện tích mộ...................59
Hình 2.13: Nghĩa trang Chùa Láng nằm giữa khu dân cư ....................................... 60


Hình 2.14: Nhiều mộ lẻ nằm trong đất canh tác của người dân............................... 60
Hình 2.15: Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển............................................................. 62
Hình 2.16: Khu mộ cát táng tại nghĩa trang Văn Điển ............................................ 63

ĐVHC

: Đơn vị hành chính

NĐ-CP

: Nghị định của Chính phủ

NTNĐ

: Nghĩa trang, nghĩa địa

HĐND

: Hội đồng nhân dân



: Quyết định

UBND

: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 1
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA ........................... 5
1.1. Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa......................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa ...............................................................5

lớn. ...............................................................................................................................................62
2.3.1. Nghĩa trang Văn Điển .....................................................................................62
2.3.2. Nghĩa trang Yên Kỳ.........................................................................................68
2.3.3. Nghĩa trang Vĩnh Hằng...................................................................................72
2.4. Tác động của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến các mặt
của đời sống xã hội ..................................................................................................76
2.4.1. Về kinh tế.........................................................................................................76
2.4.2. Về xã hội..........................................................................................................80
2.4.3. Về môi trường..................................................................................................80
2.5. Dự báo nhu cầu sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến năm 2020.......................81
2.5.1. Dự báo dân số .................................................................................................81
2.5.1.1. Dự báo tổng dân số đến năm 2020 ..............................................................81
2.5.1.2. Dự báo số người chết đến năm 2020 ...........................................................82
2.5.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa trang ................................................82
2.6. Đánh giá chung..................................................................................................................84
2.6.1. Những kết quả đã đạt được .............................................................................84
2.6.2. Những tồn tại...................................................................................................84
2.6.3. Nguyên nhân....................................................................................................86
Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG,
NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................87
3.1. Về chính sách quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .....................................87
3.1.1. Chính sách về quản lý .....................................................................................87
3.1.2. Chính sách về sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa ..................................88
3.2. Về quy hoạch......................................................................................................................89


3.2.1. Quy hoạch sử dụng đất ...................................................................................89
3.2.2. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang....................................................................90
3.3. Công nghệ hỏa táng ..........................................................................................................91
3.4. Giải pháp khác...................................................................................................................93

sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân.
Vấn đề đặt ra cần phải sử dụng, quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa ở
Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng như thế nào để vừa đảm bảo được mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa quan tâm đến phong tục, tập quán

1


của người dân, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn
hóa truyền thống và phù hợp với một xã hội văn minh, hiện đại.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà
Nội là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần tăng
cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống của Hà Nội ngàn năm văn hiến.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Lãm rõ thực trạng và đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hiệu quả,
tiết kiệm, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống và phù hợp với văn
minh thời đại.
3. Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nội
dung sau:
- Nghiên cứu tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa;
- Nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc
táng, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành
phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên

Do đây là một đề tài khá mới, ít có tài liệu tham khảo, số liệu thống kê về
lĩnh vực này chưa đầy đủ nên trên cơ sở điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu
số liệu tác giả phản ánh một cách chung nhất, cơ bản nhất về thực trạng quản lý, sử
dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời tiến hành
nghiên cứu cụ thể tại một số khu vực điển hình của Hà Nội.
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, chỉ đề cập khái quát vấn đề quản lý,
sử dụng đất tại các nghĩa trang liệt sỹ của Thành phố.
6. Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Luận văn được trình bày theo 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa.

3


Tại chương này, tác giả đưa ra các khái niệm; các nhân tố ảnh hưởng,
nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa; nội dung quản lý và vai trò
của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa; cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử
dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa và tìm hiểu phong tục tập quán táng trên thế giới và
ở Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Sau khi nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, khảo sát thực địa, tìm
hiểu phong tục tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa, tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa
trang, nghĩa địa của thành phố Hà Nội nói chung và một số khu vực nói riêng.
- Chương 3: Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Tại chương này, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng đất nghĩa trang bao gồm giải pháp về chính sách, về quy hoạch, về công
nghệ táng và một số giải pháp khác.

"thầy địa lý˝ chọn hướng theo tuổi của người chết, ranh giới ngăn cách giữa khu

5


táng người chết và khu đất khác không rõ ràng. Những khu đất như thế dân gian vẫn
gọi đó là bãi tha ma hay nghĩa địa (khi đó hai thuật ngữ bãi tha ma và nghĩa địa
được hiểu như nhau)
* Một số khái niệm liên quan:
Táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết.
Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người.
Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một
địa điểm dưới mặt đất.
Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định
sau đó sẽ được cải táng.
Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất.
Cải táng là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức
táng khác.
Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng.
Hỏa táng là thực hiện việc thiêu xác người chết hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao.
Nghĩa trang đã đóng cửa là nghĩa trang không cho phép tiếp tục thực hiện
các hoạt động táng trong nghĩa trang.
Dịch vụ nghĩa trang bao gồm: tổ chức tang lễ, mai táng, hỏa táng thi hài hoặc
hài cốt; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ; chăm sóc, bảo quản, lưu giữ tro cốt
tại các nhà lưu giữ tro cốt và dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm.
1.1.2. Phân loại
Việc phân loại nghĩa trang tùy thuộc vào các tiêu chí đưa ra để phân loại. Ở
đây, tác giả đưa ra một số cách phân loại nghĩa trang như sau:
- Theo phân cấp quản lý, có 4 loại nghĩa trang: nghĩa trang cấp quốc gia
(nghĩa trang Trường Sơn), cấp tỉnh (Nghĩa trang Văn Điển, Thanh Tước,...), cấp

1. Tất cả các nghĩa trang đều phải được quy hoạch và xây dựng theo quy
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc táng người chết phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường
hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm
vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân

7


cấp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Việc táng người chết trong các nghĩa trang phải phù hợp với phong tục,
tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại, tuân thủ các quy
định hiện hành về xây dựng, vệ sinh và môi trường.
4. Việc sử dụng đất trong nghĩa trang phải theo quy hoạch, đúng mục đích và
bảo đảm các yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại
đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
1.1.5. Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang
Đất nghĩa trang cũng như các loại đất khác được Nhà nước thống nhất quản
lý và có các chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai, tuy
nhiên do đất nghĩa trang là loại đất đặc biệt nên việc quản lý được đặc biệt quan tâm
đến các nội dung sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nghĩa
trang và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang;
3. Lập quy hoạch và xây dựng nghĩa trang.
4. Quản lý việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân làm nghĩa trang;
5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
6. Thống kê, kiểm kê đất nghĩa trang;

nghĩa trang, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ.
8. Vi phạm các quy định, nội quy của nghĩa trang.
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, có thể
khái quát thành những nhóm nhân tố sau:
- Dân cư: Quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong, cơ cấu dân số (cơ
cấu tuổi, cơ cấu giới tính) có tác động trực tiếp đến nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa. Dân số càng lớn, tỷ lệ tử vong cao thì quỹ đất dành cho nghĩa
trang, nghĩa địa càng cần nhiều.

9


- Cơ chế quản lý: hệ thống chính sách về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và hợp lý là điều kiện cần để quản lý, sử
dụng hiệu quả quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa. Không quy định hạn mức đất làm
mộ hoặc khả năng triển khai thực thi pháp luật kém là những nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến tình trạng sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả và mất mỹ quan.
- Yếu tố kinh tế: Lịch sử phát triển loài người cho thấy, những lăng mộ hiện
nay được tìm thấy đều là những minh chứng cho một thời kỳ kinh tế thịnh vượng,
của những gia đình giàu có như vua, chúa, quan lại,... Người Việt Nam có câu “phú
quý sinh lễ nghĩa”, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự phát triển lăng mộ đa dạng
qua các thời kỳ, giữa các gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau. Những năm trước
đây, kinh tế khó khăn, việc xây sửa mộ ít được quan tâm nhưng ngày nay, khi kinh
tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, người ta chú ý hơn đến việc xây
dựng, tôn tạo các phần mộ, nhiều gia đình xây dựng lăng mộ to rộng, công phu,
lộng lẫy và đắt tiền để tưởng nhớ tổ tiên.
Mặt khác, tốc độ và xu hướng phát triển kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
đời sống con người, giúp con người tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử, giãn áp lực cho vấn
đề bố trí quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

Sử dụng đất là nhu cầu chính đáng của không chỉ người sống mà cả những
người đã chết. Đất nghĩa trang, nghĩa địa là loại đất đặc biệt bởi nó gắn liền với
phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa phương, từng dân tộc và từng
dòng họ. Do đó, sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan
trọng trong đời sống tâm linh của con người nói chung và người Việt Nam nói
riêng, nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước
và người có công với nước, đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng.
Việc bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nghĩa trang nhằm phát huy truyền thống
văn hóa, thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng trong
quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc táng người đã chết được tích tụ từ đời này qua đời khác, nếu không
được quy hoạch và sử dụng một cách hợp lý thì việc lãng phí đất, ô nhiễm môi
trường là tất yếu và nguy cơ thiếu đất cho người đang sống là điều dễ xảy ra trong
thời không xa (Hình 1.1).

11


Hình 1.1: Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm.
Trong khi đó, quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, quỹ đất dành cho
phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sản xuất
nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh
hưởng hoặc phải di dời sang vị trí khác, hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1 diện
tích nhỏ hơn. Do vậy, nếu công tác quản lý bị buông lỏng, sử dụng đất nghĩa trang
bừa bãi sẽ là rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội và gây ra bức xúc, khiếu kiện
trong nhân dân.
Mặt khác, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề bồi
thường và bố trí khu vực quy hoạch cho loại đất nghĩa trang, nghĩa địa thường rất
phức tạp, khó tìm được sự đồng tình của nhân dân.
Đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quan tâm phát huy

Qua số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Tổng cục Địa chính trước đây, nay
là Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa qua
các thời kỳ được thống kê như sau:
Bảng 1.1: Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ
Đơn vị tính: 1.000 ha
Loại đất

Năm 1990

Năm 1995

Năm 2000

Đất chuyên dùng

954,6

1.255,2

1.513,9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

32,7

79,5

93,7

Tỷ lệ đất nghĩa trang so với đất

trang, nghĩa địa.”
Điều 33 Luật Đất đai năm 2003 cũng quy định: Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất đối với trường hợp đất được sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa.
Đây là lần đầu tiên việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa được quy
định cụ thể, chi tiết trong Luật về nhiệm vụ quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa
cũng như thẩm quyền ban hành mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ.
Cùng với Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đất đai năm 2003 là cơ sở pháp lý cơ bản
để các văn bản dưới Luật được ban hành về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa như:

14


- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ hướng dẫn
các quy định của Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch
xây dựng; về điều kiện đối với tổ chức và cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng
(trong đó có quy hoạch xây dựng nghĩa trang).
- Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ về tìm kiếm,
quy tập hài cốt liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ;
- Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng,
quản lý và sử dụng nghĩa trang;
- Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn
vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng;
Trong số các văn bản trên, Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của
Chính phủ là bước đột phá khi quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa
trang, các hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang để đảm bảo quản lý
thống nhất hoạt động sử dụng đất nghĩa trang, đặc biệt là việc thể hiện sự quan tâm
của Nhà nước đối lĩnh vực đầu tư, xây dựng nghĩa trang (Điều 6). Theo đó, Nhà
nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nghĩa trang theo quy
định của pháp luật với các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng nghĩa trang cụ

Quan niệm về việc an táng người quá cố ở mỗi nước một khác, trên thế giới
hình thức táng phổ biến được nhiều nước lựa chọn là: địa táng (chôn thi thể người
chết xuống đất), hỏa táng (dùng điện hoặc khí đốt để đốt thi thể người chết thành
tro) và thủy táng (thả thi thể người chết xuống sông, biển); một số nơi còn sử dụng
hình thức điểu táng (đưa thi thể người chết lên núi để các loại chim ăn thịt).

Hình 1.2: Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản

16



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status